Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đền Đồng Ân

Đền Đồng Ân

Đền Đồng Ân là di tích có lịch sử lâu đời, đến nay vẫn còn nền móng của ngôi đền cổ cho thấy nơi đây đã từng được xây dựng rất quy mô, trong đó có gạch từ thời Lê (cuối thế kỷ XVIII) và một số hiện vật có niên đại trên 100 năm đang lưu giữ tại đền. Đồng Ân là tên gọi có từ xưa với ý nghĩa là nhân dân đồng lòng biết ơn vị tướng Hưng Đạo Đại vương - Trần Quốc Tuấn, người đã có công trong cuộc chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm Nguyên - Mông. Ngoài ra, đền còn được người dân địa phương biết đến với tên gọi khác là đền Mi do trước đây gắn với tên gọi của địa danh thôn Mi. Trải qua thăng trầm biến động lịch sử gắn với mảnh đất Bảo Thắng anh hùng qua nhiều thế kỷ, đến nay Đền vẫn tọa lạc trên cánh đồng thuộc thôn Quyết Tâm, xã Thái Niên huyện Bảo Thắng. Với vị trí chiến lược nằm ven sông Hồng, thuộc cửa quan Bảo Thắng xưa kia, ngôi đền vừa là cột mốc văn hóa tâm linh đánh dấu chủ quyền lãnh thổ vùng biên ải vừa là một trong những nơi hoạt động cách mạng bí mật của quân dân Bảo Thắng trong các thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đền Đồng Ân chính là nơi thờ Đức Thánh Trần tức Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, ông đã dùng tài thao lược của mình để lãnh đạo quân dân khắp nơi đồng trí đồng lòng bảo vệ giang sơn đất nước. Trong đó không thể nhắc tới vùng đất Quy Hóa (Lào Cai ngày nay), nơi địa đầu Tổ Quốc có cửa quan Bảo Thắng là một trong những điểm trọng yếu mà giặc phương Bắc đều nhắm tới mỗi lần xâm lược nước ta. Vì thế trong suốt cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc, Bảo Thắng luôn là vị trí trọng yếu của quân ta trên bản đồ chiến lược. Trong 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, dưới sự lãnh đạo tài ba của Trần Hưng Đạo, quân và dân vùng Quy Hóa đã tích cực phòng thủ cửa quan, chặn đánh quân giặc ngay từ cửa ngõ biên giới góp phần vào chiến thắng chung của nhân dân cả nước. Để tưởng nhớ công ơn của những tướng sĩ đã cùng nhân dân chống giặc ngoại xâm và sự lãnh đạo tài ba của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, nhân dân khắp nơi cùng nhau lập đền thờ để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đó. Ở thành phố Lào Cai có Đền Thượng là ngôi đền thờ Ông được xây dựng từ thế kỷ XVII, do nhân dân địa phương xây dựng để thờ phụng, hàng năm đón nhiều lượt du khách trong và ngoài nước đến hành lễ và vãn cảnh. Tuy chưa xác định được chính xác niên đại của ngôi đền Đồng Ân nhưng căn cứ vào kết quả đào khảo sát khảo cổ nền móng đền Đồng Ân cho thấy vật liệu xây dựng đền có sớm nhất từ thời Lê (thế kỉ XVIII). Do vậy, có thể nói đền Đồng Ân là ngôi đền tuy có sau đền Thượng nhưng đây cũng là một trong những di tích thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và có nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Bảo Thắng nhiều đời nay. Đến nay, nhân dân vẫn lưu truyền “Vùng đất này trước kia là cánh đồng rộng mênh mông, cây cỏ mọc um tùm lại ven sông Hồng, năm ấy giặc phương Bắc tràn xuống xâm lược, tướng lĩnh nhà Trần lên dẹp giặc vùng biên ải, trong khi giao tranh đã bị thương sau đó về đến khu đất của đền thì dừng lại dưỡng thương. Sau đó, người dân chỉ thấy còn lại bộ áo giáp mà không thấy xác nên đã lập lên ngôi đền để để tưởng nhớ công ơn đánh giặc của vị tướng đó”. Với những giá trị lịch sử năm 2016 Đền Đồng Ân đã được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Đền Đồng Ân có vị trí thuận lợi, tọa lạc ngay gần bờ sông Hồng, hướng đền trông ra sông với phong cảnh sơn thủy hữu tình, trong tương lai sẽ phát triển thành điểm du lịch tâm linh thu hút được nhiều khách du lịch khi đến với Lào Cai nói chung và huyện Bảo Thắng nói riêng. Trong thời gian tới Đền Đồng Ân sẽ là một điểm sáng trên bản đồ du lịch tâm linh của tỉnh Lào Cai khi được kết nối với các điểm di tích khác trong huyện như chùa Liên Hoa ở xã Phong Niên, đền Ngòi Bo ở xã Gia Phú đều là những di tích nằm ven sông Hồng. Cùng với hệ thống các Đền linh thiêng của tỉnh Lào Cai tọa lạc dọc theo tả ngạn Sông Hồng như Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Cấm, Đền Quan, Đền Đôi Cô... Đây là những địa chỉ du lịch tâm linh thu hút hàng vạn lượt khách tham quan, chiêm bái, hành lễ các dịp trong năm. Trong đó có nhiều di tích nổi tiếng khắp vùng, miền. Bên cạnh đó, với truyền thống cách mạng của một huyện anh hùng, Bảo Thắng còn có nhiều điểm thăm quan giới thiệu về lịch sử của địa phương trong các giai đoạn kháng chiến đóng góp vào thắng lợi chung của cả nước như khu căn cứ cách mạng Soi Cờ - Soi Giá; Đồn Phố Lu, tiếp đó là động Tiên đẹp nổi tiếng ở xã Xuân Quang, thác Đầu Nhuần ở xã Phú Nhuận với nhiều thác nước đẹp, hoang sơ và chưa chịu tác động của con người. Đó là điểm đến thú vị của những người thích trải nghiệm, khám phá… Khi kết nối Đền Đồng Ân với những điểm di tích – danh thắng nói trên sẽ hình thành nên các điểm, tuyến du lịch thu hút du khách đến với huyện Bảo Thắng, tạo thành hướng đi mới trong phát triển kinh tế du lịch tại địa phương nói riêng và của cả tỉnh Lào Cai nói chung. NGUỒN: SỞ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI

Lào Cai 545 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Lào Cai

Khu căn cứ cách mạng Cam Đường

Lào Cai 1928

Di tích cấp quốc gia

Đền Mẫu Lào Cai

Lào Cai 1881

Di tích cấp quốc gia

Đền Thượng - Lào Cai

Lào Cai 1793

Di tích cấp quốc gia

Dinh thự Hoàng A Tưởng

Lào Cai 1693

Di tích cấp quốc gia

Đền Bắc Hà

Lào Cai 1595

Di tích cấp quốc gia

Đền Cô Tân An

Lào Cai 1523

Di tích cấp quốc gia

Công Viên Hồ Chí Minh

Lào Cai 1462

Di tích cấp quốc gia

Đền Cấm Lào Cai

Lào Cai 1430

Di tích cấp quốc gia

Đền Ông Bảy Bảo Hà

Lào Cai 1379

Di tích cấp quốc gia

Đền Phúc Khánh

Lào Cai 1365

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật