Di Tích Thành Tân Sở

Di Tích Thành Tân Sở

Di tích Căn cứ Thành Tân Sở nằm ở làng Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ. Di tích Căn cứ Thành Tân Sở được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Quốc gia vào ngày 16 tháng 1 năm 1995. Đây là một di tích thành lũy quân sự cuối cùng của triều đại phong kiến triều Nguyễn ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của phong trào Cần Vương chống Pháp đầu thế kỷ XX. Tân Sở là một vùng đất biệt lập với đồng bằng và xa cách với trung tâm các sở lỵ. Bao quanh bốn phía là các đỉnh núi, dãy đồi tự nhiên tạo ra như một vòng thành khép kín. Mặt phía đông hướng ra đồng bằng Triệu - Hải rất thuận lợi cho việc giao lưu với miền xuôi. Các mặt kia đều có những con đường thượng đạo dẫn qua Lào và ra Bắc phòng khi rút lui, vì vậy nơi đây đã được chính quyền quân chủ phong kiến qua các thời kỳ chọn làm đồn trấn ải biên giới, Nha sơn phòng. Đến năm 1883 thì đổi thành Sơn phòng Quảng Trị hay còn gọi là thành Tân Sở. Căn cứ kháng chiến ở Tân Sở bắt đầu xây dựng từ năm 1883 và đến năm 1885 thì hoàn thành. Dưới sự chỉ đạo của các quan: Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Lệ, Đặng Duy Cát, hàng nghìn binh lính, dân phu đã đào đắp miệt mài suốt ngày đêm. Chính từ công việc đào đất, trồng tre để xây dựng căn cứ Tân Sở vốn tốn rất nhiều công sức nhưng nhân dân ta lại không hề nghĩ đến lợi ích riêng mà có câu ca: "Ăn cơm nhà đi vác tre ngà cho quan". Thành Tân Sở có cấu trúc theo hình chữ nhật: chiều dài 548m, chiều rộng 418m, tổng diện tích là 22,9 ha. Thành ngoại có 4 cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu đắp bằng đất, phía ngoài có hàng rào cọc nhọn và hệ thống hào bao quanh (sâu 2m, rộng 10m), 4 mặt thành được trồng tre ngà dày đặc gồm bốn lớp cách nhau hàng chục mét, giữa các lớp tre là thành đắp bằng đất. 4 góc thành có 4 giếng nước sâu 20m, bên trong thành ngoại có nhà cửa, trại lính, kho tàng, bãi tập trận của voi ngựa; Ở các cửa và góc thành đều có các đồn lính, ụ súng canh giữ, bảo vệ thành nội. Thành nội được xây dựng bằng gạch vững chắc, chiều dài là 165 m, chiều rộng 100m, tổng diện tích là 1,65 ha. Nội thành có 5 cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu và Ngọ Môn giành cho vua và các quan ra vào hành cung. Bên trong thành nội có các khu nhà là nơi ở, làm việc của các quan. Thực dân Pháp sau vụ bị quan quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đã trả thù man rợ. Chúng gây ra vụ thảm sát tàn khốc đối với nhân dân kinh thành Huế, rồi sau đó tức tốc đánh chiếm Tân Sở, bắt cho được vua Hàm Nghi và những người cầm đầu phe chủ chiến. Cuối cùng thì Pháp chiếm được Tân Sở, chúng đã đốt phá, huỷ diệt hoàn toàn. Tân Sở chìm trong biển lửa, báo hiệu sự kết thúc của một kinh đô - một trung tâm đầu não lãnh đạo phong trào Cần vương, ghi lại một mốc lịch sử vô cùng oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc ta, trở thành nơi chứng kiến, ghi nhận tinh thần dân tộc của một vị vua yêu nước - vua Hàm Nghi. Sau hoà bình, Tân Sở ngổn ngang những đống phế liệu chiến tranh và chi chít hàng trăm hố bom. Di tích Căn cứ Thành Tân Sở rất cần được gìn giữ, tôn tạo. Nguồn: Báo Quảng Trị

Quảng Trị 35 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Quảng Trị

Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang

Quảng Trị 570

Di tích cấp quốc gia

CĂN CỨ QUÂN SỰ DỐC MIẾU

Quảng Trị 528

Di tích cấp quốc gia

Sân bay Tà Cơn

Quảng Trị 382

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Câu Nhi

Quảng Trị 362

Di tích cấp quốc gia

Nhà Lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn

Quảng Trị 359

Di tích cấp quốc gia

Địa đạo Vịnh Mốc

Quảng Trị 348

Di tích quốc gia đặc biệt

Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn

Quảng Trị 339

Di tích quốc gia đặc biệt

Nhà tù Lao Bảo

Quảng Trị 320

Di tích cấp quốc gia

Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Quảng Trị 319

Di tích quốc gia đặc biệt

Thành cổ Quảng Trị

Quảng Trị 306

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật