Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khu vực Ba Son

Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khu vực Ba Son

Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm trong khuôn viên Liên hiệp xí nghiệp Ba Son ngày nay là một xưởng sửa chữa và đóng tàu lớn, địa chỉ tại số 2 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một di tích lịch sử mang nhiều ý nghĩa. Xưởng cơ khí mang số 323 đường số 12 trong khuôn viên xí nghiệp là nơi người thợ máy Tôn Đức Thắng (sau này là Chủ tịch nước Việt Nam - từ 1969 đến 30/08/1980) đã từng làm việc và hoạt động cách mạng trong những năm 1915 - 1928. Năm 1861 Pháp hạ Đại Đồn Chí Hòa, chiếm lĩnh Sài Gòn. Ngày 28/4/1863 chính phủ Pháp đã ký nghị định chính thức thành lập Thủy xưởng (Arsenal) Ba Son, đặt trực thuộc Bộ Hải quân Pháp. Vì tầm quan trọng đó, năm 1884 chính phủ Pháp cho xây dựng thêm một ụ tàu lớn nữa để làm căn cứ sửa chữa tàu cho các hạm đội quân Pháp ở vùng Viễn Đông. Sau khi hiệp định Genève được ký kết, quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, ngày 12/9/1956 Pháp chuyển giao Ba Son lại cho hải quân chính quyền Sài Gòn. Dưới chế độ Sài Gòn cũ, Thủy xưởng Ba Son được đổi tên là Hải quân công xưởng, đặt trực thuộc Bộ Quốc phòng. Sau tháng 4/1975, Hải quân công xưởng được chính quyền Cách mạng tiếp quản và được đổi tên thành Liên hiệp xí nghiệp Ba Son, trực thuộc Bộ Quốc phòng cho đến ngày nay. Thủy xưởng Ba Son là một xưởng lớn nhất Sài Gòn, là một trong những nơi tập trung số lượng công nhân đông nhất ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ. Nhằm đào tạo thợ cơ điện người bản xứ cung cấp cho các hãng, xưởng của người Pháp mở tại Sài Gòn, ngày 20/2/1906 chính phủ Pháp ký quyết định thành lập trường cơ khí Á châu tại Sài Gòn (Eécole des mécaniciens Asiatiques de SaiGon - tức trường Kỹ thuật Cao Thắng ngày nay). Xưởng sửa chữa tàu biển Ba Son là xưởng được sử dụng học sinh của trường thực hành tại xưởng và tuyển trực tiếp học sinh học xong tại trường. Trường cơ khí Á châu Sài Gòn và xưởng cơ khí của Thủy xưởng Ba Son thời kỳ đó đã gắn liền với những hoạt động cách mạng đầu tiên của nhà cách mạng Tôn Đức Thắng. Học xong bậc tiểu học ở quê nhà: làng An Hòa, xã Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang), người thanh niên Tôn Đức Thắng quyết định lên Sài Gòn tìm việc làm và định hướng cuộc đời mình vào tầng lớp thợ thuyền. Bác Tôn đã thi vào trường Cơ khí Á châu khóa học 1915 - 1917. Hiện nay tại Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh còn lưu giữ một cuốn sổ gốc ghi danh học sinh theo học các khóa ở trường này từ năm 1906 đến năm 1966. Tháng 8/1920 bác từ Pháp trở về Sài Gòn làm công nhân cho hãng KROFF và CIE. Chịu ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga và học được nhiều kinh nghiệm đấu tranh của công nhân Pháp, bác Tôn đã vận động thành lập Công hội đỏ đầu tiên tại thành phố. Công hội bí mật phát triển trong công nhân xưởng Ba Son, hãng Faci, nhà đèn Chợ Quán... Từ năm 1920 đến 1925 số hội viên đã lên đến 300 người do bác Tôn làm hội trưởng. Đây là tổ chức Công hội đầu tiên của Việt Nam có mục đích tương trợ và đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, chống đế quốc tư bản. Dưới sự lãnh đạo của Công hội đỏ, phong trào đấu tranh của công nhân thành phố trong thời kỳ này bùng nổ mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc bãi công đòi tăng lương, đòi nghỉ nửa ngày vào ngày lãnh lương của công nhân Thủy xưởng Ba Son nổ ra ngày 4/8/1925 kéo dài đến ngày 12/8/1925. Cuộc bãi công thắng lợi, nhưng để ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Trung Quốc bằng cách "kìm chân" chiến hạm J. Mi-Sơ-Lê theo lệnh chính phủ Pháp cần sửa chữa gấp để đưa sang Trung Quốc đàn áp phong trào cách mạng. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son tiếp tục bằng hình thức lãn công, kéo dài việc sửa chữa chiến hạm đến 4 tháng. Như vậy ở cuộc đấu tranh này ngoài việc đòi quyền lợi kinh tế và cải thiện điều kiện làm việc, còn mang tính chất chính trị, đặc biệt là khởi động ý thức đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân Việt Nam. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son dưới sự lãnh đạo của tổ chức Công hội đỏ đã mở đầu cho giai đoạn đấu tranh mới của giai cấp công nhân Việt Nam. Giai đoạn đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo và được sự ủng hộ của toàn thể công nhân và nhân dân lao động. Phong trào đấu tranh đã đi từ tự phát sang trình độ tự giác là cơ sở tốt để tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngày 19/11/1975 trên cương vị Chủ tịch nước, bác Tôn đã về thăm lại xưởng Ba Son và ghi lại trong sổ lưu niệm của nhà máy. Ngày 12/8/1993 Bộ Văn hóa đã ra quyết định công nhận Ba Son là di tích lịch sử. Nguồn: Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh 1774 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá TP Hồ Chí Minh

Khu di tích Láng Le Bàu Cò

TP Hồ Chí Minh 3771

Di tích cấp thành phố

Tòa đại sứ quán Mỹ

TP Hồ Chí Minh 3125

Di tích cấp quốc gia

Dinh Quận Hóc Môn

TP Hồ Chí Minh 2198

Di tích cấp quốc gia

KHU TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ NGÃ BA GIỒNG, DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA

TP Hồ Chí Minh 2137

Di tích cấp quốc gia

Bến Nhà Rồng - Bảo Tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TP.HCM)

TP Hồ Chí Minh 1889

Di tích cấp quốc gia

Đặc khu quân sự Rừng Sác - TP Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh 1870

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

TP Hồ Chí Minh 1860

Di tích quốc gia đặc biệt

Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khu vực Ba Son

TP Hồ Chí Minh 1775

Di tích cấp quốc gia

Khu Di Tích Lịch Sử Bót Dây Thép

TP Hồ Chí Minh 1692

Di tích cấp quốc gia

Dinh Độc Lập

TP Hồ Chí Minh 1422

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật