Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đình Long Thanh

Đình Long Thanh

Long Thanh Miếu Vũ hay còn được quen gọi bằng đình Long Thanh tọa lạc bên bờ sông Long Hồ, là công trình kiến trúc cổ tiêu biểu có niên đại hơn trăm tuổi tại Thành phố Vĩnh Long và được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 25 tháng 3 năm 1991. Đình Long Thanh được xây dựng vào khoảng năm 1754, bởi người của năm họ Mai, Hồ, Mạc, Võ, Đoàn và nhiều lưu dân khác đến Vĩnh Long khai phá, dựng làng, lập ấp và xây đình để thờ Thần hoàng làng. Ban đầu ngôi đình này được xây tạm bằng cây lá tại vàm Bùng Binh, sau đó đến năm 1844 ông Nguyễn Văn Khiêm – người dân trong làng do nhận thấy vị trí ngôi đình không thuận lợi nên đã cúng mảnh đất khoảng 2 hecta nằm bên bờ sông Long Hồ để dời đình Long Thanh về đây. Cho đến năm Tự Đức 1852, đình Long Thanh được triều đình nhà Nguyễn sắc phong là Bổn cảnh Thành Hoàng chi Thần (ý là phong tước Bổn Cảnh Thành Hoàng làm Thần), hiện tại bản Sắc phong này còn được thờ tại nhà của hậu duệ con cháu dòng họ Hồ tại Vĩnh Long. Đến năm 1913, đình Long Thanh được trùng tu, xây mới bằng gạch ngói kiên cố và đổi hiệu thành Long Thanh Miếu Vũ cho đến ngày nay. Nhìn tổng thể, đình Long Thanh được xây dựng theo lối kiến trúc đình làng phổ biến ở Nam Bộ. Mặc dù không đồ sộ như đình làng Bắc Bộ, nhưng quá trình hình thành các ngôi đình làng Vĩnh Long là sự phản ánh chân thật về đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư địa phương từ thuở đầu đến vùng đất này khai hoang, mở cõi. Đình Long Thanh mang lối kiến trúc Á Đông tiêu biểu với mái đình gồm năm căn nóc hình chóp, hai căn nóc bánh ít, lợp ngói vẩy cá và có nhiều căn phụ sát liền kề… là kiểu thiết kế đình chùa khá thông dụng ở miền Tây Nam Bộ. Cũng giống như Công Thần Miếu Vĩnh Long, bố cục bên trong đình Long Thanh được chia làm 4 gian chính, gồm võ quy, võ ca, chính tẩm, nhà khách ngoài ra còn có nhà bếp. Giữa sân đình Long Thanh là tấm bình phong, rồi đến nhà võ quy và võ ca - nơi dùng để xây chầu, hát bội và tổ chức các ngày lễ quan trọng của làng. Chính tẩm được đặt ở trung tâm đình Long Thanh là nơi dùng để thờ Thành Hoàng làng, có thiết kế kiểu tứ trụ với tám kèo đấm và tám kèo quyết nhằm để đảm bảo khô ráo vào mùa mưa và thông khí vào mùa nắng. Phần phía sau đình Long Thanh là nhà khách và nhà bếp nằm phía bên trái ngôi đình. Ngoài thờ Thành hoàng làng, tại chính điện đình Long Thanh còn thờ bài vị Quốc Tổ Hùng Vương, Tả Hữu Ban liệt vị, thần Bạch Mã Thái Giám và được trang hoàng bởi nhiều bao lam, hoành phi, câu đối… được sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh tế. Phần hậu cung đình Long Thanh có không gian nhỏ nhưng kín đáo là nơi thờ cúng các vị tiền hiền, hậu hiền và lưu giữ các vật thiêng. Bên cạnh đó, ở phía trước sân đình Long Thanh còn thờ đàn xã tắc (bàn thờ thần Nông), bia ông Hổ, miếu Bạch Hổ, miếu Ngũ Hành Nương Nương. Hằng năm, tại đình Long Thanh thường diễn ra hai ngày lễ lớn là Lễ Hạ Điền vào rằm tháng 3 âm lịch và Lễ Thượng Điền vào rằm tháng 10 âm lịch. Ngoài ra, đình Long Thanh còn là nơi lưu giữ các nghi lễ truyền thống của Nam Bộ như lễ tế Túc Yết, tế Tiền Hiền, Hậu Hiền, Xây Chầu, Đại Bội, Hồi Chầu… Nguồn: Du lịch Vĩnh Long

Vĩnh Long 1175 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Vĩnh Long

Tượng đài Đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao

Vĩnh Long 1622

Di tích cấp quốc gia

Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát

Vĩnh Long 1472

Di tích cấp quốc gia

Chùa Phước Hậu

Vĩnh Long 1386

Di tích cấp quốc gia

Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Vĩnh Long 1333

Di tích cấp quốc gia

Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang

Vĩnh Long 1317

Di tích cấp quốc gia

Đình Tân Hoa

Vĩnh Long 1278

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Vĩnh Long 1247

Di tích cấp quốc gia

Chùa Tiên Châu

Vĩnh Long 1212

Di tích cấp quốc gia

Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

Vĩnh Long 1185

Di tích cấp quốc gia

Đình Long Thanh

Vĩnh Long 1176

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật