Văn Thánh Miếu Vĩnh Long

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long

Văn Thánh Miếu tọa lạc trên đường Trần Phú, phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long với diện tích 10.322m2. Văn Thánh miếu là một công trình đề cao Nho giáo, là thiết chế văn hóa chính thống của nhà nước phong kiến. So với các Văn miếu khác ở Nam Bộ thì Văn miếu Vĩnh Long xây dựng muộn nhất và là công trình duy nhất còn tồn tại cho đến hôm nay. Cổng tam quan và hai cổng phụ được xây dựng theo lối cổ lầu, có 3 tầng mái. Trên đỉnh nóc có trang trí lưỡng long chầu nhật bằng gốm màu xanh, mái lợp ngói đại tiểu. Hai bên cột có liễn đối bằng chữ Hán đắp nổi bằng xi măng mang ý nghĩa đề cao đức Khổng Phu tử và Nho giáo. Từ cổng đi thẳng vào điện Đại Thành gọi là thần đạo. Hai bên thần đạo là hai hàng sao cao vút như hai tầng lính áp hầu. Trên thần đạo có 3 tấm bia đá Bia thứ nhất khắc nội dung do cụ Phan Thanh Giản viết trước khi tử tiết, bia được ông Trương Ngọc Lang lập năm 1872. Bia thứ hai được dựng vào năm 1917. Bia đá thứ ba dựng năm 1931, ghi lời bà Trương Thị Loan hiến đất và ký thác việc thờ cúng cha ruột và cha chồng tại Văn Xương Các. Phía trước Văn Xương Các có hai khẩu súng thần công. Súng thần công là hai trong số các khẩu súng ngày xưa được đặt theo dọc bờ sông Cổ Chiên để giữ thành Vĩnh Long. Đến năm 1937, hai khẩu súng này được đem về đây. Văn Xương Các là một công trình văn hóa đặc sắc được xây dựng theo kiểu trùng thiềm điệp ốc làm nên diện mạo riêng của Văn Thánh Miếu Vĩnh Long. Văn Xương Các còn có tên gọi là Thơ lầu, Tân đình, Tụy Văn lâu, gồm có hai tầng: tầng trên thờ 3 vị Văn Xương Đế Quân (vị thần trông coi việc văn học) là nơi cất sách; Tầng dưới là nơi nghỉ ngơi khi đến lễ cúng tế Đức Khổng Tử và là nơi bình văn, luận võ của các quan đại thần thời bấy giờ. Phía trước là khánh thờ Gia Định xử sĩ Sùng Đức Tiên sinh Võ Trường Toản và Khâm sai Kinh lược sứ Phan Thanh Giản. Khuôn viên Văn Thánh miếu rất rộng và nhiều cây xanh rợp bóng mát, có hai hồ nước trước đây trồng sen, bên trái là hồ Nguyệt anh, bên phải là hồ Nhật tinh. Nằm ở cuối “thần đạo” là Văn Miếu, phần chính là Điện Đại Thành thờ Đức Khổng Tử, phía trước là Tả vu và Hữu vu thờ thất thập nhị hiền. Nội thất điện Đại Thành có bày trí các gian thờ: gian chính giữa là bàn thờ Đức Khổng Tử, hai bên là bàn thờ thập nhị hiền triết. Phía trước là bàn thờ Nhà giáo Chu Văn An, hai bên tả ban và hữu ban là khám thờ Thập Nhị hiền triết đó là 12 học trò giỏi của Ngài. Trong Văn Miếu có rất nhiều hoành phi, câu đối do các nhà hảo tâm ở khắp nơi hiến cúng. Ngày 25 tháng 3 năm 1991, Văn Thánh miếu đã được Bộ Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia. Mỗi năm tại đây đều tổ chức lễ Tế Khổng Tử và các vị Thánh Hiền vào ngày Đinh đầu tháng Hai và ngày Đinh cuối tháng Tám. Tại Văn Xương Các có lễ giỗ Phan Thanh Giản (mùng 4, mùng 5 tháng 7 âm lịch), ngày giỗ các quan đại thần và chiến sĩ trận vong (ngày 12 và 13 tháng 10 âm lịch). Nguồn: Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long 864 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Vĩnh Long

Tượng đài Đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao

Vĩnh Long 992

Di tích cấp quốc gia

Chùa Phước Hậu

Vĩnh Long 990

Di tích cấp quốc gia

Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Vĩnh Long 959

Di tích cấp quốc gia

Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát

Vĩnh Long 944

Di tích cấp quốc gia

Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang

Vĩnh Long 904

Di tích cấp quốc gia

Chùa Tiên Châu

Vĩnh Long 900

Di tích cấp quốc gia

Đình Tân Hoa

Vĩnh Long 889

Di tích cấp quốc gia

Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

Vĩnh Long 881

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Vĩnh Long 872

Di tích cấp quốc gia

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long

Vĩnh Long 865

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật