Đình Dương Lâm

Đình Dương Lâm

Đình Dương Lâm được xây dựng trên một khu đất ráo đẹp đẽ của làng Dương Lâm, xã An Dương, huyện Tân Yên. Đây là ngôi đình cổ thời Lê, xưa tọa lạc ở khu đất Bãi Đình. Vì lý do giặc giã nhiều, nên Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế đã bàn với dân làng di chuyển đình về khu đất giữa làng như hiện nay, để tiện trông nom và cũng dễ bề hoạt động. Dương Lâm cũng là quê hương Quận công Dương Đình Bột, Dương Đình Tuấn, Dương Đình Cúc thời Lê - Mạc, Lê Trung hưng và thời Nguyễn. Trong đó Dương Đình Cúc dựng cờ khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn, ngay tại đình làng mình. Ông kéo quân lên xây dựng căn cứ khởi nghĩa ở núi Hàm Rồng thuộc Đức Lân, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) vào năm 1826. Nghĩa quân đã hoạt động khắp các huyện Yên Thế, Hữu Lũng, Võ Nhai, Phú Bình, tổ chức nhiều cuộc đánh du kích làm quân triều đình khốn đốn. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 20 năm. Mùa xuân năm 1846 Đề Cúc và các tướng lĩnh về dự hội làng Lềnh ở chân núi Hàm Rồng thị bị quân triều đình phục kích, hai bên đánh nhau quyết liệt hai tướng của Dương Đình Cúc bị chết, ông bị thương, chạy đến đầu làng Lan Thượng thì bị chết. Dân làng thương tiếc an táng ông về lập miếu thờ gọi là Dương Đình Cúc. Sau đời Dương Đình Cúc khởi nghĩa, làng Dương Lâm nổi lên ông Dương Văn Hậu (còn gọi là cụ Cai Hậu) là người giúp Hoàng Hoa Thám rất đắc lực từ 1885-1895. Truyền tích về cụ Cai Hậu còn rất nhiều ở Dương Lâm. Để đảm bảo an toàn cho các tướng lĩnh và nghĩa quân Yên Thế, cụ Cai Hậu đã cho đào một hầm bí mật từ hậu cung đình Dương Lâm xuyên ra bờ ao rồi đi nơi khác. Đến nay dấu vết vẫn còn. Suốt trong cuộc Khởi nghĩa Nông dân Yên Thế chống thực dân Pháp kéo dài 30 năm trời, nhiều trai làng Dương Lâm đã ra nhập nghĩa quân Yên Thế như: Dương Văn Cảnh, Dương Văn Hành, Dương Văn Đôi, Dương Văn Vạn... lập nhiều chiến công ở trận Trại Cốt (Yên Thế) Yên Phụ (Yên Phong) Đông Lỗ (Hiệp Hoà) Hố Chuối, Đồn Hom (Yên Thế)... Trong những năm tháng ấy, đình Dương Lâm là nơi đi về của nghĩa quân. Làng Dương Lâm vẫn là pháo đài vững chắc của nghĩa quân Yên Thế ngay trước dinh phủ của Pháp và tay sai ở Nhã Nam. Cũng trong thời gian ấy, Đề Thám đã gửi con trai cả của mình đến Dương Lâm học cụ Cai Hậu. Điều đó chứng tỏ tình cảm rất thân thiết giữa nghĩa quân với làng Dương Lâm. Từ khi đình chuyển về giữa làng, Đề Thám lại cùng cụ Cai Hậu đã trồng cây Dã Hương ở trước sân đình làm kỷ niệm. Cây Dã Hương sau này trở thành cây cổ thụ tỏa bóng mát che nắng cho dân làng và ru mãi những bài ca đẹp về lịch sử làng Dương Lâm. Đáng tiếc là nó đã không còn trong năm gần đây. Do không làm gì nổi nghĩa quân Yên Thế, thực dân Pháp và tay sai kéo về Dương Lâm tra khảo cụ Cai Hậu. Song vốn là người gan góc nhất làng và hết lòng vì nghĩa quân Yên Thế, chúng đã không khuất phục được con người của cụ Cai Hậu. Thời kỳ hòa hoãn lần thứ hai với thực dân Pháp (1897-1909) cụ Đề Thám thường về thăm Dương Lâm, thăm đình Dương Lâm với một tình cảm đặc biệt. Đình Dương Lâm chứa đựng những giá trị văn hoá, giá trị lịch sử đáng trân trọng là biểu tượng đẹp đẽ của Dương Lâm và là nơi tưởng niệm các anh linh đã vì mảnh đất này mà gây dựng, mà chiến đấu. NGUỒN: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TÂN YÊN

Bắc Giang 46 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Giang

Đình Phúc Long

Bắc Giang 1303

Di tích cấp quốc gia

Đình Đền Châu Lỗ

Bắc Giang 1212

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đình Đông

Bắc Giang 1212

Di tích cấp quốc gia

Đình Vân Cốc Xã Vân Trung

Bắc Giang 1207

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1197

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Mai - xã Hoàng Ninh

Bắc Giang 1151

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang 1141

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bổ Đà

Bắc Giang 1139

Di tích quốc gia đặc biệt

Núi Đồn - xã Vân Trung

Bắc Giang 1121

Di tích cấp quốc gia

Đình Thổ Hà

Bắc Giang 1052

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật