Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đình Phúc Long

Đình Phúc Long

Đình Phúc Long thuộc xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đình Phúc Long là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng và văn hoá truyền thống của nhân dân làng Phúc Long xưa cũng như nay. Đình làng là nơi thờ phụng của toàn dân, đồng thời cũng là trung tâm tổ chức lễ hội của làng trong các dịp tết, lễ thể hiện lịch sử lâu đời và truyền thống văn hiến của làng Phúc Long. Căn cứ vào thần tích khắc trên bia đá chiều vua Tự Đức, đồng thời theo truyền thuyết của nhân dân địa phương, cho thấy đình làng Phúc Long thờ các vị thần âm phù, linh ứng, giúp vào việc đánh giặc cứu nước, bảo vệ quê hương. Ngoài ra, nhân dân Phúc Long còn thờ Nhuệ Quận Công Lê Tướng Công, vị quan triều Lê đã có công giúp dân tu dựng lại chùa và đình làng Phúc Long. Đó là ngôi đình, chùa còn lại đến ngày nay. Nhớ ơn ông dân làng đã khắc bia ghi công đức của ông và thờ quan tướng công làm hậu thần, hàng năm cúng tế ông và ngày giỗ 10 tháng 7, gọi là giỗ đức cụ. Văn tế quan tướng công đọc trong ngày giỗ. Có chung tín ngưỡng là thờ Trời, Đất và Nước- những yếu tố gắn bó mật thiết đến cuộc sống của người dân làm nông nghiệp lúa nước. Giá trị của đình Phúc Long không chỉ ở niên điểm khởi dựng cổ xưa, trên 300 năm cách ngày nay, mà điểm chủ yếu là ở quy mô to lớn và kiểu thức kiến trúc độc đáo và nghệ thuật chạm khắc, trang trí tài nghệ, tinh xảo. Điều cuốn hút nhất ở đình Phúc Long là phần trang trí, trạm khắc trên các bộ phận kiến trúc: như trên các đầu dư, đẩy bẩy, ở các bức cuốn, ở cửa võng trước hậu cung đình, ở các mi môn, ở các yếm cột (hay còn gọi là côn tai cột), đều được trạm khắc các hình trang trí với nhiều đồ án khác nhau. Khác với nhiều đình khác, toàn bộ khung gỗ của đình Phúc Long đều để trần, không sơn son thiếp vàng, phô diễn tất cả sự tinh tế, tài khéo của những người thợ dựng đình. Điều rễ nhận biết ở kết cấu kiến trúc và nhất là phần chạm khắc, biểu lộ hai hiệp thợ mộc tham gia xây dựng ngôi đình. Vì vậy phong cách kiến trúc, nhất là phần chạm khắc, biểu lộ hai phong cách khác nhau, trạm khắc tinh tế, tỉa tót, đường nét trau chuốt, mềm mại. Song tất cả đều hoà quyện vừa thống nhất, vừa phong phú, đa dạng, phản ánh những nét chung nhất của nghệ thuật kiến trúc, trạm khắc thời Lê giai đoạn cuối thế kỷ XVII, mang đậm nghệ thuật dân gian: Hồn nhiên, phóng khoáng. Các hình trang trí phổ biến là chạm nối, chạm kênh bong các hình “tứ linh”, “tứ quý” với các biến thể rồng, nghê, phượng, mặt hổ phù, long hoá, lý hoá… vô cùng phong phú. Đình Phúc Long chính thức được Bộ Văn hoá và Thông tin công nhận là di tích lịch sử nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Thị Xã Việt Yên Tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang 1652 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Giang

Đình Phúc Long

Bắc Giang 1653

Di tích cấp quốc gia

Đình Vân Cốc Xã Vân Trung

Bắc Giang 1545

Di tích cấp quốc gia

Đình Đền Châu Lỗ

Bắc Giang 1525

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đình Đông

Bắc Giang 1490

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1484

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang 1416

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bổ Đà

Bắc Giang 1412

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Hoàng Mai - xã Hoàng Ninh

Bắc Giang 1402

Di tích cấp quốc gia

Núi Đồn - xã Vân Trung

Bắc Giang 1359

Di tích cấp quốc gia

Đình Thổ Hà

Bắc Giang 1321

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật