Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đình Vồng

Đình Vồng

Nói đến Song Vân phải nói đến khu di tích đình Vồng với lễ hội dân gian truyền thống điển hình của vùng đất Tân Yên. Khu di tích đình Vồng gồm một quần thể di tích cổ với đầy đủ các loại hình, như đình Vồng, chùa Vồng, đền Vồng, nghè Vồng, ngòi Vồng và cầu Vồng. Ngày 15 tháng giêng này hội Đình Vồng lại diễn ra. Sau đây là bài giới thiệu về khu di tích này cùng Lễ hội truyền thống hàng năm. Song Vân là vùng đất cổ đã ghi dấu ấn vang dội trong lịch sử đấu tranh của dân tộc. Đình Vồng xưa thuộc xã Vân Cầu, tổng Vân Cầu, phủ Yên Thế. Ngày nay, khu di tích này nằm trên phần đất của thôn Ngò, xã Song Vân, huyện Tân Yên. Theo các tài liệu còn ghi lại ở địa phương cho biết, Cầu Vồng xưa được xếp vào loại cầu đẹp, cầu hai nhịp uốn cong như cầu vồng, toàn bộ được làm bằng lim, kiến trúc theo kiểu “Thượng gia hạ kiều” trên có mái và sơn đỏ toàn bộ. Cây cầu được dựng từ thời Mạc thế kỷ 16 nhưng nó đã bị tàn phá chỉ còn lại 2 mố cầu và con người cổ đã đi vào lịch sử với câu phương ngôn “ Trai cầu Vồng Yên Thế ”. Nó như một biểu tượng chung cho cả vùng Yên Thế Hạ nổi tiếng vũ dũng và thượng võ. Đình Vồng xưa có quy mô lớn, kiến trúc điêu khắc tinh xảo, tọa lạc trên một khu đất cao thoáng ở gần ngòi Vồng, và cầu Vồng. Đình gồm 5 gian xây dựng toàn bằng gỗ lim với hai hàng cột cái cao to, phần kết cấu gỗ như kẻ, xà trở lên đều được soi, chạm khắc với nhiều đề tài hoa văn phong phú. Trên bờ nóc đình là đôi rồng chầu mặt nguyệt, 4 bờ góc được đắp 4 con ly hoá, cuối bờ góc là 4 đao cong vút làm cho công trình vừa bề thế, vừa bớt phần thô cứng. Đình ngoảnh mặt nhìn về hướng Nam, phía sau là rừng Vồng với nhiều cây cổ thụ, trước đây khu vực này là rừng nguyên sinh. Phía trước cửa đình là cơn ngòi Vồng uốn khúc, nước chảy quanh năm. Theo luật phong thuỷ, đình nằm trên một thế đất đẹp, nơi hội tụ được những linh khí của đất trời sông núi. Chùa Vồng được dựng cùng hướng với đình Vồng, kiến trúc theo kiểu chữ công gồm tiền đường 5 gian 2 chái, 4 mái đao cong. Thiêu hương 4 gian nối với phật điện 3 gian 2 chái cũng 4 mái đao cong. Chùa Vồng dựng sau ngôi đình Vồng tạo nên bố cục “ Tiền thần hậu Phật ”. Chùa được khởi dựng từ thời Lê và được tự dựng vào thời Nguyễn. Phía trước chùa Vồng có cây hương đá và cây thị cổ thụ có tuổi cùng với thời gian khởi tạo ngôi chùa Vồng tạo nên khung cảnh thâm nghiêm cổ kính. Đền Vồng cũng nhìn ra con ngòi Vồng và Cầu Vồng gồm 1 gian 2 chái 4 mái đao cong. Bên trong đền có khám thờ, ngai thờ, bài vị cùng các đồ tế khí khác. Nghè Vồng ngày nay chỉ còn 1 hậu cung nhỏ 2 gian giáp ngọ và cầu Vồng. Nghề được nhân dân dựng lên để thờ 18 vị quận công họ Dương - những người có nhiều công lao với dân với nước cùng được thờ ở đình Vồng. Lễ hội đình Vồng là một lễ hội có truyền thống lâu đời. Nơi đây còn bảo lưu được nhiều nét văn hoá dân gian độc đáo. Trung tâm lễ hội xưa được tổ chức tại khu di tích đình Vồng với quy mô lớn, lực lượng chính là 4 xã Song Vân, Việt Ngọc, Ngọc Vân, Lam Cốt. Xưa hội đình Vồng được tổ chức vào ngày 15 tháng giêng và ngày 9,10,11 tháng 9 âm lịch. Trong ngày hội, người ta tổ chức tế lễ, rước sách và các môn thi, các trò chơi dân gian. Đám rước trong hội đình Vồng được diễn ra với nghi thức trọng thể. Ngày 15 tổ chức rước 17 đạo sắc từ nhà để sắc ở làng Vân Cầu về đình. Đi đầu đoàn rước là một người đóng tướng. Người này phải được lựa chọn kỹ theo từng năm. Khi rước sắc về đến đình thì tổ chức tế lễ long trọng. Trong hội đình Vòng xưa có tục tế ngựa rất uy nghiêm, có nhiều trò chơi, nhiều môn thi đấu thể thao dân gian giàu tính thượng võ như: Múa võ, vật, đua ngựa, bắn cung, bắn nỏ, bắn phết và nhiều trò chơi dân gian chọi gà, thi thả diều, thi thổi cơm, chạy chữ...Hội đình Vồng được tổ chức long trọng, vui vẻ trong ba bốn ngày đêm. Ở hội đình Vồng ngoài việc diễn các tích trò còn tổ chức thi hát đối đáp giữa các gánh hát trong vùng và các nơi khác đến biểu diễn khiến không khí lễ hội càng thêm hấp dẫn. Lễ hội đình Vồng còn góp phần không nhỏ trong việc giáo dục các thế hệ con cháu hôm nay phải biết giữ gìn đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của các bậc tiền nhân để lại. NGUỒN: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TÂN YÊN

Bắc Giang 432 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Giang

Đình Phúc Long

Bắc Giang 1724

Di tích cấp quốc gia

Đình Vân Cốc Xã Vân Trung

Bắc Giang 1597

Di tích cấp quốc gia

Đình Đền Châu Lỗ

Bắc Giang 1590

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đình Đông

Bắc Giang 1563

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1542

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang 1458

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bổ Đà

Bắc Giang 1452

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Hoàng Mai - xã Hoàng Ninh

Bắc Giang 1445

Di tích cấp quốc gia

Núi Đồn - xã Vân Trung

Bắc Giang 1396

Di tích cấp quốc gia

Đình Thổ Hà

Bắc Giang 1367

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật