Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đồn Hố Chuối

Đồn Hố Chuối

Xây dựng tinh thần chiến đấu quả cảm, gan dạ, không sợ hy sinh, quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ quê hương, đất nước. Đây là nhân tố cốt lõi, quan trọng nhất, quyết định đến thắng lợi trong trận Hố Chuối của Nghĩa quân. Đặc biệt, trong bối cảnh những năm đầu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Nghĩa quân với vũ khí, trang bị thô sơ phải đương đầu với Đội quân Viễn chinh Pháp – một đội quân nhà nghề được trang bị vũ khí, trang bị và phương tiện chiến tranh hiện đại, nên việc xây dựng yếu tố chính trị tinh thần, quyết tâm chiến đấu cho Nghĩa quân có ý nghĩa quyết định. Nhận thức rõ điều đó, Đề Thám và các lãnh tụ Nghĩa quân đã giáo dục, bồi đắp tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc cho Nghĩa binh. Theo đó, trên nền tảng của một cuộc chiến tranh chính nghĩa, Đề Thám đã truyền thụ về nỗi thống khổ của người dân mất nước; chỉ rõ nguyên nhân khổ đau đều do sự tàn bạo của đế quốc Pháp xâm lược. Bằng thực tiễn, Ông chỉ cho mọi người thấy rõ bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của quân giặc; rằng chính quân Pháp đã bắn giết dân lành, đốt phá nhà cửa, ruộng vườn. Muốn cứu nước, cứu nhà phải nổi dậy đánh Pháp và Nghĩa quân của Ông thề giết giặc để bảo vệ nhân dân. Chính vì vậy mà cuộc khởi nghĩa Yên Thế nói chung, trận Hố Chuối nói riêng Nghĩa binh đã thể hiện tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm mãnh liệt mà địch không ngờ tới. Đó là khi địch bắn phá ác liệt vào đồn, nhưng các Nghĩa binh không nao núng, chờ giặc đến thật gần mới nổ súng tiêu diệt, khiến địch hoảng loạn, tháo chạy. Thậm chí, đợt tiến công thứ 3 (ngày 22-12-1890) địch hối thúc các toán quân Âu Phi dùng lưỡi lê xông vào công sự của ta, các nghĩa binh vẫn bình tĩnh, làm chủ trận đánh, vùng lên diệt địch khiến chúng bất lực, tổn thất nặng nề, buộc phải rút lui. Không chỉ bồi đắp lòng yêu nước, ý chí quyết tâm một cách thường xuyên, mà khi xảy ra các tình huống nguy hiểm, Đề Thám còn chủ động, bình tĩnh động viên Nghĩa binh chiến đấu. Điển hình là trận chiến đấu ngày 09-01-1891 khi đồn Hố Chuối bị hỏa lực địch bắn cháy, Đề Thám đã bắt loa động viên: “Hỡi những người lính trong quân đội trung nghĩa, trong đội quân bất khuất, trong đội quân tất thắng. Ta rất hài lòng về các ngươi! Cố gắng mà kháng cự. Quân tiếp viện đang đến. Các ngươi là vô địch”1. Liều thuốc tinh thần đó đã kịp thời động viên, cổ vũ Nghĩa quân trong đồn bình tĩnh hăng hái, kiên quyết chống giữ, còn lực lượng ở các pháo đài bất chấp cuộc pháo kích kéo dài nhiều giờ, cũng vẫn trụ lại vị trí chiến đấu; khi thời cơ đến (lúc bộ binh địch tiến gần), nhất tề xung phong ra khỏi công sự chiến đấu dũng mãnh, tiêu diệt phần lớn lực lượng địch, giữ vững trận địa. Sau này các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tại Hố Chuối, quân Pháp đã đối đầu với một đối thủ có quyết tâm chiến đấu cao đến bất ngờ.2. Tạo lập thế trận hiểm hóc, liên hoàn, vững chắc, bảo đảm cho phòng thủ, tiến công thuận lợi. Qua nhiều lần giao chiến với quân Pháp, Nghĩa quân đã nắm vững quy luật hoạt động, thủ đoạn tác chiến cùng những điểm mạnh, yếu của địch. Đó là, sợ đánh gần, nhất là khó xoay chuyển trong địa hình hiểm trở; dựa vào hoả lực pháo binh và khi thương vong tinh thần dễ sa sút, v.v. Nắm chắc điểm yếu chí tử đó, Bộ Chỉ huy tối cao Nghĩa quân chủ trương tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc tại khu vực rừng núi Yên Thế. Theo đó, tại một vùng trũng thấp của khu rừng Hữu Thượng bạt ngàn chuối dại, Nghĩa quân xây đồn Hố Chuối như một công sự nửa nổi, nửa chìm (nhằm hạn chế hỏa lực, phi pháo của địch) làm đại bản doanh. Để hỗ trợ cho đồn chính, Nghĩa quân còn thiết lập hai pháo đài phòng thủ (Bắc và Nam) cách Hố Chuối khoảng 100m tạo thế chân vạc, bảo vệ, hỗ trợ nhau rất linh hoạt. Ngoài ra, Đề Thám còn cử người thiết lập hệ thống đồn phòng thủ xung quanh Hố Chuối, như: đồn Hom, Hang Sọ, làng Nứa, làng Vàng,… cơ sở hậu cần ở Vòng Dông cùng hệ thống làng chiến đấu (Dương Sặt, Thế Lộc, Luộc Hạ, Cao Thượng) với nhiều chướng ngại vật hiểm trở. Nhờ có thế trận vững chắc, Nghĩa quân có thể phát hiện, đánh địch từ xa đến gần, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch trước khi chúng đến được mục tiêu chủ yếu. Đặc biệt, tại Hố Chuối, với thế trận độc đáo, hiểm hóc, rừng đã trở thành vật cản cả hỏa lực và hạn chế tầm nhìn của địch; trường hợp áp sát chân đồn thì bị bắn trả từ các lỗ châu mai hiểm hóc, v.v. Nét độc đáo của thế trận này còn được thể hiện bởi hệ thống giao thông hào chìm (không có bờ) nối liền các điểm với nhau và thông ra suối Gồ về phía sau, tạo thế cơ động linh hoạt, vừa có thể đánh địch ở chính diện, vừa có thể tiến công vào bên sườn, phía sau đội hình của chúng. Điều này đã giải thích vì sao địch tập trung quân đông, tinh nhuệ, với nhiều vũ khí hiện đại, tiến công từ nhiều hướng, nhiều ngày, nhưng cả 04 cuộc tiến công đều không thành công. NGUỒN: Tạp chí Quốc phòng toàn dân

Bắc Giang 473 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Bắc Giang

Đình Phúc Long

Bắc Giang 1724

Di tích cấp quốc gia

Đình Vân Cốc Xã Vân Trung

Bắc Giang 1597

Di tích cấp quốc gia

Đình Đền Châu Lỗ

Bắc Giang 1590

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đình Đông

Bắc Giang 1563

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1542

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang 1458

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bổ Đà

Bắc Giang 1452

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Hoàng Mai - xã Hoàng Ninh

Bắc Giang 1445

Di tích cấp quốc gia

Núi Đồn - xã Vân Trung

Bắc Giang 1396

Di tích cấp quốc gia

Đình Thổ Hà

Bắc Giang 1367

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật