Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Nghĩa địa Pháp

Nghĩa địa Pháp

Từ năm 1885 trở đi, phong trào Khởi nghĩa Yên Thế phát triển mạnh nên thực dân Pháp lập một hệ thống đồn bốt để chống lại phong trào khởi nghĩa do Lương Văn Nắm, sau đó là Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Chúng đã lập các đồn Nhã Nam, Bỉ Nội, Cao Thượng, Bố Hạ... từ đó tổ chức các cuộc hành binh càn quét đàn áp nghĩa hành quân của Pháp đã đụng độ với nghĩa quân Yên Thế ở nhiều làng xã và nhiều khu căn cứ như trận làng Mạc (1885), trận làng Sặt (1889), trận Cao Thượng (1890), trận Hố Chuối (1890- 1891), các trận dọc bờ sông Sỏi thuộc các khu: Đồn Hom, Khám Nghè, Đề Trung, Đề Truật, Thống Phức, Đề Lâm (1892) Phồn Xương, Đồn Đền, Rừng Phe (1909), Ngàn Ván (1911)... Trong các trận đó, chúng đã phải chịu nhiều thất bại, nhiều tên giặc bị tiêu diệt mà vẫn không dập nổi phong trào. Những tên sỹ quan, binh lính Pháp, Việt bị chết trong các chiến dịch bởi các lối đánh của nghĩa quân đã được đem về chôn tại các nghĩa địa ở Vôi (Lạng Giang), Bố Hạ (Yên Thế), Nhã Nam (Tân Yên)... Nghĩa địa của Pháp ở Nhã Nam là một trong những nghĩa địa được hình thành như vậy. Nghĩa địa Pháp hiện nay thuộc xã Nhã Nam, huyện Tân Yên, cách thành phố Bắc Giang khoảng 23km về phía Tây Bắc. Từ năm 1885 trở đi, phong trào Khởi nghĩa Yên Thế phát triển mạnh nên thực dân Pháp lập một hệ thống đồn bốt để chống lại phong trào khởi nghĩa do Lương Văn Nắm sau đó là Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Chúng đã lập các đồn Nhã Nam, Bỉ Nội, Cao Thượng, Bố Hạ... từ đó tổ chức các cuộc hành binh càn quét đàn áp nghĩa hành quân của Pháp đã đụng độ với nghĩa quân Yên Thế ở nhiều làng xã và nhiều khu căn cứ như trận làng Mạc (1885), trận làng Sặt (1889), trận Cao Thượng (1890), trận Hố Chuối (1890- 1891), các trận dọc bờ sông Sỏi thuộc các khu: Đồn Hom, Khám Nghè, Đề Trung, Đề Truật, Thống Phức, Đề Lâm (1892) Phồn Xương, Đồn Đền, Rừng Phe (1909), Ngàn Ván (1911)... Trong các trận đó, chúng đã phải chịu nhiều thất bại, nhiều tên giặc bị tiêu diệt mà vẫn không dập nổi phong trào. Những tên sỹ quan, binh lính Pháp, Việt bị chết trong các chiến dịch bởi các lối đánh của nghĩa quân đã được đem về chôn tại các nghĩa địa ở Vôi (Lạng Giang), Bố Hạ (Yên Thế), Nhã Nam (Tân Yên)... Nghĩa địa của Pháp ở Nhã Nam là một trong những nghĩa địa được hình thành như vậy. Nghĩa địa Pháp hiện nay thuộc xã Nhã Nam, huyện Tân Yên, cách thành phố Bắc Giang khoảng 23 km về phía Tây Bắc. Nghĩa địa Pháp được đặt trên một sườn đồi nhỏ xưa kia thuộc đất làng Lã ở Nhã Nam. Làng này đã bị quân Cờ Đen tàn phá phiêu dạt hết. Trong khu đất của nghĩa địa có nhiều mộ và được chia làm hai loại: Loại thứ nhất là mộ xây bằng đá khối vuông và chữ nhật. Đây là loại mộ dành cho sỹ quan. Loại thứ hai là mộ binh lính đắp đất có bia đá. Trong số các mộ sĩ quan Pháp đó có hai ngôi mộ được xếp bằng các phiến đá xanh vuông và các phiến đá chữ nhật trên đó có khắc chữ Pháp. Tất cả các ngôi mộ của nghĩa địa này nay đã bị san phẳng không còn dấu tích mộ. Chỉ còn các phiến đá to nặng vương vãi trong làng bên đồi. Ớ Bảo tàng Bắc Giang đã sưu tầm được một tấm bia ghi rõ người chôn ở đây là Nguyễn Văn Tố bị chết ở Hố Chuối (1890-1891), tấm bia nhỏ này cho biết đó là binh lính Việt được chôn đắp mộ đất. Những khối đá xanh ốp mộ rất lớn và nhiều kích cỡ. Có hai khối đá vuông trên đó người ta đã tạc hai vòng tròn ở hai bên tượng trưng cho cành ô liu được bó bằng một băng lụa. Đó là biểu tượng của người Pháp dành cho người đã chết vì đất nước Pháp. Mặt chính diện có khắc nhiều chữ ghi tên tuổi, lý do của kẻ chết trận ở Yên Thế. Nghĩa địa Pháp, đồi Phủ trở thành địa điểm ghi dấu những sự kiện mà trong lịch sử Yên Thế - Tân Yên ngày nay không thể không nhắc tới. Nó là một bằng chứng góp phần làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu thêm về phong trào khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo và hiểu về thời kỳ Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nơi đây chính quyền địa phương đã cho dựng bia ghi dấu sự kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở bên đồi Phủ để giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TÂN YÊN

Bắc Giang 382 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Giang

Đình Phúc Long

Bắc Giang 1651

Di tích cấp quốc gia

Đình Vân Cốc Xã Vân Trung

Bắc Giang 1542

Di tích cấp quốc gia

Đình Đền Châu Lỗ

Bắc Giang 1523

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đình Đông

Bắc Giang 1489

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1482

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang 1415

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bổ Đà

Bắc Giang 1411

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Hoàng Mai - xã Hoàng Ninh

Bắc Giang 1401

Di tích cấp quốc gia

Núi Đồn - xã Vân Trung

Bắc Giang 1355

Di tích cấp quốc gia

Đình Thổ Hà

Bắc Giang 1319

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật