Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Khu Di Tích Lịch Sử Chiến Thắng Đông Khê

Khu Di Tích Lịch Sử Chiến Thắng Đông Khê

Khu di tích lịch sử Chiến Thắng Đông Khê (Chiến dịch Biên giới 1950) nằm tại Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An, cách thành phố Cao Bằng. Đây là một khu di tích gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950, do Bộ Tư lệnh Quân khu, Quân khu 1, Quân khu II và tỉnh Cao Bằng phối hợp xây dựng. Khu di tích được đưa vào sử dụng ngày 19/05/2004, thể hiện đạo lý cao cả "Uống nước nhớ nguồn " đối với vị lãnh tụ thiên tài, vị cha già kính yêu của dân tộc và ghi lại dấu ấn oanh liệt, hào hùng của một chiến thắng mang ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Khu di tích gồm 2 phần: Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cụm tượng đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông. Nhà tưởng niệm được thiết kế theo kiểu kiến trúc sàn hiện đại, trưng bày những hình ảnh, hiện vật liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi quan sát trận đánh trên núi Báo Đông. Cụm tượng đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông làm bằng vật liệu compozit giả đồng, cao 2,8m, nặng 418 kg, cột bê tông cốt thép, toàn bộ bức tượng đặt trên bệ đá ốp gạch lát hoa. Để đến Đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông đi qua 846 bậc đá, được chia thành 79 cung bậc, tượng trưng cho 79 mùa xuân của Bác. Những bậc đá hôm nay chính là con đường năm xưa, ngày 13/9/1950, Bác rời Sở Chỉ huy Chiến dịch đến Sở Chỉ huy tiền phương ở Nà Lạn, lên núi Báo Đông quan sát trận đánh Đông Khê. Sáng sớm 16/9/1950, từ vị trí quan sát đặt trên núi Báo Đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm chú quan sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến trận Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới năm 1950, tạo tiền đề cho cuộc kháng chiến thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Ngày 16/9/1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu Chiến dịch bằng trận đánh vào cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rút quân này, Pháp huy động quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về; đồng thời, cho quân đánh lên Thái Nguyên để thu hút chủ lực của ta. Đoán được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên đường số 4 khiến cho 2 cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, ngày 8/10/1950, quân Pháp phải rút về Na Sầm; ngày 13/10/1950, Pháp rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh, quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, ngày 22/10/1950, đường số 4 được giải phóng. Ngày 3/10/1950, tỉnh Cao Bằng được giải phóng, ghi dấu mốc quan trọng trong lịch sử, trở thành ngày kỷ niệm lớn của Cao Bằng hằng năm. Chiến dịch Biên giới kết thúc, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.300 tên địch, giải phóng toàn tuyến biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, với diện tích rộng 4.500 km2 ; chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong và ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới đã làm thay đổi cục diện chiến tranh giữa ta và Pháp, tạo bước chuyển biến mới về chiến lược tiến công, phản công, góp phần đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến tới đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng 1529 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Cao Bằng

Thành Nhà Mạc Ở Cao Bằng (Thành Nà Lữ, Thành Bản Phủ, Thành Phục Hòa)

Cao Bằng 2903

Di tích cấp quốc gia

Di tích Rừng Trần Hưng Đạo

Cao Bằng 1584

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu Di Tích Lịch Sử Chiến Thắng Đông Khê

Cao Bằng 1530

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích lịch sử Kim Đồng

Cao Bằng 1505

Di tích cấp quốc gia

Quần thể di tích chuông chùa Đà Quận, Chùa Viên Minh, Đền Quán Triều

Cao Bằng 1457

Di tích cấp tỉnh

Đền Vua Lê

Cao Bằng 1448

Di tích cấp quốc gia

Di tích Hoàng Đình Giong

Cao Bằng 1443

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử địa điểm Đài Tiếng nói Việt Nam tại hang Ngườm Chiêng

Cao Bằng 1438

Di tích cấp quốc gia

Đền Kỳ Sầm

Cao Bằng 1402

Di tích cấp quốc gia

KHU DI TÍCH PÁC BÓ

Cao Bằng 1349

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật