Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đền Đinh Lễ

Đền Đinh Lễ

Đền Đinh Lễ còn có tên là đền Linh Cảm Đại Vương, trước thuộc xã Việt Yên Hạ, tổng Việt Yên, nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, thờ khai quốc công thần nhà Hậu Lê, Linh Cảm Đại Vương Đinh Lễ. Đinh Lễ người Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa, là cháu gọi Lê Lợi bằng cậu ruột. Từ 1418 đến 1427, Đinh Lễ tham gia nhiều trận đánh quan trọng của Nghĩa quân Lam Sơn, lập nhiều chiến công, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng chống giặc Minh xâm lược. Thắng trận, Đinh Lễ được Lê Lợi phong chức Tư không. Tháng 4.1425, quân Minh theo sông Ngàn Phố đánh lên căn cứ Đỗ Gia của nghĩa quân Lam Sơn nhưng bị phản kích phải tháo chạy qua núi Tùng Lĩnh để vào sông La về thành Nghệ An; quân của Đinh Lễ chặn đánh tại đây, tiêu diệt hơn 1.000 tên. Tháng 3.1427, Đinh Lễ cùng Nguyễn Xí được lệnh mang 500 quân Thiết đột tiếp viện cho tướng Lê Nguyễn ở Tây Phù Liệt, đánh đuổi quân Minh đến Mi Động. Hai tướng cưỡi voi bị sa xuống đầm lầy, bị quân Minh bắt sống. Đinh Lễ không chịu khuất phục nên bị giết chết. Năm 1428, sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ truy tặng Đinh Lễ chức Nhập nội Kiểm hiệu Tư đồ, ban tước Đình Thượng hầu, phong hiệu Linh Cảm Đại Vương. Năm 1484, Lê Thánh Tông gia phong ông làm Thái sư Bân Quốc công, về sau tấn phong Hiển Khánh Vương. Nhớ ơn công lao ông ở vùng đất này, nhân dân lập đền thờ Đinh Lễ ở chỗ trước đây ông đóng đồn trên núi Tùng Lĩnh, bên bờ Tam Soa. Trước đây đền thờ Đinh Lễ nằm cách vị trí hiện nay khoảng 400m, sau nơi này bị người Pháp lấy làm đồn binh, đền được chuyển đến chỗ mới. Hiện đền nằm trên một ngọn đồi thấp, tương đối bằng phẳng. Hai phía Tây Bắc và Tây Nam giáp khu dân cư, phía Đông Nam giáp đường chiến lược 28. Di tích hiện còn thượng điện, vọng lâu, tắc môn và khu sân đền được bao quanh bởi hệ thống tường dắc và cổng vào. Tường dắc xây bằng gạch vôi vữa, ở giữa có lỗ xuyên hoa hình hoa chanh, bốn góc xây trụ biểu, phía trên đặt búp sen. Tắc môn như một bức bình phong án ngữ lối ra vào, mặt ngoài tạo bức phù điêu hổ màu vàng, đứng uy nghi đầu và đuôi vươn cao. Qua tắc môn đến vọng lâu, xây năm 1937 kiểu chồng diêm hai tầng, tám mái, trổ cửa bốn mặt. Niên đại trùng tu vọng lâu ghi “Bảo Đại Đinh Sửu (1937). Thượng điện là ngôi nhà tứ trụ ba gian, hai hồi, bốn vì gỗ mít kiểu tứ trụ chồng đấu (hay còn gọi là nhà Rường). Ở trên cùng khắc bốn chữ Hán “Thánh Cung Vạn Tuế”. Hành lang gian giữa đặt hương án gỗ kiểu chân quỳ chạm trổ hoa dây hai bên, rồng chầu mặt nguyệt mặt trước. Cửa cấu tạo kiểu “thượng song hạ bản” gồm nhiều cánh cửa ghép lại bằng chốt gỗ phía trên. Ba phía còn lại xây tường gạch bao quanh. Gian chính giữa thờ Thành hoàng Đinh Lễ với linh toạ, bài vị khắc vương hiệu Linh Cảm Đại vương và kiếm gỗ đặt trong khảm gỗ sơn son thiếp vàng và hệ thống hương án, đồ tế khí bằng gỗ được sơn son thếp vàng. Ngày 17/01/2006 Đền Đinh Lễ được xếp hạng là Di tích Quốc gia. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh 1587 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hà Tĩnh

Đền Đinh Lễ

Hà Tĩnh 1588

Di tích cấp quốc gia

Di tích Mộ và Đền thờ Nguyễn Lỗi

Hà Tĩnh 1571

Di tích cấp quốc gia

Đền Thái Yên

Hà Tĩnh 1532

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm Ngã Ba Đồng Lộc

Hà Tĩnh 1494

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông

Hà Tĩnh 1451

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du

Hà Tĩnh 1433

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích đền thờ Nguyễn Biểu

Hà Tĩnh 1409

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích mộ và đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện

Hà Tĩnh 1383

Di tích cấp quốc gia

Di tích Đền thờ Đô Đài Bùi Cầm Hổ

Hà Tĩnh 1378

Di tích cấp quốc gia

Chùa Chân Tiên

Hà Tĩnh 1327

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật