Khu di tích mộ và đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện

Khu di tích mộ và đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện

Di tích mộ và đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện được xây dựng vào năm 1494 sau khi công thần khai quốc Nguyễn Tuấn Thiện mất. Theo sử sách ghi lại, Nguyễn Tuấn Thiện (SN 1401 - 1494) là một bậc khai quốc công thần triều Lê, quê ở thôn Phúc Đậu, xã Phúc Dương nay là xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ ngày còn trẻ, Nguyễn Tuấn Thiện đã nuôi chí diệt thù cứu nước, ông đã tập hợp được những người cùng chí hướng lập đội nghĩa binh Cốc sơn khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Minh. Tháng 2-1425, Nguyễn Tuấn Thiện đưa nghĩa quân Cốc sơn đến bái yết Bình định vương Lê Lợi, xin cùng phối hợp chiến đấu. Lê Lợi và Nguyễn Tuấn Thiện kết nghĩa anh em. Từ ấy, đội quân Cốc sơn trở thành một bộ phận của nghĩa quân Lam Sơn và Nguyễn Tuấn Thiện là một vị tướng giỏi. Lúc này, quân Minh đã rút về cố thủ trong thành Nghệ An. Nghĩa quân cùng với nhân dân cùng hợp sức vây thành, liên tiếp giành nhiều thắng lợi. Đặc biệt, trận chiến đấu oanh liệt ở Khuất Giang (núi Nầm) đã nhanh chóng đánh tan quân Minh ở đây, có sự đóng góp lớn của quân Cốc sơn và Nguyễn Tuấn Thiện. Sau trận sông Khuất, Lê Lợi - Nguyễn Trãi dời sở chỉ huy từ động Tiên Hoa đến thành Lục Niên trên dãy Thiên Nhẫn. Theo đà thắng lợi, nghĩa quân Lam Sơn tiến xuống đồng bằng, giải phóng Nghệ An, Thuận Hoá phía Nam, rồi tiến ra Thanh Hoá, Đông Quan… giải phóng hoàn toàn đất nước. Do tài năng và công lao đánh giặc, khi xét công, định thưởng, vua Thái tổ xếp Nguyễn Tuấn Thiện vào hàng công thần khai quốc, được ban quốc tính Lê Thiện và được phong chức Đô Tổng quản phó Nguyên Soái. Năm Thuận Thiên thứ nhất (1438) ông được phong làm Tĩnh nạn tuyên lực trung liệt minh nghĩa khai quốc công thần Đô Tổng quản phó nguyên soái, trung lãng đại phu tá phụng thánh vệ đại tướng quân, tước Đại trí tự. Thời gian sau, ông xin cáo quan về quê, ở tại đất Ninh Xá (nay là làng Trung Ninh, xã Sơn Ninh, Hương Sơn). Sau khi ông mất, nhân dân địa phương mai táng và lập miếu thờ trên ngọn đồi Kim Quy. Đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện gồm 2 toà nhà, kiến trúc theo kiểu chữ Nhị, diện tích khoảng 3000m2, cao hơn mặt ruộng 1,5m, xung quanh và trên khu gò trồng nhiều loại cây như bạch đàn, long não, xà cừ... Toà thượng điện gồm 3 gian tường xây bao quanh lợp ngói vảy, gỗ làm nhà hầu hết bằng mít và lim, bên trong là nơi đặt bàn thờ thần chủ và bức trướng gỗ sơn son thiếp vàng ghi phổ hệ và gia tước do Lê Lợi phong cho. Nhà bái đường nằm ở phía trước thượng điện làm bằng cột gỗ vuông, mái lợp ngói mới hiện đại và trong nhà bái đường có đặt “ Hòn đá buộc voi của Đức Hầu - Nguyễn Tuấn Thiện”. Phía sau đền thờ là mộ của ông, mộ đất có hình chóp, đường kính 7m, cao khoảng 2m, nhìn vào như là một gò đất cao nổi lên sau đền thờ. Sau những năm tháng phụng sự Lê triều, về trí lão được triều đình cho chọn đất Ninh Xá để an trí, ông đã tự tìm cho mình đất an táng ở Kim Quy Sơn, trải qua hơn năm thế kỷ lăng mộ của ông vẫn được bảo vệ nguyên trạng từ bấy đến giờ. Đền thờ của ông hiện ở xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nguồn: Trang Thông Tin Điện Tử Xã Sơn Ninh

Hà Tĩnh 1037 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hà Tĩnh

Di tích Mộ và Đền thờ Nguyễn Lỗi

Hà Tĩnh 1205

Di tích cấp quốc gia

Đền Đinh Lễ

Hà Tĩnh 1174

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm Ngã Ba Đồng Lộc

Hà Tĩnh 1120

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Thái Yên

Hà Tĩnh 1059

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du

Hà Tĩnh 1055

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông

Hà Tĩnh 1046

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích mộ và đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện

Hà Tĩnh 1038

Di tích cấp quốc gia

Di tích Đền thờ Đô Đài Bùi Cầm Hổ

Hà Tĩnh 1021

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích đền thờ Nguyễn Biểu

Hà Tĩnh 995

Di tích cấp quốc gia

Chùa Chân Tiên

Hà Tĩnh 970

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật