Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đền thờ Trần Quý Cáp

Đền thờ Trần Quý Cáp

Đền Trần Quý Cáp tọa lạc tại tổ 5, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Trần Quý Cáp tự là Thích Phu, hiệu Thái Xuyên, sinh năm 1870 tại thôn Thai La, làng Bất Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trần Quý Cáp khi nhỏ là người thông minh, học giỏi, ham hiểu biết và là người có chí khí lớn. Trần Quý Cáp sinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầy biến động. Ngay từ khi 13 tuổi ông đã chứng kiến đám tang của Tổng đốc Hoàng Diệu, khi thành Thăng Long thất thủ (1882); ba năm sau ông lại chứng kiến một biến động chính trị to lớn, đó là phong trào Cần Vương yêu nước do các văn thân ở quê ông lãnh đạo nhân dân đứng lên theo hịch Cần Vương của vua Hàm Nghi, kêu gọi mọi người đứng lên đánh Pháp. Năm 1904 ông đi thi và đậu tiến sĩ cùng với Huỳnh Thúc Kháng, (hiện nay còn bia đề danh tiến sĩ tại triều đình Huế). Lúc này ở nước ta nền Hán học thoái trào, nền Tân học bắt đầu khởi xướng. Trần Quý Cáp thường xuyên qua lại với cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nghiên cứu những sách báo mới, nắm bắt những tư tưởng tiến bộ và ông tự xác định trách nhiệm của mình là đề cao tân học, thông qua cải cách giáo dục để nâng cao dân trí, ý thức dân quyền, tự lực tự cường dân tộc. Tại Quảng Nam, Phan Bội Châu đã cùng với các đồng chí của mình trong đó có Trần Quý Cáp sáng lập ra tổ chức “Duy Tân hội” – một tổ chức tiền cách mạng, nó đánh dấu sự phân hóa của tầng lớp trí thức tại Việt Nam. Duy Tân hội đã chọn lọc nhiều thanh niên ưu tú để đưa đi học ở Trung Quốc, Nhật Bản…học tập ở tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự… làm nòng cốt cho phong trào cách mạng nước nhà sau này. Năm 1906 ông được xung là Giáo thọ huyện Tân Định, phủ Ninh Hòa (nay là huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa). Ông là đại diện những nhà ái quốc cách mạng trong phong trào Duy Tân, cổ súy cho phong trào kháng chiến chống Pháp ở miền Trung. Ông cùng một số người thành lập hội nông học, hội thương, trường học… Là người có tài thao lược, giỏi trong việc vận động nhân dân, được mọi người đánh giá cao về tài năng, đức độ. Vì vậy thực dân Pháp và bọn quan lại phong kiến biết được vai trò quan trọng của ông trong giới sĩ phu và quần chúng lao động. Ông đã mở các lớp Tân học, rước thầy dạy chữ Quốc ngữ, chữ Pháp ngay trong trường Phủ. Bọn quan lại ở đây rất căm tức và tìm mọi cách hãm hại ông, chúng bắt ông giữa lúc ông đang dạy học, về giam tại nhà lao Thành Diên Khánh – lúc đó là thủ phủ của Khánh Hòa. Ngày 15/6/1908, sau khi bị bắt hai tháng ông bị tuyên “trảm nêu” tại Cầu Sông Cạn (nay là cầu Trần Quý Cáp). Nhân dân Khánh Hòa thương tiếc ông, cảm phục tấm lòng trung nghĩa của ông đã hưởng ứng đấu tranh xây đền thờ Trần Quý Cáp vào năm 1970. Trần Quý Cáp mặc dù không phải là người sinh ra và lớn lên trên đất Khánh Hòa nhưng cuộc đời ông và sự nghiệp của ông gắn với mảnh đất này. Cuộc đời và sự nghiệp của một danh nhân như ông không thuộc về riêng một ai, mà ông thuộc về Tổ quốc, về nhân dân Việt Nam anh hùng! Đền được xây dựng trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Sân vận động Trần Quý Cáp của huyện Diên Khánh, nhằm nâng cao giá trị di tích, tôn vinh truyền thống văn hóa, gắn kết các hoạt động văn hóa truyền thống với hoạt động văn hóa, thể thao. Đền Trần Quý Cáp đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích Quốc gia, ngày 30/8/1991. Nguồn: Sở văn hoá thể thao tỉnh Khánh Hoà

Khánh Hòa 1651 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Khánh Hòa

Văn miếu Diên Khánh

Khánh Hòa 2520

Di tích cấp quốc gia

Lăng Bà Vú

Khánh Hòa 1909

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Trần Quý Cáp

Khánh Hòa 1652

Di tích cấp quốc gia

Tháp Bà Pônagar

Khánh Hòa 1557

Di tích cấp quốc gia

Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết

Khánh Hòa 1526

Di tích cấp quốc gia

Thành cổ Diên Khánh

Khánh Hòa 1495

Di tích cấp quốc gia

Phủ Đường Ninh Hoà

Khánh Hòa 1477

Di tích cấp quốc gia

Miếu Bình Tây Đại Tướng

Khánh Hòa 1386

Di tích cấp quốc gia

Địa điểm lưu niệm sự kiện Tàu C235

Khánh Hòa 1364

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin

Khánh Hòa 1097

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật