Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Tháp Bà Pônagar

Tháp Bà Pônagar

Khu di tích Tháp Bà Ponagar toạ lạc trên đỉnh một ngọn đồi đá hoa cương sát cửa sông Cái tại phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang (Khánh Hoà). Đây là một trong những quần thể kiến trúc tiêu biểu của nền văn hoá Chăm Pa và gần như còn nguyên vẹn qua thời gian... Tổng thể kiến trúc Tháp Bà Ponagar bao gồm 3 cấp, trong đó, cấp thấp nhất nằm ngang bằng mặt đất là ngôi tháp cổng. Cấp thứ 2 có mặt bằng rộng là 2 hàng 10 cột lớn, cùng hai bên là 2 hàng 12 cột nhỏ xung quanh. Chính giữa đặt một bàn thờ, nơi từng diễn ra các hoạt động múa hát của người Chăm cổ vào mỗi dịp hội hè, lễ, Tết. Đây cũng là nơi được gọi là Mandapa với ý nghĩa là nhà khách, dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật và sửa soạn trang phục trước khi làm lễ chính thức ở trên tháp. Cấp trên cùng gồm 4 tháp: Tháp chính (còn gọi là dinh Bà, thờ nữ thần Ponagar, tiếng Chăm có nghĩa là Mẹ xứ sở), tháp giữa (dinh Ông), tháp đông (dinh Cố), tháp Tây Bắc (dinh Cô, dinh Cậu). Ở đây, nổi bật nhất là Tháp Bà Ponagar với bốn tầng, tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo, bên trong có tượng nữ thần cao 2,6 mét, tạc bằng đá hoa cương màu đen, ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chăm Pa, là sự kết hợp hài hoà giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Các tháp khác thờ thần Shiva, thần Sanhaka và thần Ganeca. Tháp Bà Ponagar là di tích lịch sử - văn hoá, là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm trên đất Việt. (Tên gọi Tháp Ponagar được dùng để chỉ chung cho cả công trình kiến trúc này nhưng thực chất nó là tên của ngọn tháp lớn nhất, cao gần 23m). Các tháp ở đây đều được xây bằng gạch, trang trí nghệ thuật bằng chất liệu đá - gốm, nội dung thể hiện gắn liền với các vị thần được thờ. Đặc biệt nhất là những viên gạch xây chồng khít lên nhau mà không cần bất kỳ một loại chất kết dính nào, đây là bí ẩn mà cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa khám phá ra được người Chăm đã làm thế nào để được như vậy. Hàng năm, cứ vào ngày lễ vía Bà (từ 20 đến 23 tháng 3 âm lịch), Khu di tích Tháp Bà Ponagar lại đón hàng vạn du khách tới hành hương. Lễ hội Tháp Bà Ponagar được coi là một trong những lễ hội lớn nhất khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Các nghi lễ chính của lễ hội gồm lễ mục dục (tắm tượng), lễ tế gia quan (lễ thay y) diễn ra vào giờ Ngọ ngày 20-3 (âm lịch), tiếp đến là lễ tế sanh, dâng cúng đồ tế, múa bóng mời Thiên y Thánh mẫu và các bậc thần linh về dự lễ. Theo nghi thức, lễ cúng Thánh mẫu thường mở đầu bằng lễ khai kinh cầu quốc thái dân an. Lễ tế sanh bắt đầu vào giờ Tý đêm 22-3 (âm lịch) do những người cao tuổi thực hiện, sau đó lễ cầu cúng chính thức diễn ra vào lúc 4 giờ sáng ngày hôm sau. Việc hành lễ do chánh lễ, bồi tế, đông hiến, tây hiến và đội học trò thực hiện, lần lượt dâng rượu, dâng trà, đọc văn tế rất cung kính, tôn nghiêm. Sau cùng, từng đoàn người đại diện cho các pa-lei, thôn, xóm đến hành lễ… Một trong những di sản văn hoá phi vật thể độc đáo nhất trong lễ hội vía Bà ở Tháp Bà Ponagar là múa bóng ca ngợi công đức, bày tỏ lòng biết ơn “Mẹ xứ sở”. Các nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá nhận định, khoảng từ giữa thế kỷ XVII đến nay, nghi lễ thờ cúng Mẹ xứ sở được người Chăm và người Kinh tổ chức chu đáo tại Tháp Bà Ponagar. Khoảng năm 1653, những lưu dân Việt từ ngoài Bắc, theo chúa Nguyễn vào phương Nam mở cõi, đã dừng chân bên cửa sông Cái (Nha Trang), tạo lập nên làng mạc, xóm thôn… Và chính họ đã mang theo phong tục thờ cúng Mẫu của người Kinh ở vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ vào đây. Theo thời gian và xu thế phát triển của xã hội, nghi thức lễ hội hiện nay đã có nhiều thay đổi; nhưng dù thế nào, trong ngày lễ trọng, người Kinh vẫn náo nức tổ chức hàng trăm đoàn múa bóng, dâng hoa quả, múa quạt và người Chăm thì tưng bừng vỗ trống ghinăng, paranưng, thổi kèn saranai, say sưa kéo đàn kanhi và hát dân ca… Cả những bữa ăn chung của hàng trăm người, hoan hỉ nói cười, chan hoà niềm vui thái bình, no ấm… Lễ hội Tháp bà Ponagar đã được Bộ VH,TT và DL công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia. Để bảo tồn, phát huy giá trị cũng như giới thiệu rộng rãi những nét văn hoá độc đáo của người Chăm đến với du khách, Ban Quản lý Khu di tích Tháp Bà Ponagar đã tổ chức một số vũ công, nhạc công, nghệ nhân của dân tộc Chăm đến đây hàng ngày biểu diễn dệt thổ cẩm, các vũ điệu Chăm... Hiện nay, mỗi ngày Tháp Bà Ponagar thu hút hàng ngàn du khách tới tham quan. Nguồn: Cục du lịch quốc gia Việt Nam

Khánh Hòa 1558 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Khánh Hòa

Văn miếu Diên Khánh

Khánh Hòa 2522

Di tích cấp quốc gia

Lăng Bà Vú

Khánh Hòa 1911

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Trần Quý Cáp

Khánh Hòa 1654

Di tích cấp quốc gia

Tháp Bà Pônagar

Khánh Hòa 1559

Di tích cấp quốc gia

Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết

Khánh Hòa 1528

Di tích cấp quốc gia

Thành cổ Diên Khánh

Khánh Hòa 1497

Di tích cấp quốc gia

Phủ Đường Ninh Hoà

Khánh Hòa 1477

Di tích cấp quốc gia

Miếu Bình Tây Đại Tướng

Khánh Hòa 1386

Di tích cấp quốc gia

Địa điểm lưu niệm sự kiện Tàu C235

Khánh Hòa 1365

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin

Khánh Hòa 1098

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật