Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đền Quả Sơn

Đền Quả Sơn

Đền Quả Sơn tọa lạc dưới chân núi Quả, nay thuộc xã Bồi Sơn (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) cách TP Vinh hơn 70km về phía tây bắc. Ngôi đền có tuổi thọ gần một ngàn năm, quy mô lớn, nổi tiếng linh thiêng này là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang – Tri châu Nghệ An. Theo sử sách ghi lại, Lý Nhật Quang là con trai thứ 8 của vua Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ). Năm 1039, Lý Nhật Quang được nhà vua cử vào trông coi việc tô thuế ở vùng đất Nghệ An với tước hiệu “Uy Minh Thái tử”. Đến năm 1041, Lý Nhật Quang được bổ nhiệm làm tri châu Nghệ An với tước hiệu “Uy Minh Hầu Lý Nhật Quang”. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định vai trò và ảnh hưởng to lớn của Lý Nhật Quang với vùng đất Nghệ An. 3 năm sau, vua Lý Thái Tông đã phong cho Lý Nhật Quang từ tước “Hầu” lên tước “Vương” thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và ban cho ông quyền “Tiết Việt” (tức có quyền thay mặt nhà vua, được vua tin cậy và ủy thác quyền được định đoạt mọi chuyện chính sự tại Nghệ An). Suốt 16 năm làm Tri Châu ở Nghệ An, Lý Nhật Quang đã thể hiện tài kinh bang tế thế. Với đường lối Vương đạo, thân dân, ông là người có công rất lớn trong việc củng cố, xây dựng Nghệ An từ một vùng đất “biên viễn”, “phên dậu” trở thành một trọng trấn, pháo đài kiên cố cả về quân sự, kinh tế, văn hóa không chỉ đối với nhà Lý mà cả với các triều đại về sau. Trong thời gian trị nhậm ở đây, Ngài đã có nhiều chiến công lớn lao về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng như: Lập nên trại Bà Hòa, cung cấp quân lương cho vua Thái Tông đi mở cõi phương Nam, làm đường, đào kênh, đắp đê, mở thêm 52 châu, 22 trại, 56 sách, giúp nhân dân ổn định đời sống, biên giới được giữ vững, các nước láng giềng kính phục. Năm 1057, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang quy hóa và hiển thánh ngay dưới chân núi Quả và được nhân dân xứ Nghệ lập đền thờ gọi là đền Quả Sơn. Chuyện còn ghi lại, sau khi quy hoá, Lý Nhật Quang đã hiển thánh và luôn phù hộ cho triều đình đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, nên các triều đại về sau, mỗi khi xuất quân đánh giặc đều về đền Quả Sơn thắp hương cầu ngài phù hộ và sau khi thắng trận thì quay về đền thắp hương tạ lễ báo công. Vì thế, người dân nói, Lý Nhật Quang sống đánh giặc, chết hiển linh đánh giặc. Hiện, ngôi mộ linh thiêng của Ngài tại di tích đền Quả Sơn luôn được nhân dân chăm sóc, phụng thờ, hương khói. Đền Quả Sơn được xây dựng từ đầu thế kỷ XI, được liệt vào hàng “quốc tế, quốc tạo”, sau đó được trùng tu nhiều lần vào thời Hậu Lê, Nguyễn. Đến đầu thế kỷ 20, đền trở thành một quần thể có quy mô lớn, gồm bảy tòa, là một trong “tứ đại thắng tích” của xứ Nghệ. Đền Quả Sơn là một công trình kiến trúc cổ, đồ sộ, là công trình hội tụ tư duy sáng tạo, mới mẻ: Bộ khung của các công trình trong đền được lấy từ các nơi đưa về và dựng lại. Đền bao gồm nhiều hạng mục, điển hình như: Tòa nhà hình chữ công gồm Thượng điện, Trung điện và Hạ điện nối liên tiếp với nhau – thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, Tả vu thờ Đông Chính Vương, Hữu vu thờ Dực Thánh Vương, phần mộ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, nhà bia, nhà ngựa và ông ngựa… Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, do thời gian và chiến tranh, đền Quả Sơn ngày nay không còn lưu giữ được quy mô và tầm vóc như xưa. Năm 1952, bom đạn đã làm cho đền bị phá hoại nghiêm trọng. Đền chỉ còn lại tấm bia đá cổ và ngôi mộ của Ngài. Đến năm 1996, thực hiện chủ trương bảo tồn, phục hồi và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa dân tộc, ngôi đền được chính quyền và nhân dân trung tu. Ngày 12/02/1999, đền Quả Sơn được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng “Di tích lịch sử văn hóa” cấp quốc gia. Năm 2019 Lễ hội đền Quả Sơn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, điểm du lịch của tỉnh Nghệ An. Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Đô Lương Nghệ An

Nghệ An 1643 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Nghệ An

Thành cổ Vinh

Nghệ An 2111

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung

Nghệ An 1876

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm Phan Bội Châu

Nghệ An 1869

Di tích quốc gia đặc biệt

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh

Nghệ An 1833

Di tích cấp quốc gia

Đền Cuông

Nghệ An 1783

Di tích cấp quốc gia

Cột mốc km số 0 Đường mòn HCM

Nghệ An 1760

Di tích quốc gia đặc biệt

Làng Sen quê Bác

Nghệ An 1702

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Quả Sơn

Nghệ An 1644

Di tích cấp quốc gia

Đền Đức Hoàng

Nghệ An 1631

Di tích cấp quốc gia

Truông Bồn Nghệ An

Nghệ An 1524

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật