Thành Hồ

Thành Hồ

Thành Hồ nằm trên bờ bắc sông Đà Rằng, thuộc thôn Định Thọ, xã Hoà Định Đông, huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên. Thành Hồ là một toà thành có bình đồ gần với hình chữ nhật, các bờ thành nằm đúng với các hướng đông - tây - nam - bắc. Mặt phía nam giáp sông Đà Rằng, phía tây giáp núi, mặt phía bắc và phía đông giáp với đồng ruộng bằng phẳng. Ngoài ra có một bờ thành thứ năm chạy theo hướng bắc - nam chia Thành Hồ làm hai phần: Phần phía tây còn được gọi là thành nội, phần phía đông còn được gọi là thành ngoại. Bờ thành bắc có chiều dài 726m, chiều rộng và chiều cao giống như bờ thành đông. Bờ thành nam đã bị đổ sụp xuống sông Đà Rằng, chỉ còn một phần ở góc tây nam dài 250m. Bờ thành tây chạy vòng qua phía tây của Hòn Mốc, được phân thành hai đoạn: Đoạn thứ nhất từ góc đông nam đến chân phía tây Hòn Mốc dài 600m; đoạn thứ hai chạy xéo ở góc phía tây bắc nối bờ thành tây và bờ thành bắc. Bờ thành thứ 5 là bờ thành giữa, dài 920m. Phía tây thành Hồ trong phạm vi khu vực thành nội còn có một hòn núi nhỏ gọi là Hòn Mốc cao khoảng 60m, trên đỉnh Hòn Mốc có rất nhiều vật liệu xây dựng của một công trình kiến trúc cổ. Trên các bờ thành hiện nay còn có dấu vết của các chòi canh, phía ngoài bờ thành bắc và bờ thành đông còn có dấu tích của các hào nước như là hệ thống phòng thủ hỗ trợ bờ thành. Thành Hồ đã được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu từ lâu. Sách Đại Nam nhất thống chí mô tả Thành Hồ như sau: “Thành cổ An Nghiệp: ở phía bắc sông Đà Diễn, thuộc xã An Nghiệp huyện Tuy Hoà, chu vi 1400 trượng; tương truyền do người Chiêm Thành xây, tục gọi là thành Hồ...Nay nền cũ vẫn còn…” Những năm gần đây, việc nghiên cứu về di tích thành Hồ đã được tiếp tục đẩy mạnh. Trong 2 năm 2003 và 2004, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Phú Yên đã phối hợp khai quật tại thành Hồ, tìm thấy dấu tích các công trình kiến trúc cổ vùi lấp trong lòng đất với mật độ tương đối dày. Cuộc khai quật cũng đã thu được một số lượng lớn các loại đồ gốm dân dụng, gốm kiến trúc, trong đó có loại đầu ngói ống trang trí hoa văn với nhiều mô tip khác nhau. Những đầu ngói ống này có niên đại vào khoảng thế kỷ 5 đến thế kỷ 7. Ngoài những cổ vật tìm thấy trong các đợt khai quật, nhiều cổ vật trong phạm vi di tích thành Hồ cũng đã được phát hiện trong thời gian qua. Gần đây nhất, vào đầu năm 2006 tại khu vực Hòn Mốc, 4 pho tượng cổ đã được phát hiện. Những pho tượng này có niên đại vào khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 10. Kết quả thu được qua các lần khảo sát, nghiên cứu đã khẳng định thành Hồ được xây dựng từ rất sớm; có thể vào thế kỷ 4 và tồn tại trong khoảng 10 thế kỷ cho đến khi người Việt bắt đầu vào đây sinh sống. Những kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định giá trị nhiều mặt của di tích thành Hồ. Chắc chắn thành Hồ vẫn còn ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử văn hóa. Việc di tích thành Hồ được công nhận là di tích lịch sử khảo cổ quốc gia sẽ là điều kiện thuận lợi để tiếp tục nghiên cứu, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của tòa thành này. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Phú Yên

Phú Yên 1058 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Phú Yên

Đền Thờ Lê Thành Phương

Phú Yên 1519

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Lương Văn Chánh

Phú Yên 1264

Di tích cấp quốc gia

Tháp Nhạn

Phú Yên 1141

Di tích quốc gia đặc biệt

NHÀ THỜ BÁC HỒ

Phú Yên 1103

Di tích cấp quốc gia

Nơi thành lập Chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Phú Yên

Phú Yên 1101

Di tích cấp quốc gia

Chùa Đá Trắng

Phú Yên 1085

Di tích cấp quốc gia

Di tích cảng Vũng Rô

Phú Yên 1063

Di tích cấp quốc gia

Thành Hồ

Phú Yên 1059

Di tích cấp quốc gia

Địa Đạo Gò Thì Thùng

Phú Yên 1048

Di tích cấp quốc gia

Thành An Thổ

Phú Yên 998

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật