Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Tháp Nhạn

Tháp Nhạn

Tháp Nhạn tọa lạc trên Núi Nhạn thuộc phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Núi Nhạn có độ cao khoảng 60m so với mực nước biển, chu vi chân núi khoảng 1,5km; Kiến trúc Tháp Nhạn là sự chuyển tiếp giữa phong cách kiến trúc Mỹ Sơn A1 và phong cách kiến trúc Bình Định, niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 11 đầu thế kỷ 12. Nhiều tác phẩm điêu khắc gắn với di tích Tháp Nhạn, trong đó, tiêu biểu nhất là đài thờ đặt trong lòng tháp thuộc phong cách nghệ thuật Tháp Mắm có niên đại vào khoảng thế kỷ 12. Tháp Nhạn gồm 3 phần: đế tháp, thân tháp và mái tháp. Đế tháp bao gồm nhiều gờ giật và hơi choãi ra tạo thế vững chắc. Thân tháp hình trụ vuông, cả phần đế và thân tháp cao 12,4m. Trên mỗi mặt của thân tháp có trang trí 5 trụ ốp tường (kể cả 2 trụ góc), giữa các trụ ốp có đường gờ giật cấp tạo thành đường rãnh ăn sâu vào thân tháp. Phía dưới và phía trên các trụ ốp tạo hình loe rộng, để trơn, không chạm trổ hoa văn. Phía trên thân tháp tiếp giáp với phần mái xây thành gờ loe rộng tạo nên các đường băng chạy bốn phía làm cho ngôi tháp có dáng vẻ vững chắc và bớt đi sự đơn điệu giữa phần tiếp giáp giữa các khối vuông. Cửa tháp nằm ở phía Đông, nhưng đã bị sụp đổ. Căn cứ vào vết tích nền móng còn lại, phần xây lồi ra phía trước dài 3m, cửa tháp hiện nay cao 2,4m; phía trên xây giật cấp tạo thành vòm cuốn. Mái tháp có 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Trên mỗi tầng của mái tháp đều có trang trí cửa giả ở bốn mặt. Các cửa giả này cũng được trang trí rất cầu kỳ, theo mô tả của Pacmentier, từ đầu thế kỷ 20 vẫn còn thấy được hình thủy quái đang cấu xé những con rắn. Hiện nay, chỉ còn thấy một số trụ đá hình chóp cụt 4 mặt ở hai bên các cửa giả trên các tầng mái. Tầng mái cuối cùng của Tháp Nhạn thu nhỏ dần và kết thúc trên đỉnh tháp là một trụ đá hình chóp nhọn 4 mặt, cao 1,4m, phía dưới chân của chóp đá này có trang trí 8 cánh sen. Lòng Tháp Nhạn có bình đồ hình vuông, diện tích 4,6m nhân 4,6m, tường phía trong xây theo kỹ thuật xây giật cấp, càng lên cao càng thu hẹp dần và nối với nhau ở viên gạch cuối cùng, vì thế lòng tháp có hình như một chiếc chuông. Gạch xây tháp là loại gạch có kích thước lớn với chiều dài khoảng 40cm, chiều rộng 20cm và chiều dày 8cm. Kỹ thuật xây dựng chồng khít các viên gạch lên nhau tạo thành các lớp tường dày từ 2m. Tại Tháp Nhạn, ngày 23 tháng Ba Âm lịch hàng năm, diễn ra lễ Vía Bà (tức là Bà Thiên Y A Na), kéo dài từ ngày 20 đến ngày 23 tháng Ba, trong đó, ngày 21 tháng Ba là chính lễ. Di tích Tháp Nhạn là chứng tích về một quá trình phát triển lâu dài của vùng đồng bằng Tuy Hoà trong tiến trình lịch sử. Ngày 24/12/2018, Tháp Nhạn được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Nguồn: Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Phú Yên

Phú Yên 1316 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Phú Yên

Đền Thờ Lê Thành Phương

Phú Yên 1895

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Lương Văn Chánh

Phú Yên 1487

Di tích cấp quốc gia

Nơi thành lập Chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Phú Yên

Phú Yên 1420

Di tích cấp quốc gia

Tháp Nhạn

Phú Yên 1317

Di tích quốc gia đặc biệt

Địa Đạo Gò Thì Thùng

Phú Yên 1298

Di tích cấp quốc gia

NHÀ THỜ BÁC HỒ

Phú Yên 1292

Di tích cấp quốc gia

Chùa Đá Trắng

Phú Yên 1269

Di tích cấp quốc gia

Di tích cảng Vũng Rô

Phú Yên 1253

Di tích cấp quốc gia

Thành Hồ

Phú Yên 1246

Di tích cấp quốc gia

Thành An Thổ

Phú Yên 1173

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật