Miếu Quan Công

Miếu Quan Công

Miếu Quan Công (địa chỉ - số 24 đường Trần Phú) còn được gọi là Chùa Ông, tên chữ là Trừng Hán Cung, do người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt cùng phối hợp xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17. Miếu thờ vị tướng tài ba Quan Vân Trường (Quan Vũ hay Quan Công), là nhân vật lịch sử nổi tiếng thời Tam Quốc rất được kính phục. Ông là một trong “Trung Hoa thập Thánh” và “Tam Quốc tứ tuyệt”, trở thành hình mẫu và là biểu tượng của Nghĩa - Tín - Trung - Dũng, và được tôn vinh như bậc Thánh đế. Việc thờ phụng Quan Công nhằm kính ngưỡng, ca tụng lòng nghĩa khí và tiết trung liệt, để người đời noi gương sáng. Quan Công là một danh tướng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã có nhiều công lao to lớn, phò Hán, dẹp Ngô, diệt Ngụy. Vì Hội An từng là đô thị - thương cảng, nơi thường xuyên diễn ra các việc hợp đồng buôn bán của các thương nhân Trung Quốc nên miếu Quan Công được lập nên theo nhu cầu tín ngưỡng của họ. Kiến trúc Miếu Quan Công gồm bốn tòa nhà, một tiền đình, hai tả-hữu vu và một chính điện rộng. Bốn tòa nhà xây theo kiểu chữ khẩu, cấu trúc theo kiểu chồng tránh, có ngói lợp và nóc độc đáo, được trang trí họa tiết hình rồng công phu. Chính điện đặt pho tượng Quan Công, mặc thanh bào thêu rồng nổi kim tuyến, nét mặt oai nghiêm tươi sáng, đôi mắt xuất thần nhìn về phía trước. Chính điện còn có 2 pho tượng: Châu Thương, người nô tì dũng cảm, trung thành của Quan Công và tượng Quan Bình nghĩa tử; cùng 2 con ngựa có chiều cao bằng ngựa thật, bên tả là con ngựa trắng, bên hữu ngựa xích thố - ngựa chiến mà Quan Công rất quý. Những pho tượng này được tạo tác tinh xảo thể hiện sự điêu luyện của người thợ tạo hình năm xưa. Ngoài ra, trong Miếu Quan Công còn rất nhiều biển liễu, hoành phi, sắc phong, bia đá và những hiện vật cổ. Đặc biệt, Miếu còn lưu giữ bài thơ đề vịnh và bài ngụ ngôn cổ phong do Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm (thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du) sáng tác vào năm 1775, lúc phụng chức tả tướng quân Bình Nam vào đóng quân ở Hội An; cùng 2 bài họa của Uông Sĩ Cư và Nguyễn Lệnh Tân. Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử nhưng tất cả đều vẹn nguyên tươi màu nét chữ. Đó còn là một di tích lịch sử hiếm thấy vẫn tồn tại cho đến ngày nay, lưu dấu thời phân tranh Trịnh - Nguyễn ở xứ Đàng Trong từ thế kỷ 18. Miếu Quan Công đã được cấp bằng Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia ngày 29 tháng 11 năm 1991. Nguồn: Báo du lịch Quảng Nam

Quảng Nam 1190 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Quảng Nam

Miếu Quan Công

Quảng Nam 1191

Di tích cấp quốc gia

Lăng mộ Đoàn Quý Phi (Lăng Vĩnh Diên)

Quảng Nam 1178

Di tích cấp quốc gia

Phố cổ Hội An

Quảng Nam 1157

Di tích cấp quốc gia

Phật viện Đồng Dương

Quảng Nam 1153

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Phước Lâm

Quảng Nam 1126

Di tích cấp quốc gia

Chùa Cầu

Quảng Nam 1107

Di tích cấp quốc gia

Hội Quán Phước Kiến

Quảng Nam 1096

Di tích cấp quốc gia

Thánh địa Mỹ Sơn

Quảng Nam 1088

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Chúc Thánh

Quảng Nam 1072

Di tích cấp quốc gia

Hội quán Quảng Đông

Quảng Nam 1052

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật