Di tích Chiến thắng Mỏ Cày

Di tích Chiến thắng Mỏ Cày

Di tích Địa điểm Chiến thắng Mỏ Cày thuộc thôn 1, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi Ngay sau cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, từ tháng 3/1945 đến tháng 5/1945, Tỉnh ủy quyết định chuyển Đội du kích Ba Tơ đến hoạt động ở vùng Cơ Nhất thuộc vùng rừng núi Cao Muôn (huyện Ba Tơ), xây dựng Chiến khu kháng Nhật ở vùng Nước Sung, Nước Lá (xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ) và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc địa phương cùng đứng lên đánh đuổi phát xít Nhật và bè lũ tay sai của chúng. Từ 28 chiến sĩ được huấn luyện ở Nước Sung, Nước Lá, Đội du kích Ba Tơ đã nhanh chóng phát triển lực lượng, chuyển về đồng bằng xây dựng căn cứ đứng chân ở khu căn cứ Vĩnh Sơn (xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh) và khu căn cứ Núi Lớn (xã Đức Lân, huyện Mộ Đức), hình thành hai đại đội võ trang cách mạng mang tên Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám. Đại đội Phan Đình Phùng do đồng chí Phạm Kiệt làm Đại đội trưởng, các đồng chí Phan Phong và Võ Thứ làm Đại đội phó, đồng chí Tạ Phượng làm Chính trị ủy viên, được biên chế thành 5 trung đội: Ấm Loan, Bố Khiết, Xung Phong, Cao Thắng, Tú Trọng và Từ Nhại. Mỗi Trung đội có 5 tiểu đội, mỗi tiểu đội có 12 người. Đại đội Hoàng Hoa Thám cũng có 5 trung đội: Nguyễn Nghiêm, Cử Đình, Phạm Hồng Thái, Ngô Đáng và Tân Tú, biên chế cũng giống như đại đội Phan Đình Phùng, do đồng chí Nguyễn Đôn làm Đại đội trưởng kiêm chính trị ủy viên, sau đó đồng chí Trần Công Khanh về làm Đại đội trưởng thay đồng chí Nguyễn Đôn, các đồng chí Nguyễn Khoách (Thạnh) và Lê Văn Đức làm Đại đội phó, đồng chí Nguyễn Cừ (Nhạn) làm Phó chính trị ủy viên. Giữa lúc Đội du kích Ba Tơ phát triển nhanh chóng thành lực lượng vũ trang nòng cốt cho cao trào tiền khởi nghĩa ở Quảng Ngãi thì ngày 14/8/1945 Nhật đầu hàng Đồng minh. Thời cơ đã đến, tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương nhưng qua nắm bắt tình hình, đúng 16h ngày 14/8/1945, từ Thi Phổ, Mộ Đức, Tỉnh ủy đã ra lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh. Chấp hành mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa của Tỉnh ủy và theo kế hoạch đã được thống nhất, Đại đội Phan Đình Phùng từ chiến khu Vĩnh Sơn xuất kích đánh chiếm các đồn Di Lăng, Hà Thành, Trà Bồng và bót gác cầu Châu Ổ, sau đó kéo quân về đứng ở Xuân Phổ, phía Tây thị xã Quảng Ngãi chờ lệnh. Đại đội Hoàng Hoa Thám từ chiến khu Núi Lớn cấp tốc hành quân đánh chiếm các đồn Ba Tơ, Minh Long, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ sau đó tiến về đứng chân ở khu vực ga Lâm Điền (Mộ Đức), rồi triển khai đội hình phục kích đánh Nhật ở Mỏ Cày Sáng ngày 17 tháng 8 năm 1945, đơn vị của đồng chí Nguyễn Hoa và Nguyễn Khai về tới ga Lâm Điền, sau khi đã phá hủy đường sắt, đào hầm bố trí chờ Nhật đến, nhưng không thấy lính Nhật đến. Các đồng chí đã chuyển hướng sang quốc lộ 1A và bố trí phục kích tại Thi Phổ. Khi thấy chiếc xe quân sự của Nhật xuất hiện, ta bất ngờ nổ súng giết chết 5 tên. Quân Nhật hoảng loạn phóng xe bỏ chạy. Ta thu được một tiểu liên Sten Nhật và 75 viên đạn. Sau đó, đơn vị tiếp tục hành quân tiến đến Mỏ Cày, triển khai kế hoạch phục kích đoàn xe của Nhật từ phía Nam kéo xe ra thị xã Quảng Ngãi. 16 giờ cùng ngày, Ủy ban Cách mạng lâm thời các xã Hoài An, An Phong (nay thuộc xã Đức Chánh) đã tổ chức cho các đội tự vệ đỏ và nhân dân đào đường, phá cống làm chướng ngại vật để cản trở đoàn xe quân sự Nhật đi trên quốc lộ 1A nhằm ngăn chặn đường hành quân của quân Nhật từ phía Nam kéo về thị xã. Trận Mỏ Cày giành thắng lợi của Đội du kích Ba Tơ đã để lại nhiều kinh nghiệm quý trong việc vận dụng linh hoạt chiến thuật vận động phục kích đánh địch trên tuyến giao thông quốc lộ 1A đạt hiệu suất chiến đấu cao diệt nhiều sinh lực địch. Bài học kinh nghiệm này đã được vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tại đây, ngày 07/6/1966 tiểu đoàn 48, lực lượng vũ trang tỉnh đã anh dũng chặn đánh tiểu đoàn 3, thuộc trung đoàn 4 ngụy diệt 408 tên, có 2 tên Mỹ, bắn cháy và bắn hỏng 18 xe, thu 267 súng các loại. Từ đây, Mỏ Cày trở thành địa danh ghi dấu chiến công đánh Nhật và đánh Mỹ Ngụy trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nguồn: Tổng hợp bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi 1447 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Quảng Ngãi

Khu chứng tích Sơn Mỹ

Quảng Ngãi 1575

Di tích cấp quốc gia

Nhà lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Quảng Ngãi 1509

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử khởi nghĩa Ba Tơ

Quảng Ngãi 1492

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích Chiến thắng Mỏ Cày

Quảng Ngãi 1448

Di tích cấp quốc gia

Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm

Quảng Ngãi 1424

Di tích cấp quốc gia

Văn hóa Sa Huỳnh

Quảng Ngãi 1357

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Hang Quảng Ngãi

Quảng Ngãi 1304

Di tích cấp quốc gia

Thành cổ Châu Sa

Quảng Ngãi 1294

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thiên Ấn

Quảng Ngãi 1271

Di tích cấp quốc gia

Đình làng An Định

Quảng Ngãi 1264

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật