Làng gốm Thanh Hà đậm chất là một làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời trong thế kỷ XVI. Trước đây, làng gốm đã được hình thành tại làng Thanh Chiêm rồi sau đó mới chuyển về địa chỉ phường Thanh Hà, Hội An tp. Hội An Quảng Nam như hiện hay. Cùng trải qua lịch sử bao thăng trầm nơi phố cảng Hội An, làng nghề cũng đã có những thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XVII – XVII nổi danh như một “thổ sản quốc gia” được tiến vua cũng vì thế mà tiếng lành đồn xa. Bao sóng gió thời gian đã trải qua nơi đây, cũng có những thời kỳ tưởng chừng như nghề gốm nơi đây rơi vào quên lãng, nhưng với cái tâm và lòng yêu nghề, những nghệ nhân làng nghề vẫn quyết tâm một lần nữa làm sống lại nét đẹp cũng như cái hồn cốt của một làng nghề truyền thống. Ta tự hỏi, làng Thanh Hà giờ sẽ ra sao nếu nghề gốm không còn nữa? Thật khó có câu trả lời, nhưng du khách đến với Hội An giờ không cần lo lắng điều đó nữa. Gốm Thanh Hà đang sống lại và không ngừng chuyển mình mạnh mẽ. Hiện làng nghề đã trở thành điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt từ sau khi đô thị cổ Hội An được công nhận là “di sản văn hóa thế giới”. Khám phá làng Thanh Hà du khách không chỉ được hoà mình trong không gian làng quê mộc mạc, thanh bình mà còn được tha hồ lựa chọn những món quà lưu niệm cho người thân và bạn bè hay trải nghiệm tự tay làm ra những sản phẩm gốm độc đáo. Đồ gốm Thanh Hà đặc biệt bởi được làm từ loại đất sét màu nâu, đặc, dẻo và có độ kết dính cao. Cũng chính vì lẽ đó, khi đi dọc phố cổ Hội An bạn sẽ thấy màu chủ đạo là nâu, vàng, đỏ thẫm… Đó là màu đất, màu gỗ và cũng là màu mái ngói được làm từ làng gốm. Đến đây, bạn còn được chứng kiến quá trình tạo ra những sản phẩm gốm tuyệt mỹ của các nghệ nhân tài hoa và khéo léo. Qua nhiều công đoạn, các khối đất được tạo hình bằng tay trên bàn xoay. Sau đó, họ mang sản phẩm của mình ra phơi nắng hay hong bếp củi cho mau khô. Cuối cùng, những vật phẩm này được đưa vào lò nung. Một món đồ gốm được làm ra bởi sự công phu và cầu kỳ như thế. Người thợ Thanh Hà không chỉ khéo léo, sáng tạo mà họ còn là người có lòng yêu nghề, yêu quê, nâng niu, chắt chiu và gửi hồn vào từng hòn đất. Mọi người không những được quan sát trực tiếp các công đoạn để tạo ra một sản phẩm đồ gốm qua bàn tay tài hoa nghệ sĩ của những nghệ nhân trong làng và mà còn có thể sáng tạo riêng cho mình những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân. Theo những nghệ nhân lâu năm ở Thanh Hà, quy trình để làm ra một sản phẩm đúng chất gốm Thanh Hà đòi hỏi một kỳ công và tâm huyết, cũng như tài hoa bàn tay người thợ để thổi được cái hồn tinh túy nhất vào đất. Từ khâu chọn đất, làm đất cho đến lên khuôn trên bàn vuốt, những đôi bàn tay nhào nặn như đưa cả tâm trí tập trung vào từng vòng quay của chiếc bàn xoay, rồi đến khi ra sản phẩm cuối cùng, còn nhiều công đoạn tinh vi, tỷ mẩn và công phu hơn nữa. Khi sản phẩm đã thành hình lại tiếp tục trải qua nắng rát, mực vẽ hoa văn rồi mới được đưa vào lò nung. Công đoạn nung thì quan trọng nhất là lửa, độ lửa và thời gian đều phải chính xác nếu không sẽ hỏng cả mẻ gốm, bao công sức sẽ trở thành gốm vụn. Khi tham quan làng Thanh Hà, các bạn đừng quên ghé thăm Công viên Đất nung Thanh Hà – công viên gốm lớn nhất tại Việt Nam nữa bạn nhé! Đây được ví như một bảo tàng gốm “có một không hai” trên cả nước với nhiều khu vực chợ, triển lãm, bảo tàng trưng bày các sản phẩm gốm độc đáo. Trong đó đặc biệt nhất có lẽ là khu thế giới thu nhỏ, nơi tái hiện sinh động lại các công trình kiến trúc của Việt Nam và những kỳ quan thế giới bằng gốm. Cùng với sự phát triển du lịch của phố cổ Hội An, những sản phẩm của làng gốm Thanh Hà Quảng Nam đã được đến gần hơn với du khách mọi miền. Và từ đó, khách du lịch tìm đến làng Thanh Hà để tham quan, mua sắm và chìm đắm trong thế giới đồ gốm ngày một đông. Du khách rời Thanh Hà mà không sắm cho mình một món đồ gốm nhỏ xinh làm quà lưu niệm mang về làm quà cho bạn bè và người thân và bạn bè thì thật là lãng phí chuyến đi.
Quảng Nam 1371 lượt xem Từ tháng 1 đến tháng 12
Ngày cập nhật : 15/03/2023