Lễ hội Dinh Thầy Thím .

Lễ hội Dinh Thầy Thím .

Xã Tân Hải , huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Lễ hội Dinh Thầy Thím từ lâu được coi là lễ hội truyền thống đặc sắc, tiêu biểu không chỉ của cộng đồng người dân địa phương mà còn là di sản văn hóa chung của nhiều tỉnh, thành lân cận ở khu vực phía Nam. 

Tọa lạc tại xã Tân Tiến (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận), Dinh Thầy Thím tôn nghiêm giữa khung cảnh thiên nhiên huyền ảo. Kiểu dáng kiến trúc và những họa tiết trang trí nghệ thuật ở ngoại thất cũng như cách bài trí, thờ phụng ở nội thất thể hiện rõ nét tính tôn giáo.

Đặc biệt là nội dung của sự tích Thầy Thím, tôn thờ và các hình thức sinh hoạt, lễ hội dân gian hàng năm tại Dinh gắn liền với tập quán, tín ngưỡng và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương.

Theo đó, ngày xưa ở Làng La qua, phủ Điện bàn, tỉnh Quảng Nam có một đạo sĩ giàu lòng nhân ái, phép thuật cao siêu được mọi người ngưỡng mộ bởi những nghĩa cử hết sức phi thường. Do bị triều đình xử tội oan nên đạo sĩ cùng vợ hóa phép đào tẩu rất ly kỳ.

Vùng đất Tam Tân (hiện này là xã Tân Tiến, thị xã La Gi) trở thành nơi tập họp biết bao câu chuyện linh hiển được truyền tụng liên quan đến vợ chồng đạo sĩ vô danh đó, nhưng bằng tấm lòng tôn kính nhân dân địa phương gọi thầy là Thầy Thím.

Thuở niên thiếu thầy cũng theo đuổi con đường học hành để có công danh, nhưng mấy lần thi cử không thành nên phải tìm thầy học đạo, nuôi chí giúp đời. Sau khi đắc đạo, thầy gặp đại tang, cha mẹ ruột đột ngột qua đời. Thầy ẩn nhẫn sống đời kham khổ, biết trọng nghĩa, thương người nên được bà con xóm làng quý mến.

Làng quê của Thầy Thím quanh năm hạn hán, mất mùa. Đời sống của người dân cơ cực, cơm không đủ no, khi ốm đau kể như tuyệt vọng. Có lần trước cơn nắng hạn, đồng lúa có nguy cơ bị cháy nắng thì thầy đứng ra khẩn nguyện, lập tức trời chuyển mây đen và mưa tầm tã. Ruộng lúa hồi sinh như một phép lạ. Lòng nhân ái của thầy trước những cảnh huống tai ương đã làm cho mọi người thán phục và danh tiếng thầy lan rộng khắp nơi.

Nơi đây có 2 lễ hội chính trong năm: Lễ hội thứ nhất được tổ chức vào ngày 5 tháng Giêng Âm lịch. Đây là ngày tảo mộ Thầy Thím mà theo truyền thuyết dân gian là ngày Thầy Thím mất. Để thực hiện lễ hội này, từ những ngày trước, trong Dinh đã có sự chuẩn bị chu tất, dân làng ra mộ từ sáng sớm, mộ cách Dinh chừng 3km và rước bài vị về Dinh.

Lễ hội thứ hai được bắt đầu từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 9 Âm lịch được tổ chức hàng năm. Đây là lễ hội chính của Dinh. Trước lễ hội, dân làng đã tổ chức lễ giỗ Tiền hiền, Hậu hiền để tỏ lòng biết ơn các bậc tiền bối có công khai phá xây dựng làng mạc quê hương hàng trăm năm trước và đó cũng là việc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân.

Thực ra không phải chỉ đến những ngày này du khách các nơi mới đến, mà trước đó nửa tháng khách thập phương đã đến rất đông và sau đó nửa tháng không khí lễ hội vẫn sôi động. Đúng ra, suốt cả tháng 9 âm lịch hàng năm ở khu vực này luôn có không khí lễ hội. Tập trung nhất vẫn là vào 3 ngày 14, 15, 16 tháng 9 Âm lịch, khách thập phương đến thưởng ngoạn và viếng thăm Dinh Thầy Thím mỗi ngày. Trong những năm gần đây, lượng du khách đến Dinh Thầy Thím ngày càng tăng lên, ước đón khoảng 600.000 lượt khách mỗi năm.

 

 

 

 

 

Từ 16/10/2024 - 18/10/2024

Khám Phá Bình Thuận

Biển Cổ Thạch

Biển Cổ Thạch quyến rũ bước chân người lữ hành với nước biển trong xanh, những bãi đá có kích thước và màu sắc khác nhau nên còn được gọi là bãi đá 7 màu, được hình thành một cách tự nhiên do tác động của thủy chiều và nước biển. Đá trồi lên và sóng biển đánh dạt vào bờ, cứ tích tụ hết năm này qua năm khác, trải qua hàng trăm năm, để rồi tạo nên những bãi đá độc đáo đẹp đến lạ kỳ. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu rõ thông tin về bãi biển Cổ Thạch trước khi đến, rất nhiều khách du lịch sẽ phải vô cùng tiếc nuối khi bỏ lỡ một trong nhưng cảnh đẹp thiên thiên vô cùng ngoạn mục trong cuộc đời mình. Đó là khung cảnh tất cả bãi đá được phủ lớp rêu xanh mướt mà mỗi khi có ánh nắng chiếu vào, lớp rêu xanh này lại chuyển màu khiến cho những ai may mắn được chứng kiến sẽ ngỡ mình đang ở chốn bồng lai tiên cảnh. Khi nắng lên giữa trưa, rêu sẽ ngả hẳn sang màu vàng cũng rất đẹp. Người ta gọi đây là mùa rêu ở bãi biển Cổ Thạch. Những phượt thủ đến đây vào dịp này sẽ được gọi là những người đi săn rêu. Thời gian săn rêu thường rơi vào giữa tháng 2 dương lịch. Thế nhưng, năm nay khí hậu nắng và nóng hơn nhiều, rêu cũng xanh hơn, nhiều hơn và phủ sớm hơn. Tùy vào thời tiết mà mùa rêu có thể đếm sớm hoặc muộn hơn một chút. Những lớp rêu phủ lên những bãi đá thông thường có thể tồn tại được tầm một tháng và tối đa là hai tháng. Chính vì thế, nếu bạn may mắn có bạn bè hoặc người thân sống tại Bình Thuận, hãy liên lạc từ trước để kiểm tra thực sự đến mùa rêu chưa rồi hãy xách ba lô lên và đi. Nếu không đến đây đúng mùa sẽ thấy tiếc lắm. Đứng trên một tảng đá cao, hít căng lồng ngực cái vị mằn mặn của gió biển, hướng tầm mắt ra xa nơi những con thuyền dập dềnh trên những con sóng, những người dân lao động với làn da đen rắn rỏi đang miệt mài thả lưới bắt cá. Nơi đây, dù đã đưa vào khai thác từ lâu nhưng vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có. Có một thời, người ta không hay biết đến sự tồn tại của biển Cổ Thạch, nhưng nhờ những phượt thủ nơi khác không ngừng miệt mài tìm kiếm để đi và trải nghiệm những địa danh càng ít người biết càng tốt, đã khám phá ra nét đẹp bấy lâu nay đã bị lãng quên của bãi biển này. Biển Cổ Thạch có những lúc khá đông, nhưng phần lớn thời gian lại khá vắng vẻ, im ắng. Nhiều lúc bạn sẽ thấy như chỉ có mình và chỉ một mà thôi, đứng trước một không gian thiên nhiên bao la hùng vĩ này vậy. Nơi đây chỉ trở nên sôi động khi vào mùa rêu. Biển Cổ Thạch vào mùa rêu đẹp như thiên đường. Hoặc thời gian diễn ra lễ hội Nghinh Ông được tổ chức giữa tháng 8 âm lịch của cộng đồng người Hoa sống tại Bình Thuận để cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa. Rêu xanh biển Cổ Thạch cũng từng tạo rất nhiều nguồn cảm hứng cho những tay máy nghiệp dư cũng như chuyên nghiệp để cho ra đời khá nhiều bộ ảnh tuyệt đẹp mà chỉ cần nhìn thôi, chân tay như ngứa lên và chỉ muốn xách ba lô đi cho kịp. Nếu bạn đang sống ở Hà Nội mà muốn đến với Cổ Thạch vào mùa rêu, bạn có thể bay thẳng từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó bắt xe khách hoặc thuê xe máy để đến Cổ Thạch. Khi đến đây, thứ bạn nhất thiết nên mang theo đó là một chiếc máy ảnh hoặc điện thoại chụp ảnh chất lượng tốt và chân máy, bởi không ai có thể không siêu lòng trước thiên đường Cổ Thạch mùa rêu. Chỉ có thông qua những bức ảnh hay tận mắt chứng kiến, người ta mới có thể thấy được hết vẻ đẹp khung cảnh nơi đây mà không từ ngữ nào có thể diễn tả cho chính xác được, phải gọi vẻ đẹp nơi đây là vẻ đẹp của thiên đường. Nhưng để săn được những bức ảnh đẹp về mùa rêu Cổ Thạch cũng mất kha khá công phu. Bởi liên quan rất nhiều đến nước biển lên hay xuống. Nếu lên quá cao sẽ che mất bãi đá phủ rêu, mà nếu mực nước xuống thấp quá cũng khiến rêu nhìn trông khô, mất đi vẻ đẹp mượt mà. Rêu sẽ chuẩn màu nhất khi biển yên vào lúc sáng sớm hay khi hoàng hôn. Về những dịch vụ ăn, ngủ, nghỉ đi kèm, các phượt thủ chắc chắn sẽ không phải lo nghĩ gì vì các bạn hoàn toàn có thể sử dụng các dịch vụ trên ngay tại Cổ Thạch luôn với giá cả vô cùng hợp lý mà chất lượng dịch vụ khá là tốt. Ngoài biển Cổ Thạch thì nơi đây còn khá nhiều địa danh khác mà bạn có thể tiện tham quan như Lăng ông Nam Hải, chùa Hang – một ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi, hoặc Gành Son cho những ai đam mê leo núi và thích khám phá các hang động tự nhiên.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Khu du lịch Mũi Né

Du khách có thể đến Mũi Né quanh năm, mỗi mùa "thiên đường biển" lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm đẹp nhất du lịch Mũi Né, lúc này nước biển trong xanh và mát lành. Tháng 8 đến tháng 12, sẽ thích hợp với những tín đồ thích lướt ván và các môn thể thao mạo hiểm vì thời điểm. Tháng 12, trời có thể mưa, du khách nên mang theo dù nếu đi ra ngoài. Từ TP HCM du khách hiện có thể dễ dàng di chuyển đến Mũi Né bằng xe máy, xe khách hoặc tàu. Các phượt thủ thường đi theo cung đường ven biển. Từ TP HCM bạn có thể đi theo hướng phà Cát Lái, tới Long Thành rồi đến thị xã Bà Rịa, chạy tiếp theo hướng Hồ Tràm qua Lộc An, rồi chạy theo đường ven biển hướng về Phan Thiết. Tổng quãng đường khoảng 230 km. Nếu không đi xe máy, bạn cũng có thể ra bến xe miền Đông mua vé đi Phan Thiết, thời gian di chuyển khoảng 5 tiếng, giá vé 130.000 đồng một người, tuỳ nhà xe. Du khách cũng có thể đi tàu SPT1/SPT4 từ ga Sài Gòn. Giá vé 110.000 đồng một người, xuất phát vào buổi sáng. Từ Hà Nội, du khách có thể bay đến TP HCM và di chuyển đến Phan Thiết hoặc bay đến Cam Ranh, Nha Trang rồi bắt xe đến Mũi Né (gần 200 km). Từ ngày 29/4/2023, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đi vào hoạt động, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP HCM còn khoảng 2 tiếng bằng ôtô. Dự kiến cuối năm 2023, sân bay Phan Thiết sẽ được đưa vào sử dụng giai đoạn 1. Mũi Né không chỉ là "thiên đường giải trí" với bờ biển đẹp trải dài, nơi đây còn nổi tiếng với nhiều khu di tích lịch sử và nền văn hoá Chăm Pa giàu bản sắc. Dưới đây là 10 điểm đến nổi tiếng bậc nhất ở Mũi Né, Phan Thiết. Dưới đây là 11 điểm tham quan bạn nên đến đi du lịch Mũi Né: Hòn Rơm, Đồi Cát Hồng, Hòn Ghềnh, Bàu Trắng – Bàu Sen, Suối Tiên, Làng chài Mũi Né, Trường Dục Thanh, Dinh Vạn Thuỷ Tú, Vịnh Mũi Né, Tháp Poshanư, Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa. Ở Mũi Né có nhiều đặc sản mà bạn có thể thử như: Gỏi hải sản, Các món dông, Cua huỳnh đế, Bánh tráng cuốn dẻo, bánh tráng mắm ruốc, Lẩu thả. Du lịch phát triển nhanh kéo theo dịch vụ lưu trú ở Mũi Né cũng rất đa dạng. Du khách có thể lựa chọn từ homestay bình dân đến khách sạn, resort cao cấp. Các homestay thường ở xa biển và phục vụ chủ yếu các bạn trẻ, nhóm khách nước ngoài thích trải nghiệm mới lạ, giá trung bình 500.000 đồng một đêm. Các nhà nghỉ thường nằm sâu trong ngách, tập trung chủ yếu trên trục đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài về phía Hòn Rơm. Khách sạn ở Mũi Né rất nhiều, tập trung chủ yếu trên đường Nguyễn Đình Chiểu, giá trung bình từ 700.000 đến 1 triệu đồng một đêm. Nếu đến Mũi Né để nghĩ dưỡng, du khách nên chọn các resort. Loại hình lưu trú này ở đây rất đa dạng, từ bình dân đến cao cấp. Du khách có thể cân nhắc tuỳ vào nhu cầu và kinh phí của mỗi người. Các khu nghỉ dưỡng ở Mũi Né đều được xây dựng từ khá lâu. Gần đây, có một số resort mới, trong đó phải kể đến The Anam Mũi Né, resort 5 sao mới nhất được đưa vào hoạt động đầu năm 2023, với hơn 120 phòng. Ngoài ra, còn có Anantara Mui Ne, với 89 phòng hay các khu nghỉ khác như Pandanus Resort, Muine Bay Resort, The Cliff Resort & Residences... Những nơi này đều có tiện nghi hiện đại, nằm bên bờ biển, trung tâm spa và chăm sóc sức khoẻ, bãi tắm riêng, khu thể thao biển, vườn nướng BBQ ngoài trời, siêu thị tiện ích, khu vui chơi trẻ em... Từ đây, du khách có thể ngắm trọn vịnh biển Mũi Né. Khi đến với Mũi Né, bạn cần chú ý những điểm sau để có một kỳ nghỉ trọn vẹn. Sóng biển không quá lớn nhưng sẽ mạnh hơn bình thường, bạn nên tìm những bãi biển lặng sóng và có biển báo an toàn để bơi. Buổi tối ở khu du lịch Hòn Rơm có chợ chiều với nhiều món hải sản nướng, giá cả rất phải chăng. Buổi tối ở Mũi Né có nhiều khách nước ngoài, đa số là người Nga, Hàn Quốc. Một vài khách sạn chỉ cho khách nước ngoài thuê xe nên bạn cũng đừng quá ngạc nhiên.

Tháng 8 đến tháng 12

Coco Beach Camp

Coco Beach Camp Lagi Bình Thuận thuộc khu cắm trại cao cấp tại vùng biển Cam Bình và cách thành phố Hồ Chí Minh tầm 160km. Nơi đây là một bãi biển mới được khai thác để phục vụ cho ngành du lịch những năm gần đây. Khu nghỉ dưỡng Coco Beach Camp Lagi Bình Thuận này dù không có vị trí tách biệt với thế giới xung quanh, nhưng vẫn có thể mang đến cho bạn cảm giác như ở một thế giới khác. Tạm biệt hình ảnh khách sạn, dãy nhà,... như những resort khác, đến với nơi đây bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác ngủ lều hoặc nghỉ ngơi trong các căn nhà nhỏ đáng yêu. Ngoài ra, Coco Beach Camp còn có một bài tắm lớn khác, căn biệt thự màu trắng nhỏ nằm cặp bờ biển, thư viện lớn, quầy bar tạo cho bạn cảm giác như nghỉ dưỡng tại Hawaii. Với sự tích hợp nhiều thứ thú vị như vậy, bạn có thể tận hưởng chuyến đi 2 ngày 1 đêm tại đây mà không cần đi bất kỳ nơi nào khác. Đối với phương tiện xe khách: Để đến Coco Beach Camp Lagi Bình Thuận, bạn có thể gọi xe khách với giá vé chỉ từ 120.000 VNĐ – 150.000 / người. Bạn có thể tham khảo một số nhà xe có chất lượng dịch vụ tốt như: Nhà xe Ngọc Mỹ, Vinh Hoa, Mỹ Loan hay nhà xe giường nằm A Liêm… Đây là những nhà xe đi thẳng đến Coco Beach Camp Lagi Bình Thuận nên rất tiện lợi cho việc di chuyển. Nếu bạn dùng xe ô tô tự lái và xe máy thì có thể lựa chọn 1 trong 2 cung đường này. Cung đường 1: Chạy dọc theo quốc lộ 55, hướng từ Bà Rịa đi Lagi, đến ngã 3 Cam Bình. Sau đó rẽ phải, cách bãi biển Cam Bình 1 đoạn là đường Lê Minh Công. Từ vị trí này, bạn cứ theo con đường đó mà đi khoảng 700m là đến Coco Beach Camp Lagi Bình Thuận. Cung đường 2: Đi từ quốc lộ 1 theo hướng thành phố Hồ Chí Minh – Long Khánh – Hàm Tân. Khi đi đến ngã ba 46, bạn rẽ phải chạy thẳng đến bùng binh Ngã Tư Quân Cảnh. Sau đó rẽ phải vào quốc lộ 55 chừng 5km bạn sẽ đến ngã ba Cam Bình, bạn quẹo vào con đường Lê Minh Công. Tới đây, bạn chỉ cần đi thêm 1 đoạn khoảng 700m là đến Coco Beach Camp. Nếu Cù Lao Thu mang vẻ đẹp hoang sơ thì Coco Beach Camp Lagi Bình Thuận chính là tuyệt tác của sự kết hợp giữa tự nhiên và nhân tạo. Cát vàng, biển xanh cùng thời tiết mát mẻ nơi đây khiến cho bạn thư giãn và tránh xa chốn phố thị ồn ào. Bởi thế nên Coco Beach Camp được mọi người ví von là thiên đường nghỉ dưỡng. Khu du lịch này theo đuổi phong cách trang trí hoang dã như Hawaii với những món đồ thú vị như xích đu, nhà gỗ được sơn đầy màu sắc, võng trắng, đặc biệt là hình ảnh những xe nhà ở di động dù nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi. Đây là những thứ mà bạn chỉ có thể tìm thấy tại Coco Beach Camp Lagi Bình Thuận. Bạn có tin chỉ một khu du lịch nhưng bạn có thể trải nghiệm đủ các loại dịch vụ? Coco Beach Camp Lagi Bình Thuận chính là nơi như thế. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm ngủ lều, uống cafe trò chuyện cùng bạn bè và gia đình, chụp ảnh sống ảo, đốt lửa trại, soi đèn bắt còng ban đêm, tổ chức tiệc nướng BBQ, ngắm bình minh và hoàng hôn, thuê xe máy khám phá Lagi Bình Thuận, học kéo lưới cùng ngư dân, mua hải sản từ ngư dân vào sáng sớm, vui chơi các hoạt động thể thao trên biển… Hãy lên danh sách những hoạt động mà bạn muốn trải nghiệm tại nơi đây vào cẩm nang du lịch để không bị sót nhé! Bạn có thể tận dụng những chiếc xích đu và võng mà Coco đã bố trí để ngắm bình minh và hoàng hôn. Nhân tiện bạn làm luôn những bức ảnh sống ảo để đời. Nhâm nhi chút cocktail cùng tán gẫu cùng hội chị em, bạn sẽ có cảm giác không khác gì đang nghỉ dưỡng tại những khu resort sang trọng. Các hoạt động khác như chèo thuyền hơi, kéo lưới cùng người dân, lướt ván thuyền, đạp xe vòng quanh khu Coco,… cũng được nhiều bạn trẻ năng động hưởng ứng nhiệt tình. Đặc biệt, các bạn trẻ nên đi đến đây vào thứ 7 để được quẩy hết mình với Beach Party.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Cù Lao Câu – Tuy Phong

Cù lao Câu (hay cù lao Cau) là hòn đảo nhỏ nằm ở huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Hòn đảo này cách thành phố Phan Thiết khoảng 110km, cách Sài Gòn khoảng 240km. Từ đất liền muốn đi ra đảo cần đi thuyền hoặc tàu lớn, cano. Diện tích hòn đảo này khá nhỏ, chỉ khoảng hơn 10km. Hiện tại, cù lao Câu vẫn là hòn đảo khá hoang sơ nên vẫn giữ nguyện được vẻ đẹp và đặc biệt là rất ít rác. Hòn đảo được bao bọc bởi nước biển xanh ngắt và màu nước biến đổi theo từng thời điểm khác nhau trong ngày. Ngoài ra, dưới lòng biển còn ẩn chứa cả một hệ sinh thái san hô vô cùng độc đáo. Thời điểm biển đẹp sóng êm ở cù lao Câu kéo dài từ khoảng tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Trước khi đi chơi, bạn cũng nên xem trước dự báo thời tiết để có chuyến đi trọn vẹn hơn hoặc liên hệ trực tiếp với người lái thuyền ở đảo để biết thông tin chính xác hơn. Diện tích của cù lao Câu khá nhỏ, chỉ khoảng 1,5km nên bạn sẽ chỉ mất khoảng 1 – 2 tiếng để đi bộ vòng quanh thăm thú đảo. Cù lao Câu vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ, không có nhà cửa, chỉ có 1 đồn biên phòng và 2 lán của quán ăn. Bao bọc xung quanh 4 bề đều là biển nước mênh mông. Nơi đây thực sự rất thích hợp cho những bạn yêu thích biển xanh và muốn tận hưởng không gian yên tĩnh. Đi bộ vòng quanh đảo, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những vách đá lớn với nhiều hình thù độc đáo vươn ra chạm đến biển. Hãy chọn cho mình một góc thật đẹp để thư thả ngồi nghe tiếng sóng vỗ rì rào, hít hà làn gió mát mang theo hơi thở của biển khơi. Đừng quên chuẩn bị một chút đồ ăn nhẹ và nước uống nhé. Biển luôn là nơi thích hợp để bạn nhìn ngắm sự chuyển sắc của bầu trời. Trên cù lao Câu có khá nhiều mỏm đất đá cao, bạn có thể chọn cho mình một vị trí phù hợp để nhìn ngắm bình minh và hoàng hôn. Hoàng hôn trên cù lao sẽ khiến bạn thích thú vô cùng khi tậm mắt chiêm ngưỡng trên bầu trời xanh khoáng đạt, những đám mây vần vũ tạo thành bức rèm ánh sáng lung linh. Mặt biển trải dài trước mặt sáng lấp lánh khi ánh mặt trời chiếu thẳng vào. Biển luôn là nơi thích hợp để bạn nhìn ngắm sự chuyển sắc của bầu trời. Trên cù lao Câu có khá nhiều mỏm đất đá cao, bạn có thể chọn cho mình một vị trí phù hợp để nhìn ngắm bình minh và hoàng hôn. Hoàng hôn trên cù lao sẽ khiến bạn thích thú vô cùng khi tậm mắt chiêm ngưỡng trên bầu trời xanh khoáng đạt, những đám mây vần vũ tạo thành bức rèm ánh sáng lung linh. Mặt biển trải dài trước mặt sáng lấp lánh khi ánh mặt trời chiếu thẳng vào. Thời điểm thú vị nhất trong ngày chắc hẳn là khi nắng tắt, không gian bắt đầu mát mẻ và cùng quây quần với nhau để chuẩn bị cho bữa tối. Nếu thời gian thư thả và bạn không cần phải quay về đất liền trong ngày thì hay xin phép ở đồn biên phòng để dựng trại trên bãi biển. Đã đi biển thì tất nhiên những món ăn không thể bỏ qua chính là hải sản. Các món hải sản có tại cù lao Câu cũng rất phong phú với cá đỏ, cồi sò, ốc… Bạn có thể đến hai lán trên đảo để đặt trước đồ ăn cho buổi cắm trại hoặc mua sẵn hải sản tươi trên đường di chuyển xuống đảo.

Từ tháng 3 đến tháng 8

Đảo Phú Quý – Phan Thiết

Phú Quý hay còn gọi là cù lao Thu, cù lao Khoai Xứ là một đảo nhỏ nằm cách Phan Thiết, Bình Thuận khoảng 120 km về phía đông nam. Ngoài đảo chính, quanh đảo Phú Quý còn Hòn Đá Cao, Hòn Đỏ, Hòn Tranh và Hòn Hải. Diện tích đảo Phú Quý chỉ hơn 18km2 nhưng có đủ cảnh đẹp, danh thắng, trải nghiệm... để du khách khám phá vài ngày. Khí hậu trên đảo trong lành, mát mẻ quanh năm. Thời điểm thích hợp để khám phá đảo Phú Quý là từ khoảng tháng 12 đến tháng 6 năm sau, do mùa bão thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11. Mùa xuân hè biển êm, trong xanh, gió nhẹ, dễ dàng di chuyển ra các đảo nhỏ. Tuy nhiên thỉnh thoảng sẽ có biển động, bạn nên xem dự báo thời tiết trước. Là huyện đảo xa nhất của tỉnh Bình Thuận, đảo Phú Quý có khung cảnh hoang sơ, tuyệt đẹp nhưng du lịch chưa thực sự phát triển. Hiện phương tiện duy nhất để lên đảo là đi tàu biển từ thành phố Phan Thiết, khoảng cách hơn 110 km. Những tàu đi Phú Quý là Superdong-PQI, Superdong-PQII, Phú Quý Express, Phú Quý Island... Thông thường tàu xuất bến Phan Thiết vào khoảng 6h30 đến 7h30, tùy ngày sẽ có chuyến sớm hơn vào 5h30 hoặc muộn nhất 15h. Thời gian di chuyển 2,5 đến 3,5 tiếng tùy loại tàu, bao gồm giường nằm và ghế ngồi, phòng quạt và phòng máy lạnh. Tàu cao tốc đi 2,5 tiếng có giá vé 350.000 đồng một người. Trên đảo chưa có xe taxi, bạn có thể thuê xe máy ngay tại khách sạn để di chuyển. Đường sá trên đảo khá khang trang, có một trục đường chính nên rất dễ đi. Bạn cũng có thể bắt chuyện với người địa phương để hỏi đường, nếu cảm thấy "bế tắc". Thông thường để khám phá hết huyện đảo phải cần đến 4 - 5 ngày. Nếu không muốn đi tàu ra các đảo nhỏ xung quanh, bạn có thể chọn hành trình 3 ngày 2 đêm, bao gồm hai ngày di chuyển và một ngày vui chơi, khám phá hết đảo lớn. Các địa điểm mà bạn có thể cân nhắc thêm vào lịch trình của mình bao gồm: Vịnh Triều Dương, Bãi Nhỏ, Gành Hang, Đỉnh Cao Cát, Đền thờ cá Ông Vạn An Thạnh, Hải đăng Phú Quý, Đền thờ Công Chúa Bàn Tranh, Dinh Thầy Nại, Cánh đồng điện gió Phú Quý, Chợ cá Long Hải, Hồ cá Làng Dương,... Ăn uống trên đảo rất rẻ. Bạn có thể ăn hải sản tại các làng bè. Món nhất định phải thử là cua huỳnh đế và cua mặt trăng. Muốn mua phải đặt trước, bạn có thể nhờ chủ khách sạn đặt giúp. Một đặc sản của Phú Quý là bò nóng, với một số địa chỉ tham khảo là quán Hòa Thướng, Ngọc Tình, Thanh Bình, Thu Viễn... Nếu không ăn tại nhà hàng, bạn có thể dùng bữa tại các lồng bè như bè Đại Nam, Anh Sáng, Hải Thiện, Hải Phát, Ba Sinh... để thưởng thức hải sản tươi sống. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điều sau khi đến thăm đảo. Tàu biển ra vào đảo chạy theo lịch cố định trong từng tháng nên du khách nên đặt trước vì vé hết rất nhanh. Bạn có thể theo dõi thêm lịch tàu chạy tại trang thông tin của Sở Giao thông vận tải Bình Thuận ở phần thông báo. Trung bình một ngày chỉ có 1-2 chuyến xuất phát mỗi chiều, nếu trễ giờ tàu chạy bạn sẽ phải đợi chuyến tiếp theo vào ngày hôm sau. Theo những người lái tàu lâu năm, từ cảng Phan Thiết ra đảo Phú Quý được coi là cung đường biển khó nhất nhì trong cả nước. Đoạn đường có sóng ngang và nhiều xoáy, khiến tàu thuyền không thể xuôi dòng mà phải vượt sóng để đi. Do đó tàu thường rung lắc khiến cả những người khỏe mạnh cũng dễ say sóng, nhất là những ngày biển động. Vì đường biển khó đi, nhân viên tàu sẽ phát sẵn túi nilon phòng khi say sóng trước khi khởi hành. Người có tiền sử hay bị say tàu xe hãy uống thuốc và chuẩn bị nhiều túi nilon. Gió trên đảo rất mạnh, nên mặc trang phục gọn gàng và giữ chắc vật dụng cá nhân khi đi ra ngoài. Nếu muốn cắm trại qua đêm, hãy nhờ chủ nhà nghỉ xin giấy phép trước để hoàn thành các thủ tục cư trú. Đảo cho phép người nước ngoài ra thăm đảo, tuy nhiên hạn chế số lượng do đó thủ tục cấp phép khá lâu.

Từ tháng 12 đến tháng 6