Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Lễ hội Cầu Trăng Hà Giang

Lễ hội Cầu Trăng Hà Giang

Thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

Lễ hội cầu Trăng là ngày hội vui nhất của người Tày ở Hà Giang, trong những ngày này những người già gặp nhau hỏi thăm chuyện gia đình, chuyện phát triển sản xuất, chăn nuôi.

Đây cũng là ngày hội để các chàng trai, cô gái gặp nhau qua những câu hát trao duyên. Đối với dân tộc Tày, tín ngưỡng dân gian luôn quan niệm trên cung trăng có mẹ trăng và 12 nàng tiên (con gái của mẹ). Mẹ trăng cùng 12 nàng tiên luôn chăm lo, bảo vệ mùa màng cho muôn dân.

Bởi vậy, đồng bào Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê (Hà Giang) thường xuyên duy trì tổ chức lễ hội cầu Trăng với ý nghĩa đón mẹ trăng và các nàng tiên xuống vui Tết Trung Thu. Trong những ngày này những người già gặp nhau hỏi thăm chuyện gia đình, chuyện phát triển sản xuất, chăn nuôi. Với thanh niên, đây là ngày hội để các chàng trai, cô gái gặp nhau qua những câu hát trao duyên. Còn đối với trẻ em thì đây là ngày vui nhất, các em được rước đèn ông sao, được vui đùa, phá cỗ dưới ánh trăng rằm.

Lễ hội cầu Trăng được tổ chức đúng ngày Rằm tháng Tám, lễ hội gồm hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ thường được tổ chức vào tối 14/8 âm lịch trên một bãi đất rộng với các nghi thức "cúng thổ công chúa bản" tại ngôi miếu chung để xin phép cho dân bản được tổ chức lễ hội cầu Trăng vào đêm hôm sau.

Mở đầu phần hội là các màn múa vòng quanh bàn lễ đặt ngoài Trời. Tiếp đến, dân bản thi nấu các món ẩm thực truyền thống (cơm lam, xôi ngũ sắc, mắm thịt lợn, mắm cá chép, trám muối, măng muối...); chơi các trò chơi dân gian; quây quần ngồi uống rượu, thưởng thức các món ẩm thực vừa chế biến. Hòa quyện vào men rượu thơm nồng, ngây ngất, họ cùng nhau múa, hát với giai điệu mượt mà, đằm thắm, chan chứa tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi hạnh phúc lứa đôi…

Đêm hôm sau, đúng vào ngày rằm tháng tám, khi mẹ trăng lên khỏi đỉnh núi và bắt đầu tỏa sáng xuống bản làng, tất cả bà con tập trung ở sân. Lúc này, thầy cúng tiến hành cúng thổ công và các thần linh, các nghệ nhân cúng tế múa vòng quanh dàn cúng khi khai hội đón trăng.

Đêm hội cầu trăng kết thúc khi mẹ trăng lên đứng giữa đỉnh đầu, cả bản lưu luyến làm lễ tiễn mẹ trăng về trời, sau đó họ lại tiếp tục ngân nga trong câu hát then, hát cọi có sức lôi cuốn con người đến kỳ lạ. Kết thúc buổi lễ, già làng sẽ phát các hạt giống cho con cháu, cầu cho tất cả bà con một năm mới gieo trồng gặp thuận lợi, mùa màng bội thu, dân bản no ấm. Thông qua việc tổ chức lễ hội cầu trăng, bà con dân tộc Tày còn truyền dạy cho con cháu của mình lòng tự hào, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc của dân tộc.

Khi đến với lễ hội cầu trăng, không chỉ được nghe hát những làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian, mỗi du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực truyền thống của bà con dân tộc Tày như cơm lam, các món rau rừng, mắm thịt lợn, mắm cá chép ruộng, trám muối, xôi ngũ sắc, măng chua, trám đen chấm với muối vừng.

Từ 16/09/2024 - 17/09/2024

Khám Phá Hà Giang

Cột Cờ Lũng Cú

Là biểu tượng đánh dấu điểm cực Bắc của Việt Nam, cột cờ Lũng Cú được xây dựng trên đỉnh núi Rồng, thuộc một xã nhỏ ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nằm ở độ cao 1.470m so với mực nước biển, đây là một trong những địa điểm check in của nhiều bạn trẻ, đồng thời còn là điểm chinh phục của hầu hết tất cả các khách du lịch đến với Hà Giang. Để đến được cột cờ Lũng Cú bạn cũng cần phải sắp xếp đến Hà Giang du lịch, và cần phải có một lịch trình cụ thể, sớm nhất để tham quan nơi này vì cột cờ cách khá xa so với đoạn đường núi gần 200km. Nếu bạn muốn đến Hà Giang du lịch và ngắm nhìn được khung cảnh xinh đẹp nơi này thì một số thời điểm thích hợp nhất mà bạn nên cân nhắc chính là: Từ tháng 1 đến tháng 3: Vào khoảng thời gian này hoa mận, hoa đào, hoa cải vàng sẽ nở rộ, bạn sẽ chiêm ngưỡng được biệt danh “miền đá nở hoa” là như thế nào, nên đến đây vào thời gian này bạn sẽ được tham quan và tận hưởng những cảnh hoa đua nhau nở cực đẹp mắt. Bạn cũng có thể đến vào tháng 5 mùa nước đổ hay tháng 6 - 8 là khoảng mùa hè với thời tiết khô ráo, dễ dàng di chuyển và thuận lợi hơn trong việc tham quan cột cờ Lũng Cú. Hoặc bạn cũng có thể đến Hà Giang vào tháng 10 - 12 để tham quan cột cờ đồng thời đây là khoảng thời gian mùa hoa tam giác mạch nở trên cao nguyên đá Đồng Văn, bạn sẽ ngắm nhìn được những khung cảnh tuyệt vời nhất vào thời gian này. Điều đầu tiên khi bạn muốn đến tham quan cột cờ Lũng Cú Hà Giang là phải có một tấm vé máy bay đi Hà Nội. Sau khi đã đến Hà Nội rồi thì việc bạn cần làm sau đó là tìm cho mình một chiếc xe khách để đến thành phố Hà Giang của tỉnh Hà Giang, từ đây bạn cũng có thể thuê cả xe máy hoặc ô tô để lên đến Lũng Cú. Còn nếu bạn đang ở khu vực các tỉnh miền Bắc, bạn có thể lựa chọn đi xe khách, xe máy hoặc ô tô để đến cột cờ Lũng Cú theo đường quốc lộ 4C để đến Quản Bạ sau đó từ đây sẽ lên đến Đồng Văn. Nếu đã đến Đồng Văn rồi bạn chạy thẳng sẽ đến xã Sà Phìn, tiếp tục đi đến bạn sẽ gặp một ngã ba nếu đi thẳng bạn sẽ đến phố cổ Đồng Văn còn nếu ngược lại sẽ hướng về Lũng Cú. Được xây dựng trên đỉnh núi Rồng, nên để lên được đỉnh núi bạn cần trải qua 839 bậc thang, được chia làm 3 chặng, ở mỗi chặng sẽ có khu nhà chờ để du khách có thể nghỉ chân hoặc ngắm cảnh phía dưới núi. Sau khi leo hơn 800 bậc thang, bạn chắc chắn sẽ sững người đến tự hào khi chứng kiến cột cờ Lũng Cú với lối kiến trúc được xây dựng theo hình bát giác, có chiều cao 33.15m và lá cờ Tổ quốc 54m2 luôn tung bay trên đỉnh núi Rồng. Xung quanh thân cột cờ là hình mặt trống đồng Ðông Sơn và dưới chân cột cờ là tám tấm phù điêu minh họa cho các thời kỳ lịch sử vẻ vang của đất nước. Từ trên cột cờ nhìn xuống, bạn sẽ có cảm giác như được ngắm nhìn bờ cõi nước Nam ta trong tầm mắt. Được cảm nhận được không khí se lạnh của núi rừng Đông Bắc. Đứng ở núi Rồng, cảm giác như núi rừng Đông Bắc hòa cùng mây trời cao rộng, không những vậy, chỉ cần ngước mắt nhìn lên là hình ảnh tự hào dân tộc lại càng nâng cao lên với màu sáng tươi của lá quốc kỳ thiêng liêng tung bay. Vừa tạo cảm giác tự hào vừa lại hưng phấn khi chinh phục được đỉnh cao của một cột mốc lớn.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Mã Pí Lèng

Đèo Mã Pí lèng tại Hà Giang còn có tên gọi khác là Mả Pí Lèng hay Mã Pỉ Lèng có nghĩa “sống mũi con ngựa”. Mã Pì Lèng được mệnh danh là một trong những cung đường đèo tử thần của vùng núi đất Bắc, vì những đường cong hiểm trở, thách thức tay lái. Đèo tọa lạc trên quốc lộ 4C, xã Pả Vi và Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, thuộc một trong những con dốc cao và hiểm trở nhất vùng núi Đông Bắc, cũng là cái tên nằm trong danh sách “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam đáng để chinh phục. Nằm ở độ cao khoảng 1.200m so với mực nước biển, và dài khoảng 20km (nối liền thị trấn phố cổ Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc), Mã Pí Lèng uốn cong và quấn quanh ngọn núi như một con trăn trắng. Men theo cung đường này, bạn sẽ đi qua được thêm nhiều bản làng hay địa danh nổi tiếng như Pả Vi, Sín Cái… Hà Giang đẹp quanh năm. Mỗi mùa đều có một bản sắc riêng. Cũng như nước hoa, không có mùi hương nào là thơm nhất, chỉ có mùi hương phù hợp nhất. Và MIA.vn đã lập ra một danh sách liệt kê một số đặt điểm của Hà Giang qua từng tháng cho bạn rồi đây. Tháng 1-3 là mùa hoa mận, hoa đào. Nếu bạn yêu thích màu hồng của loài hoa này chắc chắn đừng bỏ qua. Tháng 4 là thời điểm chợ tình Khâu Vai diễn ra. Phiên chợ độc đáo mỗi năm đều chỉ tổ chức một lần vì thế, nếu thích thú với lễ hội này thì bạn cũng nên đến Hà Giang vào tháng 4. Tháng 9 chính là mùa mà những ruộng bậc thang ở Hà Giang nhuộm vàng ươm sắc vàng của lúa chín đẹp như tranh vẽ. Tháng 10, 11 mùa hoa tam giác mạch – Loài hoa lãng mạn chỉ có mặt ở vùng đất Đông Bắc. Tháng 12 mùa hoa cải, và nếu nhiệt độ đủ thấp thì còn sẽ có cả tuyết rơi đấy nhé. Dám cá rằng dù có là phượt thủ hay không thì bạn cũng đã từng nghe đến danh tiếng của con đèo Mã Pì Lèng này. Đây chính là một trong “tứ đại đỉnh đèo” mang vẻ đẹp vừa hoang sơ, hiểm trở nhưng lại quyến rũ và cuốn hút lạ kỳ. Mã Pì Lèng khó chinh phục. Vì vậy mà làm mọi người càng khao khát thêm để có thể một lần vượt qua được hết những cung đường ngoằn ngoèo, quanh co với xung quanh là núi đá tai mèo cao, dựng đứng và vực sâu thẳm. Nằm chênh vênh giữa ngọn núi, nên bạn cũng sẽ đi qua đến 9 khúc cua quanh co “rùng rợn” khi một bên tay lái sẽ là vực thẳm sâu hun hút. Cung đường lại hẹp, đôi khi chỉ đủ chỗ cho một chiếc xe. Ấy vậy mà trên đường đi bạn cũng có thể ngắm nhìn được con sông Nho Quế xanh và uốn lượn như một dải lụa. Sông biến đổi theo mùa cực kỳ đặc biệt. Đây cũng là một góc check-in huyền thoại cho giới trẻ ưa thích mạo hiểm. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi đến mỏm đá nằm cheo leo giữa vách núi – Nơi sẽ bắt trọn được toàn cảnh núi rừng hùng vĩ và sông nước bạt ngàn. Trên đường lên đỉnh Mã Pì Lèng cũng sẽ còn có cả những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín sẽ trở nên vàng ươm, bát ngát cả một vùng núi đất Đông Bắc. Ngoài ra, tùy mỗi mùa mà không gian bên dưới sẽ là màu trắng tinh khôi của hoa cải, hoa mận hay màu đỏ nổi bật của các loại hoa khác. Ấm thực Đông Bắc có một sức lôi cuốn kỳ lạ và đặc biệt. Các món ăn có thể kể đến như thắng cố, thịt trâu gác bếp, lạp xưởng… đều là những đặc sản mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch Hà Giang. Ngoài ra, bạn đã nghe đến rêu nướng chưa? Hương vị của món ăn này có 1-0-2, ăn xong đảm bảo sẽ gây nghiện nặng đó nha. Đa phần vì thời tiết giá rét nên các món ở Hà Giang cũng là món nướng và nhâm nhi thêm chút rượu cần để trải nghiệm được trọn vẹn nhất văn hóa ăn uống của vùng đất địa đầu Tổ quốc này.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Phố cổ Đồng Văn

Thị trấn Đồng Văn nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi phủ mây phong của cao nguyên đá. Chỉ có khoảng vài chục ngôi nhà nằm rải rác quanh khu trung tâm và xen kẽ vào những vách đá dựng đựng ở giữa trời xanh. Vẻ đẹp của phố cổ Đồng Văn được nổi lên như một bức tranh thủy mạc, trữ tình với đủ những tông màu của thiên nhiên cùng hội tụ. Những ngôi nhà cổ được người dân địa phương dựng lên liền kề bên vách núi như một sự thử thách của sức mạnh, ý chí quyết tâm của con người trước tạo hóa. Phố cổ Đồng Văn được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ XX, trải qua những biến thiên của lịch sử, thăng trầm của thời cuộc dường như khu phố vẫn như được nét quyến rũ, hoang sơ của buổi ban đầu. Phố được dựng lên bởi người Tày, người Mông và cả người Hoa. Ngày nay, khi đến du lịch Hà Giang bạn sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những ngôi nhà được thiết kế theo lối nhà dài, nhà mái lợp ngói âm dương. Qua thời gian, phố cổ Đồng Văn đón nhiều cư dân khác nhau đến sinh sống và làm ăn. Điều này đã làm cho khu phố có sự dung hòa, tổng hợp và tiếp biến nhiều hình thái văn hóa của các sắc dân khác nhau. Đến với phố cổ Đồng Văn, bạn không chỉ được xem những chiếc đèn lồng được giăng như mắc cửi trên các tuyến phố mà còn tận mắt chứng kiến những phiên chợ vùng cao với những tiếng khèn, điệu nhạc và sản vật tiêu biểu của vùng cao nguyên đá. Vào những đêm cuối tuần, không gian trong các quán chợ trở nên rộn rã bằng tiếng hát câu hò của những đôi trai gái. Họ trao nhau điệu múa, câu hò giao duyên bên ánh lửa bập bùng của phiên chợ tình vùng cao. Phố cổ Đồng Văn không chỉ là một địa chỉ giao thương của người dân trong vùng mà nó đã trở thành một “trung tâm thương mại” của một vùng cao nguyên rộng lớn. Không chỉ có người dân địa phương, người dân ở các vùng lân cận mà ngay cả những người đi buôn bán ở miền xuôi cũng muốn lên đây mua bán sản vật. Du lịch Hà Giang đến với phố cổ Đồng Văn cũng là địa chỉ tổ chức những lễ hội tryền thống của người Tày, Mông và đồng bào các dân tộc thiểu số trên vùng núi Tây Bắc. Trong những trang phục truyền thống các thiếu nữ người Mông, Tày, Pu Péo, Lô Lô… tay trong tay với điệu nhạc trao duyên. Điểm nhấn của khu phố cổ là chợ Đồng Văn, chợ được xây bằng nguyên liệu chủ yếu là đá từ năm 1920, qua gần một thế kỷ đến nay khu chợ vẫn còn giữ gìn nét văn hóa khá nguyên vẹn. Để ngắm phố cổ Đồng Văn từ trên cao bạn hoàn toàn có thể thu gọn toàn bộ khung cảnh của khu phố trong tầm mắt. Những dãy nhà được xếp thành hình chữ U lợp ngói âm dương chay dọc theo triền núi. Nếu hỏi thử xem du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Thì hãy đến Hà Giang trong mùa hoa tam giác mạch, bạn hoàn toàn có thể đắm mình trong không gian của núi rừng và những triền đồi trắng dãy một màu, cùng mùi hương ngát dịu của loài hoa nức danh vùng Tây Bắc này. Ở phố cổ Đồng Văn khi đêm về, bạn có thể ghé vào một quán cafe để thưởng thức vị ngon của cafe và lắng nghe từng tiếng gió rít bên những triền đồi vang vọng lại. Mùi hương của loài hoa tam giác mạch sẽ ru bạn đắm chìm trong sự mê mẫn của tiếng khèn, tiếng sáo và những ánh lửa bập bùng trong tiếng nhạc du dương. Về tổng thể phố cổ Đồng Văn có kiến trúc theo kiểu người Hoa là khá phổ biến, chủ yếu lợp ngói âm dương, vì kèo được thiết kế chắc chắn. Đặc biệt, đá dường như là nguyên liệu chủ yếu và trở nên phổ biến trong xây dựng. Những cối đá, tường đá, cột đá được đầu tư xây dựng nên không gian cảnh quan các tuyến phố rất gần gũi với thiên nhiên, ít bị tác động của bàn tay con người. Hầu như mỗi ngôi nhà ở khu phố cổ điều có treo đèn lồng, có lẽ đây là nét văn hóa riêng có của đồng bào thiểu số và hình ảnh của ngọn lửa cũng giúp xua tan đi cái lạnh buốt của vùng cao nguyên đá về đêm. Theo kinh nghiệm du lịch Hà Giang, thì mỗi năm, tỉnh Hà Giang điều tổ chức nhiều lễ hội mang đậm dấu ấn truyền thống của đông bào thiểu số tại Đồng Văn, trong đó phải kể đến “Đêm phố cổ”. Đến với đêm phố cổ các bạn sẽ có cơ hội xem những chiếc váy thổ cẩm, những chiếc đèn lồng, những món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Hà Giang, một vùng đất du lịch ấn tượng với nhiều địa chỉ văn hóa, lịch sử vẫn còn khá nguyên vẹn. Đặt chân đến đây, cũng là đến với vùng đất của trời mây non nước trữ tình, mọi thứ điều rất hoang sơ. Vùng đất của những cánh đồng hoa Tam giác mạch, của món Thắng cố, của thổ cẩm thiêu tay và tiếng khèn của đôi lứa trao duyên trên phố cổ Đồng Văn – cao nguyên đá.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Thị trấn Phó bảng – Yên Minh

Đồng Văn từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn và nổi tiếng của du khách trong và ngoài nước khi nó sở hữu cho mình muôn vàn cảnh đẹp và đặc biệt hơn nữa là cột cờ Lũng Cú, một biểu tượng hết sức thiêng liêng của đất nước Việt Nam. Nhưng đó chưa phải là tất cả của Đồng Văn. Nằm ẩn sâu trong lớp lớp đất đá tai mèo có một thị trấn nhỏ mang tên phó bảng. Nơi đây là một vùng đất ít người biết đến, dù bị năm tháng lãng quên thế nhưng nó vẫn giữ trọn vẹn được nét hoang sơ, cổ kính và yên bình đến lạ thường. Trước đây khi nhắc tới Phó Bảng người ta thường nghĩ ngay đến một trung tâm buôn bán cần sa và ma túy sầm uất nhất Hà Giang nhưng sau khi được giải tỏa nơi này lại nằm thu mình và có một cuộc sống gần như khép kín với thế giới bên ngoài. Do vị trí địa lý ẩn sâu trong lớp đất đá chính vì thế đường lên Phó Bảng khá khó khăn và hiểm trở. Ta có thể bắt đầu đi từ phố cổ Đồng Văn ngược lại khoảng 17 km. Với những khúc đường đèo hiểm trở chênh vênh khi một bên là vực sâu, một bên là núi cao bạn hãy nắm vững tay lái chú ý biển báo và những chiếc gương lồi gắn hai bên đường. Nếu như chưa có một kinh nghiệm nào về du lịch đường đèo thì lớp học cho dân phượt có lẽ là một lựa chọn thích hợp nhất mà bạn phải chuẩn bị trước khi lên đường. Mặc dù cung đường khó khăn nhưng du khách cũng đừng quá lo lắng và sợ hãi bởi trên đường đi bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của núi non hùng vĩ duy nhất chỉ có tại Hà Giang hay như cứ coi đây là một thách thức mà bạn đặt ra cho bản thân mình để chạm đến những giới hạn cao hơn trong cuộc sống. Sau quãng đường dài di chuyển, thị trấn Phó Bảng mở ra trước mắt ta một khung cảnh tựa như đang lạc vào một miền quê của đất nước Hàn Quốc xa xôi. Vốn được mệnh danh là nàng thiếu phụ ngủ trên cao nguyên đá Đồng Văn, khi bước vào Phó Bảng bạn sẽ cảm nhận được một khung cảnh bình yên với nhịp sống nhẹ nhàng, thanh thản. Những ngôi nhà trình tường bên trên là mái âm dương với màu rêu cổ kính, bức tường đất vàng ngà pha chút nâu đỏ. Khung cửa sổ cũ kỹ, bức vách với những vết nứt tưởng như sắp sập xuống nhưng lại hết sức vững chắc trước phong ba bão tố của đất trời Hà Giang, treo trên đó là những câu đối đỏ và chiếc đèn lồng có khắc chữ của đồng bào dân tộc Hoa đã bạc màu theo năm tháng. Những thứ lâu đời tưởng như không sử dụng được giờ đây dưới bàn tay tài hoa của đồng bào dân tộc sinh sống ở mảnh đất này đã tạo nên một vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ hiếm có tại vùng núi cao Tây Bắc. Với phó bảng bốn mùa đều có một nét đẹp riêng biệt nhưng có lẽ mùa thu là mùa mà nơi đây đẹp và hoàn hảo nhất. Thu sang thị trấn khoác lên mình một vẻ đẹp hoang tàn nhuốm màu ký ức nhưng ẩn chứa sâu bên trong là sức sống tràn trề, mãnh liệt. Tận hưởng bầu không khí trong lành tại một vùng đất bình yên, ngắm nhìn những đồi hoa tam giác mạch nồng nàn, đi lang thang du ngoại ở ven đường của thị trấn nhỏ cùng một chiếc máy ảnh trên tay chắc chắn bạn sẽ có những phút giây thật tuyệt vời trên mảnh đất ngủ quên này. Không chỉ có vẻ đẹp mới làm lay động lòng người, thị trấn Phó Bảng còn để lại một dấu ấn vô cùng sâu sắc trong lòng du khách bởi nét giản dị, chất phát của người dân nơi đây. Sống tại phó bảng chủ yếu là đồng bào dân tộc Hoa và người Mông. Đến với nơi đây bạn chắc chắn sẽ không thể kìm lòng được khi nhìn thấy ánh mắt sáng ngời của đồng bào dân tộc. Họ là những người dù sống trong nghèo khó, tối tăm nhưng cũng không bao giờ bị tha hoá, biến chất bởi đồng tiền và sự hào nhoáng xa hoa nơi thành thị mà sống một cách chậm rãi thong thả và cần cù lao động. Ngày này qua ngày khác dù trời đất và con người có biến động như thế nào nhưng nếp sống của đồng bào dân tộc vẫn đi trên một quỹ đạo nhất định. Những thanh niên trai tráng vẫn vác gùi đi làm rẫy, những người phụ nữ tần tảo địu con trên lưng mà không quên công việc của mình. Thi thoảng ta lại nhìn thấy mấy đứa trẻ nhỏ quần áo lấm lem nhưng trong ánh mắt lại toát lên sự trong trẻo, hồn nhiên hoang dại mà tràn đầy sức sống như những bông hoa tam giác mạch mọc trên triền núi đá khô cằn. Với một khung cảnh hoang sơ cổ kính ít người biết đến, một đồng bào dân tộc có nếp sống giản dị thanh tao tất cả đã tạo nên thị trấn nhỏ Phó bảng yên bình. Dù không nổi tiếng như những địa danh khác của Đồng Văn nhưng nơi đây đã giữ được những nét văn hóa truyền thống lâu đời. Đó là món quà vô cùng quý báu mà người dân Phó Bảng đã giữ gìn cho Hà Giang nói riêng và cả đất nước Việt Nam nói chung. Chính vì thế chúng ta hãy góp phần chung tay để bảo vệ một nét đẹp đang dần bị phai nhòa theo năm tháng.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Rừng thông Yên Minh

Yên Minh là thị trấn cách thành phố Hà Giang khoảng 100km về phía Đông Bắc, men theo quốc lộ 4C từ Cán Tỷ lên trung tâm phố huyện chạy qua 3 xã: Bạch Đích, Na Khê, Lao Và Chải. Cung đường Yên Minh kéo dài 50km từ Quản Bạ, hai bên đường thông mọc thẳng tắp, trải dài hàng chục km, đón chào những phượt thủ bằng những con đường quanh co, uốn lượn cùng làn sương mờ mờ ảo ảo phía xa xa. Khung cảnh rừng thông Yên Minh ngút trời, những trảng cỏ xanh và làn sương mù lãng đãng cùng bầu không khí trong mát khiến du khách có cảm giác tâm hồn trở nên thoải mái, tinh thần dễ chịu, như được đi vào một “Đà Lạt thứ hai”. Đi giữa rừng thông nghe tiếng rì rào, ngân nga vài câu hát khiến người ta yêu đời hơn, lòng thư thái cùng hoà vào thiên nhiên, tận hưởng cảm giác được ở một thiên đường xanh yên bình trên mặt đất. Ngắm nhìn rừng thông Yên Minh từ trên cao xuống, cảm giác như bạn vừa được đi trên mình một con sóng với những khúc uốn quanh, mềm mại. Đặc biệt là, bên cạnh những ngọn núi cao có những con sông trải dài lên tới thượng nguồn. Sự kết hợp hài hoà giữa sông núi mây trời sẽ giúp bạn có thêm nhiều những trải nghiệm hấp dẫn và cảm nhận vẻ đẹp trữ tình đặc biệt của mảnh đất nơi này. Theo như kinh nghiệm du lịch Hà Giang, xuôi về phía đồng bằng, cách trung tâm huyện Yên Minh khoảng tầm 12hm còn có một thảo nguyên xanh ở Lao Và Chải. Nơi này mang một nét đẹp lãng mạn, là một điểm dừng chân trên con đường phượt rừng thông Yên Minh, cũng chính vì lẽ đó mà thảo nguyên xinh xắn, thơ mộng này trở thành một địa điểm chụp ảnh cưới lý tưởng của bao cặp đôi. Là một điểm du lịch Hà Giang vừa độc đáo như khung cảnh Đà Lạt lại vừa thơ mộng, yên bình và êm ái đến nôn nao cả cõi lòng, rừng thông Yên Minh sẽ là một trải nghiệm khó quên với mỗi du khách.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Thung Lũng Sủng Là

Nếu đã một lần đến với Hà Giang, hay thậm chí là nhìn qua những bức ảnh trên Internet bạn cũng sẽ thấy được một Hà Giang với sức hấp dẫn không tưởng được. Không chỉ là bởi vì cảnh sắc núi rừng thiên nhiên nơi đây mà còn là vì con người với những nét đẹp của văn hóa. Thung lũng Sủng Là được biết đến là một thung lũng xinh đẹp nhất thuộc địa phận của cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nằm trên quốc lộ 4C nối các thị trấn của tỉnh Hà Giang và Sủng là chỉ cách huyện Đồng Văn hơn 20Km, được biết với rất nhiều biệt danh như là “ốc đảo”, “thung lũng nơi đá nở hoa” hay là “đóa hoa rực rỡ đầy quyến rũ của cao nguyên đá”. Khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận được sự hài hòa của thiên nhiên thơ mộng và con người địa phương, dường như hòa quyện vào nhau tạo nên bức tranh xinh đẹp giữa núi trời. Được hình thành trên địa hình chênh vênh của đá tai mèo đầy hiểm trở, nhưng với sức sống mãnh liệt, ý chí kiên cường của các chồi hoa đã vươn lên tạo cho thung lũng một cảnh sắc ngọt ngào mê hoặc lòng người. Hiện nay, thung lũng Sủng Là được xem là địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Giang không chỉ với người Việt mà còn là du khách nước ngoài. Hơn hết với sự xuất hiện trong bộ phim “Chuyện của Pao”, thung lũng Sủng Là trở nên ngày càng nổi tiếng và được nhiều người yêu thích. Khi đến với thung lũng Sủng Là, thứ bạn cảm nhận được đầu tiên đó chính là không khí vô cùng trong lành, dễ chịu, hơn hết là sự yên bình đến lạ của thung lũng. Thứ ấn tượng nhất đối với bạn có thể là sự hùng vĩ của những dãy núi đá tai mèo dựng đứng tạo nên sự hoang sơ của nơi đây. Xa xa bạn sẽ thấy được những cánh đồng lúa xen giữa những dãy núi và những người dân chân chất, mộc mạc đang trên đồng làm việc. Thung lũng Sủng Là với đá tảng lớn lại còn vút cao, đất đai chỉ toàn là sỏi đá nhiều nên rất khó khăn cho cây cối phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, khi đến đây bạn sẽ choáng ngợp bởi không gian thiên nhiên đầy sắc màu của hoa cỏ. Đặc biệt là vào khoảng tháng 10 và tháng 11 bạn sẽ thật sự ấn tượng với vẻ đẹp của những đóa hoa tam giác mạch. Được biết đến là loài hoa đặc trưng của Hà Giang nên hầu như ở bất kỳ ở đâu cũng có rất nhiều loài hoa này, nhưng ngay tại Sủng Là bạn có thể ngắm nhìn những bông hoa tam giác mạch đua sắc rực rỡ. Ngoài ra bạn còn có thể đến thung lũng vào khoảng tháng 12 để có thể ngắm nhìn được vẻ đẹp của hoa cải trắng hay cải vàng. Đây chắc chắn là khung cảnh bắt mắt không kém gì tam giác mạch. Hay bạn cũng có thể đến vào những tháng đầu năm để ngắm nhìn những bông hoa đào rừng đua nở, ngập tràn hương thơm của thiên nhiên. Thiên nhiên đã ban tặng cho Sủng Là một cảnh sắc tuyệt vời giữa núi trời hùng vĩ và cỏ cây hoa lá mỏng manh, một sự đối lập nhưng lại vô cùng hài hòa. Đã đến với thung lũng Sủng Là thì bạn không nên bỏ qua việc ghé thăm làng văn hóa Lủng Cẩm - một ngôi làng nhỏ xinh bao gồm hơn 60 hộ gia đình đang sinh sống tại xã Sủng Là, huyện Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Ngôi làng có lịch sử hơn 100 năm và hiện nay là địa điểm du lịch văn hóa cộng đồng thu hút rất nhiều khách du lịch tìm đến trải nghiệm. Khi đã đến đây bạn sẽ được hòa mình vào những nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây, bạn sẽ được mặc những trang phục dân tộc nhiều màu sắc và họa tiết hấp dẫn, bên cạnh đó bạn còn được trải nghiệm vào những điệu nhảy và những bài hát sôi động của bữa tiệc hoặc lễ hội. Đến đây bạn còn được tham quan và ngắm nhìn vẻ đẹp của các căn nhà của người H’Mông với lan can bằng gỗ, bức tường và mái ngói đã nhuộm màu rêu phong của thời gian. Nếu đã từng xem qua bộ phim “Chuyện của Pao” 2005 thì chắc chắn có 1 nơi mà bạn chắc chắn phải ghé thăm khi đến với thung lũng Sủng Là. Đó chắc chắn chính là nhà của Pao, nơi được sử dụng làm bối cảnh của bộ phim. Đây cũng chính là địa điểm check in mà rất nhiều bạn trẻ yêu thích khi đến Sủng Là. Căn nhà này được xây dựng rất mộc mạc, với khoảng sân trước nhà và hàng rào được làm bằng đá và chiếc ngói âm dương vô cùng đẹp mắt. Nơi đây còn trồng những cây mận và đào nên vào dịp đầu năm bạn sẽ ngắm được những đóa hoa rực rỡ trước cửa nhà. Nơi đây sẽ là địa điểm rất phù hợp cho bạn khi đã đến với thung lũng Sủng Là, nơi đây bạn có thể hóa thân vào không gian cổ kính, mộc mạc như trong phim, hoặc cũng có thể sử dụng bộ trang phục sặc sỡ tạo điểm nhấn cho bức ảnh của bạn. Điều bạn cần khi đến với Sủng Là là một tinh thần tốt nhất và một chiếc điện thoại hoặc máy ảnh dung lượng để bạn có được những bộ ảnh tuyệt vời có một không hai.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Dinh thự Họ Vương – Biệt thự Vua Mèo

Dinh thự Vua Mèo hay còn được biết đến với cái tên Dinh thự họ Vương, tọa lạc tại thung lũng Sà Phìn, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thành phố khoảng 125km và cách cao nguyên đá Đồng Văn nổi tiếng chỉ 15km. Căn nhà cổ này gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của 2 cha con người Mông là Vua Mèo Vương Chính Đức và Vương Chí Sình (hay Vương Chí Thành). Ông Vương Chính Đức (1886 - 1962) là người đứng đầu chế độ thổ ty phong kiến miền núi của dân tộc Mông nên còn được gọi với cái tên đầy quyền lực là Vua Mèo. Còn con trai ông là người đi theo con đường cách mạng, nhờ những cống hiến cho đất nước nên được bầu làm đại biểu Quốc hội 2 nhiệm kỳ đầu tiên. Công trình được bắt đầu xây dựng vào năm 1898 và chính thức hoàn thành vào năm 1907, tiêu tốn một khoảng tiền khổng lồ là 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương với 150 tỷ VNĐ ngày nay. Dinh thự được thiết kế và xây dựng bởi những người thợ Vân Nam Trung Quốc kết hợp với đồng bào người Mông, tạo ra một công trình rộng hơn 1200m2 trên diện tích khoảng 3000m2. Nhờ lịch sử lâu đời và giá trị văn hóa không thể bàn cãi, Dinh thự Vua Mèo đã được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia năm 1993, sau gần 1 thế kỉ tồn tại. Ngoài ra dinh thự này cũng mất đến 5 năm để khởi công xây dựng bởi và tất cả đều được xây dựng bằng sức người chứ không hề dùng phương tiện máy móc gì. Dinh thự Vua Mèo nằm dưới chân một thung lũng được bao bọc phía trên bằng một vùng đất cao. Với kiểu địa thế này, toàn bộ công trình được bảo vệ bởi những cánh cung núi gọi là thế mai rùa, hỗ trợ phòng thủ rất tốt trong thời kỳ chiến tranh ác liệt. Trải qua hơn trăm năm tồn tại, mọi thứ trong dinh thự vẫn vẹn nguyên như ngày đầu, tạo sự kích thích với mọi người đến đây để khám giá ít nhất một lần trong đời. Kiến trúc bên trong dinh thự vô cùng độc đáo, là sự kết tinh của 3 nền văn hóa khác nhau gồm người Mông, người Pháp và người Trung Quốc. Công trình gồm 4 căn nhà ngang, 6 căn nhà dọc chia thành 3 khu vực tiền dinh (dành cho lính canh và nô tì), trung dinh và hậu dinh (là nơi ở và làm việc) với 64 buồng nhỏ chia thành 2 tầng. Để đáp ứng được tiêu chí kiên cố, những người thợ xây đã sử dụng đá xanh để xây dựng giúp dinh thự đứng vững trước kẻ thù và thời gian. Mái vách và cột trụ được làm bằng gỗ để tôn thêm sự uy nghiêm và uyển chuyển cho những căn phòng. Một vật liệu nữa được sử dụng là đất nung dùng cho việc xây các mái ngói để tạo hình dễ hơn nhưng không kém phần chắc chắn. Cho đến tận ngày nay, Dinh thự Vua Mèo là một trong số ít những công trình đáp ứng tất cả các yêu cầu về nơi ở, làm việc và trở thành một căn cứ phòng thủ mỗi khi có chiến sự xảy ra. Dù có sự kết hợp của 3 nền văn hóa trong kiến trúc nhưng nhiều người nhận xét rằng dinh thự họ Vương vô cùng hài hòa, uyển chuyển nhịp nhàng như thành một khối thống nhất mà không hề gò bó, khiên cưỡng. Thêm vào đó, tuy là công trình được xây dựng trên một khu đất lên tới 3000m2 nhưng Dinh thự không hề to lớn hay đồ sộ như nhiều người vẫn hình dung vì nó được cấu tạo từ những phân khu nhỏ, mang nét giản dị, mộc mạc của văn hóa kiến trúc dân gian. Kiểu thiết kế với nguyên tắc trong thấp ngoài cao khiến cho tổng thể Dinh thự càng gần gần gũi với cảnh vật xung quanh hơn nữa. Nhìn chung, đa số nội thất và vật dụng gắn liền với Vua Mèo khi còn sống đều được lưu giữ và bảo quản tốt đến tận ngày nay. Duy chỉ có một số ghế và đồ gỗ được làm bằng thông đá, về sau đã được nhà nước ta thay đổi bằng gỗ lim và gỗ nghiến để không bị mai một dần theo thời gian. Các cấu kiện gỗ mang bản sắc văn hóa địa phương đậm đà bằng cách khắc những hoa văn hình bông hoa bản địa như đào, anh túc… Những trụ nhà thì được chế tác sao cho giống quả của cây thuốc phiện, là loại cây mà Vua Mèo kinh doanh để làm ra tiền xây dinh thự. Một số vật dụng bị ảnh hưởng bởi phương tây có trong công trình này có thể kể đến như bồn tắm sữa dê bằng đá, cửa sổ chớp kính bên cạnh lò sưởi, lối ra vào thì được làm bằng đá hoa cương kết nối bằng khung hoa sắt đậm chất kiến trúc Pháp. Tồn tại cùng kiến trúc độc đáo của Dinh thự Vua Mèo là những câu chuyện xung quanh được lưu truyền từ khi nó được xây dựng đến mãi về sau. Tương truyền rằng, nơi ở ban đầu Vua Mèo Vương Đức Chính là trong một chân núi cao cạnh một hẻm núi lớn. Được sự gợi ý của một thuộc hạ về việc chỗ ở không hợp phong thủy, họ Vương nghe theo và tìm thầy am hiểu thiên văn, địa lý để nhanh chóng tìm nơi vừa có địa thế thuận lợi, vừa có phong thủy tốt. Ông đã sai lính sang tận bên đất Trung Hoa để mời Trương Chiếu, một người giỏi xem tướng để xây dựng nhà cửa, sang tìm địa điểm xây dựng dinh thự. Sau một thời gian suy xét kĩ lưỡng, thầy đã chọn Sà Phìn làm nơi ở mới cho Vua Mèo. Trương Chiếu quả quyết rằng thứ được thung lũng Sa Phìn bao quanh kia là một quả đồi hình con rùa, xây dựng trên lưng rùa sẽ giàu sang phú quý, cũng là mảnh đất mà anh hùng quy tụ. Một giai thoại bí ẩn khác liên quan đến Dinh thự Vua Mèo là vào thời người con Vương Chí Sình. cả nhà họ Vương đã bị yểm bùa bởi một thầy phong thủy người Hán, đến mức suýt chút nữa không có người nối dõi tông đường. Theo đó, Vua Mèo khi còn sống bị chứng đau lưng, đã thử qua rất nhiều thần y và phương thuốc tứ phương mà không khỏi. Một ông thầy người Hán phán rằng mộ của cha ông đang chôn trên lưng rồng, có tội nên bề trên quở trách. Tin lời, Vua Mèo di dời ngôi mộ đến một địa điểm khác mà ngờ rằng bị người Hán chơi xấu, bịa chuyện để hãm hại. Vì phạm chuyện cấm kỵ, những người vợ đầu tiên của Vua Mèo đều không thể sinh con. Đến người vợ thứ 4 mới sinh ra được một người con trai, đặt tên là Vương Duy Thọ.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Núi Quản Bạ

Khi nhắc đến Hà Giang, chắc hẳn nhiều du khách sẽ nhớ đến thiên nhiên hùng vĩ, những con đèo bám núi uốn lượn tài tình, hay thung lũng bình yên, cùng các thửa ruộng bậc thang trải dài tít mắt. Đặc biệt, bạn sẽ không bỏ qua những điểm đến đặc sắc, đẹp nhất Hà Giang, nào là Cột mốc Km số 0 Hà Giang, Cổng trời Quản Bạ, Đèo Mã Pì Lèng, Cột cờ Lũng Cú, Dinh thự Vua Mèo (Dinh thự họ Vương)... Trong đó, hình ảnh núi đôi xanh mượt, độc nhất vô nhị, nằm ở phía Tây Nam của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn - Núi Đôi Quản Bạ dường như có sức hấp dẫn kỳ diệu, khiến bất kỳ lữ khách nào đến Hà Giang đều không quên dừng chân check-in và xuýt xoa ngắm nhìn. Núi Đôi Quản Bạ còn có tên gọi khác là Núi Đôi hoặc Núi Cô Tiên, có niên đại cách đây khoảng 1,6 triệu đến 2 triệu năm. Hai quả núi có hình dáng tròn trịa, đầy quyến rũ, trông giống như đôi gò bồng đảo căng tròn của nàng tiên đang say giấc nồng giữa núi rừng kỳ vĩ. Sở dĩ gọi là Núi Đôi Quản Bạ bởi vì hai quả núi gần như bằng nhau, xếp song song, được hình thành từ quá trình vận động của thềm lục địa vỏ Trái Đất, sự đứt gãy của các khối núi đá vôi, là nơi chuyển tiếp của địa tầng đá vôi với núi đất. Núi Đôi Quản Bạ cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 52 km về phía Bắc. Do đó, du khách có thể di chuyển đến tọa độ du lịch này bằng nhiều phương tiện như xe máy, ô tô… chạy dọc qua Quốc Lộ 4C. Tuyến đường nhanh nhất gợi ý cho bạn tham khảo là Nguyễn Trãi - Quốc Lộ 2 - Quốc Lộ 4C. Sau đó, du khách di chuyển qua khu vực dốc Bắc Sum tầm vài cây số nữa là sẽ nhìn thấy ngay phía trước hai quả núi nằm sát nhau, có hình chóp nón, đó chính là Núi Đôi Quản Bạ. Vào mỗi mùa, Núi Đôi Quản Bạ đều sẽ mang một vẻ đẹp khác nhau, lúc nào cũng tràn trề sức sống, làm xao xuyến biết bao trái tim của du khách gần xa: Vào mùa xuân thì cây trái đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi sau thời gian ngủ đông. Núi Đôi Quản Bạ trông như trái tim thiếu nữ đang e ấp độ xuân thì. Đến mùa hè là khoảng thời gian mà những đồng lúa xanh thẳm trải dài trên khắp các triền đê trông như dải lụa mềm mại đang uốn lượn. Đặc biệt là khi hoàng hôn buông xuống, cả đất trời nhuộm một màu đỏ rực, vạn vật như dừng lại, núi sông bao la cũng trở nên tĩnh lặng. Khi sang thu cũng là lúc Núi Đôi Quản Bạ vào thời điểm đẹp nhất. Bởi vì đây là mùa lúa chín, mùi thơm lan tỏa khắp nơi. Màu vàng ươm của cánh đồng lúa, kết hợp với màu xanh mướt của rừng cây và bầu trời tạo nên khung cảnh bình dị, nên thơ. Hơn nữa, những vườn hoa tam giác mạch cũng đang mùa nở rộ, đua nhau khoe sắc đẹp đến nao lòng. Mùa đông thì địa điểm này lại mang một vẻ đẹp khác biệt giữa tiết trời băng giá. Lúc này, du khách sẽ chỉ thấy những làn sương khói giăng kín khắp lối, bao trùm hết lên cả hai ngọn núi. Đến khi bình minh lên, những tia nắng nhỏ nhoi sẽ làm sương mù tan bớt đi, và trả lại nét đẹp vốn có của Núi Đôi Quản Bạ. Theo kinh nghiệm của các “fan ruột” thì du khách nên tham quan Núi Đôi Quản Bạ từ tháng 1 đến tháng 3 và từ tháng 8 đến tháng 9. Vào thời điểm này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng màu sắc rực rỡ của hoa tam giác mạch cùng vàng ươm rực của cánh đồng lúa chín. Không chỉ bị mê hoặc bởi kiến tạo hình hài độc đáo của hai quả núi, điểm nhấn ấn tượng khác tại Núi Đôi Quản Bạ chắc chắn nằm ở không gian xung quanh như một bức tranh tuyệt tác của tạo hóa. Khi đặt chân đến đây, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang xanh trải tít tăm tắp, xen lẫn trong các dãy núi nhấp nhô, như đang tô vẽ cho bức tranh thiên nhiên thêm phần sinh động. Và tùy từng thời điểm, cả một vùng trời của Núi Đôi Quản Bạ sẽ khoác thêm chiếc áo mới lộng lẫy, kiêu sa, khiến ai cũng phải ngước nhìn.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Chợ Lùi

Nhiều người khi nghe đến cái tên Chợ Lùi sẽ thường liên tưởng ngay đến những hình ảnh cực kì thú vị và có chút ngộ nghĩnh: có thể là phiên chợ được họp ở nơi miền núi và người dân khi tham gia đều phải đi lùi. Nhưng thật ra không phải như vậy đâu bạn ơi. Xem thêm: Chợ phiên Hoàng Su Phì - Nét đẹp văn hóa độc đáo nơi cao nguyên đá Sở dĩ những phiên chợ này được đặt tên như thế là do chính cách tính ngày họp chợ mà người đồng bào các dân tộc sinh sống nơi vùng cao nguyên đá sử dụng trong suốt những năm qua. Gọi là chợ lùi là bởi vì các phiên chợ này sẽ được họp lùi lại một ngày so với phiên chợ trước đó mà thôi. Hoặc nói theo cách đơn giản hơn thì lịch họp của các phiên Chợ Lùi Hà Giang sẽ thường diễn ra cố định 6 ngày một lần. Nhưng bởi vì một tuần có bảy ngày nên phiên chợ diễn ra sau đó sẽ tự động được lùi lại một ngày theo cách tính của lịch dương. Ví dụ như nếu như trong tuần này, phiên chợ được tổ chức vào ngày Chủ nhật thì sang tuần tiếp theo, chợ sẽ được họp vào ngày thứ Bảy và cứ thể xoay vòng mãi. Tuy nhiên, đối với người đồng bào dân tộc H’Mông và người Hoa thì họ sẽ tính lịch họp Chợ Lùi Hà Giang theo cách riêng của mình. Thay vì tính theo lịch dương, đồng bào H’Mông và Hoa sẽ tính theo 12 con giáp, tức là họ sẽ họp chợ vào những ngày được cho là xung khắc với nhau. Có thể là cặp Tý – Ngọ, Dần – Thân, Tị - Hợi đại loại vậy. Khác với những phiên chợ khác tại vùng cao nguyên đá sẽ được tổ chức tại một điểm cố định, chẳng hạn như Chợ tình Khâu Vai, Chợ phiên Mèo Vạc, v.v, những phiên Chợ Lùi Hà Giang sẽ không có điểm tổ chức cụ thể nào cả. Nếu những phiên chợ khác ở vùng biên viễn này thường họp cố định vào những ngày thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần thì chợ lùi có đến tận 8 chợ cơ, bao gồm chợ Phó Bảng, chợ Phố Cáo, chợ Sà Phìn, chợ Lũng Phìn, chợ Lũng Cú, chợ Sủng Trái, chợ Tráng Kìm và chợ Ma Lé. Các chợ này sẽ lần lượt được tổ chức vào những thời điểm và các địa điểm như: Chợ Phó Bảng, Chợ Phố Cáo, Chợ Sà Phìn, Chợ Lũng Phìn,... Nói những phiên chợ lùi là đặc sản của vùng cao nguyên đá cũng chẳng sai tí nào. Vì tính cho đến thời điểm hiện tại, chỉ duy nhất nơi cao nguyên đá Đồng Văn mới là nơi tổ chức những phiên chợ đặc biệt này. Đây là phiên chợ mang đậm đà nét văn hóa đặc sắc trong đời sống văn hóa, đồng thời là món ăn tinh thần không thể thiếu của các đồng bào dân tộc H’Mông, Dao, Lô Lô và người Hoa sinh sống tại những bản làng khắp vùng cao Hà Giang. Trong hành trình khám phá Hà Giang, nếu như bạn muốn cảm nhận được trọn vẹn nếp sống thường ngày cũng như hơi thở đặc trưng của vùng biên viễn, vậy thì bạn không nên bỏ qua những phiên chợ lùi đặc biệt này. Đi dạo khắp phiên chợ, bạn sẽ nhìn thấy trên gương mặt của bà con là sự háo hức và hồ hởi trong mỗi lần xuống chợ. Ngoài ra, khi đến Chợ Lùi Hà Giang, bạn sẽ được nhìn thấy rõ hơn sự thật thà, chất phác của những người mua kẻ bán nơi này và cả tình người hào sảng, thân thiện và hiếu khách của họ nữa. MIA.vn tin rằng những điều đó sẽ làm nên những dấu ấn khó quên trong lòng bạn khi đến với vùng biên viễn xa xôi và hẻo lánh này. Không chỉ được trải nghiệm nếp sống bình dị, thật thà chân chất của người dân nơi đây, khi đến tham dự những phiên chợ lùi Hà Giang, bạn sẽ có thể tìm thấy vô vàn đặc sản của vùng cao nguyên đá mà chẳng thể tìm thấy ở bất kì nơi nào. Các loại đặc sản thường được người dân mang ra buôn bán, trao đổi ở các phiên chợ lùi có thể là gà đen, hạt tê, cải méo, lợn mán, v.v. Ngoài ra, trong suốt phiên chợ, mọi người sẽ cùng nhau tổ chức những tiết mục múa khèn ngẫu hứng nhưng đặc biệt đến lạ cùng một loạt những chương trình giao lưu văn hóa và các trò chơi dân gian khác.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Hoàng Su Phì

Hoàng Su Phì là vùng đất trải dài gồm 6 xã là Bản Luốc, Hồ Thầu, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Thông Nguyên và Nậm Ty thuộc vào địa bàn của Hà Giang. Sở hữu vị trí địa lý đặc biệt nằm ở cực Bắc Việt Nam, Hoàng Su Phì gây thương nhớ bởi các cánh đồng ruộng bậc thang vào độ tháng 9, 10 khi lúa chín vàng. Hãy thử đến đây và khám phá nhiều điều ý nghĩa nhé. Hoàng Su Phì là huyện vùng núi có địa hình bị chia cắt mạnh do đó ở đây có rất nhiều vùng khí hậu, thổ nhưỡng cũng như cảnh quan thiên nhiên khác nhau. Chính vì lý do đó mà khi du lịch tới địa điểm này thì bạn nên lựa chọn thời điểm phù hợp: Mùa xuân là khoảng thời gian lý tưởng dành cho những ai yêu thích khám phá các lễ hội độc đáo của Hoàng Su Phì. Đây cũng là cơ hội dành cho các tín đồ sống ảo được check-in cùng các vườn đào, lê, đồi chè. Khoảng từ giữa tháng 4 đến tháng 6 là mùa cấy lúa. Đến Hoàng Su Phì vào mùa này bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa bạt ngàn nối đuôi nhau từ dãy núi này sang dãy núi nọ. Từ giữa tháng 9 hàng năm là bắt đầu vào mùa lúa chín các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nói riêng. Đây là giai đoạn tuyệt vời nhất dành cho những ai yêu thích chụp ảnh nghệ thuật, sống ảo trên những cánh đồng ruộng bậc thang vàng ươm. Cuối năm, khi bước sang mùa đông miền Bắc. Nếu không ngại cái lạnh, các bạn có thể lên Hoàng Su Phì khám phá Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi để săn mây, săn tuyết cũng hứa hẹn rất thú vị đấy nhé. Bản Phùng là một xã nằm gần biên giới với Trung Quốc. Để đến được địa điểm này bạn cần men theo một con đèo dài gần 30km vắt ngang qua núi mới đến được trung tâm xã. Không chỉ có những thung lũng rộng lớn, tại Bản Phùng còn có rất nhiều cánh đồng ruộng bậc thang nằm cheo leo trên sườn núi dốc. Cùng với Bản Luốc, đây là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam. Đến du lịch Hoàng Su Phì, bạn có thể đến thăm các địa điểm sau. Đầu tiên, Bản Phùng là một xã nằm gần biên giới với Trung Quốc. Để đến được địa điểm này bạn cần men theo một con đèo dài gần 30km vắt ngang qua núi mới đến được trung tâm xã. Không chỉ có những thung lũng rộng lớn, tại Bản Phùng còn có rất nhiều cánh đồng ruộng bậc thang nằm cheo leo trên sườn núi dốc. Cùng với Bản Luốc, đây là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam. Tam giác mạch là loài hoa đặc trưng của xứ đá tai mèo với vẻ đẹp miên man, hoang dại. Lên Hoàng Su Phì vào thời điểm cuối thu, bạn sẽ được chìm đắm trong sắc tím biếc của những bông hoa tam giác mạch. Nằm dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, Chợ phiên Hoàng Su Phì họp vào ngày Chủ nhật hàng tuần. Tại đây người dân có thể trao đổi hàng hóa trong sinh hoạt hằng ngày như rau quả, vải vóc, thêu thùa… Tuy không quá sầm uất nhưng không khí tại đây lúc nào cũng rất vui tươi. Người dân đi chợ nhưng náo nức như đi hội. Vì thế, có những chàng trai, cô gái chuẩn bị xuống chợ từ đêm hôm trước để kịp giờ họp chợ. Hiện nay, trên các sườn núi của huyện Hoàng Su Phì có hàng trăm ngôi mộ cổ nằm rải rác theo một đường vòng cung trong một khu vực hàng ngàn km2 theo sườn núi với kích cỡ mỗi ngôi cao khoảng 1,5 mét, rộng từ 15 – 25 mét vuông. Đền Vinh Quang nằm tại trung tâm thị trấn Vinh Quang huyện Hoàng Su Phì, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh việc thờ một số vị thần thánh khác theo tín ngưỡng tâm linh của người dân địa phương thì đền Vinh Quang còn thờ Hoàng Văn Đăng là Chánh tổng của Hoàng Su Phì. Một số lưu ý khi du lịch Hoàng Su Phì tự túc, để hành trình khám phá Hoàng Su Phì thêm phần trọn vẹn thì bạn cần lưu ý một số điều bên dưới đây: Bạn cần mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như CCCD/CMND, giấy phép lái xe và kiểm tra chất lượng xe, mang theo đồ phản quang, kiểm tra đèn, phanh xe kỹ lưỡng trước khi xuất phát. Thời tiết tại Hoàng Su Phì khá lạnh nên khi đi du lịch tại đây bạn cần mang theo áo ấm và các trang phục giữ nhiệt tốt nhé. Ngoài ra bạn cũng nên mang theo đồ ăn nhẹ như bánh, kẹo, nước uống tại vì trên đường đi có khá ít quán bán đồ ăn. Đặc biệt là bạn nhớ mang cả quần áo, sách vở và bánh kẹo để tặng cho các em nhỏ ở đây đấy nhé. Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm đi du lịch Hoàng Su Phì Hà Giang tự túc mà MIA.vn muốn gửi gắm đến bạn. Hy vọng chỉ với một vài thông tin vừa rồi cũng đã có thể giúp bạn ít nhiều trong chuyến du lịch đến Hoàng Su Phì trong thời gian sắp đến.

Tháng 9 đến tháng 10

Hẻm Tu Sản

Hẻm Tu Sản là vị trí đặt ở khu vực dòng sông Nho Quế trải qua địa điểm núi Mã Pí Lèng để đến với vùng đất Mèo Vạc. Dòng sông Nho Quế vốn dĩ có dòng chảy vô cùng mãnh liệt, những khi đến với con hẻm Tu Sản thì dòng nước này bông nhiên dịu dàng trở lại, nhẹ nhàng trữ tình và rất nên thơ. Đây được coi là một trong những con hẻm sâu nhất của khu vực Đông Nam Á hẻm vực sâu rộng lớn cùng với đó là có chiều cao vách đá lên đến 800 m và dài lên đến 1,7 km cùng với đó là độ sâu lên đến 1 km đây là một trong những cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc lạ giữa khu vực núi rừng Tây Bắc. Trải qua hàng trăm triệu năm cùng với đó là sự biết đổi của vỏ Trái Đất đã hình thành lên con hẻm Tu Sản này độc nhất vô nhị này. Nằm trong khu vực thung lũng với kiến tạo địa chất chính vì thể nơi đây có cảnh vật vô cùng hoang sơ và vẫn còn ít người đặt chân đến với nơi đây. Hẻm Tu Sản trong những năm gần đây đã là một trong những điểm du lịch vô cùng yêu thích của những bạn trẻ khi đến với Hà Giang. Hẻm Tu Sản sở hữu một vẻ đẹp tuyệt tác thiên nhiên với cao thượng và đầy hiên ngang giữa khu vực đất trời. Ngoài ra dừng chân tại khu vực Hẻm Tu Sản du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng sông Nho Quế uốn lượn quanh co theo những dãy núi hay nhìn phiến đá của hẻm Tu Sản cũng đã trở thành hình ảnh vô cùng độc lạ và hiếm có của nơi đây. Theo những dòng thời gian của lịch sử thì hơn 350 năm cao nguyên đá vẫn toạ lạc cũng như nằm sâu dưới mặt biển cùng với đó là nơi đây cũng đã trải qua nhiều biến đổi của địa chất nhờ vào sự vận động của trái đấy. Tại đây có hơn 138 di sản địa chất và 17 món hoá thạch cổ sơn nằm trong những khối cổ sinh trầm tích tại Đồng Văn đã được khai quật cũng như khám phá và nghiên cứu. Ngày nay khi du lịch tới khu vực hẻm Tu Sản du khách không thể bỏ qua được tiết mục đi thuyền trên khu vực sông Nho Quế ngắm nhìn cũng như thưởng thức cảnh vật vô cùng thơ mộng tại nơi đây. Những con sông xanh biếc cùng với đó là một hình ảnh mây phủ trên bầu trắng xoá hoà cùng với đó là cảnh vậy cao thượng từ khu vực hẻm Tu Sản chẳng khác gì được lạc vào khung ảnh của thần tiên. Tới với khu vực hẻm Tu Sản đến đây bạn sẽ được mơ màn cũng như được đắm chìm trong nét đẹp tự nhiên của nơi đây. Hẻm Tu Sản mỗi mùa lại mang đến cho bạn những vẻ đẹp khác nhau không mùa nào giống với mùa nào. Nếu đến Hà Giang vào mùa xuân, bạn sẽ được tham gia rất nhiều những hoạt động lệ hội truyền thống nơi đây như lễ hội đua ngựa, lễ hội chọi trâu,… vô cùng lý thú và thu hút nhiều lượt khách du lịch khi dừng chân tại nơi đây. Đồng thời nếu như bạn đến Hà Giang vào những ngày tháng 3 lúc này bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những bông hoa đào, hoa mận đang nở rộ bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tuyệt đẹp. Dưới tiết trời mát mẻ cùng với đó là hình ảnh của làn nước xanh dì để bạn có thể chiêm ngưỡng được đặc sản của dòng sông Nho Quế vào những ngày mùa xuân. Một thời điểm đi du lịch sông Nho Quế khác được rất nhiều giới trẻ yêu thích đó chính là vào khoảng tiết trời mùa thu từ tháng 8 đến khoảng tháng 10 lúc này thời tiết mát mẻ những bông hoa tam giác mạch đang bắt đầu nở rộ. Đứng từ khu vực đèo Mã Pí Lèng du khách có thể phóng tầm mắt ra nhìn những lớp thảm thực vật màu tím vô cùng đẹp mắt trên những dải sườn đồi, ở khu vực phía chân núi. Dừng chân tại đây bạn sẽ choáng ngợp trước một khung cảnh thiên nhiên cực kỳ hùng vĩ mà mẹ thiên nhiên đã dành tặng cho nơi đây. Khoảng thời gian cuối tháng 10 cũng là thời điểm Hà Giang cũng đang bắt đầu bước vào mùa đông lúc này đến với dòng sông Nho Quế cũng như Hẻm Tu Sản bạn sẽ cảm nhận được cái lạnh giá của nơi đây được tự tay chạm vào những làn sương mỏng nhẹ bồng bền mờ ảo giống như bạn đang được lạc vào giữa những khu vực thần tiên dưới hạ giới. Đây sẽ là một trong những trải nghiệm tuyệt vời và đầy khó quên dành cho bạn trong những chuyến du lịch đến với Hà Giang. Sông Nho Quế cũng như Hẻm Tu Sản mỗi mùa đều có những vẻ đẹp khác nhau cũng như mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng biệt mà cảm nhận của mỗi người lại khác nhau. Chính vì vậy bạn có thể sắp xếp đến với Hà Giang vào bất kể khoảng thời gian nào để bạn muốn để bạn có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp nơi đây.

Từ tháng 08 đến tháng 10

Hồ Noong

Được mệnh danh như là chốn bồng lai của vùng cao Hà Giang, Hồ Noong hiện lên với vẻ đẹp hoang sơ đầy thơ mộng nằm giữa những khu rừng nguyên sinh rậm rạp và núi đá vôi đã nhuốm màu thời gian. Nơi đây được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh mà nếu đi du lịch Hà Giang thì bạn không nên bỏ qua! Hồ Noong nằm ở Dãy núi Tây Côn Lĩnh thuộc địa phận của xã Phú Linh, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Giang. Hồ có diện tích hơn 20ha vào mùa cạn và gấp 4 lần diện tích vào mùa mưa. Bao quanh hồ là khung cảnh hùng vĩ với những cánh rừng nguyên sinh và núi đá vôi có diện tích hơn 700 ha. Hồ hiện nay thuộc hai bản là Noong 1 và Noong 2 với nguồn nước chính được lấy từ mạch nước ngầm từ trong hang đá, ngoài ra, còn có 3 hang nước ngầm từ Sông Lô chảy vào. Vậy nên, mỗi khi mùa mưa đến, những đàn cá lại bơi vào hồ tạo nên một hệ sinh thái dưới mặt nước cực kỳ đa dạng, góp phần tô điểm thêm cho hồ nước vốn dĩ đã mang vẻ đẹp của chốn tiên cảnh này. Do được hình thành từ những mạch nước ngầm nên hồ không bao giờ cạn nước. Điểm đặc biệt của hồ đó chính là ở giữa có những cái cây xanh tốt biến nơi đây trở thành địa điểm có thể vừa nuôi thủy sản vừa trồng rau màu. Chính điều đó khiến hồ nước này đặc biệt hơn với du khách. Hồ Noong được người dân nơi đây ví như là “mắt rừng”. Mặt hồ luôn phẳng lặng, lấp lánh phản chiếu lại ánh trăng hay ánh mặt trời. Đến với hồ Noong, du khách như lạc vào một thế giới khác, được khám phá những vẻ đẹp tuyệt tác đến từ thiên nhiên. Đặc biệt, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm ngồi trên thuyền độc mộc xuôi theo lòng hồ để thăm thú hết những nét đẹp của Hồ Noong. Phóng tầm mắt nhìn xa xa sẽ thấy các bản làng mang đậm màu sắc Đông Bắc của Việt Nam với những ngôi nhà sàn của người dân tộc, mang tới cảm giác vô cùng bình yên. Hiện nay, Hồ Noong ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch tới tham quan nhất là những người yêu thích khám phá và khách du lịch nước ngoài. Hồ Noong đã trở thành một trong các điểm đến không thể bỏ lỡ khi đi du lịch Hà Giang! Hồ Noong là nơi du khách có thể khám phá được vẻ đẹp của người dân tộc như Tày, Mông, Dao… Nơi đây có khoảng 6 dân tộc đang cùng nhau sinh sống, điều đó đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa của khu vựa này. Khi đi thuyền trên sông du khách có thể sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp những ngôi nhà sàn của người Tày với vô cùng độc đáo và ấm cúng. Hơn nữa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh những người dân tộc ở đây trồng rau nuôi cá để hiểu hơn về cuộc sống của người dân chất phác, thật thà nơi đây. Hồ Noong là một trong những địa điểm dừng chân tuyệt vời dành cho khách du lịch đến đây du khách sẽ được đắm chìm trong bầu không khí thiên nhiên đẹp tuyệt vời, dừng chân tại hồ Noong vào mùa nào cũng như thời điểm nào bạn cũng đều có thể khám phá được hết những vẻ đẹp của nơi đây. Tuỳ vào nhu cầu cũng như sở thích của mỗi người bạn có thể dừng chân tại đây vào bất kể thời điểm nào mà bạn muốn, bạn đến đây vào khoảng tháng 5 – tháng 6 đến với nơi này bạn có thể thấy hình ảnh của làn nước xanh ngắt của khu vực mặt hồ này thời điểm này bạn sẽ thấy được mặt hồ yên ả cùng với đó là bầu không khí trong lành. Bạn dừng chân tại đây dường như đã xua tan đi hết những cái nắng nóng của những ngày hè nắng nóng cảm nhận được sự mát lạnh từ những dòng nước. Còn nếu như bạn đặt chân tại đây vào những ngày tháng 8 – 9 bạn sẽ được chứng kiến một vẻ đẹp khác lạ với hình ảnh của những thửa ruộng bậc thang khu vực xung quanh hồ và cảm nhận được hương lúa thơm mát dành cho khách du lịch.

Từ tháng 05 đến tháng 09

Núi Cấm Sơn

Hà Giang rất may mắn khi được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều cảnh quan thiên nhiên núi rừng hùng vĩ. Dù bé nhỏ như Vị Xuyên Hà Giang hay sầm uất như thành phố Hà Giang đều sở hữu cho mình những địa danh thiên nhiên nổi tiếng. Nằm giữa thành phố Hà Giang ồn ào, tấp nập là hình ảnh ngọn núi Cấm Sơn sừng sững, tạo nên một bức tranh hùng vỹ, bề thế mà lại không kém phần nên thơ, trữ tình. Núi Cấm Sơn là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng và cũng là lựa chọn của nhiều du khách khi du lịch Hà Giang. Ngọn núi này lại càng đặc biệt thu hút hơn khi mà những ngọn núi khác thì thường ở những nơi hoang sơ, với những ngọn núi trùng điệp thì núi Cấm Sơn lại khác. Giữa lòng thành phố Hà Giang ồn ào nhịp sống, lại có 1 ngọn núi sừng sững hiên ngang, giống như đang bao bọc, che chở cho cuộc sống của những người dân nơi đây vậy. Núi Cấm Sơn nằm ở trung tâm thành phố Hà Giang, tọa lạc ngay cạnh thị xã Cấm Sơn, chạy dọc theo dốc Mã Tim. Nhìn chung địa hình của ngọn núi này rất hiểm trở với vách đá dựng đứng, bên cạnh là những hang sâu. Tuy nhiên chính những vách đá dựng đứng này lại là điểm thu hút những phượt thủ ghé thăm khám phá, chinh phục. Địa hình chủ yếu của núi Cấm được chia ra làm 2 phần riêng biệt. Một là địa hình hang sâu với cách đá dựng đứng hiểm trở. Hai là những vách đá nối tiếp nhau nối dài từ đỉnh núi theo hướng dốc Mã Tim. Ngược với đỉnh núi trải dài về phía sông Lô là núi đất, sườn núi vách dốc, ẩn hiện phía dưới chân núi là hình ảnh phố xá sầm uất, cuộc sống nhộn nhịp của những người dân. Tạo nên một khung cảnh đối lập giữa không khí yên bình, hoang sơ của núi Cấm và sự nhộn nhịp, xa hoa của cuộc sống đô thị, tuy đối lập nhưng không làm mất vẻ hài hòa. Chỉ có một con đường duy nhất để di chuyển lên được núi Cấm Sơn tuy nhiên địa hình lại rất hiểm trở. Có lẽ vì lẽ đó mà núi Cấm Sơn vẫn còn giữ được nét hoang sơ, vẻ đẹp huyền bí của nó. Khi xưa vào thời kháng chiến chống Pháp cũng chính địa thế hiểm trở của núi Cấm Sơn đã một phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân ta đấu tranh, bảo vệ nơi đây. Trước đây, khi chưa được xây dựng và phát triển, đường lên núi Cấm Sơn khá là khó khăn và gian nan. Sau này khi được đưa vào đầu tư, xây dựng lên tháp truyền hình, thì con đường này được tu bổ nên đi lại dễ dàng hơn. Khi lựa chọn đi du lịch hay đi phượt núi Cấm, bạn có thể lựa chọn đi ô tô hoặc đi xe máy. Nếu đi ô tô thì xe chỉ đến được đến chân núi, còn lại bạn phải tự đi bộ lên, nếu đi xe máy thì di chuyển được xa hơn là đến lưng chừng núi, từ đây bạn tản bộ lên trên đỉnh, ngắm cảnh non cao, với những bậc thang ngoằn ngoèo uốn lượn giữa triền núi. Tại sao nói đây là vùng đất linh thiêng vì trên núi Cấm Sơn có đền thờ Cấm Sơn linh từ, ngày nay được gọi là đền Mẫu, là một điểm thiêng liêng huyền bí. Đây là một điểm du lịch tâm linh hất dẫn nhiều du khách ghé thăm. Khi vừa có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của núi Cấm, vừa tham quan được ngôi đền vừa có thể cầu chúc những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình, bạn bè. Du lịch Núi Cấm không chỉ đơn giản là chuyến đi phượt đối với các phượt thủ. Nơi đây còn để lại nhiều dấu ấn hơn khi vừa thỏa mãn cảm giác kích thích khi chinh phục đỉnh núi cao, đưa bạn về với cảm giác đầy tự hào xen lẫn bi thương khi tưởng nhớ về nơi ghi dấu lịch sử anh hùng chống giặc khi xưa và còn nhiều cảm giác khác nữa. Nằm giữa lòng thành phố Hà Giang, núi Cấm sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm tuyệt vời khi ghé thăm.

Từ tháng 04 đến tháng 09.

Khu du lịch Thác Tiên - Đèo Gió

Khu du lịch Thác Tiên - Đèo Gió là danh thắng nổi tiếng của xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Đến với thác Tiên, du khách như lạc vào chốn thiên nhiên thuần khiết, hoang sơ với khung cảnh bồng lai tựa như một bức tranh thủy mặc. Thác Tiên nằm sâu trong rừng già nguyên sinh Đèo Gió. Khu du lịch Thác Tiên – Đèo Gió được công nhận là di sản thiên nhiên cấp quốc gia. Thác Tiên bắt nguồn từ suối Tả Ngán (xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) ở độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển. Khi đi qua địa phận xã Nấm Dẩn, thác buông mình xuống từ độ cao 70m nơi Đèo Gió, hòa mình với phong cảnh núi rừng hùng vĩ, con thác chia thành hai phần tựa như suối tóc dài mềm mại, mượt mà của người thiếu nữ đang tuổi đôi mươi. Ngày nay, khu du lịch thác Tiên – Đèo Gió càng trở nên nổi tiếng vì cảnh sắc trong lành, tươi mát. Đến đây, du khách có thể đi dạo trên cây cầu nhỏ dưới chân thác và chụp lại những bức ảnh check-in thật độc đáo. Đến với thác Tiên, du khách được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, để hít thở bầu không khí trong trẻo, dịu dàng. Tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim rừng hót líu lo như chào đón những du khách phương xa đến với miền đá nở hoa. Dòng nước đổ từ trên cao xuống tạo thành một dòng suối nhỏ quanh năm đầy nước, nước suối trong đến độ nhìn thấy những viên sỏi dưới đáy. Đây cũng chính là nơi đầu nguồn của con suối Tá Lản chảy về thôn Nấm Dẩn – nơi có bãi đá cổ nổi tiếng bậc nhất Hà Giang. Thời điểm đẹp nhất đến thác Tiên vào mùa hè, từ tháng 4 khi tiết trời mát mẻ trong xanh, thích hợp để hòa mình vào làn nước tươi mát và tìm hiểu truyền thuyết liên quan đến thác nước xinh đẹp này. Tham quan Khu du lịch Đèo Gió, du khách có thể kết hợp khám phá các điểm đến lân cận như bãi đá cổ Nấm Dẩn với niên đại lên đến hàng nghìn năm để chiêm ngưỡng những bút tích từ thời tiền sử. Đây cũng là vùng đất mang ý nghĩa tâm linh quan trọng với người dân địa phương. Trong hành trình khám phá huyện Xín Mần, du khách có thể dành thời gian ghé thăm thị trấn Cốc Pài. Đây là một thị trấn nhỏ xinh đẹp nằm giữa những vạt rừng xanh và đừng bỏ lỡ dịp tham gia phiên chợ đặc sắc nơi đây nhé. Vào những ngày mùa đông se lạnh, về Xín Mần du khách phải ghé thăm thảo nguyên Suôi Thầu – một thảo nguyên rộng lớn với những đồi hoa tam giác mạch trải dài tít tắp. Suôi Thầu xinh đẹp, nguyên sơ và lãng mạn như một nàng thơ, hứa hẹn mang lại những bộ ảnh sống ảo “xịn xò” cho du khách.

Từ tháng 04 đến tháng 06 .

Làng Lô Lô Chải

Nằm ngay dưới chân núi Rồng và cách Cột cờ Lũng Cú chỉ tầm 1km, Làng Lô Lô Chải là nơi sinh sống của tộc người Mông lẫn người Lô Lô xuyên suốt các thập kỷ. Không hề sở hữu nhà cao tầng hay những khu trung tâm thương mại hiện đại, sầm uất, Làng Lô Lô Chải lưu giữ biết bao giá trị văn hóa cộng đồng của các tộc người trên cao nguyên đá Đồng Văn xinh đẹp. Ngôi làng này được ví như là thế giới cổ tích bởi sở hữu những nếp nhà bình yên, xinh đẹp tựa như trong các quyển truyện chúng ta thường được nghe từ thuở nhỏ. Đối với những ai đang mong muốn tìm kiếm một địa chỉ để trốn khỏi thành phố đầy khói bụi, Làng Lô Lô Chải tựa như cổ tích này sẽ là điểm đến lý tưởng mà bạn có thể lưu lại trong cẩm nang du lịch của mình. Làng Lô Lô Chải ngày nay vẫn là nơi lưu giữ được hết những giá trị về văn hóa, vật chất và tinh thần của các dân tộc vùng cao nơi đây. Dạo quanh một vòng Làng Lô Lô Chải, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng kiến trúc nhà trình tường đặc trưng thường thấy ở cao nguyên đá Hà Giang. Các mái nhà lợp ngói máng nằm san sát nhau tạo nên khung cảnh bình dị, yên ả. Không chỉ vậy, nơi đây vẫn còn lưu giữ biết bao làng nghề truyền thống nổi tiếng như làm mộc, thêu thùa... cùng những lễ hội trứ danh như Lễ cúng Thần Rừng, lễ mừng lúa, mừng nhà mới... Những bức tường nứt nẻ, cũ kỹ đã trở thành nét đặc sắc của những ngôi làng cổ trên vùng cao nguyên đá. Men theo các lối mòn nhỏ hẹp, bạn sẽ đến được ngôi làng cổ tích nơi đây. Vào mùa đông, khi những cánh hoa cuối cùng đã rơi rụng, ngôi làng càng trở nên cổ kính, xưa cũ. Giữa núi rừng hùng vĩ, bao la, hình ảnh ngôi làng nép mình ẩn hiện trong màn sương sớm càng tô điểm thêm cho cảnh sắc nơi này. Từng góc nhà thân thuộc nơi này trở thành ký ức khó phai cho những ai đã từng đến và khám phá Làng Lô Lô Chải. Dọc đường đi, bạn sẽ thấy rất nhiều khu vườn xanh nho nhỏ được trồng bởi chính tay người dân địa phương. Đường vào Làng Lô Lô Chải không quá khó khăn nhưng nhỏ hẹp và hoang vắng. Những ngôi nhà tại Làng Lô Lô Chải được cất lên chủ yếu bằng mái tôn hoặc mái ngói đã sờn cũ. Khung cảnh ngôi làng cổ tích khi nhìn từ xa càng khiến mọi người thêm yêu vẻ đẹp xưa cũ này. Những mái nhà an yên nằm san sát nhau giữa vùng cao lộng gió. Làng Lô Lô Chải xinh đẹp nép mình giữa cao nguyên lộng gió sẽ là điểm đến đầy lý tưởng đối với những ai đang kiếm tìm một nơi bình yên, thư thái để nghỉ ngơi sau những ngày mải mê chạy theo nhịp sống hiện đại quá vội vã. Cuộc phiêu lưu đến ngôi làng cổ tích này không chỉ giúp bạn có được những phút giây thoải mái mà còn tô điểm thêm cho hành trình khám phá của mình nét chấm phá đầy đặc sắc. Hãy ghé đến khám phá Làng Lô Lô Chải trong chuyến du lịch Hà Giang của mình khi có dịp bạn nhé!

Từ tháng 01 đến tháng 03 hoặc từ tháng 10 đến tháng 12 .