Lễ hội Katê Ninh Thuận không chỉ thu hút sự tham gia của cộng đồng người Chăm mà còn hấp dẫn nhiều du khách. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu những thông tin chi tiết về lễ hội độc đáo này!
Du lịch Ninh Thuận, bạn đừng bỏ qua lễ hội Katê Ninh Thuận. Lễ hội bao gồm các nghi lễ truyền thống, tiết mục nghệ thuật mang đậm nét văn hóa độc đáo của người Chăm. Những hoạt động thú vị tại lễ hội Katê ở Ninh Thuận chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ.
1. Giới thiệu về lễ hội Katê Ninh Thuận
Hiện nay, cộng đồng người Chăm theo đạo Bà – la – môn có hơn 53.700 người đang sinh sống tập trung ở các huyện Thuận Nam, Thuận Hải, Ninh Hải, Ninh Phước và thành phố Phan Rang Tháp Chàm. Lễ hội Katê Ninh Thuận là lễ hội lớn nhất của đồng bào Chăm theo đạo Bà – la – môn.
Theo phong tục truyền thống, cứ vào mùng 1/7 Chăm lịch, các khu vực tháp, đền Chăm gồm tháp Pô Rômê, tháp Pô Klong Garai, đền Pô Inư Nưgar sẽ bắt đầu mở cửa, tổ chức những hoạt động rước y trang hay thực hiện các nghi thức tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật truyền thống. Với giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, lễ hội Katê Ninh Thuận đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017.
2. Nguồn gốc lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận
Nguồn gốc lễ hội Katê như thế nào là câu hỏi của nhiều du khách khi tìm hiểu về lễ hội này. Từ Katê có nguồn gốc từ từ Kattika trong tiếng Phạn của người Ấn Độ và từ Katik của người Hindu (Hindu giáo). Theo nghĩa hẹp, từ này có nghĩa là lễ cúng vào tháng 7 lịch Chăm. Về nghĩa rộng, Katê chỉ lễ hội để tưởng nhớ thần linh, tổ tiên hay những nhân vật có công lao to lớn với dân tộc.
Do đó, lễ hội Kate của người Chăm ở Ninh Thuận mang bản sắc đặc trưng của vương quốc Champa xưa. Sau này, do ảnh hưởng của nền văn hóa Hồi giáo và Ấn Độ, lễ hội này đã có một số thay đổi. Điều này thể hiện ở việc ba cộng đồng tôn giáo gồm Chăm Islam, Chăm Awal và Chăm Ahier đều có phần nghi lễ, lễ tục ban đầu giống nhau. Về sau, nghi thức của mỗi cộng đồng có sự khác nhau do ảnh hưởng từ văn hóa Hồi giáo và Ấn Độ giáo.
3. Lễ hội Katê được tổ chức nhằm mục đích gì?
Lễ hội Katê được tổ chức nhằm mục đích gì? Ý nghĩa của lễ hội Katê rất to lớn. Đây là dịp để cộng đồng người Chăm tưởng nhớ các vị thần, vị vua, ông bà tổ tiên, đồng thời cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
4. Lễ hội Katê Ninh Thuận diễn ra như thế nào?
Một số thông tin về lễ hội Katê Ninh Thuận như sau:
- Địa điểm tổ chức:
-
- Đền Pô Inư Nưgar: Hữu Đức, Phước Hữu, Ninh Phước
- Tháp Po Klong Garai: Đô Vinh, thành phố Phan Rang Tháp Chàm
- Tháp Po Rome: Hậu Sanh, Phước Hữu, Ninh Phước
- Thời gian diễn ra: lễ hội diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 1/7 theo lịch Chăm (khoảng từ 25/9 – 5/10 Dương lịch).
Lễ hội Katê Ninh Thuận được tổ chức trong không gian rộng lớn với không khí vô cùng sôi động và náo nhiệt. Các nghi thức sẽ bắt đầu từ đền, tháp, các làng xã và về mỗi gia đình.
4.1. Lễ hội Katê tại đền, tháp
Bắt đầu lễ hội Katê ở Ninh Thuận là nghi lễ cúng tế tại đền tháp được chỉ đạo bởi thầy cả sư. Người chủ lễ sẽ kéo đàn Kanhi và hát vang bài thánh ca, làm lễ dâng lên các vị thần. Sau đó, thầy cả sư sẽ chủ trì lễ tắm tượng do một số tu sĩ Bà La Môn thực hiện.
Những lễ vật trong lễ hội Katê Ninh Thuận tại đền tháp bao gồm: 3 con gà, 1 con dê lớn, 3 ổ bánh gạo, 1 mâm cơm với muối vừng, 5 mâm cơm với thịt dê và canh cùng hoa quả tươi. Ngoài ra, lễ vật còn có thêm trứng, rượu, xôi chè, trầu cau…
Quy trình lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận tại đền, tháp như sau:
- Nghi lễ đón y phục từ người em út Raglai từ núi xuống vào lúc 7h sáng
- Mở cửa tháp mời các vị thần linh về dự và thụ hưởng lễ vật
- Lễ tắm tượng thần
- Lễ mặc y phục cho tượng thần Anguei Khan Aw Kapo
- Đại lễ Adaoh Tâm quan trọng nhất, bắt đầu từ 9h – 11h
Sau khi hoàn thành những nghi lễ trên, người dân sẽ trở về làng và tiếp tục các nghi thức khác.
4.2. Lễ hội Katê tại các làng và gia đình
Nghi thức cúng và phần hội của lễ hội Katê Ninh Thuận được tổ chức song song với nhau. Trước khi diễn ra lễ hội, dân làng sẽ cùng nhau quét dọn đền thờ, trang hoàng cho Nhà Làng, đồng thời chuẩn bị sẵn đồ ăn, thức uống, sân bãi… Không chỉ vậy, người dân còn chuẩn bị nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc để góp vui trong lễ hội.
Tương tự những nghi lễ trên đền tháp, các nghi thức làm lễ tại làng cũng được thực hiện một cách trang nghiêm. Theo tín ngưỡng, mỗi làng sẽ thờ một vị thần nhưng đều là thần làng, tương tự người Kinh thờ Thành Hoàng làng. Chủ tế tại làng không bắt buộc là chức sắc tôn giáo mà sẽ là người uy tín, được dân làng tin tưởng. Ông thay mặt cho người dân dâng cúng lễ vật lên thần linh để cầu mong những điều tốt lành, may mắn, bình an.
Sau khi kết thúc lễ hội Katê ở làng, người Chăm sẽ trở về nhà của mình để làm lễ. Chủ lễ là người lớn tuổi nhất trong tộc họ. Đây là người sẽ thay mặt cả gia đình dâng lễ vật lên tổ tiên. Lúc này, tất cả các thành viên trong gia đình đều có mặt đầy đủ, mặc trang phục chỉnh tề và thành tâm cầu nguyện cho tổ tiên nhằm mong cầu những điều an lành.
Từ 04/08/2024 - 06/08/2024