Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Lễ hội vì Hòa bình năm 2024

Lễ hội vì Hòa bình năm 2024

Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị).

Lễ hội Vì hòa bình sẽ được khai mạc vào tối 6/7/2024, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị).

Ngày 31/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo giới thiệu Lễ hội Vì hòa bình năm 2024.

Lễ hội Vì hòa bình có chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình”, tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (21/7/1954 - 21/7/2024); kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Đây là sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch quy mô quốc gia, quốc tế trong giai đoạn 2024-2025; là hoạt động có ý nghĩa hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Phát biểu khai mạc họp báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, Quảng Trị là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nơi đây, “đất thiêng đã nở đóa hoa hòa bình”, Quảng Trị đã hồi sinh và vươn mình lớn dậy. Vì lẽ đó, Quảng Trị là nơi lựa chọn phù hợp nhất, nơi của những nhịp cầu kết nối. Xuất phát từ ý nghĩa đó, tỉnh Quảng Trị đã ấp ủ xây dựng Đề án tổ chức Lễ hội Vì hòa bình từ 5 năm trước.

Lễ hội Vì hòa bình được khai mạc vào tối 6/7/2024, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải với chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình”. Đây là lễ hội mang thông điệp hòa bình lần đầu tiên được tổ chức ở Quảng Trị và Việt Nam nhằm tôn vinh giá trị của hòa bình, tri ân các anh hùng liệt sĩ, tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh; góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam; xây dựng Quảng Trị trở thành một không gian văn hóa vì hòa bình, là điểm đến vì hòa bình, nơi hội ngộ của bạn bè bốn phương yêu chuộng hòa bình.

Theo Ban tổ chức, Lễ hội Vì hòa bình năm 2024 sẽ gồm nhiều hoạt động đáng chú ý, như Ngày hội đạp xe vì hòa bình (ngày 29 và 30/6/2024) với khoảng 1.000 vận động viên đến từ các câu lạc bộ xe đạp các tỉnh, thành trên toàn quốc; câu lạc bộ xe đạp từ một số địa phương của Lào, Campuchia và Thái Lan.

Chương trình khai mạc lễ hội với chủ đề: “Kết nối những nhịp cầu” diễn ra vào tối ngày 6/7 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, gồm chương trình nghệ thuật và màn trình diễn pháo hoa.

Lễ hội văn hóa - ẩm thực “Hương vị miền hoa nắng” được tổ chức từ ngày 12 đến 14/7 tại Khu du lịch biển Cửa Việt, huyện Gio Linh. Tại đây, sẽ có hoạt động ẩm thực của 100 gian hàng với các món ăn, thức uống tiêu biểu của các vùng miền; giao lưu diều quốc tế trên bãi biển cùng nhiều hoạt động trải nghiệm khác như hướng dẫn du khách nấu ăn, làm diều, các cuộc thi, trò chơi…

Chương trình “Ước nguyện hòa bình” tối ngày 26/7 tại thị xã Quảng Trị gồm: Lễ viếng (Thành cổ Quảng Trị); Đại lễ cầu siêu (Quảng trường Giải phóng), Lễ hoa đăng (Bờ Nam sông Thạch Hãn)...

Trước đó, chương trình giao lưu âm nhạc quốc tế “Giai điệu hòa bình” được tổ chức vào tối ngày 20/7 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, thành phố Đông Hà. Ngoài ra, đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca hòa bình” cũng được tổ chức tối ngày 13/7, tại Công viên Fidel, thành phố Đông Hà./.

Từ 06/07/2024 - 26/07/2024

Khám Phá Quảng Trị

Thác Động Tà Puồng

Với nhiều cảnh đẹp, hấp dẫn những người thích phiêu lưu khám phá, cùng sự hiếu khách và văn hóa đặc sắc của đồng bào Pa cô, Vân Kiều, thác Tà Puồng ở thôn Trăng Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện miền núi Hướng Hóa là một trong những điểm đến được khách du lịch lựa chọn hàng đầu khi đến Quảng Trị. Để đến thác Tà Puồng, du khách phải đi 60 km từ thành phố Đông Hà theo Quốc lộ 9 (Hành lang kinh tế Đông - Tây) lên đến thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa), rẽ vào đường Hồ Chí Minh khoảng 50 km mới đến được trung tâm xã Hướng Việt, đi khoảng vài km nữa mới đến được thôn Trăng Tà Puồng. Tuy xa nhưng trên suốt quãng đường dài, du khách sẽ cảm nhận được vẻ hoang dã, hùng vỹ của núi rừng cũng như vẻ sầm uất, hội nhập của đất nước đang trong thời kỳ hợp tác quốc tế qua những đoàn xe tấp nập trên Hành lang kinh tế Đông - Tây. Từ đường Hồ Chí Minh đi vào thác Tà Puồng, du khách sẽ đi qua thôn Trăng Tà Puồng với những nếp nhà sàn yên bình của đồng bào Pa cô, Vân Kiều. Từ thôn Trăng Tà Puồng, đi đến thác Tà Puồng, du khách sẽ đi qua một cánh rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ vài người ôm không xuể. Thác Tà Puồng là một cụm danh thắng gồm 1 động và 2 thác nước: Động Tà Puồng nằm ở trên cao rộng khoảng 10 m và ăn sâu vào lòng núi khoảng 200 m, trong động có nhiều thạch nhũ đẹp và nước, động có thể chứa được trên dưới 200 người. Theo nhiều người lớn tuổi sinh sống tại thôn Trăng Tà Puồng, trong chiến tranh, động Tà Puồng không chỉ để cho người dân của 5 thôn trong xã đến trú ẩn, mà bà con các xã vùng lân cận cũng đến trú tạm. Nằm cách động Tà Puồng khoảng 1,5 km về hạ lưu là thác Tà Puồng 1, ngọn thác có độ cao khoảng trên 20 m chảy thẳng từ lưng chừng núi xuống dưới qua những vách núi đá thẳng đứng, hiểm hóc lôi cuốn những người thích mạo hiểm. Dưới thác Tà Puồng 1 có khá nhiều tảng đá lớn, hình thù kỳ quái và nhẵn để du khách nghỉ ngơi thưởng lãm cảnh đẹp hùng vỹ, vừa được hít thở không khí trong lành, mát mẻ tự nhiên. Cách thác Tà Puồng 1 về hạ lưu khoảng 20 phút đi bộ là thác Tà Puồng 2. Đây cũng là điểm vui chơi yêu thích của du khách khi đắm mình dưới làn nước mát lạnh trong hồ nước rộng khoảng 5.000 m2, chỗ sâu nhất khoảng 10 m từ ngọn thác đổ xuống, nước hồ trong vắt nhìn thấy được cả đáy hồ. Người biết bơi có thể thỏa thích bơi, lặn tại đây để giải cái nóng nắng gay gắt của mùa hè. Người không biết bơi thì có thể chèo thuyền, bè ra giữa hồ để thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây. Hiện nay, bình quân mỗi ngày có hàng trăm du khách, trong đó phần nhiều là các bạn trẻ thích khám phá để thám hiểm và chinh phục thử thách. Để đảm bảo an ninh trật tự và cũng là để thu hút khách du lịch đến tham quan thác, UBND xã Hướng Việt đã huy động các lực lượng Công an, dân quân tự vệ thường xuyên đi tuần đảm bảo an ninh trật tự; tuyên truyền cho du khách để rác đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường và không được đốt lửa để phòng chống cháy nổ. Xã cũng đã vận động các hộ dân trong thôn Trăng Tà Puồng tích cực giúp đỡ, hỗ trợ chỉ dẫn đường đến tháp cho du khách. Nhờ vậy, du khách sẽ tuyệt đối an toàn khi đến với thác Tà Puồng, tận hưởng những giây phút sảng khoái, thư giãn và an yên tại đây. Chị Cao Quỳnh Như, ở thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa đang cùng nhóm bạn chơi tại thác cho biết: Không khí ở đây rất trong lành và mát mẻ. Vào những ngày lễ, Tết, bọn em thường lên đây nghỉ ngơi, lấy tinh thần mà tiếp tục làm việc. Đến với thác Tà Puồng, du khách sẽ còn có nhiều cơ hội để tham quan, thám hiểm và tìm hiểu những danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử độc đáo, nên thơ nằm xung quanh thác Tà Puồng như: Động Brai, đèo Sa Mù, sân bay Tà Cơn, Nhà đày Lao Bảo, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo...

Tháng 11 đến tháng 4

Đảo Cồn Cỏ

Đảo Cồn Cỏ còn có tên gọi khác là Con Cọp, thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị. Đây là một huyện đảo nhỏ nhưng có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế, thêm vào đó vị trí địa lý của Cồn Cỏ có ý nghĩa quan trọng trong an ninh quốc phòng biển đảo. Có vai trò là mũi đầu tiền tiêu vùng biển phía Nam. Do chỉ là một đảo nhỏ với diện tích khoảng 2,3 km2 nên dân cư cũng không được đông, từ 300 – 400 người. Với những tiềm năng, điều kiện tự nhiên vốn có đảo Cồn Cỏ rất có thế mạnh về phát triển du lịch, đánh bắt nuôi trồng hải sản. Trên đảo có cả rừng được bao quanh bởi biển khơi, đúng với nghĩa “rừng vàng biển bạc”, hệ sinh thái động thực vật rất phong phú và đa dạng. Các loài cá, sinh vật biển quanh đây có đến hơn 267 loài, các loài cá sống xen kẽ phân theo tầng nước. Ở tầng nước phía trên có nhiều loại cá ngư dân hay đánh bắt được như: Cá thu, cá trích, cá ngừ, cá chim…Bên cạnh đó công việc khai thác còn bội thu nhờ số lượng các loài nhuyễn thể rất lớn, có nhiều loại động vật giáp xác, nhuyễn thể như: Tôm hùm, cua bể, ghẹ, ngao, điệp, ngọc trai…Đây chính là biểu hiện rõ nét về sự đa dạng phong phú về tài nguyên biển của huyện đảo Cồn C Đặc biệt đảo Cồn Cỏ còn có hệ thực vật thuộc loại phong phú nhất, đẹp nhất của Việt Nam. Các loài rong biển, tảo biển, san hô vô cùng sặc sỡ nhiều màu sắc làm nên không gian biển dưới nước sinh động tràn đầy sức sống. Ở Cồn Cỏ có hơn 50 loài rong biển thuộc các loại khác nhau, trong đó nhiều loại rong biển bán được giá cao. Về san hô còn đa dạng hơn rong biển với hơn 100 loài san hô, phân bố rải rác khu vực gần bờ. Nhờ được thiên nhiêu ưu đãi nên nơi đây rất có tiềm năng kinh tế, nếu bạn có dịp du lịch đảo Cồn Cỏ sẽ có cơ hội ngắm những loài san hô tuyệt đẹp, đắm mình vào không gian đa sắc màu dưới nước biển. Ngoài biển, trên đảo Cồn Cỏ còn có những khu rừng nhiệt đới rậm rạp là nơi trú ngụ của nhiều sinh vật. Rừng cây nơi đây được ví như lá phổi xanh của hòn đảo với tổng diện tích cây che phủ lên đến hơn 70% diện tích cuả đảo. Ngoài những cây lai nhập từ đất liền trên đảo còn có nhiều loài cây bản địa như: Cây Bàng vuông, cây Dứa dại, cây Phong ba. Cây chính là màu xanh của đảo là lý do khiến không khí nơi đây trong lành hơn bất kỳ nơi nào, bầu không khí trong lành cùng với cảnh vật thiên nhiên thơ mộng khiến Cồn Cỏ đang dần trở thành một địa điểm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng của các gia đình, các nhóm bạn, cặp đôi vào các kỳ nghỉ dịp lễ. Du lịch sinh thái tại đảo Cồn Cỏ là lựa chọn hợp lý nhất mà bạn có thể nghĩ đến. Tận hưởng không gian biển khơi trên một hòn đảo nhỏ nơi có những bãi đá Bazan hình thành từ núi lửa, những bãi tắm cát trắng ẩn hiện vỏ sò, vỏ ốc, hay tham quan những khu rừng nguyên sinh trên đảo. Tất cả hứa hẹn đem lại cho bạn một kỳ nghỉ dưỡng đầy thư giãn và vô cùng ý nghĩa. Trong những năm tháng chống Mỹ, hòn đảo xinh đẹp này là nơi diễn ra những trận đánh ác liệt, đến giờ còn lưu giữ nhiều chứng tích chiến trường xưa. Huyện đảo Cồn Cỏ được thành lập như một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Trị có dân sinh ổn định nên các vấn đề về điện nước luôn được đảm bảo. Các cơ sở hạ tầng trên đảo ngày càng được củng cố và nâng cấp các tuyến đê kè đá bao bờ biển, cảng tàu cá, đường giao thông chính trên đảo…Trên đảo có điện nước đầy đủ, nước ngọt được lấy từ một giếng khoan sâu, tuy trữ lượng chưa nhiều nhưng đủ cung cấp cho dân cư sinh hoạt trên đảo. Hệ thống thông tin liên lạc đầy đủ và hiện đại, đảm bảo thông tin luôn được kết nối bởi các trạm ra đa, cột viễn thông, đài phát thanh truyền hình, mạng di động. Cơ sở vật chất trên Cồn Cỏ không chỉ đáp ứng cho các hoạt động du lịch, sinh hoạt của người dân mà còn là tiền đề để phát triển các dự án nghiên cứu sinh học, thăm dò địa chất trên đảo. Có rất nhiều món đặc sản ở Cồn Cỏ, chủ yếu từ nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ưu đãi. Món ốc rất phổ biến, bạn có thể ăn thoải mái vì ốc chỉ 20.000 VNĐ/kg, cua, ghẹ cũng rất nhiều và được bán theo con, mỗi con khoảng 40.000 VNĐ. Đặc biệt trên đảo có món ốc thổ và hải sâm đen rất nổi tiếng vì bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe. Giá cá mua tại cảng rẻ hơn mua ở chợ trong đất liền chỉ từ 150.000 VNĐ/kg, tùy loại cá mà giá có sự chênh lệch, như cá đuối lên đến 240.000 VNĐ/kg. Giá cơm trên đảo cũng rất bình dân, từ 30.000 – 40.000 VNĐ/suất. Cồn cỏ có rất nhiều địa điểm tham quan, chụp ảnh đẹp, vừa tắm biển vừa lặn khám phá các bãi san hô. Các địa điểm nổi bật phải kể đến như: Bãi Tranh, bãi sông Hương, ngọn hải đăng Cồn Cỏ, bến Ông Nghè, mõm Hổ…Cảnh sắc nước biển nền trời vô cùng hài hòa, tạo nên tông màu xanh tươi mát. Không gian lộng gió biển, khí trời mát mẻ làm con người luôn tươi tỉnh, cây cối sinh vật căng tràn sự sống. Nếu bạn chọn Cồn Cỏ để đi du lịch, nghỉ dưỡng nên đi vào khoảng thời gian tháng 5, tháng 6 mùa hè, vì thời tiết nắng khô ráo, cảnh vật khởi sắc tươi mới, các khu vui chơi bãi tắm nhộn nhịp, biển dịu êm không dậy sóng. Các loài động thực vật sinh sôi, đua sắc trên rừng dưới nước.

Tháng 3 đến tháng 8

Thác Chênh Vênh

Thác Chênh Vênh là một điểm du lịch mới đang thu hút được đông đảo du khách gần xa với hình ảnh ngọn thác nổi bọt trắng xóa, xung quanh là núi rừng hùng vĩ và cung đường chinh phục vô cùng thú vị. Hiện nay, thác Chênh Vênh vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng và đã trở thành một điểm du lịch lý tưởng cho nhiều du khách, đặc biệt là những người đam mê phượt, tìm hiểu những vùng đất mới với rất nhiều điều hấp dẫn. Được đặt tên là thác Chênh Vênh có lẽ là vì con thác này nằm chênh vênh giữa vách núi gồ ghề và được khu rừng hoang sơ bao bọc. Nằm ẩn mình trong núi nên khi du khách men theo những con đường nhỏ, con suối để vào thác sẽ được đắm chìm vào bản nhạc hòa ca của tiếng nước chảy ồ ạt, tiếng lá cây xào xạo và cả tiếng chim hót. Thác Chênh Vênh hiện nay vẫn còn khá hoang sơ và hẻo lánh nên khi muốn chinh phục thác thì du khách nên chọn di chuyển bằng xe máy sẽ thuận tiện và chủ động hơn trong suốt hành trình. Thác Chênh Vênh sở hữu độ cao 20m và có dòng nước trong veo đổ từ trên cao xuống, đập mạnh vào vách đá và tạo bọt tung trắng xóa. Bên trong thác Chênh Vênh còn có một thác nhỏ được gọi là thác Mẹ. Thác Mẹ được bao bọc bởi rừng cây tươi mát, phía trước còn có một hồ nước trong vắt, mát lạnh và vô cùng thích hợp cho các hoạt động vui chơi cùng gia đình bạn bè. Muốn đi vào thác Mẹ du khách có thể đi men theo hai bên bờ hoặc trèo qua các phiến đá. Không chỉ có khung cảnh đẹp như tranh vẽ mà tại thác Chênh Vênh cũng có rất nhiều hoạt động thú vị. Du khách có thể thỏa sức đắm mình vào dòng nước mát lạnh để quên đi những áp lực trong công việc, cuộc sống. Bên cạnh đó, du khách có thể tổ chức cắm trại, đốt lửa trại, tổ chức các bữa tiệc nướng, các hoạt động vui chơi cùng gia đình, bạn bè… Đặc biệt hơn là vì sở hữu không gian hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng nên thác Chênh Vênh cũng là địa điểm được lựa chọn để check-in sống ảo. Những tấm ảnh check-in ở đây vô cùng lung linh và sẽ không làm du khách thất vọng.

Tháng 3 đến tháng 8

Bãi biển Cửa Tùng

Bãi biển Cửa Tùng thuộc huyện Vĩnh Linh, cách thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) khoảng 30 km về phía đông bắc. Bãi biển Cửa Tùng được hình thành trên nền đất đỏ bazan, bên trên phủ một lớp cát trắng, sóng biển vỗ rì rào ngày đêm như một bản tình ca ngọt ngào chào đón những người lữ khách từ phương xa. Vào những ngày thời tiết đẹp, bầu trời và mặt biển hòa thành một màu xanh trong trẻo, ngút ngàn tầm mắt khiến ai cũng phải say lòng. Thêm một điều thú vị nữa là biển Cửa Tùng được hình thành từ quá trình phong hóa địa chất với hai bãi đá ngầm lấn sâu ra biển được gọi là Mũi Si và Mũi Lay. Vì vậy mà đã tạo nên một vịnh nhỏ khuất gió, không có sóng to gió lớn hay các dòng hải lưu lớn chảy ngang, hiền hòa như một hồ nước lớn tĩnh mịch. Đến đây vào mùa hè, bạn sẽ được đắm mình trong làn nước mát lạnh, tận hưởng bầu không khí trong lành và có những khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tuyệt vời. đây có bầu không khí trong lành và cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, còn được mệnh danh là thiên đường của những bãi tắm. Ngay từ thời xưa, bãi biển Cửa Tùng luôn được đánh giá cao bởi vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ, người Pháp cho xây dựng tại đây nhiều biệt thự nghỉ dưỡng có kiến trúc theo phong cách cổ điển. Đến nay, các khu nghỉ dưỡng còn được gìn giữ khá nguyên vẹn và bãi biển Cửa Tùng vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách. Bãi biển Cửa Tùng nằm thoai thoải trên nền đất đỏ bazan, phủ bên trên là lớp cát trắng, sóng biển rì rào êm đềm như những bản tình ca ngọt ngào dành cho người lữ khách. Trong những ngày nắng sớm, bầu trời ở biển Cửa Tùng trong xanh không một gợn mây, sắc nước như sắc trời hòa cùng một màu xanh đầy cuốn hút.Tắm biển ở Cửa Tùng cũng là trải nghiệm thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ. Nhờ lặng gió, sóng nhỏ nên ở đây cực kỳ an toàn. Phía trên bãi cát là những hàng phi lao xanh rì đung đưa trong gió. Tắm biển xong, bạn có thể nằm ngả lưng trên cát, ngắm nhìn sự bao la của đại dương hoặc tản bộ tận hưởng nắng gió của miền biển Trung bộ hiền hòa. Buổi sáng, khoảng 5h30 là thời gian tuyệt vời nhất để bạn đón bình minh trên biển Cửa Tùng. Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm cực kỳ khó quên bởi sự bình yên, khung cảnh tuyệt đẹp khi những tia nắng đầu tiên lò rạng từ mặt biển bao la. Đây cũng là lúc người dân bắt đầu trở về sau một đêm đánh bắt trên biển, mang theo rất nhiều những loại hải sản tươi ngon. Tiếng huyên náo bán mua lúc này chính là nhịp sống của người dân miền biển, vẻ đẹp của sự lao động miệt mài ngày đêm. Nước biển ở Cửa Tùng mát rượi, xanh trong và còn rất nhiều tiềm năng chưa được khám phá. Đặc sản nơi đây cũng là điểm hấp dẫn thực khách. Nổi bật nhất là món mực tươi rói, vừa được câu lên, da vẫn còn đang đổi màu, được nhà hàng thả ngay vào nồi hấp vừa chín tới. Bày lên mâm mời du khách, miếng mực dầy thịt, vị ngọt thơm đọng lại mãi trong miệng. Cháo bột rong biển hải sản, bánh đúc rau câu cũng là đặc sản được nhiều dân lựa chọn khi tới nghỉ dưỡng tại đây. Cháo (bánh canh) làm từ bột sắn dây, được xe sợi nhỏ như đầu tăm, ngắn chừng 2mm được nấu với rong biển và tôm, bề bề, mực đậm vị, ngọt nước. Đặc sản này rất hấp dẫn du khách vào mỗi buổi chiều, sau thời gian lặn ngụp giữa dòng nước mát lạnh. Các loại hải sản như cá duội, cá khô, tôm hùm, tôm sú, cá mú, cá hồng, cá kình… ở đất này cũng mang đậm vị ngọt của biển. Cá mú ở Vĩnh Linh được chế biến rất đặc biệt, thay vì nướng, hấp như nhiều vùng biển khác, các đầu bếp vùng biển này cho cá mú vào tộ, kho với nướm mắm liu riu 20-30 phút, rắc chút hạt tiêu Vĩnh Linh đượm nồng vị cay, để thực khách cảm nhận được nguyên độ săn chắc của cá. Phía đông Vĩnh Linh này, du khách muốn mua đặc sản về làm quà, cũng không thiếu những sản vật quê hương như tiêu, chè, bánh sắn, bánh bột lọc…

Từ tháng 01 đến tháng 07

Thác Tà Puồng

Với nhiều cảnh đẹp, hấp dẫn những người thích phiêu lưu khám phá, cùng sự hiếu khách và văn hóa đặc sắc của đồng bào Pa cô, Vân Kiều, thác Tà Puồng ở thôn Trăng Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện miền núi Hướng Hóa là một trong những điểm đến được khách du lịch lựa chọn hàng đầu khi đến Quảng Trị. Để đến thác Tà Puồng, du khách phải đi 60 km từ thành phố Đông Hà theo Quốc lộ 9 (Hành lang kinh tế Đông - Tây) lên đến thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa), rẽ vào đường Hồ Chí Minh khoảng 50 km mới đến được trung tâm xã Hướng Việt, đi khoảng vài km nữa mới đến được thôn Trăng Tà Puồng. Tuy xa nhưng trên suốt quãng đường dài, du khách sẽ cảm nhận được vẻ hoang dã, hùng vỹ của núi rừng cũng như vẻ sầm uất, hội nhập của đất nước đang trong thời kỳ hợp tác quốc tế qua những đoàn xe tấp nập trên Hành lang kinh tế Đông - Tây. Từ đường Hồ Chí Minh đi vào thác Tà Puồng, du khách sẽ đi qua thôn Trăng Tà Puồng với những nếp nhà sàn yên bình của đồng bào Pa cô, Vân Kiều. Từ thôn Trăng Tà Puồng, đi đến thác Tà Puồng, du khách sẽ đi qua một cánh rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ vài người ôm không xuể. Thác Tà Puồng là một cụm danh thắng gồm 1 động và 2 thác nước: Động Tà Puồng nằm ở trên cao rộng khoảng 10 m và ăn sâu vào lòng núi khoảng 200 m, trong động có nhiều thạch nhũ đẹp và nước, động có thể chứa được trên dưới 200 người. Theo nhiều người lớn tuổi sinh sống tại thôn Trăng Tà Puồng, trong chiến tranh, động Tà Puồng không chỉ để cho người dân của 5 thôn trong xã đến trú ẩn, mà bà con các xã vùng lân cận cũng đến trú tạm. Nằm cách động Tà Puồng khoảng 1,5 km về hạ lưu là thác Tà Puồng 1, ngọn thác có độ cao khoảng trên 20 m chảy thẳng từ lưng chừng núi xuống dưới qua những vách núi đá thẳng đứng, hiểm hóc lôi cuốn những người thích mạo hiểm. Dưới thác Tà Puồng 1 có khá nhiều tảng đá lớn, hình thù kỳ quái và nhẵn để du khách nghỉ ngơi thưởng lãm cảnh đẹp hùng vỹ, vừa được hít thở không khí trong lành, mát mẻ tự nhiên. Cách thác Tà Puồng 1 về hạ lưu khoảng 20 phút đi bộ là thác Tà Puồng 2. Đây cũng là điểm vui chơi yêu thích của du khách khi đắm mình dưới làn nước mát lạnh trong hồ nước rộng khoảng 5.000 m2, chỗ sâu nhất khoảng 10 m từ ngọn thác đổ xuống, nước hồ trong vắt nhìn thấy được cả đáy hồ. Người biết bơi có thể thỏa thích bơi, lặn tại đây để giải cái nóng nắng gay gắt của mùa hè. Người không biết bơi thì có thể chèo thuyền, bè ra giữa hồ để thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây. Hiện nay, bình quân mỗi ngày có hàng trăm du khách, trong đó phần nhiều là các bạn trẻ thích khám phá để thám hiểm và chinh phục thử thách.Đến với thác Tà Puồng, du khách sẽ còn có nhiều cơ hội để tham quan, thám hiểm và tìm hiểu những danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử độc đáo, nên thơ nằm xung quanh thác Tà Puồng như: Động Brai, đèo Sa Mù, sân bay Tà Cơn, Nhà đày Lao Bảo, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo...

Từ tháng 04 đến tháng 08

Bãi biển Cửa Việt

Bãi biển Cửa Việt tọa lạc ở thôn Tân Lợi, xã Gio Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, nằm trong Khu du lịch Cửa Việt huyện Gio Linh. Cách thành phố Đông Hà 15km về phía Đông, bãi biển Cửa Việt trải dài với bãi tắm rộng, nước trong xanh, cát trắng mịn sạch sẽ bên những rừng dương xanh ngát. Thời tiết nơi đây khá nóng vào mùa ạ do ảnh hưởng từ gió Lào, tuy nhiên làn nước tại biển Cửa Việt luôn mát mẻ giúp bạn được giải nhiệt, quên đi cái nắng nóng oi ả và thả mình vào cảm giác sảng khoái. Biển Cửa Việt nằm trong top 4 bãi biển đẹp nhất mà bạn nên ghé đến khi du lịch đến Quảng Trị, bên cạnh biển Cửa Tùng, biển Gia Đẳng và biển Mỹ Thủy. Nhờ những sự đặc biệt này mà biển Cửa Việt đón không ít du khách trên mọi miền đất nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, trong đó có cả TP. HCM dù nằm khá xa nơi đây. Biển Cửa Việt là một điểm đến hàng đầu tại Quảng Trị, thu hút nhiều “tín đồ xê dịch” đến để khám phá những nét đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây. Mặc dù đã có nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng, các dịch vụ hiện đại tại đây để phát triển du lịch, những gì đẹp nhất, hoang sơ nhất của thiên nhiên vẫn được giữ lại. Đến bãi tắm Cửa Việt bạn sẽ được ngắm nhìn cảnh mặt nước trong xanh hòa vào làn mây trời, song song biển là bãi cát trắng phau chạy dài tít tắp như một dải lụa trắng vắt ngang bãi biển. Bạn đừng quên đến đây vào sáng sớm để được đi dạo trên bãi biển ngắm bình minh và đón những tia nắng ban mai đầu tiên. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm và vui vẻ hơn rất nhiều. Đặc biệt bầu trời tại biển Cửa Việt vào sáng sớm trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Không khí thoáng mát kết hợp với làn gió biển mặn mà thổi vào hàng dương xì xào sẽ càng làm cho bạn cảm thấy xao xuyến hơn. Nếu như bình minh trên biển Cửa Việt mang nét đẹp trong trẻo, tràn đầy sức sống thì hoàng hôn nơi đây lại mang một vẻ đẹp dịu dàng, quyến rũ và mộng mơ với sắc đỏ hồng nhẹ nhàng. Để lưu lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp của mẹ thiên nhiên tại bãi biển Cửa Việt, bạn đừng quên mang theo máy ảnh hoặc điện thoại đến đây nhé, nếu không thì bạn sẽ tiếc hùi hụi đấy.Biển Cửa Việt được che chắn bởi 2 vách núi khá cao nên khá khuất gió, biển cũng êm ả hơn. Do đó bãi biển có độ an toàn cao cho tất cả mọi người kể cả với trẻ nhỏ và phụ nữ. Đến đây bạn sẽ tha hồ thả mình và thư giãn trong làn nước mát lạnh, tận hưởng những ngọn sóng biển êm dịu nhẹ nhàng xô vào tạo bọt trắng xóa để mang đến cho bạn những phút giây tắm biển thư thái nhất.Chèo sup tại biển Cửa Việt thu hút rất nhiều bạn trẻ. Đây không những là bộ môn thể thao trải nghiệm, được vận động và thư giãn giữa làn nước trong xanh, đây còn là phụ kiện sống ảo chất lượng để bạn có những tấm ảnh lung linh để lưu lại kỉ niệm. Bạn còn chờ gì mà không đến đây trải nghiệm ngay nào.Gần bãi biển Cửa Việt còn có những vườn cây ăn trái trĩu quả được người dân địa phương trồng. Mùa trái cây chính cũng là mùa du lịch cao điểm tại đây nên sau khi tắm biển bạn có thể ghé qua những vườn trái cây này để tham quan, check-in và thưởng thức trái cây tại vườn. Những trải nghiệm tuyệt vời này sẽ làm cho chuyến du lịch của bạn thêm phần ý nghĩa và trọn vẹn hơn.

Từ tháng 04 đến tháng 08

Đồi cát Nhĩ Hạ

Đồi cát Nhĩ Hạ Quảng Trị cũng như bao nhiêu đồi cát khác của miền trung, nắng và khô cằn. Nhưng đồi cát cũng có những giá trị và trải nghiệm riêng biệt mà ít nơi đâu có được. Đồi cát Nhĩ hạ cách quốc lộ 1A, mười kilômet về phía Đông, đồi cát vàng thuộc địa phận thôn Nhĩ Hạ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong số rất ít đồi cát còn sót lại, có màu sắc rất đặc biệt – màu vàng óng ánh tuyệt đẹp. Đồi cát vàng óng ánh với độ cao lên đến 40 mét, gần với bãi tắm Cửa Việt, bãi tắm Gio Hải. Xung quanh khá bằng phẳng do vậy khi đứng từ trên đây nhìn ra xa sẽ thấy khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Bạn có thể đứng ở đây để ngắm nhìn cảnh bình minh, hoàng hôn tuyệt đẹp. Cảnh sắc ở đây có thể khiến bạn quên đi muộn phiền, hòa hợp với thiên nhiên. Những đêm trăng thanh, mọi người cũng thường xuyên lên đây để cùng ngắm trăng, trò chuyện. Nơi đây là địa điểm lí tưởng để cắm trại hoặc ngủ qua đêm.Mặc dù được ví như “tiểu sa mạc” nhưng thực tế nơi đây không khô cằn tí nào. Cây cối ở trên đồi cát vẫn rất xanh tươi. Nguyên nhân chính là do ở phía dưới chân đồi có các mạnh nước ngầm xa xưa giúp cây cối hấp thụ nước vào những ngày hè. Nằm ẩn mình dưới những lùm cát uốn lượn và rặng phi lao thẳng tắp vươn mình trong gió, đồi cát vàng Nhĩ Hạ được ví như một tiểu sa mạc giữa lòng đồng bằng. Sở dĩ tạo thành trên một địa hình toàn cát trắng thế nhưng đồi cát lại nhuộm lên một màu vàng óng bởi trước kia có một mỏ sắt tồn tại ở nơi đây khá lâu nhờ vào điều này màu sắc của cát ở thời điểm hiện tại có phần hấp dẫn và đặc biệt hơn các đồi cát thông thường. Khi di chuyển lên đỉnh của đồi phóng tầm mắt ra xa du khách hoàn toàn có thể được chiêm ngưỡng phong cảnh của ngọn hải đăng và bãi biển Cửa Việt xinh đẹp.Thời điểm đẹp nhất để đến với đồi cát Nhĩ Hạnh có lẽ là vào lúc bình minh hoặc khi hoàng hôn buông xuống. Nếu như vào sáng sớm khi mặt trời mới ló mình toàn bộ đồi cát bừng tỉnh sau đêm dài mang lại một sức sống hoàn toàn mới thì đến chiều tà mặt trời lặn những ánh nắng cuối cùng rọi xuống triền cát vàng làm cho khung cảnh trở nên lấp lánh lung linh. Đây cũng chính là hai thời điểm lý tưởng nhất để du khách có thể thoải mái chụp hình mà không cần căn góc.Được ví như là một tiểu sa mạc thế nhưng hệ động thực vật ở nơi đây không hề thưa thớt và thiếu sức sống mà ngược lại nó luôn xanh tươi và trù phú vì đất ở đồi cát luôn có một độ ẩm nhất định. Những rặng phi lao và hàng cây tràm được người dân nơi đây trồng phía dưới chân đồi cát vừa giúp cát không bị gió thổi vào làng vừa tô điểm thêm cho không gian hoang sơ của nơi đây. Dạo chân một vòng trên đồi du khách hoàn toàn có thể bắt gặp những quặng sắt với đủ màu sắc khác nhau. Đây cũng là một điều vô cùng đặc biệt và thú vị mà chỉ riêng đồi cát Nhĩ Hạ mới có được.Hy vọng với tiềm năng hiện có , đồi cát vàng Nhĩ Hạ sẽ trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị.

Từ tháng 04 đến tháng 08

Bãi tắm Triệu Lăng

Quảng Trị là vùng đất nắng gió của miền Trung, nơi đây có khí hậu khá khắc nghiệt, vùng đất của những mùa nắng lắm, mưa nhiều. Quảng Trị không hẳn là vùng đất nổi tiếng về du lịch, thế nhưng vùng đất này lại có những điểm đến đặc biệt. Bãi biển Triệu Lăng là một trong những điểm đến đặc biệt như thế. Bãi biển Triệu Lăng có thể được xem là điểm du lịch Quảng Trị quan trọng, thuộc xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong. Bãi biển Triệu Lăng được du khách biết đến vốn là một bãi biển dài và đẹp, hấp dẫn những du khách yêu thích khám phá bằng phong cảnh hoang sơ mà hữu tình, bằng những bãi cát trắng mịn như tan chảy dưới chân, bằng những rặng phi lao xanh chót vót soi bóng bên bờ biển. Bãi biển Triệu Lăng trong xanh một màu ngọc bích, dưới cái nắng khá gay gắt của những ngày hè, đất Quảng Trị phải chịu ảnh hưởng của gió Lào, thì việc được tắm dưới dòng biển trong xanh, mát rượi là trải nghiệm không còn gì thú vị bằng. Bãi biển Triệu Lăng không quá nổi tiếng như những bãi biển khác dọc theo hành trình du lịch trong nước, cũng chính vì điều này mà ở đây cái gì cũng mang một vẻ đẹp hoang sơ, đầy thú vị, thách thức khách du lịch khám phá. Sẽ thật tuyệt vời trên bãi biển Triệu Lăng xanh trong, cát trắng, nắng vàng một mình như sở hữu, du khách sẽ quên đi những bãi tắm đông đúc, chen chúc nhau trong một không gian chật hẹp. Đến với Triệu Lăng hãy thử những món ăn của vùng đất miền trung này. Du khách có thể mua hải sản tươi của ngư dân vừa đánh bắt về tự mình nướng tại bãi biển, bên rặng phi lao để thưởng thức tại chỗ. Hay tìm một nhà dân, sống cùng họ một ngày, cùng ăn hải sản vừa đánh bắt của họ, sẽ nhận ra rằng những con người miền Trung nơi đây chân chất, thật thà dễ mến. Bãi biển Triệu Lăng, có thể nói với những đặc trưng của mình, là điểm đến tuyệt vời trong những tour du lịch Quảng Trị. Nơi đây là nơi nghỉ dưỡng thú vị của du khách trong những ngày hè oi bức. Hoặc chí ít, là một khách bộ hành ngang qua, hẳn vẻ hoang sơ bình yên của chốn này, như một nơi dừng chân bình yên để khách nán lại đôi chút, tận hưởng niềm thi vị riêng, trước khi tiếp tục hành trình của mình đến chốn khác. Đặc biệt, nơi đây là còn là địa điểm camping overnight ngắm sao trời, chillax và ngắm bình minh cực đẹp. Vào một ngày thảnh thơi, còn gì tuyệt hơn được nằm tại nơi “màn trời gối đất”, nghe tiếng sóng rì rào và tận hưởng những cơn gió biển. Không chen chúc hay phô trương, biển Triệu Lăng tạo cho mình một nét cuốn hút riêng tại “miền đất lửa” Quảng Trị. Tạm cho mình một ngày rảnh rang, hòa mình vào thiên nhiên mơ mộng nơi đây.

Từ tháng 03 đến tháng 08

Làng cổ Bích La

Làng cổ Bích La thuộc xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, hiện lên như một bức tranh thủy mặc cổ kính, trầm mặc. Với tuổi đời hơn 500 năm ngôi làng này là chứng nhân lịch sử; lưu giữ trong mình những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của vùng đất đầy nắng gió Quảng Trị. Ghé thăm làng cổ Bích La; du khách sẽ được trải nghiệm một không gian yên bình, lắng đọng; cảm nhận được nét đẹp của một làng quê Việt Nam. Nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ và những giây phút thư giãn tuyệt vời. Làng Bích La đã trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử. Ban đầu làng mang tên Hoa An; đến thời Tây Sơn được đổi thành Hoa La; và cuối cùng dưới triều vua Thiệu Trị, cái tên Bích La mới chính thức được định danh. Làng xưa gồm 4 giáp: Đông, Tây, Nam, Hậu, nay thuộc địa phận 3 xã Triệu Tài, Triệu Long, Triệu Đông. Sự hình thành và phát triển của Bích La gắn liền với tên tuổi của Phó tướng Lê Mậu Doãn. Ông là người có công khai khẩn, lập ấp, đặt nền móng cho sự phát triển của làng. Sau khi chúa Nguyễn Hoàng vào Nam mở cõi (1558); Lê Mậu Doãn thần phục nhà Nguyễn và được phong tước Doãn Lộc hầu; “Chí đức đại thần” nhờ những công trạng to lớn. Để tưởng nhớ công ơn của ông; người dân Bích La đã an táng, xây lăng mộ và miếu thờ uy nghiêm. Trên bài vị của Doãn Lộc hầu tại ngôi miếu linh thiêng này có ghi: “Bổn thổ khai khẩn cai trị Phó tướng Doãn Lộc hầu linh tế Dục Bảo Trung Hưng Linh Phò tôn thần”. Bên cạnh đó, miếu còn thờ các vị thần sông, núi, sấm sét, cầu mong sự bình an cho dân làng, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu… Đặc biệt, nơi đây còn thờ hai vị tiến sĩ đầu tiên của làng là Lê Cảnh Diệu và Lê Cảnh Phiên; những người đã làm rạng danh quê hương. Du lịch Quảng Trị bước chân vào làng cổ Bích La; bạn như lạc vào một không gian xưa cũ; với những ngôi nhà rêu phong, mái ngói âm dương phủ màu thời gian. Những con đường làng lát gạch nghiêng nghiêng; những bức tường đá ong cổ kính; giếng nước sân đình… tất cả đều mang đậm dấu ấn thời gian; gợi nhớ về một thời kỳ lịch sử đã qua. Làng Bích La nổi tiếng với những ngôi nhà vườn kiến trúc độc đáo; kết hợp hài hòa giữa phong cách nhà rường Huế và nhà truyền thống Quảng Trị. Mỗi ngôi nhà là một tác phẩm nghệ thuật với những đường nét chạm khắc tinh xảo; hoa văn trang trí cầu kỳ; thể hiện sự khéo léo và gu thẩm mỹ tinh tế của người dân nơi đây. “Lò sinh quan, nôi sinh sĩ tử”. Làng cổ Bích La, nơi sơn thủy hữu tình giao hòa, đẹp như tranh vẽ. Dòng sông lạch An Mô, nhánh của sông Thạch Hãn hiền hòa, uốn lượn chảy qua làng từ phía Tây, mang đến nguồn nước mát lành và sự trù phú cho vùng đất này. Phía Bắc làng, ngọn núi Cửa Rào sừng sững, bạt ngàn cây cối xanh tươi, như bức tường thành vững chãi che chở cho làng. Cạnh đình làng có con hói nhỏ, tựa như dải lụa mềm mại vắt ngang, uốn lượn dọc theo làng, tạo nên thế đất tựa hình rồng bay, được người dân nơi đây ví von là “cửu tuyền long mạch”, mang đến linh khí và vượng khí cho làng từ bao đời nay. Người dân làng Bích La vẫn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống như: làm nông nghiệp, chăn nuôi, chài lưới… cùng những phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc. Lễ hội Chợ Đình Bích La chỉ họp duy nhất một lần trong năm, vào đêm mùng 2, rạng sáng mùng 3 Tết Nguyên đán mang ý nghĩa cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng, đồng thời là dịp để người dân địa phương giao lưu, gặp gỡ, trao đổi hàng hóa và gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Phiên chợ diễn ra tại khu vực sân đình làng Bích La, tạo nên một không khí nhộn nhịp, tưng bừng ngay từ những ngày đầu năm mới. Chợ Đình Bích La là một phiên chợ đặc biệt, nơi người mua kẻ bán đều tuân theo những quy tắc bất thành văn. Người bán không nói thách, người mua không mặc cả. Hàng hóa bày bán chủ yếu là các sản vật địa phương như bánh tét, kẹo lạc, hoa quả, đồ thủ công mỹ nghệ… Bên cạnh các hoạt động chính, lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian vui nhộn như kéo co, đẩy gậy, chọi gà, hát đối đáp… tạo nên không khí sôi nổi, náo nhiệt cho phiên chợ. Với những giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo; làng cổ Bích La đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đến đây bạn sẽ có nhiều hoạt động thú vị: Chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính: Làng Bích La nổi tiếng với những ngôi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm; được xây dựng theo kiến trúc truyền thống với mái ngói đỏ tươi; tường gạch rêu phong; cổng gỗ chạm khắc tinh xảo. Dạo bước trên những con đường làng; du khách sẽ cảm nhận được không khí thanh bình; mộc mạc của làng quê Việt Nam xưa. Du khách có thể tham gia vào các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân như làm vườn; câu cá; hay dạo chơi trên cánh đồng lúa xanh mát. Thưởng thức ẩm thực đặc trưng, đánh thức vị giác cùng những món ăn dân dã; đậm đà quê hương được chế biến theo phong cách đặc trưng của người dân địa phương tại các quán ăn trong làng hoặc tại chợ quê Bích La. Làng cổ Bích La là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về một không gian yên bình, hoài cổ, tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt của phố thị.

Từ tháng 01 đến tháng 08

Thánh Địa Đức Mẹ La Vang

La Vang là một địa danh nổi tiếng ở Quảng Trị, nơi thân thuộc của mọi người theo đạo Công Giáo tại Việt Nam. Đây cũng là nơi lưu dấu những vết tích của lịch sử và là trung tâm hành hương Công Giáo lớn nhất cả nước.La Vang, tên đầy đủ là Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang hay còn gọi là Linh địa Đức Mẹ La Vang), tọa lạc tại thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.Có nhiều cách giải thích cho tên gọi La Vang, trong đó có hai cách lý giải phổ biến, được nhiều người đồng tình và lưu truyền tới nay. Một lập luận nói rằng, đây là vùng có rất nhiều cây “Lá Vằng” vừa để làm nước uống, vừa chữa bệnh. Chữ Lá Vằng sau này được phổ biến khắp nơi, tam sao thất bản và được đọc trái đi thành La Vang.Hơn hai trăm năm trước, La Vang là một vùng đất nhỏ bé, mất hút giữa chốn rừng thiêng nước độc, núi đồi hoang vu, ít người qua lại. Theo những tiền nhân kể lại, trong cơn bách hại khủng khiếp vào giữa năm 1798, một số các tín hữu phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang. Trong lúc hàng trăm người tập họp đọc kinh cầu nguyện dưới gốc cây đa cổ thụ, mà nay là vị trí của Linh Ðài Ðức Mẹ, họ đã được nhìn thấy một Bà đẹp mặc áo choàng, trên tay bồng một Trẻ Thơ. Họ đã được an ủi và chỉ cách ngắt những cành lá chung quanh nơi họ trốn tránh, nấu nước uống sẽ giúp vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo, bệnh tật. Bà còn hứa: “Từ nay về sau, bất cứ ai đến khẩn cầu Mẹ tại nơi đây sẽ được Mẹ ban ơn phù trợ”. Từ đó đến nay, sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ đã được loan truyền khắp nơi.Và sao bao biến chuyển của thời cuộc, sau nhiều lần xây dựng, vào năm 1961, nhà thờ La Vang đã được làm “Đền thờ toàn quốc dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Ðức Mẹ” và thánh địa La Vang là “Trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc”. Sau hơn hai trăm năm, La Vang giờ đây đã trở thành một địa danh nổi tiếng và là trung tâm hành hương Công Giáo lớn nhất cả nước.Trải qua thời gian lịch sử xây dựng và phát triển lâu dài, La Vang ngày nay là một trung tâm hành hương rộng lớn, toạ lạc trên khu đất có diện tích 190.106m2, chia thành nhiều phân khu với các chức năng khác nhau, trong đó có nhiều hạng mục vẫn chưa được triển khai. Là một người tham quan, khi tới La Vang, ba công trình sẽ đập vào mắt và thu hút bạn ngay từ khi đặt chân tới gồm: Tháp chuông cổ là di tích còn sót lại của Vương Cung Thánh Đường cũ. Ngôi thánh đường cũ được xây dựng vào năm 1925, khánh thành năm 1928 và được nâng lên thành Vương cung thánh đường năm 1961. Trong thời gian chiến tranh, ngôi thánh đường đã bị bom đạn phá huỷ vào năm 1972. Sau 44 năm tồn tại, ngôi thánh đường chỉ còn lại tháp chuông và được bảo tồn làm di tích lịch sử cho tới nay.Dấu vết của thời gian, của bom đạn vẫn còn in hằn trên di tích. Cùng với Vương cung thánh đường mới đang được xây dựng, tuỳ theo góc nhìn, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được sự giao thoa giữ cũ và mới, của truyền thống được tiếp nối, của những nét kiến trúc Á Đông, đậm chất Việt Nam nơi di tích và toàn bộ công trình phía sau tháp chuông cổ.Vương cung thánh đường La Vang được khởi công năm 2013, dự kiến hoàn thành năm 2020. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh, tới năm công trình vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện. Công trình Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang được xây dựng trên một mặt bằng có diện tích 13.464m2. Chiều dài 140m theo hướng Bắc Nam, ngang 104m theo hướng Đông Tây với sức chứa 5.000 người. Đây là dự án xây dựng lớn nhất của giáo hội Công Giáo Việt Nam từ trước tới nay.Khi tới đây, bạn sẽ cảm nhận rõ nét kiến trúc Việt của nhà thờ. Công trình được thiết kế theo phong cách Á Đông, mang hồn Việt qua những mái ngói quen thuộc, thân thương, các đường nét và chi tiết trang trí điêu khắc mang hơi thở truyền thống Việt Nam và được cách tân, đơn giản để công trình thanh thoát, hợp thời. Khu vực linh đài Đức Mẹ La Vang, mô phỏng hình dáng cây đa là công trình được xây dựng tại vị trí được truyền tụng là nơi Đức Mẹ đã hiện ra năm xưa, trên đám cỏ, dưới gốc cây đa. Đây cũng là nơi đặt tượng Đức Mẹ La Vang và là nơi người hành hương tới để cầu nguyện.Công trình xây dựng năm 1963, dựa trên đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh Độc Lập), tuy nhiên mới chỉ xong phần thô do chiến tranh, loạn lạc thời cuộc. Tới năm 2008, “Ba cây đa nhân tạo” mới chính thức hoàn thành với phần tạo dáng mỹ thuật, như cây đa thật. Ngoài ba điểm trên, La Vang còn một số công trình, di tích mà bạn có thể tham quan như giếng nước cổ, các bức phù điêu, các tượng điêu khắc được thiết kế đặt ở nhiều lối đi tại trung tâm hành hương, hay khu vực gắn các bia tạ ơn của những người tới đây xin ơn và đã được ơn.Dịp lễ chính và lớn nhất trong năm tại La Vang là ngày 15/8 hàng năm. Ngày lễ này thường được tổ chức kéo dài trong 3 ngày, từ 13/8-15/8 hàng năm, với chu kỳ đại hội 03 năm một lần. Vào mỗi dịp này, có hàng trăm ngàn người đổ về La Vang để dự lễ, cả người Công Giáo cũng như không Công Giáo. Nên để ghé thăm cách thuận tiện nhất, bạn cứ đi vào bất cứ ngày nào trong năm, trừ dịp lễ lớn này, nhất là trong trường hợp bạn tới La Vang chỉ với mục đích tham quan.Mảnh đất La Vang luôn luôn có một vị trí đặc biệt trong lòng những người Công Giáo, đến đây bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên đến lạ thường. Nơi đây cũng luôn sẵn lòng chào đón bất kỳ ghé thăm bằng một lòng hiếu khách trọn vẹn nhất.

Từ tháng 01 đến tháng 08

Trằm Trà Lộc

Đến với Quảng Trị - nơi được mệnh danh là “Xứ sở gió Lào” - du khách ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng điểm du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc tuyệt đẹp như vậy. Nơi đây như một thứ “đặc sản” thiên nhiên ban tặng cho miền cát trắng, bởi vẻ nguyên sơ với hệ sinh thái phong phú đã tồn tại hàng trăm năm nay. Cách Quốc lộ 1A chừng 5km về phía Đông Nam, Trằm Trà Lộc là một khu đầm lầy rộng khoảng 10ha ở xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng, hiện nay nằm trong khuôn viên Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc. “Trằm” theo cách gọi của người địa phương nghĩa là vùng đầm lầy có nhiều cá tôm. "Phá Trằm" nghĩa là xả nước ở đầm để cùng bắt cá tôm. Với vị trí nằm giữa vùng đồng bằng thấp trũng và tiếp giáp giữa đồi rú cát của các xã Hải Vĩnh, Hải Thiện và Hải Quy của huyện Hải Lăng, xung quanh là những đồi cát với cánh rừng tràm nguyên sinh phủ bóng, Trằm Trà Lộc được ví như “lá phổi xanh” của xã Hải Xuân. Đây cũng là nguồn dự trữ nước tưới không bao giờ cạn cho sản xuất nông nghiệp của người dân trong vùng. Đặc biệt, khu du lịch sinh thái này được người dân và chính quyền bảo vệ nghiêm ngặt nên vào những ngày bình thường, không ai được đánh bắt cá hay chặt cây, hái sen tại trằm. Khi đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên trữ tình thơ mộng. Bao quanh hồ nước là từng cụm rừng với bạt ngàn cây lớn nhỏ, có khoảng hơn 100 loài thực vật, trong đó có nhiều loại thuộc nhóm quý. Dựa trên địa hình và khí hậu cũng như từ thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh lân cận, Trằm Trà Lộc là tài nguyên thiên nhiên có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái gồm các cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của vùng hồ, các giá trị đa dạng sinh học, đặc biệt là các loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm. Với sự phong phú, đa dạng về các hệ sinh thái bao gồm 3 dạng hệ sinh thái chính trên cạn; 5 kiểu hệ sinh thái đất ngập nước, sự phong phú, đa dạng của các hệ sinh thái chính là môi trường sống cho các loài động thực vật và để Trằm Trà Lộc được du khách biết đến như là điểm du lịch hấp dẫn. Với phong cảnh hữu tình gồm nhiều loại cây rừng tự nhiên lâu năm cùng hồ sen và nhiều cá thể động vật hoang dã trú ngụ. khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc sẽ là điểm đến vui chơi hữu ích, thú vị cho du khách gần xa trong những dịp lễ Tết. Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức những món ăn thấm đượm hương vị đồng quê như: cá hấp cuốn bánh tráng, thịt trâu nướng lá trơng, cháo cá vạc giường, ... Để làm quà cho người thân, mọi người cũng có thể tìm mua cao lá vằng, hạt sen, nón lá Trà Lộc… được bày bán quanh khu vực trằm. Theo các bậc cao niên trong làng kể rằng, trong những năm kháng chiến, khu vực Trằm Trà Lộc được chọn làm căn cứ địa cách mạng và trạm phẫu thuật tiền phương phía nam Quảng Trị. Không ít bom đạn đã dội xuống mảnh đất này, nhất là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hiện nơi đây vẫn còn lưu lại nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa, các đình miếu… từng là dấu tích hoạt động của bộ đội ta.Ngoài ra, vào cuối vụ hè thu (tháng 8 âm lịch), người dân xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân làng Trà Lộc tổ chức lễ hội dân gian “phá Trằm” hay còn gọi là ngày hội “Xả trằm bắt cá” với sự tham gia của hàng trăm người trong, ngoài tỉnh. Đây là một trong số ít lễ hội ngư nghiệp truyền thống ở tỉnh Quảng Trị còn lưu giữ đến ngày nay. Theo lời kể từ các cụ cao niên ở làng, lễ hội “phá Trằm” có từ hơn 300 năm nay và đã trở thành ngày hội truyền thống đặc trưng của người dân địa phương, đồng thời giúp thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng cư dân làng xã.Theo quy định, người tham dự “phá Trằm” chỉ được dùng nơm, lưới, vợt… để bắt cá và chỉ bắt cá lớn, còn cá nhỏ để dành cho mùa sau. Mỗi khi có ai bắt được cá đều hô lên để tăng thêm hào hứng và cổ vũ tinh thần của mọi người khiến không khí trở nên náo nhiệt, vui vẻ. Sau lễ hội, bàu được xả sạch nước, làm vệ sinh góp phần trả lại môi trường nước trong lành, tạo điều kiện cho các loài cá sinh sống phát triển. Quảng Trị với lợi thế các khu du lịch sinh thái hòa với thiên nhiên hoang sơ, khí hậu trong lành, mát mẻ, thức ăn tươi ngon, các khu du lịch sinh thái đang ngày càng thu hút du khách gần xa. Và đặc biệt là về Trằm Trà Lộc, du khách được đắm chìm trong không gian mát rượi, tĩnh tại của thiên nhiên hoang sơ, có thể nghe từng nhịp thở của sinh vật, cảm nhận màu xanh ngút ngàn của núi rừng. Nơi đây chẳng khác gì một thiên đường nghỉ dưỡng lý tưởng hút hồn du khách, khiến ai một lần đặt chân tới cũng không muốn về.

Từ tháng 03 đến tháng 08

Rừng nguyên sinh Rú Lịnh

Bên cạnh những di tích lịch sử nổi tiếng, du lịch Quảng Trị du khách còn được khám phá hệ sinh thái đa dạng và độc đáo. Trong đó, phải kể tới rừng nguyên sinh Rú Linh, đang là địa điểm “đổi gió” hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp ghé thăm Quảng Trị. Rừng nguyên sinh Rú Lịnh thuộc địa phận xã Vĩnh Hiền và Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Nơi đây được mệnh danh là “lá phổi xanh” của huyện Vĩnh Linh nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung. Rú Lịnh là rừng nguyên sinh rất ít còn sót lại giữa đồng bằng tại Quảng Trị, đặc trưng với vùng đất đỏ bazan ở độ cao 94m thuộc vùng đồng bằng duyên hải. Rừng Rú Lịnh có tổng diện tích 170ha, trong đó có 100ha là còn rừng xanh bao phủ còn lại rừng tự nhiên và đồng bằng.Từ bãi biển Cửa Tùng và cầu Hiền Lương khoảng 6km bạn sẽ tới được rừng Rú Lịnh. Nơi đây nổi tiếng với thảm thực vật kiểu rừng kín thường xanh và các loại đồng thực vật phong phú đặc trưng khu hệ thực vật cổ Á nhiệt đới. Tham quan rừng nguyên sinh Rú Lịnh ở Quảng Trị du khách sẽ được tìm hiểu hơn 200 loài thuộc 72 loại. Nổi bật nhất là các loài thực vật thuộc dòng thân gỗ như: Gụ lau, lim xanh, thị rừng, dẻ rừng, ngũ gia bì, trầm hương và rất nhiều loại cây được khai thác để làm thuốc. Trong rừng vẫn còn nhiều loài cây quý như lim, sến, vàng trâm, tàu tàu, trầm dó, dẻ, trám, đe... Động vật trong rừng chủ yếu là chim, sóc, cầy hương và các loài chồn, cáo... Điều đặc biệt là rừng nguyên sinh Rú Lịnh có quần thể gụ lau (gõ) quý hiếm sinh sống. Trong đó, cây lớn nhất đến vài người ôm, thân cao hàng chục mét. Gụ lau phân bố từ lõi rừng kéo ra tận bìa rừng. Đến nay, bao quanh rừng nguyên sinh Rú Lịnh là khu dân cư đông đúc. Những năm qua, ở đây xảy ra một số vụ tác động xấu đến rừng nhưng không đáng kể. Bên cạnh hệ thực vật, Rú Lịnh còn hấp dẫn du khách tham quan với các loại động vật với hơn 73 loài. Trong đó, gồm có 60 loài chim gồm bách thanh, chào mào, cò, sáo... khoảng 12 loài thú là cầy hương, nhím, tê tê, sóc bụng đỏ. Rú Lịnh còn nổi tiếng với hệ động vật hoang dã quý hiếm bao gồm các loài: Rắn, gà ri, trăn, hoẵng, lợn rừng, mang, quạ. Theo lời người dân nơi đây kể lại, khoảng thời gian trước năm 1945 tại Rú Lịnh còn có các loài động vật hoang dã như báo, hổ, sư tử. Ghé thăm rừng Rú Lịnh du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về hệ thiên nhiên sinh thái đa dạng nơi đây. Cách lý tưởng nhất để khám phá cảnh đẹp của rừng Rú Lịnh đó là đi dạo bộ ngắm cảnh đẹp và tận hưởng bầu không khí trong lành nơi đây. Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội check-in sống ảo với những bức hình tuyệt đẹp cùng với thiên nhiên núi rừng và các loài động vật tại Rú Lịnh. Rừng nguyên sinh Rú Lịnh gắn liền với nhiều địa danh nổi tiếng như: Dòng sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, Cửa Tùng, nghĩa trang Trường Sơn, địa đạo Vịnh Mốc, hệ thống giếng cổ tại Gio An… Vì vậy, khi có dịp tới Rú Lịnh bạn cũng không nên bỏ qua các địa điểm tham quan nổi tiếng này. Rừng nguyên sinh Rú Lịnh có vai trò cung cấp nguồn nước nông nghiệp cho các xã thuộc phía đông của huyện Vĩnh Linh và được xem là “lá phổi xanh” nơi đây.

Từ tháng 03 đến tháng 08

Đèo Sa Mù

Đèo Sa Mù – Một điểm đến khiến bất cứ ai cũng phải ngỡ ngàng trước bức tranh thiên nhiên huyền ảo, tuyệt đẹp. Đèo Sa Mù chính là nơi giao thoa giữa đất trời và mây phủ.Nếu để dành 2 từ để nói về đèo Sa Mù thì đó phải là hiểm trở và mê hoặc. Con đèo ẩn mình giữa núi rừng hoang vu, hoang sơ của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đây không đơn thuần chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng, mà còn là điểm hẹn của những tâm hồn, những con người đam mê khám phá, trải nghiệm. Cung đèo này dài gần 20km, cao gần 1.400m so với mực nước biển. Nơi đây hứa hẹn sẽ là một điểm đến độc đáo, đưa du khách lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh giữa mây trời!Người ta vẫn thường hay nhắc đến đèo Sa Mù với những cung đường quanh co, uốn lượn. Từ vị trí đỉnh đèo, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn bao quát cả một vùng trời rộng lớn. Hay là cả những cánh rừng nguyên sinh tốt tươi, bạt ngàn. Và cả những thung lũng xanh mướt , những dòng suối trong veo, uốn lượn. Vẻ đẹp ấy vừa huyền ảo, vừa nên thơ. Bất cứ ai cũng phải trầm trò, thán phục trước nét nguyên sơ diệu kỳ ấy!Đến đây rồi mới biết, quả thực đúng như tên gọi. Sa Mù chính là xứ sở của mây mù. Những dải mây màu trắng xóa bao phủ đỉnh đèo quanh năm, uốn lượn quanh các sườn đồi. Tất cả vẽ nên một khung cảnh thật huyền bí và mờ ảo. Mây trời nhẹ nhàng luồn lách qua từng khe lúi, len lỏi qua từng tán cây. Cảnh sắc ở đèo thì thay đổi tùy vào từng thời khắc trong ngày. Có khi là mây giăng kín lối. Có khi thì hé lộ một vài tia nắng vàng. Hay đôi lúc, mây mù dày đặc đến nỗi che khuất đi tầm nhìn. Điều này lại càng khiến du khách tham quan có cảm giác như là đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh vậy.Khác xa hoàn toàn với cái nắng oi bức, khó chịu của miền Trung. Đèo Sa Mù là điểm đến hứa hẹn sẽ cho bạn một bầu không khí trong lành, mát mẻ, tuyệt diệu. Bạn sẽ cảm thấy tâm hồn mình thật thoải mái, dễ chịu khi được đắm mình trong không gian ấy. Trung bình, mức nhiệt độ ở đèo chỉ khoảng từ 18 – 20 độ C. Vì thế nên tạo được cảm giác sảng khoải vá thư thái cho mọi du khách. Và cho những ai chưa biết thì đèo Sa Mù còn là nơi giao thoa giữa 2 vùng khí hậu. Điều này đã tạo nên một hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú. Đó là những khu rừng nguyên sinh bạt ngàn, những vườn lan rực rỡ, những hệ thống hang động, thác nước tuyệt đẹp. Đây đều là những điểm nhấn mà bạn không thể bỏ qua khi đến với địa danh này.Ngoài ra, khi đi dọc cung đường đèo thì bạn cũng có thể bắt gặp các cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Hay là những loài hoa rừng với đủ màu sắc và những loài chim quý hiếm. Sự đa dạng sinh học này càng làm tăng sức hấp dẫn của đèo Sa Mù và thu hút thêm nhiều người yêu thiên nhiên đến khám phá, trải nghiệm!Với việc sở hữu những cung đường quanh co, dốc đứng, uốn lượn và nhiều khúc cua gấp, đèo Sa Mù quả thực là một thử thách không hề nhỏ cho những ai đam mê mạo hiểm. Chính sự hiểm trở này đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho đèo Sa Mù. Họ vừa mong muốn khám phá thiên nhiên, vừa muốn được thử sức mình với cảm giác mạnh và chinh phục!Cùng với cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng, tất cả tạo nên sắc màu vô cùng huyền ảo và khác biệt. Tuy vậy, với độ hiểm trở nhất định thì việc đảm bảo an toàn khi di chuyển trong hành trình chinh phục Sa Mù chính là điều mà ai cũng phải tuân thủ để trải nghiệm chiêm ngưỡng cảnh quan nơi đây được trọn vẹn.

Từ tháng 03 đến tháng 08

Khu du lịch Năm Mùa Bungalows

Năm Mùa là tên một bungalow - homestay ở thôn Xa Ry, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá. Hai năm qua, cái tên này đã trở thành điểm đến của hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài tỉnh. Và khi một góc nhỏ đơn sơ ở xa tít tắp giữa trùng điệp núi rừng này lại là điểm đến của nhiều người, thì người ta mới giật mình nhận ra làm du lịch không phải là điều gì đó quá xa vời. Bunggalow 5 Mùa nằm trên một quả đồi rộng khoảng 2 ha, được bao quanh bởi những rẫy cà phê tít tắp. Đó là một không gian quê cảnh và có phần hoang dã. Nếu không bước vào bên trong cánh cổng ở chân đồi thì không ai nghĩ đây là một điểm du lịch. Nhưng thực tế đó là một điểm du lịch ấn tượng, nếu không muốn nói là điểm nhấn hấp dẫn nhất của du lịch Quảng Trị hai năm lại đây. Hấp dẫn đến mức muốn đặt được một căn bungalow ở đây, người ta phải đặt trước từ 7-10 ngày. Trước khi Bunggalow 5 Mùa ra đời, người dân ở thôn Xa Ry chỉ biết đến nương rẫy. Những rẫy cà phê bạt ngàn đã xuất hiện ở vùng này từ hàng chục năm trước. Những ngọn đồi điệp trùng nối nhau đổ xuống thung lũng cũng là thứ quen thuộc với nhiều người. Những ngôi nhà ghép từ ván gỗ cũng không phải là thứ gì quá xa lạ. Nhưng khi có người ghép tất cả những chi tiết đó vào với nhau, ngọn đồi lại trở nên rất có hồn. Và nó trở thành một điểm du lịch khiến nhiều người phải ao ước được trải nghiệm. Ông Hoàng Thông - chủ của Bungalow 5 Mùa vốn không phải là người địa phương. Ông là một doanh nhân gốc Huế nhưng sống và làm ăn ở TP. Hồ Chí Minh. Ông đặt chân đến Xa Ry và ngọn đồi quen thuộc của người dân tự nhiên tạo cho ông nhiều cảm xúc. Từ đó, ông bắt tay vào “chế biến” những thứ quen thuộc thành những thứ vừa quen, vừa lạ. Cái quen là ông tạo ra một không gian gồm những căn nhà riêng biệt ấm cúng xen giữa những tán cây nằm ở lưng chừng đồi để phục vụ những người thích trải nghiệm cảm giác yên bình hòa mình giữa núi rừng. Còn cái lạ ông tạo ra chính là kết cấu của những căn nhà theo phong cách bungalow - là kiểu nhà một tầng có xuất xứ ở Ấn Độ từ thế kỷ XVII. Mỗi bungalow được ông thổi vào một linh hồn, có tên và số phận riêng. Có lẽ đó chính là cái “lạ” nhất. Nhà Hồ Điệp. Căn nhà được đặt theo tên gọi của lan Hồ Điệp, một loại lan vừa quý phái vừa cho đẹp bậc nhất họ Phong lan. Thiêt kế căn nhà sở hữu một khối hình vuông cân đối với hai bên cánh ôm lấy khoảng sân chơi ngoài trời nằm chính giữa. Ngoại thất căn nhà với tone màu nâu phối cùng nội thất bên trong tone màu trắng tuyền, lấy cảm hứng từ màu sắc của hoa lan Hồ điệp – Bướm đêm tung cánh giữa núi rừng đại ngàn. Bạn nên đến đây vào mùa hoa cà phê nở, để ngắm nhìn những đồi cà phê phủ màu trắng xóa bao quanh khiến bạn như cánh bướm bập bềnh giữa một trời hoa ngát hương. Nhà Hoàng Thảo mang trong mình câu chuyện về quá khứ phương xa. Vật liệu phục dựng căn bulalow này được giữ lại nguyên vẹn từ những thùng đựng máy cũ. Nguồn gốc thứ gỗ này đến từ Ấn độ, đem về Sài Gòn . Để rồi được tái sinh trở lại, chủ nhân đã đưa lên đây cất ra một căn nhà độc đáo nằm giữa vườn cà phê xanh ngát. Nhà Hoàng Thảo ví như một nhánh cỏ vàng ươm, bị loài chim nào đó bỏ lại trên đỉnh đồi. Căn nhà thiết kế với khoảng sàn ngoài trời phía trước được nối dài ra, cho view nhìn về thửa ruộng bậc thang của người đồng bào Vân Kiều bên dưới. Gỗ bao quanh nhà, được lấy từ các tấm pallet đựng hàng vẫn giữ màu nguyên thủy, làm cho căn nhà có màu vàng tựa như màu sắc hoa lan Hoàng Thảo, một trong các loài lan đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới Hướng Hóa. Nếu muốn tìm cảm giác không khí mát mẻ của cách rừng nhiệt đới, hãy đến đây một lần. Nếu đến đây vào những buổi sáng mù sương bạn sẽ có cảm giác được chìm đắm trong làn mây khi đó toàn bộ căn nhà đã chìm trong sương mờ mịt. Nhà Vân Đài như một bản hòa ca của muôn vàn màu sắc bằng nhịp điệu của ánh sáng. Ngôi nhà sở hữu thiết kế trẻ trung, hiện đại. Bời dĩ có cái tên Nhà Vân Đài, vì nó tựa như một đài mây ngũ sắc nổi bật giữa núi rừng vậy đó. Vân Đài là tên một loài lan cứng cáp, mạnh mẽ và có màu sắc rực rỡ. Hòa ca ánh sáng sẽ đổi thay nhịp điệu khi mặt trời di chuyển dần qua từng khung cửa sổ. Những khung cửa bỏ độc đáo này được tận dụng từ khung cửa sổ bỏ đi của một trạm quân y gần đó, căn nhà có thể đón ánh sáng của mặt trời từ mọi phía. Về đêm, nhà Vân Đài tựa như một chiếc đèn lồng, mang ánh đèn thắp sáng cả núi rừng. Nhóm một đống lửa để cùng hòa mình vào bản tình ca sắc màu giữa đại ngàn hùng vĩ. Nhà Giáng Hương vốn dĩ là một căn nhà gỗ cũ bị bỏ hoang được người chủ cũ tận dụng làm chuồng bò. Chủ nhân hiện tại đã mua lại xác ngôi nhà, tu sửa, làm mới và dựng trở lại ở bên chân ngọn đồi, bên cạnh hồ cá. Nhà Giáng Hương mang vẻ đẹp đơn sơ, xưa cũ của núi rừng và toát ra phong thái trầm mặc của thời gian nên có tên gọi là Giáng Hương – một loài hoa lan rất thơm của rừng Trường Sơn. Phần bên trái ngôi nhà, tựa lưng vào một dãy cà phê cổ thụ, phần bên phải với view suối, phần trước mặt có hồ. Căn nhà có dãy hành lang bên ngoài, trang bị thêm lò sưởi bên trong, phục vụ đầy đủ cho bạn trải nghiệm tốt nhất khi đến đây. Nhà Hoàng Hậu: Cái tên nhà Hoàng Hầu bắt nguồn từ vị trí đắc địa của nó, nằm giữa trung tâm ngọn đồi, và Hoàng Hầu là tên của loài lan đẹp nhất họ Phong Lan. Căn nhà với diện tích 96m2 được xây dựng hoàn tất chỉ trong 12 ngày bằng kĩ thuật lắp ghép các tấm vách được sản xuất trước đó. Vật liệu gỗ dựng vách lấy từ gỗ thông tận dụng từ một căn nhà cũ. Ngay cả cách gọi tên 5 Mùa cũng quyến rũ du khách. Vùng đất này được gọi là một “tiểu Đà Lạt” ở miền Trung. Ngoài bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của đất trời thì ông Thông gửi vào cái tên này thêm một mùa - đó là mùa của tâm trạng, của cảm xúc. Và ông đã tạo ra được một điều đặc biệt ngay từ những thứ rất bình thường.

Từ tháng 03 đến tháng 08