Hãy đón nhận sự xa hoa của cuộc sống , hãy tiến lên ...
Thôn 1, Xuân Đám, Huyện Đảo Cát Hải, Hải Phòng, Việt Nam
Hiệp hội du lịch Hải Phòng Đã xác nhận
Đánh giá 1 () Xem bản đồ
Chỉ từ :
1,300,733
đ
Giảm giá 10% thành viên : 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : 1,170,660 đ
1.0 (1 Đánh giá)
Xem tất cả
Homestay
Hiệp hội du lịch Hải Phòng Đã xác nhận
Thôn 1, Xuân Đám, Huyện Đảo Cát Hải, Hải Phòng, Việt Nam
Chỉ từ :
1,300,733
đ
Giảm giá 10% thành viên : 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : 1,170,660 đ
Với tầm nhìn ra thành phố, Green Homestay nằm ở Cát Bà và có nhà hàng, bếp chung, quầy bar, sân vườn, hồ bơi ngoài trời theo mùa và sân hiên. Cả Wi-Fi và chỗ đỗ xe riêng đều được cung cấp miễn phí tại nhà nghỉ. Được trang bị sân hiên, các phòng nghỉ tại đây có máy điều hòa, TV màn hình phẳng và phòng tắm riêng với vòi sen cùng đồ vệ sinh cá nhân miễn phí. Chỗ nghỉ có thể phục vụ bữa sáng tự chọn, ăn chay hoặc thuần chay. Du khách cũng có thể thư giãn tại khu vực tiếp khách chung.
Bãi biển Xuân Đàm cách Green Homestay 400m trong khi Cảng Bến Bèo cách chỗ nghỉ 9,2 km. Sân bay gần nhất là Quốc tế Cát Bi, cách chỗ ở 43 km và khách sạn cung cấp dịch vụ đưa đón sân bay có trả phí.
Chính sách khách sạn
Chính sách chung
Chính sách trẻ em
Loại phòng : Double Room with Balcony
* Phòng dành cho: 2 người - 1 giường đôi * Số khách tiêu chuẩn: 2 người * Ban công
Giá phòng :
1,300,733
đ
Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : 1,170,660 đ
Loại phòng : Twin Room with 2 Double Beds
* Phòng dành cho: 4 người - 2 giường đôi * Sức chứa tối đa: 4 người * Số khách tiêu chuẩn: 4 người * Hướng hồ bơi
Giá phòng :
2,438,875
đ
Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : 2,194,988 đ
1.0 (1 Đánh giá)
Xem tất cả
Với tầm nhìn ra thành phố, Green Homestay nằm ở Cát Bà và có nhà hàng, bếp chung, quầy bar, sân vườn, hồ bơi ngoài trời theo mùa và sân hiên. Cả Wi-Fi và chỗ đỗ xe riêng đều được cung cấp miễn phí tại nhà nghỉ. Được trang bị sân hiên, các phòng nghỉ tại đây có máy điều hòa, TV màn hình phẳng và phòng tắm riêng với vòi sen cùng đồ vệ sinh cá nhân miễn phí. Chỗ nghỉ có thể phục vụ bữa sáng tự chọn, ăn chay hoặc thuần chay. Du khách cũng có thể thư giãn tại khu vực tiếp khách chung.
Bãi biển Xuân Đàm cách Green Homestay 400m trong khi Cảng Bến Bèo cách chỗ nghỉ 9,2 km. Sân bay gần nhất là Quốc tế Cát Bi, cách chỗ ở 43 km và khách sạn cung cấp dịch vụ đưa đón sân bay có trả phí.
Chính sách khách sạn
Chính sách chung
Chính sách trẻ em
Mùa hè chính là thời gian lý tưởng nhất để du lịch Cát Bà. Từ tháng 4 đến tháng 10, trời mát mẻ, thích hợp để nghỉ dưỡng, tắm biển. Mùa cao điểm từ tháng 5 đến tháng 7. Nếu định ra đảo từ tháng 7 và tháng 8, du khách nên lưu ý xem dự báo thời tiết trước ba đến năm ngày để đảm bảo không có mưa bão. Từ tháng 11 đến tháng 3, hòn đảo khá vắng vẻ. Song thời gian này lý tưởng để khám phá thiên nhiên, nghỉ dưỡng. Từ Hà Nội, du khách có thể đi xe riêng đến Hải Phòng, qua cầu vượt biển Tân Vũ đến Phà Gót. Chuyến phà đậu bến Cái Viềng thuộc huyện Cát Hải, đi xe khoảng 20 km nữa sẽ đến trung tâm đảo – thị trấn Cát Bà. Trong đó, chi phí áp dụng cho xe ôtô dưới 9 chỗ gồm cầu đường 210.000 đồng, phà 190.000 đồng. Phí phà cho xe máy 45.000 đồng một xe. Nếu đi xe khách, một vé từ Hà Nội đến bến Phà Gót khoảng 150.000 đồng, rồi sang đảo bằng phà với 12.000 đồng một người. Ngoài ra, du khách có thể chọn các hãng xe tới thẳng trung tâm đảo, với giá 250.000 đồng một người. Cáp treo Cát Hải – Phù Long giúp tiết kiệm thời gian sang đảo, chỉ 10 phút, thay vì 20 - 30 phút đi phà. Qua cầu Tân Vũ về hướng Phà Gót, du khách vào ga cáp treo Cát Hải theo bảng chỉ dẫn bên đường. Giá vé cáp treo khứ hồi là 200.000 đồng một người, người có hộ khẩu Hải Phòng là 150.000 đồng. Tại ga có bãi gửi xe. Cáp treo hoạt động 9h – 16h ngày thường, 9h – 17h cuối tuần. Trên đảo có dịch vụ thuê xe máy, khoảng 40.000 đồng một giờ và 200.000 đồng một ngày. Taxi từ trung tâm Cát Bà có dịch vụ chạy theo tuyến tham quan, giá 200.000 – 500.000 đồng cả đi lẫn về. Các địa điểm bạn có thể ghé thăm và vui chơi khi đến Cát Bà bao gồm: Vịnh Lan Hạ, Làng chài cổ Cái Bèo, Đảo Khỉ, Vườn Quốc gia Cát Bà, Hang Quân Y, Động Trung Trang, Pháo đài Thần công, Các bãi tắm đẹp trên đảo Cát Bà. Ẩm thực ở vùng vịnh chủ yếu là hải sản. Du khách rỉ tai nhau các đặc sản như sam biển, tu hài, cá song, tôm hùm, bề bề, rắn biển, các loại ốc, bún tôm... Ngoài ra, hải sản có thể mua về làm quà, với mức giá tham khảo khoảng 500.000 – 700.000 đồng một đôi sam, 200.000 – 250.000 đồng một kg tu hài, tôm hùm từ 600.000 đồng đến 1,8 triệu đồng một kg... Thưởng thức ẩm thực, du khách có thể đến chợ Cát Bà, ở đây có nhiều quán ăn theo suất hoặc buffet. Ngoài ra, quán lẩu nướng Thúy Anh, đường Cái Bèo là một trong những quán ăn được nhiều du khách lựa chọn. Giá trung bình 200.000 đồng một người. Không nên tắm biển sau 18h vì thủy triều lên cao. Nên di chuyển bằng cáp treo vào cuối tuần vì bến phà Gót thường quá tải. Các tour khám phá vịnh có thể bớt một vài điểm như bãi tắm, đảo nhỏ do nước dâng cao. Trước khi mua sắm, ăn uống, du khách hãy hỏi giá.
Hải Phòng
Từ tháng 4 đến tháng 10
2044 lượt xem
Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Nam của Vịnh Hạ Long và phía Đông của đảo Cát Bà. Tổng diện tích của vịnh khoảng hơn 7.000ha nổi bật với vẻ đẹp kỳ vĩ của khoảng 400 hòn đảo lớn nhỏ dày đặc, mang nhiều hình thù độc đáo. Khác với Vịnh Hạ Long Quảng Ninh, tất cả các đảo ở Vịnh Lan Hạ đều được phủ đầy cây xanh, cho dù chỉ là những hòn đảo vô cùng nhỏ bé. Với vùng khí hậu mát mẻ, trong lành, bạn có thể di du lịch Vịnh Lan Hạ vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Thông thường, với khách du lịch trong nước thì hay đi vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10. Thời tiết lúc này trời nắng đẹp, biển trong xanh, phù hợp cho việc tắm biển thư giãn cũng như chèo thuyền trên vịnh. Còn đối với các du khách nước ngoài thì vịnh Lan Hạ lại trở nên đẹp nhất vào thời điểm tháng 11 đến tháng 3. Để đến vịnh Lan Hạ, các bạn di chuyển tới Bến Bèo từ trung tâm đảo Cát Bà, tại đây mua vé tham quan vịnh rồi thuê tàu đi tới địa điểm du lịch mà bạn muốn. Nếu bạn chỉ đi quanh vịnh, gần bờ và không đi xa thì các bạn nên thuê xuồng máy của người dân địa phương cho tiện. Ngoài ra với các đoàn đi đông, các bạn có thể chủ động thuê tàu ở tại bến. Nếu có ý định nghỉ ngơi ở các khu ngoài vịnh như Cat Ba Sandy Beach, Monkey Island Resort thì các bạn có thể hỏi thuê luôn tàu đi chơi vịnh tại các resort này. Hang Luồn nằm trên đảo Bồ Hòn, bên phải là Cổng Trời, phía trước hang là hòn Con Rùa. Vách đá bao quanh hang dựng đứng sừng sững, nước trong hang bốn mùa trong xanh êm đềm, phẳng lặng. Hang Luồn là địa điểm du lịch vịnh Lan Hạ thu hút du khách không chỉ bởi hình thù độc đáo mà còn bởi cảnh sắc thiên nhiên hài hòa, hữu tình. Từ bến Bèo, theo hướng ra vịnh Lan Hạ khoảng 15′ là sẽ tới đảo Nam Cát hoang sơ. Nơi đây hấp dẫn khách du lịch bởi chính nét nguyên sơ, chưa có sự can thiệp nhân tạo nhiều. Trên đảo có 3 ngôi nhà sàn lớn bằng gỗ và 6 nhà nghỉ được làm từ tre nứa, khi nghỉ ngơi tại đây bạn sẽ được hòa mình cùng với thiên nhiên và mùi vị vùng biển. Ngoài ra, bãi biển Nam Cát xinh đẹp cũng là nơi để du khách được thoải mái vẫy vùng trong làn nước trong xanh, tha hồ ngắm những đàn cá nhỏ, rặng san hô hay những chùm rong biển. Tại đây có đầy đủ các dịch vụ phục vụ du khách như chèo thuyền Kayak, lặn biển, câu cá… cho tới các hoạt động tập thể như đốt lửa trại, sinh hoạt về đêm. Để đến được đảo Khỉ, khách du lịch sẽ đi thuyền từ Bến Bèo, mất khoảng 10 phút qua làng chài Cái Bèo và một số hòn đảo nhỏ là tới. Trước đây, đảo Khỉ có tên gọi là đảo Cát Dứa vì trên đảo có nhiều cây dứa dại. Hiện nay, tên của đảo được gọi là đảo Khỉ bởi vì trên đảo có khoảng hơn 20 con khỉ do ban quản lý Vườn Quốc Gia Cát Bà mang thả tại đây. Những chú khỉ thân thiện thường xuống bãi tắm chơi đùa với du khách, ăn các thức ăn do du khách cho như chuối, táo, quýt, bánh kẹo… chúng thoải mái chơi đùa, leo trèo tạo ấn tượng đặc biệt cho những ai từng tới đây. Nằm trong phần lặng sóng nhất của Vịnh, nước biển xanh trong cùng phong cảnh hữu tình khiến cho bãi tắm Vạn Bội trở nên nổi tiếng với du khách. Khi đến du lịch Vịnh Lan Hạ, ai cũng sẽ bị hút mắt bởi vẻ đẹp e ấp, kiều diễm như thiếu nữ của thắng cảnh nơi đây. Đây là địa điểm thích hợp cho chèo thuyền kayak cũng như bơi lội. Hải sản ở Vịnh Lan Hạ rất đa dạng và phong phú như cua biển, tu hài, sam biển, tôm hùm, rắn biển… Tuy nhiên những món ngon đặc sản mà bạn nhất định phải thưởng thức khi đến Lan Hạ là sam biển nướng, tôm hùm đút lò sốt trứng, cua rang muối, tu hài nướng, tôm hùm chần rượu vang…
Hải Phòng
Tháng 4 đến tháng 10
1435 lượt xem
Cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 120km, Đồ Sơn được biết đến với tư cách là một quận của Hải Phòng cũng như là một bán bán đảo nhỏ hẹp dần khi vươn ra biển. Khác với những dải cát trắng của biển miền Trung, Bãi biển Đồ Sơn sở hữu nét đặc trưng của biển Bắc Bộ, đó là màu nước đục cùng cát nâu. Tuy nhiên, vì vị trí gần Hà Nội nên biển Đồ Sơn vẫn luôn là điểm du lịch Hải Phòng lý tưởng của người dân Thủ Đô cũng như các tỉnh gần đó mỗi khi dịp hè đến. Bãi biển Đồ Sơn luôn chào đón bạn ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, bạn nên đến vào đầu năm và mùa hè để tận hưởng trọn vẹn nhất không khí nơi đây. Ngoài biển Đồ Sơn, bạn có thể tham gia vào một số lễ hội truyền thống để khám phá thêm về văn hóa nơi đây như viếng đền Bà Đế, lễ hội đảo Dấu,… Từ ga Hà Nội, ga Long Biên hoặc ga Gia Lâm ( nếu các bạn muốn mang xe máy thì nên đi ga Gia Lâm) đi đến Bãi biển Đồ Sơn mất gần 3 tiếng đồng hồ. Các bạn có thể mua vé trực tiếp tại quầy hoặc mua online trên web của ga, các chuyến tàu tới Hải Phòng trong ngày chạy lúc 6h, 9h17, 15h20 và 18h15. Giá vé tàu khá rẻ chỉ từ 52-85k/lượt tùy loại ghế. Tới Hải Phòng các bạn có thể di chuyển bằng taxi hoặc xe bus tới biển Đồ Sơn. Ngoài phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, Đảo Hòn Dấu còn sở hữu cho mình khu du lịch cực hoành tráng sở hữu bể bơi nhân tạo lớn nhất Châu Á. Bên cạnh đó khu du lịch Hòn Dấu còn có vườn thú, vườn chim và các khu vui chơi hấp dẫn khác. Nếu bạn không thích quá ồn ào, bạn cũng có thể tự tham quan Hòn Dấu, check in cùng bãi đá, hoàng hôn hay ngọn hải đăng đã hơn trăm tuổi ở đây. Cẩm nang du lịch của bạn sẽ thiếu mất một trang khi không thưởng thức hải sản tại Bãi biển Đồ Sơn. Đặc biệt tại khu 2 Đồ Sơn Hải Phòng có các quán ăn, nhà hàng hải sản ven biển để bạn có thể lựa chọn, nào là bề bề, cá mực, tôm,… Ngoài hải sản Đồ Sơn, bạn cũng có thể thưởng thức thêm một số món đặc sản nơi đây như Bánh đa cua Hải Phòng, bánh cuốn nhân tôm, Nem cua bể Hải Phòng,….hoặc cũng có thể mang về những sản vật trứ danh như mắm chắt Bàng La, giò nghé,.. Tuy thuộc hàng “lão làng” trong làng du lịch biển, vậy nhưng Bãi biển Đồ Sơn vẫn mang trong mình những sức hút riêng. Đến với bãi biển Đồ Sơn, vừa được thỏa mình trong làn nước mát, vừa được thưởng thức đặc sản trứ danh, lại vừa khám phá cảnh đẹp, còn gì tuyệt vời hơn thế nữa? Xách ba lô lên và trải nghiệm ngay thôi.
Hải Phòng
Từ tháng 1 đến tháng 12
1774 lượt xem
Trải dài theo đường bờ biển nước ta có đến hàng trăm ngọn hải đăng lớn nhỏ khác nhau, tuy nhiên Hải đăng Đảo Hòn Dấu vẫn vô cùng nổi bật. Nó được cả khu rừng nguyên sinh cổ thụ bao quanh và nằm cách đất liền hơn 1km, có thể xem như một thế giới tách biệt hẳn với những xô bồ, tấp nập ngoài kia. Ngay từ khi đặt chân lên đảo chúng ta đã gặp được những gốc si, gốc đa có thân to lực lưỡng với những chiếc rễ khổng lồ có kích thước cỡ con trăn đang trườn trên mặt đất. Hải đăng Đảo Hòn Dấu thuộc khu du lịch giải trí Bãi biển Đồ Sơn và gắn với truyền thuyết Lão đảo Thần Vương. Ngọn núi Đồ Sơn chạy dọc theo bán đảo đồi Vạn Hoa thì dừng lại và nhô lên 1 ngọn đồi nhỏ tách biệt hẳn khỏi đất liền chính là Đảo Dấu. Nếu dãy núi chạy dọc theo Đồ Sơn là con rồng lớn thì Hòn Dấu có thể xem như viên ngọc vờn ngay trước miệng rồng. Tới đảo bạn sẽ được tham quan ngọn Hải đăng Đảo Hòn Dấu được xây năm 1892 và hoàn thành năm 1896. Tháng 6/1898 ngọn hải đăng được đưa vào hoạt động chính thức dưới sự quản lý của người Pháp. Ngọn đèn cao khoảng 63.5m so với mực nước biển và vào tháng 5/1955 quân đội ta đã tiếp quản hải đăng từ người Pháp. Kể từ đó ngày này cũng đã trở thành ngày khởi đầu của ngành Bảo đảm an toàn Hàng Hải. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân địch đã đánh phá ngọn hải đăng, rải thủy lôi để phong tỏa cảng Hải Phòng, cản trở các tàu viện trợ cho nước ta. Đồng hành cùng nhân dân, những người công nhân trên ngọn đèn đã hô vang khẩu hiệu "Còn người còn đảo, trái tim còn đập còn ánh sáng”. Năm 1964 khi không quân Mỹ mở rộng chiến dịch đánh chiếm, ngọn hải đăng Long Châu và Hải đăng Đảo Hòn Dấu đã góp phần bảo vệ an toàn cho các tàu của những nước xã hội chủ nghĩa chở hàng tới. 27/04/1967 nó bị đế quốc đánh sập hoàn toàn, nhưng sau đó công nhân trạm đèn đã nhanh chóng xây lại một cột đèn sắt cao 17m thay thế. Tới năm 1986 ngọn hải đăng mới được xây dựng lại ngay trên nền móng cũ và sau đó năm 1995 thì được tu sửa lại theo nền móng ban đầu. Ngọn hải đăng này là một tòa nhà 2 tầng bề thế, có tháp đèn ở chính giữa. Chúng ta có thể leo lên tới pha đèn bằng cầu thang gỗ, xoáy trôn ốc có 90 bậc thang rồi tới hành lang tròn lộng gió, nơi bạn được ngắm cảnh biển trời bát ngát, với từng đàn chim đang chao lượn. Hải đăng được thiết kế có chớp đèn và ánh sáng trắng theo chu kỳ 15s. Dưới chân chúng ta và xa xa là ngọn núi Đồ Sơn như nằm ngang tầm mắt. Khi ghé thăm nhân viên bảo tàng Hải đăng cùng hướng dẫn viên tại Hải đăng Đảo Hòn Dấu sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử hình thành cũng như những truyền thuyết lý thú trên đảo. Từ trên đỉnh cao của Hải đăng Đảo Hòn Dấu bạn có thể hít hà cơn gió biển căng tràn sức sống và hòa mình vào không gian đất trời tươi đẹp. Ngay bên dưới chúng ta vẫn còn những quả ngư lôi mà đế quốc Mỹ đã thả xuống để dập tắt ánh đèn chỉ đường cho các con tàu không số, chúng vẫn đang nằm đó như một chứng tích sống động của một thời oanh liệt. Tới Hải đăng Đảo Hòn Dấu ngoài được thăm ngọn hải đăng cổ, bạn còn có cơ hội thăm đền Nam Hải đại Thần Vương thắp nén nhang cầu an. Đây là một địa điểm khá linh thiêng trên đảo được người dân Đồ Sơn nói riêng và Hải Phòng nói chung rất trân trọng, người xưa còn phải hạ buồm và vào đão tế lễ mỗi lần đi ngang. Dịp nọ khi kinh lý ra miền Bắc thuyền của vua Tự Đức đã gặp sóng gió lớn, nhà vua lên đền khấn vái thì chốc sau trời quang mây tạnh ngay. Mùng 8 – 10 tháng 2 Âm lịch hằng năm chính là thời điểm diễn ra lễ hội đảo Dấu truyền thống của người đi biển ở duyên hải Bắc Bộ. Vào ngày nay ngư dân từ khắp các tỉnh thành khác sẽ kéo về để cúng lễ, cầu cho một năm biển êm sóng lặng, thu hoạch được nhiều tôm cá.
Hải Phòng
Tháng 4 đến tháng 10
1524 lượt xem
Quần thể núi Voi Hải Phòng nằm trải dài qua ba xã là Trường Thành, An Tiến, An Thắng thuộc huyện An Lão, thành phố Hải Phòng và cách trung tâm thành phố khoảng 20km về Tây Nam. Núi Voi bao gồm nhiều quần thể núi đá, núi đất xen lẫn nối đuôi nhau và có hình dáng như một chú voi, núi có độ cao 143m và đây chính là ngọn núi cao nhất tại Hải Phòng.Quần thể núi Voi Hải Phòng nằm trải dài qua ba xã là Trường Thành, An Tiến, An Thắng thuộc huyện An Lão, thành phố Hải Phòng và cách trung tâm thành phố khoảng 20km về Tây Nam. Núi Voi bao gồm nhiều quần thể núi đá, núi đất xen lẫn nối đuôi nhau và có hình dáng như một chú voi, núi có độ cao 143m và đây chính là ngọn núi cao nhất tại Hải Phòng. Núi Voi còn gắn liền với giai đoạn chiến tranh hào hùng của dân tộc khi là nơi ẩn náu của nhiều chiến sĩ bộ đội, lý do là núi Voi có địa hình khá hiểm trở và rất thích hợp cho chiến thuật đánh du kích. Tại đây hiện vẫn còn lưu lại nhiều dấu tích từ thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Ngoài ra, núi Voi còn là nơi nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, khảo cổ học trong và ngoài nước. Núi Voi Hải Phòng sở hữu nguồn khí hậu lý tưởng cho phép du khách thoải mái ghé thăm vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thì mùa hè và mùa thu sẽ là lúc núi Voi đẹp nhất, mát mẻ nhất để du lịch. Chưa hết vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch mỗi năm sẽ còn diễn ra nhiều lễ hội núi Voi cực kỳ náo nhiệt nữa. Ghé thăm núi Voi Hải Phòng, du khách sẽ được chứng kiến nhiều hệ thống hang động phong phú hoang sơ như là Động Long Tiên, Nam Tài, Cá Chép, Họng Voi,... các hang này đều có cấu tạo rất phức tạp với nhiều lớp nhũ đá, măng đá. Các hang động của núi Voi vốn có lịch sử rất lâu đời, đến nay vẫn giữ được nét hoang sơ tuyệt đẹp. Ngoài lợi ích du lịch, núi Voi Hải Phòng còn mang giá trị khảo cổ học to lớn, theo nhiều tài liệu ghi lại núi Voi chính là một trong những công trình lớn nhất còn lại của nền văn hoá Đông Sơn với lịch sử lâu đời khoảng 2.500 năm trước của Việt Nam. Chính vì thế mà nơi đây thu hút rất nhiều nhà khảo cổ trong và ngoài nước đến khám phá. Sau khi chiêm ngưỡng các hang động hoang sơ, du khách có thể tiếp tục hành trình khám phá các công trình tâm linh độc đáo tại đây, có thể kể đến như đình Chi Lai và chùa Long Hoa. Với Đình Chi Lai, đây là ngôi đình được xây dựng từ thế kỷ 19 với lối kiến trúc cổ xưa, toàn bộ không gian bên trong đều sử dụng chất liệu gỗ, sử dụng nghệ thuật chạm khắc đầy tinh xảo và độc đáo. Còn chùa Long Hoa được xây dựng vào thế kỷ XI thời nhà Lý, là công trình đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và gắn bó mật thiết với sự phát triển của Hải Phòng. Hiện chùa Long Hoa đã được trùng tu với tổng diện tích 7,5ha bao gồm 40 hạng mục xây dựng theo lối kiến trúc văn hoá nghệ thuật cổ truyền. Trong ngôi bảo điện đang đặt pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được chế tạo bằng 15 tấn đồng và được ghi nhận là tượng Phật lớn nhất Hải Phòng.
Hải Phòng
Từ tháng 1 đến tháng 12
1541 lượt xem
Đền Hang tại chân dãy núi Voi, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng từ xa xưa đã là nơi thờ Nữ tướng Lê Chân – người đã có công cùng bà con trong vùng khai phá lập nên làng An Biên trong thời kỳ Đông Hán. Sau khi từ bỏ quê hương Quảng Ninh để tránh sự truy bức nạp làm tì thiếp của thái thú Tô Định. Lê Chân đã đặt chân đến vùng đất Hải An, Hải Phòng, chiêu mộ binh sỹ cùng họ khai khẩn cấy trồng, dựng thành một ấp đặt tên là trang An Biên (nội thành ngày nay). Chí lớn không dừng ở đó, bất bình vì tội ác do quân thù gây ra khiến đời sống của nhân dân lầm than, khổ cực, Lê Chân đã âm thầm chuẩn bị lực lượng, chờ ngày nổi dậy. Bà đã đến khu vực Núi Voi ngày nay, chiêu tập binh sỹ, tích cực luyện tập, tích trữ lương thảo, lợi dụng địa thế hiểm trở của núi rừng để che mắt giặc. Sau đó, nhận được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, từ vùng núi rừng An Lão, Lê Chân đã liên lạc và chính thức đem đội quân của mình tham gia khởi nghĩa. Do có địa thế thành luỹ tốt, cùng với tài chỉ huy của vị nữ tướng tài ba, căn cứ Núi Voi đã nhanh chóng phát triển lực lượng, trong thời gian ngắn trở thành căn cứ quan trọng của khu vực Đông Bắc. Trong khoảng thời gian đó, vùng lân cận cũng có nhiều đội nghĩa binh, tiêu biểu như nghĩa quân của bà Trần Thị Trinh và con trai Ngũ Đạo ở Đại Điền, Tổng Thượng Câu huyện An Lão, (cách Núi Voi 6km), nghe tin danh thế của Lê Chân đã liên hệ với căn cứ Núi Voi và trở thành một bộ tướng dưới quyền bà. Mặc dù sau này cuộc khởi nghĩa thất bại, nữ tướng Lê Chân phải tự vẫn để bảo toàn danh tiết tại vùng rừng núi Lạt Sơn - Hà Nam song nhân dân An Lão vẫn ghi nhớ công trạng và ân đức của bà nên sau khi nghe tin nữ tướng hy sinh, người dân trong vùng đã đưa Bà vào phối thờ trong chùa Hang. Vì thế chùa Hang còn có tên gọi khác là Đền Hang - điều đó thể hiện một sự kết hợp tuyệt vời giữa tôn giáo đạo Phật với tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc. Trong đền còn lưu giữ sắc phong của vua Thành Thái phong nữ tướng là “Hoàng Bà long hội Đại vương trung đẳng thần”. Trên cơ sở đền Hang cũ, năm 2011 chính phủ đã cho phục dựng ngôi đền mới tưởng niệm Nữ tướng. Đền thờ Nữ tướng Lê Chân tọa lạc trong khu vực đền Hang, nơi xưa kia thờ Phật, Tam tòa Thánh Mẫu, Đức Ông và Thánh Chân công chúa thuộc địa bàn xã An Tiến, huyện An Lão, trên một khuôn viên khép kín rộng hơn 4000m2. Đền chính có cấu trúc hình chữ Đinh với diện tích 190m2 gồm năm gian tiền tế và một gian hậu cung. Mặt trước của đền quay về hướng Nam nhìn thẳng ra Quốc lộ số 10, xa hơn là đồi núi nhấp nhô, mặt sau dựa vách núi tạo thế bền vững. Ngôi đền được bao bọc bởi tường thành. Nghi môn là 4 cột trụ lớn, 2 cột trung tâm cao trên đỉnh là tử phụng đồng quy, 2 cột 2 bên thấp hơn một chút trên đỉnh là 2 con kì lân hướng vào trung tâm. Mặt ngoài tường nghi môn đắp nổi bạch mã bên trái, đại tượng bên phải. Công trình tu bổ, tôn tạo đền thờ Nữ tướng Lê Chân được hoàn thành và đưa vào sử dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu thăm viếng của nhân dân và du khách đồng thời góp phần gìn giữ những giá trị của di tích cho các thế hệ sau. Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng
Hải Phòng 2507 lượt xem
Khu tưởng niệm Vương triều Mạc là quần thể di tích lịch sử - khảo cổ bên cạnh các công trình kiến trúc được xây mới, nằm trên địa bàn xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Nơi đây được xem là kinh đô đầu tiên của người dân vùng biển do nhà Mạc dựng nên. Theo sử sách ghi lại, Mạc Đăng Dung (1483 – 1541), người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, trấn Hải Dương (nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) là người có trí dũng hơn người, ông đã trúng Đô lực sĩ xuất thân - Võ Trạng nguyên, được sung quân Túc vệ.Trong giai đoạn triều Lê suy yếu, các tướng chia bè phái, bên ngoài nông dân nổi dậy khởi nghĩa, Mạc Đăng Dung được giao trấn thủ Hải Dương. Vua Lê Chiêu Thống ở kinh thành Thăng Long bị quân khởi nghĩa của Nguyễn Kính nổi loạn. Mạc Đăng Dung mang quân về kinh thành cứu giá, một mình dẹp loạn, được phong làm Bình chương quân quốc trọng sự thái phó Nhân quốc công. Tháng 6 năm 1527, ông được Lê Cung Hoàng nhường ngôi vua, lập ra nhà Mạc với niên hiệu Minh Đức. Đến năm 1529, ông nhường ngôi cho con cả là Mạc Đăng Doanh - tức Mạc Thái Tông, lui về làm Thái thượng hoàng, xây dựng thành nhà Mạc tại vùng đất Hải Phòng ngày nay, và kết thúc khi vua Mạc Mậu Hợp (đời vua thứ 5) bị quân Lê - Trịnh đánh bại vào cuối năm 1592. Tuy nhiên, hậu duệ nhà Mạc vẫn còn cát cứ tại khu vực Cao Bằng để chống lại nhà Hậu Lê đến tận năm 1677 mới mất hẳn. Vương triều Mạc tồn tại trong thời gian 65 năm và trải qua 5 đời vua: Mạc Đăng Dung (1527 - 1529), Mạc Đăng Doanh (1530 - 1540), Mạc Phúc Hải (1541 - 1546), Mạc Phúc Nguyên (1547 - 1561) và Mạc Mậu Hợp (1562 - 1592).Dưới triều Mạc, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam có nhiều thành tựu được lịch sử ghi nhận. Đó là thời thịnh trị của chợ búa, cảng thị sầm uất, văn hóa dân gian nở rộ. An ninh trật tự, kỷ cương nghiêm minh. Về kinh tế, nhà Mạc không theo chính sách “trọng nông, ức thương” như thời Lê sơ, mà có chính sách rất cởi mở với nội thương và ngoại thương, phát triển sản xuất hàng hóa, thông thương thị trường nội địa với nước ngoài. Sản phẩm gốm hoa lam của nhà Mạc ở Bát Tràng, ở Nam Sách độc đáo, tinh xảo, xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực. Về văn hóa, nhà Mạc luôn chú trọng chính sách thi cử, đào tạo nhân tài cho đất nước (kể cả đối với phụ nữ), cứ 3 năm mở một kỳ thi Hội. Để ghi nhớ công ơn của họ Mạc cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử vương triều Mạc một thời, năm 2009, Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc được khởi công xây dựng tại làng Cổ Trai. Theo đó, đánh giá đúng vị thế của Vương triều Mạc và Dương Kinh, Bộ Văn hóa và Thể thao quyết định xếp hạng di tích, công nhận “Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng là Di tích Lịch sử, Văn hóa Quốc gia” vào năm 2004. Khu tưởng niệm Vương triều Mạc mang phong cách nghệ thuật khá tiêu biểu và độc đáo cho một triều đại phong kiến Việt Nam. Điểm chung dễ nhận thấy trong kiến trúc khu di tích là kiến trúc gỗ, gồm nhà chính Điện, nhà tả Vu, Hữu Vu, cổng lớn, hình tượng Nghê, Lân, Rồng được trang trí khá tinh xảo, sử dụng chất liệu đá nguyên khối. Mặc dù hầu hết các tượng không còn nhiều kiến trúc gỗ như xưa nhưng cái cốt lõi bên trong không hề thay đổi. Tượng thờ làm bằng gỗ mít, sơn son thiếp vàng, đơn giản với những nét mềm mại nhưng rất khỏe khoắn tạo nên sự trang nghiêm. Nghệ thuật bia đá cũng vô cùng độc đáo như tấm bia ở chùa Trà Phương.Tượng rồng lớn của tòa Chính Điện được làm bằng đá xanh nguyên khối, thân cong đều. Tượng rồng mang dáng dấp mềm mại của rồng thời Lý. Khu chính điện của Từ đường gồm tiền điện (7 gian), thiêu hương (ống muống), hậu cung (5 gian). Tiếp đến là cầu qua hồ bán nguyệt vào Ngũ tiền môn được xem là "cánh cửa" của vương triều Mạc. Ngũ tiền môn gồm có nghi môn ngoại và nghi môn nội với cấu trúc 4 trụ, 3 gian, 2 tầng, 4 mái tạo nên một không gian linh thiêng, trang trọng. Hai tòa nhà giải vũ thuộc khu tưởng niệm nằm song song đối diện với nhau, đây là nơi du khách thập phương dừng chân nghỉ ngơi, sắp lễ trước lúc vào dâng hương ở chính điện. Theo quan niệm phương Đông, nhà giải vũ còn là nơi che mưa, che nắng cho con người, ý nói đến sự che chở của dòng tộc họ Mạc đối với các thế hệ con cháu và du khách. Trang trí trên các áo tượng, trên các bệ tượng vô số các biến thể Rồng, Nghê, Sấu, Rùa và các đề tài khác như hình mặt trời, bầu rượu, mặt nguyệt… Các hình tượng đó được trang trí trên gạch đá, thành bậc nhưng nhiều nhất là trên bia và tượng thờ. Trong chính điện có rất nhiều đồ thờ, cổ vật. Từ chiếc bình với hình ảnh chùa một cột, con chim hạc quen thuộc trong ca dao đến chiếc đại hồng chung nặng 1.527kg, chiếc chiêng đồng với hình ảnh 2 con rồng khắc nổi. Tất cả đều được đặt trang trọng trong chính điện. Đặc biệt là thanh Đinh Nam Đao, là thanh đao từng cùng vua Mạc Đăng Dung xông pha chiến trận và "bách chiến bách thắng". Đến nay tuổi đời của bảo vật này là 500 năm tuổi.Ngày 15/01/2020, thanh Định Nam Đao đã được Thủ tướng Chính phủ công nhân là bảo vật Quốc gia và được đưa về khu di tích Vương triều Mạc. Bên cạnh những giá trị lịch sử và lối kiến trúc độc đáo nơi đây, Khu tưởng niệm Vương triều Mạc mang giá trị nhân văn to lớn nhằm giáo dục thế hệ trẻ lòng tự tôn dân tộc. Hàng năm, vào dịp đầu năm mới, Lễ hội Khai bút đầu xuân được trang trọng tổ chức tại nơi đây. Tham dự Lễ hội có Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng, Ban liên lạc họ Mạc thành phố Hà Nội, Hội đồng gia tộc Cổ Trai cùng con cháu các chi họ Mạc, gốc Mạc trong thành phố và hàng ngàn du khách trong nước, quốc tế cùng hàng nghìn các em học sinh giỏi của các trường điểm thành phố, nhằm tưởng nhớ, tri ân các Tiên đế Vương triều nhà Mạc, đồng thời giáo dục lòng hiếu học đối với thế hệ trẻ. Qua đó bồi đắp kiến thức lịch sử, ý thức giữ gìn và phát huy nét văn hóa lịch sử ngàn đời và giáo dục truyền thống yêu nước cho con cháu hôm nay. Nguồn: Cổng Thông Tin Đối Ngoại Đa Ngôn Ngữ Thành Phố Hải Phòng
Hải Phòng 1921 lượt xem
Đền An Lư, thuộc xã An Lư huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng thờ danh y Tuệ Tĩnh. Đền nằm trên dải sa bồi của hệ thống sông Cấm, chảy qua thềm đất cổ Thuỷ Nguyên, nơi có sự khai phá đất đai, tạo dựng xóm làng của dân cư làm nông nghiệp lúa nước và chài lưới từ rất sớm. Sử liệu cũ thu thập tại đại phương cho thấy: vào thời Trần Duệ Tông(1370-1377), cụ tổ họ Phạm tên Viết Trinh, vốn là thương gia, dẫn 5 người thuộc các họ: Bùi, Nguyễn, Vũ, Hoàng đi qua vùng đất phía Đông huyện Thuỷ Đường(tên gọi cũ của Thuỷ Nguyên ngày nay), nhận thấy đất đai nơi đây rộng rãi nhưng dân cư còn rất thưa thớt. Họ liền bàn bạc, đồng lòng cam kết lập thành khu vực mới để ở. Sau đó, từ quê nhà cũ ở Cẩm Giàng, có nhiều người tiếp tục theo đến khai phá đất đai, lập xóm, dựng làng ngày thêm đông đúc. Gia phả của các dòng họ chuyển cư này được các thế hệ con cháu lưu truyền, suy tôn cụ tổ Phạm Viết Trinh là người có công đầu trong việc thăm dò, tổ chức khai phá đất đai lập lên làng xóm An Lư ngày nay. Chuyển dân cư xuống vùng đất xóm ven sông Cấm được 7 năm, dân làng liên tiếp có nhiều người bị dịch bệnh, đau ốm liên miên, lòng hoang mang, định trở về nơi cũ làm ăn, sinh sống. Khi bình tâm nhớ lại quê nhà, có môn thuốc bằng cây cỏ đem sao vàng, hạ thổ, rồi sắc uống. Bài thuốc hay do chính vị đại danh y Tuệ Tĩnh truiyền lại, mọi người bảo nhau làm theo lời dặn, quả nhiên dịch bệnh bị đẩy lùi, dân cư được yên ổn. Năm đó, tại khu vực đồng Sim, dân làng lập ngôi đền nhỏ để thờ danh y, lại đặt chữ cho làng là An Lư có nghĩa là làng yên ổn, tên nôm là Xưa. Lập lại chợ Xưa, dựng thêm cây cầu 7 nhịp bắc bằng gỗ lim cho dân đi lại qua ngòi nước chảy ra sông Cấm để gợi nhớ hình ảnh quê hương cũ. Trước đây, tại mảnh đất An Lư còn có nhiều công trình di tích khác như miếu Hổ, bến Bút, đình Chung được dân làng nhiều lần tổ chức nghi lễ liên quan đến việc tuyên ruyền, phổ biến phương pháp chữa bệnh bằng cỏ cây, thảo dược, lưu truyền những bài thuốc hay của vị đại danh y Tuệ Tĩnh.Trải qua thời gian, chiến tranh, thiên nhiên khắc nghiệt đã huỷ hoại hoàn toàn những di tích ban đầu của làng tôn thờ danh y Tuệ Tĩnh. Đầu năm 1948, dân làng An Lư đã rước thành hoàng đại danh y Tuệ Tĩnh về phối thờ tại ngôi đền An Bạch, là nơi dân làng tôn thờ vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và các con trai tại vị trí di tích hiện nay. Pho tượng đại danh y Tuệ Tĩnh được các nghệ nhân dân gian tạo tác bởi bàn tay điêu nghệ, giàu tính nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Tượng tạo gần bằng người thật theo lối tượng tròn, trang trọng trong sắc phục quan văn cuối thế kỷ XIX. Lễ hội làng An Lư hàng năm diễn ra từ ngày 11/11 Âm lịch. Tuỳ theo điều kiện mà lễ hội có thể kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày. Điều đặc biệt cho cả huyện Thuỷ Nguyên và riêng làng An Lư là ngoài lễ hội tưởng niệm đại danh y diễn ra tại ngôi đền thờ ông, còn bảo lưu truyền thống văn hoá mang đậm bản sắc địa phươngnhư: họp phiên chợ Xưa vào sáng mùng 1 tết Nguyên Đán, có đủ các sản vật địa phương và nhiều miền quê trù phú khác. Tại đây, nhân dân mùa xuân mới người ta gặp gỡ, chúc tụng nhau những điều tốt lành, hy vọng một năm mới gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong suốt cả một năm. Đền An Lư được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 1990. Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hải Phòng
Hải Phòng 1689 lượt xem
Miếu Thủy Tú thuộc thôn Thủy Tú có tên cũ là làng Ngọc Phương, thuộc xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Miếu Thủy Tú cùng các di tích khác của Thủy Đường như: đình Thượng, đình Hạ, đền Lương Đường, đình Chiếm Phương ( xã Hòa Bình) hợp thành một cụm di tích lịch sử ghi nhớ công tích của 4 người con họ phạm, tham gia đánh giặc Tống ở thế kỷ thứ X ( năm 981) dưới sự lãnh đạo của Lê Đại Hành. Xã Thủy Đường ngày ấy có gia đình họ Phạm sinh được 4 người con. Đó là Phạm Quang, Phạm Nghiêm, Phạm Huấn, Phạm thị Cúc Nương. Họ là 2 cặp anh em song sinh. Khi ông Quang, ông Nghiêm 18 tuổi; ông Huấn và người em gái Cúc Nương 15 tuổi, thì cả cha lẫn mẹ đều mất. Bốn anh em họ Phạm chôn cất cha mẹ tại cánh đồng Mả Thuyền, Phía đông của trang. Khi quân Tống theo sông Bạch Đằng vào xâm lược nước ta, nhà vua đem quân đi dẹp giặc. Quân đội triều đình đến một gò đất cao thuộc huyện Thủy Đường, được dân làng đón tiếp chu đáo. Đặc biệt là các cụ già trong thôn cho vua biết có 4 anh em trai, gái nhà họ Phạm đều là những người hiếu lễ, võ nghệ tài giỏi. Nhà vua cho gọi cả 4 anh em họ Phạm đi đánh giặc. Vâng lệnh vua, cả 4 anh em đều vui mừng làm lễ tổ tiên, cha mẹ rồi tới bái yết nhà vua. Thấy cả 4 anh em họ Phạm diện mạo khác thường lại giỏi võ nghệ, nhà vua cả mừng, ban chức tước và sai cùng đi đánh giặc. Sau ngày chiến thắng, 4 anh em họ Phạm đều được phong chức tước rồi xin vua cho về thăm phần mộ cha mẹ, tổ tiên, khao thưởng quan sĩ và dân làng. Bốn người mời các vị phụ lão dự tiệc, tặng 300 quan tiền để tỏ nghĩa ân tình. Sau khi 4 anh em họ Phạm mất, nhân dân các trang lập miếu thờ. Trang Ngọc Phương ( nay là thôn Thủy Tú, xã Thủy Đường) thờ người anh cả là Phạm Quang, trang Chiếm Phương thờ Phạm Nguyên, trang Trường Sơn thờ Phạm Huấn và Cúc Nương. Nhân dân 3 trang đều tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 3 âm lịch. Miếu Thủy Tú được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1991. Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hải Phòng
Hải Phòng 1673 lượt xem
Đền Phú Xá(phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng) thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, danh tướng thời Trần có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, thế kỷ XIII. Khi mất được nhân dân tôn gọi là “ Thánh vương”. Truyền thuyết dân gian ở địa phương cho biết: nơi đây, Trần Quốc Tuấn đã thiết lập nhiều kho lương thực, chuẩn bị cho chiến dịch Bạch Đằng năm 1288, đồng thời diễn ra cuộc khao thưởng quân sĩ có công trước khi kéo quân về căn cứ Vạn Kiếp. Tại vị trí ngôi đền cổ kính hôm nay, nhân dân còn tôn thờ người phụ nữ địa phương có tên Bùi Thị Từ Nhiên, người giữ trọng trách chăm lo quân lương, cung cấp hậu cần cho quân đội nhà Trần thuở ấy. Truyền ngôn ở đây còn kể rằng, giặc tan, bà Bùi Thị Từ Nhiên lại cùng dân làng chăm lo sản xuất, xây dựng xóm làng. Hậu quả của cơn hồng thuỷ năm Canh Thân(1320), làng quê bị tàn phá, người dân phải bỏ đi nơi khác làm ăn sinh sống. Khi nước rút, dân làng trở về, bắt tay khôi phục xóm thôn. Bà Bùi Thị Từ Nhiên vận động nhân dân sửa lại ngôi đền thờ Trần Quốc Tuấn. Làng Phú Xá ban đầu gọi là Phú Lương, thời Tự Đức(1848-1882) do tránh tên huý chồng bà Bùi Thị Từ Nhiên nên mới được đổi thành Phú Xá. Từ ngôi đền nhỏ làm bằng tre, tranh, nứa lá ban đầu, trải qua nhiều lần tu tạo, đền Phú Xá ngày nay đã trở thành một công trình kiến trúc bề thế kiểu nội công, ngoại quốc, nét trang trí nghệ thuật chạm khắc, đắp vẽ mang đậm dấu ấn phong cách thời Nguyễn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Theo truyền thống dân gian “ Tháng Tám giỗ cha” là 20 tháng 8 Âm lịch hàng năm, dân làng sửa soạn lại đồ tế khí, nghi vệ Đức Thánh Trần và Bà Bùi Thị Từ Nhiên một cách trọng thể đón nhân dân khắp nơi về dự. Đền Phú Xá được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1990. Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng
Hải Phòng 1659 lượt xem
Ngày : 30/12/2024 - 31/12/2024
Tên phòng : Double Room with Balcony
Loại phòng : Twin Room with 2 Double Beds
Ngày 30/12/2024 : 1,300,733 đ
Tổng tiền : 1,300,733 đ
Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : 1,170,660 đ
Tiện ích phòng
Mô tả phòng : * Phòng dành cho: 2 người - 1 giường đôi * Số khách tiêu chuẩn: 2 người * Ban công
Giờ nhận phòng : Sau 12h
Giờ trả phòng : Trước 11h30
Ngày : 30/12/2024 - 31/12/2024
Tên phòng : Twin Room with 2 Double Beds
Loại phòng : Twin Room with 2 Double Beds
Ngày 30/12/2024 : 2,438,875 đ
Tổng tiền : 2,438,875 đ
Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : 2,194,988 đ
Tiện ích phòng
Mô tả phòng : * Phòng dành cho: 4 người - 2 giường đôi * Sức chứa tối đa: 4 người * Số khách tiêu chuẩn: 4 người * Hướng hồ bơi
Giờ nhận phòng : Sau 12h
Giờ trả phòng : Trước 11h30
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )