TPO - Ở Bình Định có một phiên chợ đặc biệt chỉ họp duy nhất một lần trong năm và ngày đó luôn luôn là ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, việc bán mua ở đây không đặt nặng lời - lỗ chỉ là dịp để người dân trao đổi tài lộc, may mắn đầu năm.
TPO - Ở Bình Định có một phiên chợ đặc biệt chỉ họp duy nhất một lần trong năm và ngày đó luôn luôn là ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, việc bán mua ở đây không đặt nặng lời - lỗ chỉ là dịp để người dân trao đổi tài lộc, may mắn đầu năm.
Đã thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Bình Định, đúng ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, người dân ở khắp nơi lại nô nức đi chợ Gò ở khu phố Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước). Chợ chỉ họp một ngày duy nhất, nên có nét rất riêng mà không giống các phiên chợ họp bình thường hàng ngày. (Ảnh: Trương Định).
Với bao thế hệ người dân địa phương, chợ Gò là dịp để đón lộc, cầu duyên ngày đầu năm mới. (Ảnh: Trương Định).
Nét độc đáo ở chợ Gò là người mua, người bán với tâm nguyện chúc phúc, cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với họ, nên không có chuyện thách nhau khi mua bán. Không chỉ người dân ở Tuy Phước, cư dân ở các vùng lân cận cũng đem sản vật của nhà mình làm ra như: rau, củ, trái cây, buồng cau, xấp trầu, bó rau muống, thịt lợn, tôm, cá… đến chợ Gò bán lấy hên đầu năm. (Ảnh: Trương Định).
Mặt hàng được bày bán và mua bán nhiều nhất là trầu, cau và muối. (Ảnh: Trương Định).
Bà Nguyễn Thị Hoa (60 tuổi, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước) cho hay, đã đi chợ Gò 20 năm, công việc thường ngày không buôn bán ngoài chợ nhưng cứ dịp mùng 1 Tết lại mang ít sản vật của nhà trồng được để mang ra chợ bán chủ yếu cầu may mắn, lấy lộc đầu năm. (Ảnh: Trương Định).
Đến họp Gò từ lúc 5h sáng, bà Nguyễn Thị Tống (64 tuổi, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước) mang theo ít sản vật của nhà trồng được là một vài bó rau muống, ít quả sung, trầu cau... bà Tống nói, không phải là dân buôn bán gì, nhưng sáng đầu cũng muốn trao đổi tài lộc, cầu may mắn đầu năm mới. (Ảnh: Trương Định).
Nét độc đáo ở phiên chợ Gò là việc bán mua ở đây không đặt nặng lời - lỗ, chỉ là dịp để người dân trao đổi tài lộc, may mắn đầu năm. (Ảnh: Trương Định).
Những mặt hàng được mua nhiều nhất là muối, trầu, cầu. (Ảnh: Trương Định).
Bà Phạm Thị Chi (60 tuổi, TP. Quy Nhơn) chia sẻ, năm nào cũng vậy, mùng 1 Tết thì gia đình lại ghé lên chợ Gò để mua ít tài lộc, cầu may mắn và sẵn tiện du xuân ngày đầu năm mới. (Ảnh: Trương Định).
Tương truyền rằng, phiên chợ Gò có hàng trăm năm từ thời nhà Tây Sơn. Đến nay, phiên chợ Gò vẫn tồn tại, gìn giữ nét mộc mạc của một phiên chợ quê truyền thống của người dân, mang theo những ước vọng về một năm mới an vui, hạnh phúc, may mắn nhiều như lộc xuân. (Ảnh: Trương Định)
Người dân nô nức đi chợ Gò. (Ảnh: Trương Định).
Với nét đặc sắc riêng, chợ Gò đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xếp vào hạng "100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam". (Ảnh: Trương Định)
Bình Định
1504 lượt xem
Ngày cập nhật
: 14/02/2024
Trương Định