Chùa Tàu

Chùa Tàu

Chùa Thiên Vương Cổ Sát hay còn gọi là Chùa Tàu hoặc chùa Phật Trầm. Chùa tọa lạc tại số 385 đường Khe Sanh Phường 10, Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Năm 1958, Chùa được hòa thượng Thọ Dã thuộc hội quán Triều Châu, thuộc tông Hoa Nghiên cho xây dựng. Khi đó, chùa được xây dựng rất giản dị với ba gian nhà gỗ lợp tôn đơn giản. Trải qua một thời gian, công trình bị xuống cấp. Đến năm 1989, Chùa được một Phật tử của chùa là ông Lê Văn Cảnh đã đầu tư trùng tu và tân trang lại để chùa khang trang hơn, phần tường được xây lại bằng gạch chắc chắn. Hiện tại, chùa Thiên Vương Cổ Sát rất đẹp với không gian sân vườn rộng rãi, thoáng mái có đủ muôn hoa khoe sắc. Đây là ngôi chùa có nhiều tên nhất tại Lâm Đồng. Với mỗi cái tên lại có một ý nghĩa riêng. Chùa Tàu: Tên gọi này dùng để ghi nhận những dấu ấn sự tồn tại của những người gốc hoa. Chính họ đã sinh sống và làm việc tại đây, cũng chính bàn tay họ xây dựng ngôi chùa này. Hầu hết các nhà tu hành đều rất thông thạo hiểu biết tiếng Quảng Đông Trung Hoa. Chùa Thiên Vương Cổ Sát: Chùa có tên gọi như vậy là do bên trong Từ Bi Bảo Điện thờ Tứ Vị Thiên Vương cai quản đã tạo nên cái tên vô cùng ấn tượng. Chùa Phật Trầm: Cũng được người dân gọi nhưng chẳng mấy ai biết đến cái tên này cả. Cái tên Trầm cũng gắn bó với ba bức tượng phật do hòa thượng Thọ Dã mang từ Hồng kông về. Các bức tượng này đều được làm từ gỗ trầm và nặng hơn 1,500 tấn. Chùa Thiên Vương Cổ Sát mới được xây dựng hơn nửa thế kỷ, tuy nhiên nó vẫn còn mang nét kiến trúc cổ kính không thua kém gì những ngôi chùa Đà Lạt nổi tiếng khác. Hoàn toàn khác với những ngôi chùa nằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Chùa Thiên Vương Cổ Sát do được xây dựng bởi cộng đồng người Hoa nên kiến trúc chùa có hình dáng của kiến trúc chùa Trung Quốc. Chùa có 03 phần chính: Cổng Tam Quan uy nghiêm, sừng sững nằm dưới hàng thông xanh mát. Phía sau cổng Tam Quan là chánh điện với tên gọi “Từ Bi Bảo Điện”, nơi đây có tượng Phật Di Lặc màu vàng cao 3m đặt ở chính giữa. Hai bên là tượng của Tứ Đại Thiên Vương: Đa Văn Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Trì Quốc Thiên Vương và Tăng Trưởng Thiên Vương oai nghiêm như đang trấn giữ chánh điện, tạo nên bầu không khí linh thiêng, trang nghiêm. Bên trái có một căn phòng để chiếc bàn xoay kì diệu. Sau Từ Bi Bảo Điện là Quang Minh Bảo Điện, đây là công trình chính của ngôi chùa với tượng 02 con rồng uốn lượn đặt đối xứng nhau trên nóc. Điểm độc đáo của Quang Minh Bảo Điện là chánh diện chùa được xây dựng với hình tứ giác, cao 02 tầng, hai tầng chông mái. Kích thước các tầng đều có chiều rộng và chiều cao là 12m. Bên trong chánh điện có 03 pho tượng Tây Phương Tam Thánh Phật làm bằng gỗ trầm hương tỏa mùi rất thơm, cao 03m và nặng 1,5 tấn có xuất xứ từ Trung Quốc. Tượng được hòa thượng Thọ Dã thỉnh từ Hong Kong về vào năm 1958, cùng năm chùa được trùng tu lại bằng cột gỗ, mái tôn. Tây Phương Tam Thánh Phật gồm: tượng Phật A Di Đà Phật ở giữa, bên phải là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, bên trái là Đại Thế Chí Bồ Tát. Cuối cùng là nơi thờ tượng Phật Thích Ca ngự trên đài sen đang bung nở, có chiều cao trên 10m. Bức tượng khổng lồ góp phần tạo nên sự tráng lệ cho ngôi chùa đặc biệt này. Phía sau tượng Phật là bức tượng có 09 bức phù điêu hình 09 chú Rồng trong các tư thế khác nhau vô cùng oai nghiêm và bề thế với tên gọi “Cửu Long”. Nguồn: Giáo hội phận giáo tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng 430 lượt xem

Xếp hạng : Đang cập nhật

Mở cửa

Khám Phá Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng

Lâm Đồng 688

Đang cập nhật

Chùa Linh Quang

Lâm Đồng 466

Đang cập nhật

Chùa Tàu

Lâm Đồng 431

Đang cập nhật

Nhà Thờ Giáo Xứ Cam Ly

Lâm Đồng 421

Đang cập nhật

Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt

Lâm Đồng 412

Đang cập nhật

Thiền Viện Trúc lâm

Lâm Đồng 397

Đang cập nhật

Chùa Linh Sơn

Lâm Đồng 392

Đang cập nhật

Nhà thờ Domaine de Marie

Lâm Đồng 387

Đang cập nhật

Đỉnh Langbiang

Lâm Đồng 386

Đang cập nhật

Chùa Linh Phong

Lâm Đồng 371

Đang cập nhật

Điểm di tích nổi bật