Hãy đón nhận sự xa hoa của cuộc sống , hãy tiến lên ...
144 Võ Trứ, Tân Lập, Nha Trang, Khánh Hòa
Loại nhà hàng Đặc sản địa phương
Hiệp hội du lịch Khánh Hòa Chưa xác nhận
Đánh giá 5 () Xem bản đồ
Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip
5.0 (0 Đánh giá)
Xem tất cả
Đặc sản địa phương
Hiệp hội du lịch Khánh Hòa Chưa xác nhận
144 Võ Trứ, Tân Lập, Nha Trang, Khánh Hòa
Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip
5.0 (0 Đánh giá)
Xem tất cả
Khu phức hợp nhà hàng hơn 1500m2, với 5 thương hiệu chọn lọc, thỏa mãn mọi khẩu vị của thực khách:
- Cơm Việt Nam "Tiệc Nhà"
- BBQ "Ỉn Ơi"
- Laphin Coffee
- Phở Mừng
- Ồ! Bánh Mì
Trải dài trên vịnh biển đẹp nhất thế giới, Vinpearl Nha Trang là quần thể nghỉ dưỡng và điểm đến hấp dẫn hiện nay. Hệ thống Vinpearl tại Nha Trang sở hữu hệ thống khách sạn & resort sang trọng, đẳng cấp, công viên giải trí VinWonders Nha Trang, sân golf cùng hệ sinh thái dịch vụ tất cả trong một, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu từ nghỉ dưỡng, ẩm thực, vui chơi giải trí, mua sắm đến hội họp chuyên nghiệp. Nha Trang được đánh giá là vịnh biển đẹp bậc nhất thế giới với hơn 300 ngày nắng đẹp trong năm. Do đó, bạn có thể lựa chọn cho chuyến hành trình khám phá Vinpearl Nha Trang vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 9 vẫn là thời gian lý tưởng nhất để đến thành phố biển. Trong đó, từ tháng 2 đến tháng 5, Nha Trang có tiết trời mát mẻ phù hợp cho những chuyến du lịch nghỉ dưỡng. Từ tháng 6 đến tháng 8, thời tiết nhiều nắng, du lịch Nha Trang thích hợp cho các hoạt động tắm biển, chơi moto nước, dù bay… Để đến Nha Trang, bạn có thể chọn di chuyển bằng phương tiện máy bay hoặc xe khách. Sau đó, bạn sẽ đến cảng Vinpearl Nha Trang để có thể đi tới tổ hợp nghỉ dưỡng vui chơi Vinpearl Nha Trang bằng cano hoặc tàu thủy cao tốc. Khi đến đảo Hòn Tre, bạn sẽ di chuyển bằng hệ thống xe điện của Vinpearl Nha Trang để đến khu nghỉ dưỡng và các địa điểm vui chơi. Là điểm du lịch nghỉ dưỡng biển hàng đầu thế giới, Vinpearl Nha Trang mang đến cho du khách nhiều sự lựa chọn về nơi lưu trú. Đó là hệ thống khách sạn, resort nghỉ dưỡng đẳng cấp với không gian sang trọng, hiện đại và đầy đủ tiện nghi. Vinpearl Resort Nha Trang sở hữu vẻ đẹp Á Đông thuần khiết với kiến trúc Indochine sang trọng. Khu nghỉ dưỡng tọa lạc trên đảo Hòn Tre cạnh bãi biển tự nhiên với cát trắng nắng vàng. Tại đây bạn có thể đắm mình trong làn nước xanh mát của hồ bơi rộng lớn, lặn ngắm san hô và chiêm ngưỡng vẻ đẹp muôn sắc của các loài cá. Nổi bật trong quần thể nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang, Vinpearl Resort & Spa Nha Trang Bay sở hữu kiến trúc hình cánh cung hiện đại và duyên dáng trải dài trên bờ biển tuyệt đẹp cùng cát trắng và biển xanh. Khu nghỉ dưỡng có tầm nhìn mỹ lệ và sống động nhất hướng từ giường ngủ ra toàn cảnh vịnh Nha Trang. Vinpearl Resort & Spa Nha Trang Bay được giải thưởng danh giá World Travel Award vinh danh là Khu nghỉ dưỡng biển hàng đầu Việt Nam vào năm 2018. Tiện ích đặc biệt hấp dẫn mà resort mang lại cho du khách là những chòi spa với các liệu trình thư giãn, chăm sóc cơ thể. Vinpearl Luxury Nha Trang là nơi lưu trú mang đến cho du khách một chốn bình yên của tâm hồn với từng giây phút trôi qua thật an yên bên người yêu thương. Khu nghỉ dưỡng tọa lạc bên bờ biển thiên đường với 84 căn biệt thự xinh đẹp giữa khu vườn nhiệt đới tươi mát. Ngoài ra còn nhiều điểm nghĩ dưỡng khác. Đến Vinpearl Nha Trang, du khách có thể thưởng thức các bữa sáng, trưa, tối tại các nhà hàng trong mỗi khách sạn, resort lưu trú. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm những hương vị rất riêng trong không gian độc đáo, tráng lệ trong hệ thống nhà hàng của Vinpearl. Đến Vinpearl Nha Trang, bạn đừng bỏ lỡ hành trình vui chơi tại công viên VinWonders với 6 phân khu trò chơi bao gồm gần 100 hoạt động giải trí phong phú. Khu vui chơi tọa lạc trên đảo Hòn Tre với diện tích hơn 50ha. Ngoài ra còn rất nhiều trải nghiệm hấp dẫn khác như: Vinpearl Diving Club Nha Trang, Vinpearl Golf Nha Trang và chương trình biểu diễn nghệ thuật hoành tráng…đang chờ đợi bạn khám phá.
Khánh Hòa
Từ tháng 1 đến tháng 12
1508 lượt xem
Với bề dày lịch sử hơn một thế kỷ, Viện Hải Dương Học Nha Trang được thành lập bởi người Pháp vào năm 1923 tại thành phố biển xinh đẹp này. Với môi trường ôn hòa và đa dạng sinh vật biển phong phú, đây là nơi chuyên nghiên cứu về đại dương và đồng thời là điểm đến lý tưởng cho các du khách muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và đặc sản biển của vùng đất này. Bảo tàng Hải dương học thuộc Viện Hải Dương Học Nha Trang cũng là một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua tại thành phố Nha Trang. Viện Hải Dương Học Nha Trang là viện nghiên cứu lớn nhất Đông Nam Á về đời sống động thực vật biển, được thành lập vào đầu thế kỷ XX bởi các nhà khoa học Pháp. Nơi đây được chọn vì có vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện tự nhiên tối ưu cho các sinh vật biển sinh sống và phát triển. Bảo tàng của Viện Hải Dương học sở hữu một bộ sưu tập đồ sộ, đặc trưng cho hệ sinh thái biển với khoảng 4.000 loài sinh vật và hơn 20.000 mẫu vật được lưu trữ vô cùng cẩn thận tại đây. Bên cạnh khu vực trưng bày tiêu bản, viện còn sở hữu các khu vực nuôi giữ, thuần hóa và bảo tồn nhiều loài sinh vật biển đa dạng và độc đáo khác. Chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị cho các bạn yêu thích hải dương học và muốn khám phá thế giới đại dương đầy bí ẩn. Bước vào khu thủy cung của Viện Hải Dương Học Nha Trang, bạn sẽ được mê hoặc bởi hơn 10.000 cá thể thuộc hơn 300 loài sinh vật biển đa dạng và phong phú. Đặc biệt, trong số đó có nhiều loài được xếp vào danh sách đỏ của IUCN như cá mập, rùa biển, san hô và mực khổng lồ. ừ những con cá nhỏ bé đáng yêu đến những con cá mập khổng lồ, từ những chiếc vỏ sò lấp lánh đến những tảng san hô tuyệt đẹp, tất cả đều được tái tạo một cách chân thực và sống động trong khu thủy cung này. Nếu như thủy cung là nơi thu hút mọi tầng lớp khách tham quan bởi vẻ đẹp sinh động của các sinh vật biển thì khu trưng bày đa dạng sinh vật biển được xem là nơi tạo nên giá trị và nét đặc trưng cho bảo tàng. Bước chân vào Bảo Tàng Hải Dương Học, bạn sẽ được đắm mình trong thế giới đầy kì diệu của đại dương. Với hơn 23.000 mẫu vật của 5.000 loài sinh vật biển được sưu tầm và gìn giữ từ nhiều năm nay, khu bảo tàng sinh vật biển trở thành nơi "lưu trữ bộ mẫu sinh vật biển lớn nhất" được VietKings công nhận. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những sinh vật hiếm, xem các loài san hô tuyệt đẹp và tìm hiểu về hệ sinh thái đại dương một cách chân thực nhất. Một lần ghé thăm khu bảo tàng này, bạn sẽ không chỉ tìm thấy niềm đam mê với đại dương mà còn thu thập được một lượng kiến thức vô giá về sự đa dạng và phong phú của hệ sinh thái biển. Khi đến thăm quan Viện Hải Dương học Nha Trang bạn cần lưu ý những điểm sau. Khi tham quan Viện Hải Dương Học, bạn nên đến sớm để có nhiều thời gian khám phá toàn bộ khu vực của viện. Nên chuẩn bị một bộ quần áo và giày thoải mái để có thể di chuyển và tham quan một cách dễ dàng. Bạn cũng nên mang theo một túi để đựng các vật dụng cá nhân như nước uống, khăn giấy và máy ảnh. Nếu bạn định đi tham quan ngoài biển hoặc lặn ngắm san hô, hãy đăng ký trước và tham khảo kỹ các hướng dẫn của nhân viên để đảm bảo an toàn. Các khu vực trong viện có thể đông đúc vào cuối tuần hoặc các ngày lễ, nên bạn nên lên kế hoạch và đặt vé trước để tránh tình trạng chật chội hoặc hết vé.
Khánh Hòa
Từ tháng 1 đến tháng 12
1699 lượt xem
Khung cảnh tại đảo Hòn Mun là một sự kết hợp hài hòa giữa màu xanh bao la của biển, và màu xanh lá mát mắt của cây rừng. Tất cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng và vô cùng bình yên. Hòn Mun còn là nơi sở hữu rất nhiều loại san hô, có tới hơn 2000 loài san hô cùng 1500 loài sinh vật biển, đây còn là khu bảo tồn sinh vật biển duy nhất tại Việt Nam. Theo quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) Hòn Mun là đảo có đa dạng sinh học biển bậc nhất tại VIệt Nam. Với tổng diện tích 160km2 đảo Hòn Mun tọa lạc ở phía Đông Nam của đảo Bồng Nguyên, cách thành phố biển Nha Trang khoảng 14km. Nơi đây cách cảng cầu Đá 10km về phía Nam, là một trong những hòn đảo nổi tiếng nhất vùng biển Khánh Hòa, và cũng là một trong những địa điểm du lịch Nha Trang nổi tiếng nhất. Không chỉ sở hữu khung cảnh thiên nhiên ấn tượng với màu xanh của biển cả và đất trời. Mà đây còn là địa danh nổi tiếng sở hữu hệ sinh thái biển vô cùng phong phú. Tên gọi đảo “Hòn Mun” được đặt theo đặc điểm của màu đá tại đảo, với màu đá đen tuyền tựa gỗ mun tại đây, nó đã tạo nên sự khác biệt và là sự hình thành của tên gọi của đảo. Đến đây bạn sẽ nhìn thấy những vách đá dựng đứng, hay những mỏm đá nhô cao nổi bật giữa nền trời xanh của biển. Tạo nên sự ấn tượng và độc đáo không nơi này sánh bằng. Nha Trang được thiên nhiên ưu ái bởi khí hậu ôn hòa, với thời tiết không quá khắc nghiệt, bạn có nhiều khoảng thời gian lý tưởng để tham quan đảo. Trừ những ngày mưa bão thì hầu như bạn có thể ghé thăm Hòn Mun dễ dàng. Theo kinh nghiệm du lịch Hòn Mun Nha Trang, thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Nha Trang cũng như ghé thăm Hòn Mun là vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 hằng năm. Lúc này thời tiết Nha Trang có nắng đẹp, nước biển trong, mát mẻ, là thời điểm tuyệt vời để ngắm đại dương trong những chuyến lặn biển. Đảo Hòn Mun còn khá hoang sơ, các dịch vụ chưa phát triển. Vì thế, bạn rất khó tìm được những nhà hàng, quán ăn trên đảo. Để thưởng thức những món ngon, du khách thường mua hải sản từ những tàu cá của ngư dân địa phương và nhờ họ chế biến sẵn. Hoặc bạn cũng có thể mua thức ăn, mượn bếp, lò để tự chế biến món ngon theo cách của mình. Cùng bạn bè tổ chức những buổi tiệc nướng, với không gian biển cả bình yên thật tuyệt vời. Hòn Mun Nha Trang là một trong những thiên đường ngắm cảnh và lặn biển đẹp nhất Việt Nam. Là địa điểm rất đáng để bạn trải nghiệm, chắc chắn sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với bạn. Với nhiều tiềm năng phát triển, hứa hẹn sẽ trở thành một địa điểm du lịch hàng đầu Nha Trang.
Khánh Hòa
Tháng 11 đến tháng 4
1450 lượt xem
Bãi biển nằm tại xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, ngay bên cạnh quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 80km về hướng Bắc. Phong cảnh Đại Lãnh rất đẹp nhờ thiên nhiên ban tặng cho một bãi biển cát trắng chảy dài, có độ thoải lớn nên du khách có thể bơi lặn xa bờ. Đặc biệt, địa điểm du lịch ở Nha Trang này có nước biển xanh biếc, nhìn thấy được tận đáy và còn nguyên vẻ hoang sơ, sạch sẽ. Kế bên là một nguồn nước ngọt chảy ra biển quanh năm không cạn. Bãi biển Đại Lãnh được ví như nàng công chúa ngủ quên giữa đại dương mênh mông bởi ít người dân sinh sống tại đây, khung cảnh xung quanh khá yên bình, tĩnh lặng. Mặc dù, năm 2010, một công ty du lịch đã đầu tư xây dựng khu resort tại đây nhưng nơi này vẫn hiện lên như một bãi biển hoang sơ kỳ thú. Đó lại chính là điều thú vị dành cho những du khách muốn tìm không gian để nghỉ ngơi sau những tháng ngày bồn bề, làm việc vất vả. Đặc biệt, với không gian thoải mái, thoáng mát, trong lành, bạn cũng có thể đến đây cùng gia đình, bạn bè để vui chơi, tổ chức những trò chơi tập thể. Một trong những thú vui của du khách khi đến thăm Đại Lãnh là theo chân những người gác đèn hoặc ngư dân đi săn cá chình trên biển. Loài cá này từng được ví như những con thuồng luồng của đại dương. Cá chình thường trú ngụ ở những nơi có địa thế hiểm hóc, nước cuộn chảy xiết, nơi hốc đá sâu và tối. Cá chình có 3 loại là chình dừa (màu vàng), chình đen và chình bông (màu đốm đen trắng). Việc săn cá chình rất khó nhưng đối với những khách tham quan ưa cảm giác mạo hiểm, đây sẽ là cơ hội để thử sức mình khám phá biển khơi. Mặc dù còn mang vẻ đẹp hoang sơ vốn có nhưng ngày nay, du khách đã có thể tìm thấy nhà hàng, khách sạn phục vụ việc ăn uống, nghỉ dưỡng của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. Những khu này được xây dựng xung quanh bãi biển, chỉ cần đi một đoạn ngắn, bạn và người thân sẽ tìm được một địa điểm lý tưởng để nghỉ ngơi. Bãi biển Đại Lãnh được xem là bãi biển đẹp nhất miền trung và cả nước. Đối với một địa điểm du lịch lý tưởng như vậy, Nha Trang không thể không khai thác, phục vụ ngành du lịch. Do đó trong tương lai không xa, bãi biển sẽ được quy hoạch theo hướng tập trung để thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương hơn nữa nhằm khai thác tất cả lợi thế nơi đây, đưa Đại Lãnh trở thành điểm đến du lịch Nha Trang không thể bỏ lỡ cho du khách.
Khánh Hòa
Từ tháng 1 đến tháng 12
1553 lượt xem
Dốc Lết Nha Trang hay còn được gọi Dốc Lếch, thuộc địa phận phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Bờ biển Dốc Lết trải dài với những bãi cát trắng cao, ngăn cách đất liền với biển là hàng dương xanh rì trong gió. Cách trung tâm thành phố Nha Trang chừng 49 km về phía Nam Dốc Lết nổi tiếng là một điểm du lịch Nha Trang lý tưởng vào dịp hè, rất thích hợp với những ai muốn có kỳ nghỉ dưỡng bên bãi biển nguyên sơ. Có nhiều cách giải thích cho cái tên Dốc Lết, nhiều du khách lần đầu nghe đến tên gọi này đã không khỏi tò mò về lý do, câu chuyện của nó. Đến thăm Dốc Lết bạn bắt buộc phải vượt qua những dốc cát lớn, cao để ra tới bờ biển, do địa hình có những đụn cát cao đó mà mỗi lần di chuyển như có bức tường rào tự nhiên bằng cát chắn ngang, làm chậm mỗi bước đi của bạn, mỗi khi cát lún sâu như níu bước chân trở nên khó cất bước. Mỗi lần đi bộ qua Dốc Lết cảm giác sau đó như chỉ muốn “lết” đi vì quá mệt. Tuy vất vả nhưng sau đó bạn sẽ được đền đáp xứng đáng khi vượt qua dốc cát, tới bờ biển gặp gió phả vào từng cơn nhẹ nhàng như bừng tỉnh sau giấc ngủ hè oi ả. Sóng biển vẫy chào mừng “kỳ tích” vượt qua những đụn cát vừa cao vừa dốc. Hiện nay đa phần các con Dốc cát tự nhiên dần được san phẳng bớt để thuận tiện cho việc đi lại, di chuyển phục vụ cho mở rộng dịch vụ du lịch. Thậm chí bạn có thể bắt gặp người dân địa phương đi xe gắn máy dọc bờ biển, vì cát được san phẳng và rất lì lối đi. Dù có nhiều cách giải thích cái tên Dốc Lết khác nhau nhưng tựu chúng đều bắt nguồn từ lý do địa hình và tính chất thổ những nơi đây. Tìm hiểu về cái tên Dốc Lết khá là thú vị, bạn có thể bắt gặp nhiều câu chuyện khác nhau từ người dân địa phương khi nói về tên gọi này. Dốc Lết Nha Trang thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu tác động của thời tiết gió biển nên khí hậu quanh năm ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,6 độ C. Mùa mưa chủ yếu tập trung vào tháng 10 và tháng 11, lượng mưa trung bình vào khoảng 1350 mm/năm. Số giờ nắng khá cao, khoảng 2482 giờ/năm. Khoảng thời gian đẹp nhất để đến với Dốc Lết là từ tháng 1 đến tháng 9, khi này nhiều nắng, đôi khi kết hợp với gió Tây Nam nên cảnh vật rất thông thoáng, khô ráo. Tháng 10 đến tháng 12 là thời điểm có gió mùa đông bắc, đi du lịch vào thời điểm này chỉ ngắm cảnh là chủ yếu vì nước biển Dốc Lết lạnh buốt không thể tiến hành các hoạt động vui chơi ven bờ biển hay dưới nước. Tất nhiên bạn không thể tắm trên bãi biển vào mùa này vì nước rất lạnh. Nếu đi Dốc Lết vào tháng 4 âm lịch, ở Ninh Diêm gần đó có lễ hội Cúng Đình khá thú vị có nhiều tục lệ để tìm hiểu và tham gia. Nếu đi vào dịp này sẽ rất thú vị. Mỗi lần đi vào các thời điểm khác nhau là một lần trải nghiệm hoàn toàn mới. Bãi biển Dốc Lết hiện ra với một vẻ đẹp tinh khôi phủ bởi lớp cát trắng tinh khiết làm nao lòng bất cứ du khách nào khi tới đây. Dốc Lết vẫn còn khá nguyên sơ, hàng cây xanh rậm rạp bao ven biển, nước biển xanh ngắt trong như ngọc, màu xanh mà các bãi biển phía bắc ít khi có. Nước biển trong xanh đến mức có thể nhìn thấy cả cá nhỏ bơi bên dưới và từng hạt cát long lanh cuộn theo dòng nước. Biển Dốc Lết rất yên tĩnh do được một loạt các đồi xung quanh che chắn, làm cho mặt biển rất bình yên ít khi có gió lớn. Đa số các đồi còn giữ được rừng cây nguyên sinh xanh mướt một màu tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên. Bãi biển Dốc Lết trải dài khoảng 8 km, không như các bãi biển khác, đáy biển Dốc Lết thoải dần ra xa bờ, mực nước ra xa không cao, cách xa bờ đến 100 m nhưng mực nước chỉ khoảng ngang ngực. Thường các bãi biển khi ra càng xa nước càng sâu nhưng do được bồi đắp bởi cát nên đi mãi vẫn cứ thấy “đáy”. Một điểm nữa, nếu đem theo trẻ nhỏ bạn thoải mái cho chúng vui chơi trên bãi tắm cạn, sở dĩ gọi là bãi tắm cạn vì mực nước rất thấp, trẻ con và người không biết bơi đều tắm được, không lo bị đuối nước. Cát trắng mịn như làn da thiếu nữ, vỗ về nhịp nhàng bởi những gợn sóng trắng. Sóng biển không quá dữ, nước trong xanh nhưng rất mặn thử một ngụm là biết liền. Khu rừng phi lao mênh mông, xanh ngắt rì rào trong gió như tạo ra một bức tường tự nhiên bằng cây xanh tạo cảm giác dịu mát. Sau khi tắm biển, đeo kính râm dạo bước chân trần dưới rặng phi lao, từng bước chân đặt lên cát mịn mang đến cảm giác nhẹ nhàng như đang được mát xa từng huyệt đạo dưới lòng bàn chân. Phóng tầm mắt xa là một màu xanh, đón từng tia nắng chiếu qua tán cây râm mát đem đến cho bạn cảm giác êm ái khó tả. Một bãi biển tuyệt đẹp với lớp cát trắng tinh khiết, màu nước xanh trong, nhìn rõ những hạt cát trắng dưới đáy. Nơi đây sẽ là một điểm lý tưởng giúp bạn bỏ lại những căng thẳng, buồn phiền phía sau và tận mở rộng tâm hồn đón nhận một kỳ nghỉ tuyệt vời cùng Dốc Lết Nếu muốn mục sở thị trực tiếp cái tên “Dốc Lết” bạn hãy đi chuyển lên khu đồi cát để được thử cảm giác trượt cát từ trên đỉnh xuống. Tin rằng cảm giác này chỉ có khi bạn lên đồi cát. Thân mình dính đầy cát, cát trong tai, cát trong tóc, thậm chí ngậm cát trong miệng vì trò trượt cát. Không gian nơi đây đem đến cho bạn cảm giác tự do, tự tại hơn bao giờ hết, phơi mình dưới nắng vàng, thả mình trong biển xanh, thị giác như ngập trong khung cảnh mộng mơ, tâm trí đầy khơi gợi, không gian thoáng đãng, gần gũi thiên nhiên, mọi giác quan mở hết cỡ để cảm nhận từng khoảnh khắc.
Khánh Hòa
Từ tháng 5 đến tháng 8
1499 lượt xem
Văn miếu Diên Khánh tọa lạc tại khóm Phú Lộc Tây, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Văn miếu là nơi thờ Đức Khổng Tử, người sáng lập Nho Giáo và những bậc hiền triết là học trò của Ngài; đồng thời cũng là nơi sinh hoạt của giới nho sĩ, khoa mục ở địa phương, tôn vinh những người đỗ đạt thành danh trong các kỳ khoa bảng. Năm 1803, vua Gia Long ra chỉ dụ lập Văn Miếu tại xã Phú Lộc, huyện Hoà Châu - thị trấn Bình Hoà, nay thuộc khóm Phú Lộc Tây - thị trấn Diên Khánh - tỉnh Khánh Hoà. Văn Miếu được xây dựng với quy mô lớn từ năm 1853 và đến năm sau thì cơ bản hoàn thành: phía trước có nhà bi đình, chính giữa có tòa tiền đường và chánh đường cao rộng, làm bằng gỗ xây tường gạch bao, các cột kèo được chạm trổ sơn son thếp vàng đẹp đẽ, uy nghiêm. Văn miếu Diên Khánh được xây trên một khu đất rộng, bằng phẳng, với tổng diện tích 1.500m2. Khi khởi dựng, Văn miếu có các công trình kiến trúc: miếu Chính và miếu Khải Thánh, được lợp bằng cỏ tranh. Năm 1849, Văn miếu được tu bổ hệ mái, thay mái tranh bằng mái ngói và dựng thêm Tả vu, Hữu vu, Khải miếu, Quan cư, Từ miếu… với quy mô rất bề thế, vững chắc. Năm 1959, Văn miếu được xây dựng lại trên nền cũ ở thôn Phú Lộc, nhưng quy mô nhỏ hơn, bao gồm: Nghi môn ngoại và tường thành; Nghi môn nội ; nhà bia (Thạch Bi đình); sân miếu; cột cờ; nhà Đông, nhà Tây (Tả Vu – Hữu Vu); Bái đường; Chánh tẩm. Về cơ bản kết cấu gian Chánh tẩm và Bái đường đưa từ Văn chỉ Phước Điền chuyển về, xây dựng thêm Tả vu, Hữu vu theo kiểu nhà cấp bốn ba gian. Tường vách xây bằng gạch thẻ, không có chái. Mái lợp ngói âm dương, sau này trùng tu thay bằng ngói Tây; hệ cửa gỗ đóng theo kiểu ván bưng, thay kiểu thượng song hạ bản cổ xưa; không phục dựng lại Khải miếu, Quan cư và Từ miếu. Hiện tại, Văn Miếu chỉ còn giữ được 2 tấm bia đá thời Tự Đức 11 (1858) giúp ta hiểu biết hơn về lịch sử, văn hoá, sinh hoạt của nhân dân Khánh Hoà và quá trình hoàn thiện khu Văn Miếu năm 1854. Ngoài ra còn có một Bài minh ở Bái Đường nói rõ hơn về sự đỗ đạt của các vị văn võ, khoa bảng, hào mục, chức sắc và các học sinh địa phương từ đầu triều Nguyễn đến thời Tự Đức. Với bề dày lịch sử, khu Văn Miếu mang giá trị to lớn về quá trình học tập, tiếp nhận tri thức và biểu hiện sự tôn sư trọng đạo, làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hoá dân tộc. Di tích Văn miếu Diên Khánh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia ngày 15/10/1998. Nguồn: Sở văn hoá thể thao tỉnh Khánh Hoà
Khánh Hòa 2634 lượt xem
Lăng Bà Vú (còn gọi là Lăng Nhũ Mẫu) tọa lạc tại tổ 9, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Lăng Bà Vú là nơi chôn cất người phụ nữ đã có công giúp chúa Nguyễn Phúc Ánh (sau này là vua Gia Long) qua cơn hoạn nạn lúc giao tranh với nhà Tây Sơn. Công trình do vua chỉ đạo xây dựng theo kiến trúc lăng tẩm để đền ơn đáp nghĩa nên dân gian gọi là lăng. Ngược dòng lịch sử, từ năm 1775 trở đi, Khánh Hòa là vùng đất thường xuyên xảy ra việc tranh chấp giữa quân Tây Sơn và quân Chúa Nguyễn. Sách Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép: Nguyễn Ánh đã 5 lần đem quân ra đánh chiếm phủ Bình Khang (Khánh Hòa ngày nay) và trong tất cả những lần đó, Nguyễn Ánh đều bị quân Tây Sơn đánh cho tan tác, bị đuổi chạy khắp nơi, điển hình như trận thủy chiến ở khu vực Hòn Thị (1784). Khi giao tranh với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh nhiều lần thất bại phải kéo tàn quân bỏ chạy, trong một lần khi chạy đến làng Mỹ Hiệp thì lương thực cạn kiệt, trong mình lại đang bị bệnh, quân lính vừa đói vừa kiệt sức…tình thế vô cùng nguy khốn. Trong đêm tối, Nguyễn Ánh cùng đoàn tùy tùng đến gõ cửa nhà một người dân để xin bát cơm đỡ dạ. Chủ nhà (tương truyền là bà Trương Thị Tiềm) động lòng trắc ẩn nên mời Nguyễn Ánh và đám tùy tùng vào nhà nghỉ ngơi. Sau đó, bà cho người giúp việc giết heo làm thịt, nấu cơm đãi tất cả mọi người, đồng thời cung cấp thêm lương thực để đi đường. Riêng đối với Nguyễn Ánh, ngoài việc lo thuốc men chu đáo, bà còn cho người vắt sữa bò cho ông uống để mau phục hồi sức khỏe. Nhờ sự chăm sóc tận tình và đối đãi tử tế ấy mà Nguyễn Ánh sớm lành bệnh, tướng sĩ dần dần phục hồi sức khỏe để tiếp tục kéo quân về phương Nam. Sau khi Nguyễn Ánh thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế và lấy hiệu là Gia Long (1802-1819). Nhớ lại ơn người cứu giúp năm xưa, vua sai người về làng Mỹ Hiệp đưa bà cụ ra kinh đô phụng dưỡng. Tuy nhiên, khi sứ giả tới nơi thì bà cụ đã mất. Để tỏ lòng tri ân, vua Gia Long truy phong cho bà danh hiệu “Nhũ Mẫu” (người Vú nuôi). Đồng thời, vua ra lệnh cho bộ Công cử một số thợ giỏi đang xây dựng cung điện nhà vua ở kinh đô lúc bấy giờ vào Mỹ Hiệp phối hợp với thợ địa phương xây dựng lăng mộ cho người Vú nuôi theo quy cách lăng tẩm của hoàng tộc. Khu lăng mộ được xây dựng trong hai năm, từ năm 1802 đến năm 1804 hoàn thành. Buổi lễ khánh thành được tổ chức cúng rất lớn và do quan đầu tỉnh trực tiếp làm chủ lễ. Bên cạnh đó, vì bà không có con cháu để nhang khói và tế tự, vua còn cấp ruộng đất cho bà con trong vùng cày cấy không phải nộp thuế để lo cúng giỗ của Bà (truyền khẩu là ngày 16 tháng Chạp). Hàng năm, cứ đến ngày giỗ của Bà, chức sắc và dân làng tập trung làm lễ giỗ rất trọng thể, đủ lễ nhạc như các lăng tẩm ở triều đình. Từ đó, việc nhang khói, cúng tế ở lăng Bà Vú vẫn do quan Tuần Vũ Khánh Hòa đến làm chủ lễ theo lệ Xuân Thu nhị kỳ. Ngày nay, Ban quản lý di tích cùng chính quyền và nhân dân địa phương vẫn tổ chức lễ giỗ Bà Vú vào ngày 16 tháng Chạp hàng năm. Lăng Bà Vú là một Di sản văn hóa được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia ngày 12/02/1999. Di tích không chỉ có ý nghĩa về mặt đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” mà còn có giá trị rất lớn về mặt kiến trúc nghệ thuật phản ánh sự tài hoa của các nghệ nhân dưới triều nhà Nguyễn cách đây hơn hai thế kỷ. Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hoà
Khánh Hòa 2037 lượt xem
Đền Trần Quý Cáp tọa lạc tại tổ 5, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Trần Quý Cáp tự là Thích Phu, hiệu Thái Xuyên, sinh năm 1870 tại thôn Thai La, làng Bất Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trần Quý Cáp khi nhỏ là người thông minh, học giỏi, ham hiểu biết và là người có chí khí lớn. Trần Quý Cáp sinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầy biến động. Ngay từ khi 13 tuổi ông đã chứng kiến đám tang của Tổng đốc Hoàng Diệu, khi thành Thăng Long thất thủ (1882); ba năm sau ông lại chứng kiến một biến động chính trị to lớn, đó là phong trào Cần Vương yêu nước do các văn thân ở quê ông lãnh đạo nhân dân đứng lên theo hịch Cần Vương của vua Hàm Nghi, kêu gọi mọi người đứng lên đánh Pháp. Năm 1904 ông đi thi và đậu tiến sĩ cùng với Huỳnh Thúc Kháng, (hiện nay còn bia đề danh tiến sĩ tại triều đình Huế). Lúc này ở nước ta nền Hán học thoái trào, nền Tân học bắt đầu khởi xướng. Trần Quý Cáp thường xuyên qua lại với cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nghiên cứu những sách báo mới, nắm bắt những tư tưởng tiến bộ và ông tự xác định trách nhiệm của mình là đề cao tân học, thông qua cải cách giáo dục để nâng cao dân trí, ý thức dân quyền, tự lực tự cường dân tộc. Tại Quảng Nam, Phan Bội Châu đã cùng với các đồng chí của mình trong đó có Trần Quý Cáp sáng lập ra tổ chức “Duy Tân hội” – một tổ chức tiền cách mạng, nó đánh dấu sự phân hóa của tầng lớp trí thức tại Việt Nam. Duy Tân hội đã chọn lọc nhiều thanh niên ưu tú để đưa đi học ở Trung Quốc, Nhật Bản…học tập ở tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự… làm nòng cốt cho phong trào cách mạng nước nhà sau này. Năm 1906 ông được xung là Giáo thọ huyện Tân Định, phủ Ninh Hòa (nay là huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa). Ông là đại diện những nhà ái quốc cách mạng trong phong trào Duy Tân, cổ súy cho phong trào kháng chiến chống Pháp ở miền Trung. Ông cùng một số người thành lập hội nông học, hội thương, trường học… Là người có tài thao lược, giỏi trong việc vận động nhân dân, được mọi người đánh giá cao về tài năng, đức độ. Vì vậy thực dân Pháp và bọn quan lại phong kiến biết được vai trò quan trọng của ông trong giới sĩ phu và quần chúng lao động. Ông đã mở các lớp Tân học, rước thầy dạy chữ Quốc ngữ, chữ Pháp ngay trong trường Phủ. Bọn quan lại ở đây rất căm tức và tìm mọi cách hãm hại ông, chúng bắt ông giữa lúc ông đang dạy học, về giam tại nhà lao Thành Diên Khánh – lúc đó là thủ phủ của Khánh Hòa. Ngày 15/6/1908, sau khi bị bắt hai tháng ông bị tuyên “trảm nêu” tại Cầu Sông Cạn (nay là cầu Trần Quý Cáp). Nhân dân Khánh Hòa thương tiếc ông, cảm phục tấm lòng trung nghĩa của ông đã hưởng ứng đấu tranh xây đền thờ Trần Quý Cáp vào năm 1970. Trần Quý Cáp mặc dù không phải là người sinh ra và lớn lên trên đất Khánh Hòa nhưng cuộc đời ông và sự nghiệp của ông gắn với mảnh đất này. Cuộc đời và sự nghiệp của một danh nhân như ông không thuộc về riêng một ai, mà ông thuộc về Tổ quốc, về nhân dân Việt Nam anh hùng! Đền được xây dựng trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Sân vận động Trần Quý Cáp của huyện Diên Khánh, nhằm nâng cao giá trị di tích, tôn vinh truyền thống văn hóa, gắn kết các hoạt động văn hóa truyền thống với hoạt động văn hóa, thể thao. Đền Trần Quý Cáp đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích Quốc gia, ngày 30/8/1991. Nguồn: Sở văn hoá thể thao tỉnh Khánh Hoà
Khánh Hòa 1790 lượt xem
Khu di tích Tháp Bà Ponagar toạ lạc trên đỉnh một ngọn đồi đá hoa cương sát cửa sông Cái tại phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang (Khánh Hoà). Đây là một trong những quần thể kiến trúc tiêu biểu của nền văn hoá Chăm Pa và gần như còn nguyên vẹn qua thời gian... Tổng thể kiến trúc Tháp Bà Ponagar bao gồm 3 cấp, trong đó, cấp thấp nhất nằm ngang bằng mặt đất là ngôi tháp cổng. Cấp thứ 2 có mặt bằng rộng là 2 hàng 10 cột lớn, cùng hai bên là 2 hàng 12 cột nhỏ xung quanh. Chính giữa đặt một bàn thờ, nơi từng diễn ra các hoạt động múa hát của người Chăm cổ vào mỗi dịp hội hè, lễ, Tết. Đây cũng là nơi được gọi là Mandapa với ý nghĩa là nhà khách, dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật và sửa soạn trang phục trước khi làm lễ chính thức ở trên tháp. Cấp trên cùng gồm 4 tháp: Tháp chính (còn gọi là dinh Bà, thờ nữ thần Ponagar, tiếng Chăm có nghĩa là Mẹ xứ sở), tháp giữa (dinh Ông), tháp đông (dinh Cố), tháp Tây Bắc (dinh Cô, dinh Cậu). Ở đây, nổi bật nhất là Tháp Bà Ponagar với bốn tầng, tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo, bên trong có tượng nữ thần cao 2,6 mét, tạc bằng đá hoa cương màu đen, ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chăm Pa, là sự kết hợp hài hoà giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Các tháp khác thờ thần Shiva, thần Sanhaka và thần Ganeca. Tháp Bà Ponagar là di tích lịch sử - văn hoá, là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm trên đất Việt. (Tên gọi Tháp Ponagar được dùng để chỉ chung cho cả công trình kiến trúc này nhưng thực chất nó là tên của ngọn tháp lớn nhất, cao gần 23m). Các tháp ở đây đều được xây bằng gạch, trang trí nghệ thuật bằng chất liệu đá - gốm, nội dung thể hiện gắn liền với các vị thần được thờ. Đặc biệt nhất là những viên gạch xây chồng khít lên nhau mà không cần bất kỳ một loại chất kết dính nào, đây là bí ẩn mà cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa khám phá ra được người Chăm đã làm thế nào để được như vậy. Hàng năm, cứ vào ngày lễ vía Bà (từ 20 đến 23 tháng 3 âm lịch), Khu di tích Tháp Bà Ponagar lại đón hàng vạn du khách tới hành hương. Lễ hội Tháp Bà Ponagar được coi là một trong những lễ hội lớn nhất khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Các nghi lễ chính của lễ hội gồm lễ mục dục (tắm tượng), lễ tế gia quan (lễ thay y) diễn ra vào giờ Ngọ ngày 20-3 (âm lịch), tiếp đến là lễ tế sanh, dâng cúng đồ tế, múa bóng mời Thiên y Thánh mẫu và các bậc thần linh về dự lễ. Theo nghi thức, lễ cúng Thánh mẫu thường mở đầu bằng lễ khai kinh cầu quốc thái dân an. Lễ tế sanh bắt đầu vào giờ Tý đêm 22-3 (âm lịch) do những người cao tuổi thực hiện, sau đó lễ cầu cúng chính thức diễn ra vào lúc 4 giờ sáng ngày hôm sau. Việc hành lễ do chánh lễ, bồi tế, đông hiến, tây hiến và đội học trò thực hiện, lần lượt dâng rượu, dâng trà, đọc văn tế rất cung kính, tôn nghiêm. Sau cùng, từng đoàn người đại diện cho các pa-lei, thôn, xóm đến hành lễ… Một trong những di sản văn hoá phi vật thể độc đáo nhất trong lễ hội vía Bà ở Tháp Bà Ponagar là múa bóng ca ngợi công đức, bày tỏ lòng biết ơn “Mẹ xứ sở”. Các nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá nhận định, khoảng từ giữa thế kỷ XVII đến nay, nghi lễ thờ cúng Mẹ xứ sở được người Chăm và người Kinh tổ chức chu đáo tại Tháp Bà Ponagar. Khoảng năm 1653, những lưu dân Việt từ ngoài Bắc, theo chúa Nguyễn vào phương Nam mở cõi, đã dừng chân bên cửa sông Cái (Nha Trang), tạo lập nên làng mạc, xóm thôn… Và chính họ đã mang theo phong tục thờ cúng Mẫu của người Kinh ở vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ vào đây. Theo thời gian và xu thế phát triển của xã hội, nghi thức lễ hội hiện nay đã có nhiều thay đổi; nhưng dù thế nào, trong ngày lễ trọng, người Kinh vẫn náo nức tổ chức hàng trăm đoàn múa bóng, dâng hoa quả, múa quạt và người Chăm thì tưng bừng vỗ trống ghinăng, paranưng, thổi kèn saranai, say sưa kéo đàn kanhi và hát dân ca… Cả những bữa ăn chung của hàng trăm người, hoan hỉ nói cười, chan hoà niềm vui thái bình, no ấm… Lễ hội Tháp bà Ponagar đã được Bộ VH,TT và DL công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia. Để bảo tồn, phát huy giá trị cũng như giới thiệu rộng rãi những nét văn hoá độc đáo của người Chăm đến với du khách, Ban Quản lý Khu di tích Tháp Bà Ponagar đã tổ chức một số vũ công, nhạc công, nghệ nhân của dân tộc Chăm đến đây hàng ngày biểu diễn dệt thổ cẩm, các vũ điệu Chăm... Hiện nay, mỗi ngày Tháp Bà Ponagar thu hút hàng ngàn du khách tới tham quan. Nguồn: Cục du lịch quốc gia Việt Nam
Khánh Hòa 1674 lượt xem
Hai bia chủ quyền trên đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết là một trong những dấu tích cổ xưa trên quần đảo Trường Sa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Cùng với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa là cột mốc tiền tiêu trên biển Đông của Tổ quốc. Trường Sa nằm phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa, với hơn 100 hòn đảo nổi và chìm, đá, cồn cát, san hô và bãi san hô, dàn trải trên một vùng biển từ đông sang tây khoảng 800km. Quần đảo chiếm một diện tích biển khoảng 160.000km2 đến 180.000km2. Đảo gần nhất là đảo Đá Lát, nằm phía tây đảo Trường Sa, cách vịnh Cam Ranh gần 250 hải lý (450km về phía đông), cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) trên 600 hải lý. Các đảo có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 3 mét đến 5 mét. Đảo có diện tích lớn nhất là đảo Ba Bình rộng khoảng 0,6km, sau đó đến các đảo Song Tử Tây, Trường Sa, Nam Yết, Sinh Tồn … Trước đây, Trường Sa có tên gọi là Đại Trường Sa, hay Vạn Lý Trường Sa được ghi trong sách Phủ biên tạp lục – quyển sách nổi tiếng của nhà bác học Lê Quý Đôn viết năm 1776 . Bia chủ quyền đảo Song Tử Tây thuộc xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà. Bia chủ quyền đảo Nam Yết thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà. Các chữ trên thân các bia được khắc lõm chìm vào trong, có nội dung được ghi: “Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22 tháng 8 năm 1956 dưới sự hướng dẫn của Hải quân Việt Nam”. Các chữ trên thân bia được khắc lõm chìm vào trong, với nội dung: “Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Trải qua thời gian cùng những biến động của lịch sử, đến nay chỉ có đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết còn tồn tại bia chủ quyền và đó cũng là 2 bia cũ nhất còn được bảo tồn ở quần đảo Trường Sa hiện nay. Hiện nay, bia chủ quyền tại đảo Song Tử Tây còn khá nguyên vẹn, gồm phần tháp và thân bia; bia chủ quyền tại đảo Nam Yết chỉ còn phần thân. Hai bia chủ quyền này đã được UBND tỉnh Khánh Hòa xếp hạng di tích cấp tỉnh ngày 3/11/2011. Năm 2012, Sở VHTTDL tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản đề nghị Bộ VHTTDL công nhận cụm bia chủ quyền nói trên là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Ghi nhận những giá trị lịch sử tiêu biểu của di tích và góp phần khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, ngày 13/6/2014 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng di tích Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết là di tích lịch sử Quốc gia. Việc công nhận 2 bia chủ quyền trên đảo Trường Sa là Di tích lịch sử cấp quốc gia không chỉ là lời khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, mà 2 bia này cũng là bằng chứng có giá trị trong việc chứng minh chủ quyền của đất nước ta với thế giới. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa 1621 lượt xem
09 , Hoàng Diệu, Thành Phố Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
Hiệp hội du lịch Khánh Hòa
Chỉ từ :
đ
Giảm giá 0% 63Stravel Vip
Giá cuối cùng : đ
Đảo Hòn Tre, Thành Phố Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
Hiệp hội du lịch Khánh Hòa
Chỉ từ :
đ
Giảm giá 0% 63Stravel Vip
Giá cuối cùng : đ
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )