KHÁM PHÁ LÀNG NGHỀ LÀM TRỐNG TỒN TẠI HƠN 1000 NĂM TẠI HÀ NAM

Từ xa xưa, trống đã là dụng cụ quen thuộc, gắn liền với người dân Việt Nam. Cùng theo chân mình đến với làng nghề làm trống hơn 1000 năm tuổi để khám phá điều thú vị tại đây nhé.

Làng nghề Trống Đọi Tam nằm dưới chân ngọn núi Đọi, một trong những ngọn núi nổi tiếng về vị thế và cảnh đẹp tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Nghề làm trống tại Đọi Tam đã tồn tại từ rất lâu, hơn 1.000 năm qua. Làng trống Đọi Tam gây ấn tượng mạnh với nhiều người nhờ sự nổi tiếng của chiếc trống sấm lớn nhất Việt Nam được sản xuất tại đây. Đây là một trong những làng nghề truyền thống cổ xưa, nơi có những nghệ nhân làm trống tài ba, đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. 

 

                                         Nguồn: Sưu tầm

Truyền thuyết kể rằng năm 986, khi vua Lê Đại Hành sửa soạn về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em ông Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản làm một cái trống để đón vua. Khi lễ tịch điền diễn ra, hai ông cùng dân làng ra cổ vũ và đánh trống vang rền một góc trời.Vì tiếng trống vang như sấm rền nên về sau hai anh em được dân làng tôn là Trạng Sấm.     

 

                                         Nguồn: Sưu tầm                                                                               

Trong suốt chiều dài lịch sử, nghề làm trống và sản phẩm trống Đọi Tam luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Trống Đọi Tam được biết đến bởi mang hơi thở của lịch sử cùng quân ta ra trận hoặc đặt ở các công đường để người dân có thể gióng trống kêu oan. Ngày nay, trống được sản xuất với nhiều công dụng khác nhau như trống thờ, trống trong đời sống nghệ thuật dân gian, trống được sử dụng là công cụ truyền tải thông tin.

                                                                                                                                                                            

                                              Nguồn: Sưu tầm

Chiếc trống to nhất Việt Nam hiện ở gác trống của Văn Miếu cũng do một nghệ nhân Đọi Tam làm, đường kính 2,1m. Để làm ra một chiếc trống Đọi Tam hoàn chỉnh, những nghệ nhân nơi đây phải trải qua hàng loạt những công đoạn tỉ mỉ và tay nghề phải đạt đến độ tinh xảo. Việc lựa chọn da trâu để làm trống rất quan trọng. Trong quá trình bào da, những người thợ có tay nghề phải dồn hết tâm trí vào công việc. Nếu miếng da trâu dày hoặc mỏng hơn “tiêu chuẩn”, tiếng trống sẽ biến âm. Thế nên, cùng một trống cái, hai mặt trống sẽ cho những âm thanh rất khác nhau. Cái hay, giỏi, tài hoa của người thợ trống Đọi Tam thể hiện qua kỹ thuật xử lý da trâu hơn hẳn nhiều làng nghề khác. Giai đoạn công phu này đòi hỏi họ phải có kinh nghiệm. 

                                                                                                                                          

                                             Nguồn: Sưu tầm

Ngày nay, dù xã hội ngày càng phát triển nhưng làng nghề Trống Đọi Tam vẫn giữ vững thương hiệu của mình. Những chiếc trống chất lượng vẫn được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nơi đây tỉ mỉ tạo nên. Tiếng trống vang dền, thanh thoát mà không nơi đâu có được. Nếu có cơ hội đến với Hà Nam, hãy nghé ngay làng Trống Đọi Tam để tìm hiểu về làng nghề ngàn năm tuổi này nhé.


02 Tháng 07, 2024 155

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành