Tìm về chốn thanh yên nơi Địa Tạng Phi Lai Tự

Chùa Địa Tạng Phi Lai tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam thời gian gần đây thu hút nhiều du khách đến chiêm bái nhờ vẻ đẹp thanh tịnh, yên bình.

Chùa Địa Tạng Phi Lai tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam thời gian gần đây thu hút nhiều du khách đến chiêm bái nhờ vẻ đẹp thanh tịnh, yên bình.

Theo TTXVN, chùa Địa Tạng Phi Lai, tên cổ là chùa Đùng, cách Hà Nội khoảng 70km, có địa thế phong thủy tựa lưng vào núi. Ảnh: Vương Lộc.

Ngôi chùa ẩn mình trong rừng thông, tạo cảm giác yên bình, thanh tịnh. Ảnh: Vương Lộc.

Kiến trúc và bố cục của chùa Địa Tạng Phi Lai được thiết kế gần gũi với thiên nhiên. Ảnh: Vương Lộc.

Ngay trước khu Tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Sỏi trắng mang ý nghĩa của sự thiền định. Ảnh: Vương Lộc.

Bên phải tòa Tam bảo là nhà thờ Tổ, nơi thờ 42 đời tổ sư từng trụ trì tại chùa. Ngoài ra còn có tòa điện nhỏ thờ Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh Hiền; khu nhà ở dành cho Tăng ni – Phật tử ở trong chùa; khu giảng đường, khu nhà khách… Ảnh: Vương Lộc.


Theo Cổng TTĐT huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 10. Ảnh: Vương Lộc.

Sau rất nhiều thế kỷ trôi qua ngôi chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng và dường như đã bị lãng quên. Vào năm 2015, đại đức chủ trì Thích Minh Quang đã cho xây dựng lại ngôi chùa và lấy tên thành Địa Tạng Phi Lai Tự. Ảnh: Vương Lộc.

Đặt chân đến nơi đây, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác thong dong, tự tại và bình yên. Ảnh: Vương Lộc.

Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, hướng con người đến với những giá trị của đạo Phật, mang lại sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn… Ảnh: Vương Lộc.

Đây không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn mang đến cho khách viếng sự thanh tịnh trong tâm hồn. Ảnh: Vương Lộc.


Để đến chùa, du khách xuất phát từ Hà Nội và đi khoảng 70km. Đường thông thoáng, dễ đi. Nếu tự lái xe chỉ mất khoảng một giờ đồng hồ, lịch trình sẽ đi đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình ra ở điểm Phủ Lý – Hà Nam (quốc lộ 1A). Ảnh: Vương Lộc.

Nếu di chuyển bằng xe khách, du khách đến bến xe Giáp Bát (Quận Hoàng Mai – Hà Nội)  hoặc bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) đi theo tuyến Hà Nội – Ninh Bình (đi quốc lộ 1A cũ). Ảnh: Vương Lộc.

26 Tháng 06, 2023 717

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành