Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Biển mây huyền ảo bên tượng Phật cao nhất Việt Nam

Vào ngày mới, ngôi chùa Minh Đức ở khu văn hóa tâm linh Thiên Mã (TP Quảng Ngãi), nơi có tượng phật cao nhất Việt Nam, như lạc trôi trong biển mây huyền hoặc tạo nên phong cảnh hữu tình bên cầu Cổ Lũy bắc ngang dòng sông Trà Khúc.

Vào ngày mới, ngôi chùa Minh Đức ở khu văn hóa tâm linh Thiên Mã (TP Quảng Ngãi), nơi có tượng phật cao nhất Việt Nam, như lạc trôi trong biển mây huyền hoặc tạo nên phong cảnh hữu tình bên cầu Cổ Lũy bắc ngang dòng sông Trà Khúc.

Vào buổi bình minh giữa thời khắc giao mùa, ngôi chùa Minh Đức cùng tượng Phật Quan âm như trôi bồng bềnh giữa biển mây ở chốn bồng lai, tiên cảnh. Thời gian gần đây, người dân cùng du khách khắp nơi trong cả nước về đây dâng hoa, dâng hương chiêm bái tượng Phật Quan âm đứng được xem là cao nhất Việt Nam. 

Năm 2018, chùa Minh Đức được khởi công xây dựng, đến nay dự án trong giai đoạn hoàn thiện nhưng khu nhà trưng bày đã mở cửa phục vụ nhu cầu du xuân của người dân, du khách.

Chùa Minh Đức thuộc dự án Khu văn hóa tâm linh Thiên Mã rộng 90 ha ở xã Tịnh Khê và Tịnh Long, TP Quảng Ngãi. Khu văn hóa tâm linh Phật giáo bao gồm các hạng mục: tượng Phật, Quảng Trường, chùa Minh Đức, nhà bảo tàng Phật giáo, khu bảo tháp, Long Hoa Viên, vườn Bạch Mã, Thập Pháp giới, khu Thiền Đường, Phương y đường và Nội viên. Khu văn hóa tâm linh Thiên Mã, trong đó có chùa Minh Đức hoàn thành đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, du khách.

Nổi bật khu văn hóa tâm linh Phật giáo này là tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 122 m (tượng Phật cao nhất Việt Nam). Từ chùa Minh Đức, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng dòng sông Trà Khúc giao hòa với biển ở Cửa Đại và tàu thuyền đi lại tạo nên bức tranh sông nước thơ mộng bên cầu Cổ Lũy.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, nhà nghiên cứu văn hóa ở Quảng Ngãi, cho biết khoảng thế kỷ 15, vùng đất Quảng Ngãi từng được gọi là vùng Cổ Lũy Động. Bây giờ, Cổ Lũy chỉ còn là tên gọi cho một cửa biển: Cửa Cổ Lũy hay cửa Đại Cổ Lũy, nơi sông Trà và một nhánh sông Vệ đổ về. Người dân Quảng Ngãi còn lưu truyền câu ca: “Ai về Cổ Lũy xóm Câu/Nhớ mua đôi chiếu đón dâu về làng“, chính là nói về làng Cổ Lũy này.

Còn Cổ Lũy Nam là hình bóng của một làng chài cô quạnh mà Nguyễn Cư Trinh – Tuần vũ Quảng Ngãi vào năm 1750, làm một bài vịnh: Cổ Lũy cô thôn. Đây là một trong 10 thắng cảnh mà Nguyễn Cư Trinh ca ngợi (Cẩm thành thập cảnh). Người đời sau thêm vào hai cảnh nữa, thành Cẩm thành thập nhị.

05 Tháng 03, 2024 1652

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành