Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Khám phá rừng dừa nước xanh mướt trong lòng thành phố Quảng Ngãi

Từng là căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giờ đây rừng dừa nước xã Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi) đang là điểm đến “du lịch xanh” hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Từng là căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giờ đây rừng dừa nước xã Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi) đang là điểm đến “du lịch xanh” hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Nằm cách trung tâm TP Quảng Ngãi 15 km về hướng Đông Bắc, rừng dừa nước Tịnh Khê hàng chục năm tuổi trải dọc bên dòng sông Kinh rộng hơn 13 ha. Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng Quảng Ngãi như: Biển Mỹ Khê, Khu văn hóa Thiên Mã – Chùa Minh Đức, cầu Cổ Lũy, Khu chứng tích Sơn Mỹ, Đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định, Nhà lưu niệm Trương Quang Giao, cố thiếu tướng Võ Bẩm …

Hiện “Căn cứ Rừng dừa nước” được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh và đến nay địa phương đã lập Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch cộng đồng Mỹ Khê phát triển mô hình du lịch cộng đồng thu hút du khách đến tham quan, khám phá miền sông nước nơi đây.

Rừng dừa nước Tịnh Khê ví như “lá phổi xanh” trải rộng ở khu vực hạ lưu sông Trà Khúc phù hợp phát triển loại hình du lịch sông nước hữu tình. Du khách tham quan rừng dừa nước có thể đi ghe khám phá luồng, lạch dòng sông Kinh hệt như lạc vào địa đạo.

Lãnh đạo Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, cho hay đây là điểm phát triển du lịch sinh thái rất phù hợp, phong cảnh thiên nhiên nguyên sơ như du lịch sông nước ở miền Tây Nam Bộ. Hiện tại người dân nơi đây phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, triển khai mô hình du lịch cộng đồng, lưu trú xanh... nhằm tăng thu nhập gia đình.

"Ngồi trên ghe lướt chậm trên dòng sông Kinh, chúng tôi men theo những luồng, lạch giữa rừng dừa nước Tịnh Khê mà ngỡ như lạc về các tỉnh miền Tây sông nước thật thú vị", chị Trần Thị Thanh Hà, nữ du khách đến từ Hà Nội cho hay.

Ông Nguyễn Văn Bé (ngụ thôn Trường Định, xã Tịnh Khê), chia sẻ để bảo tồn rừng dừa nước, mỗi hộ dân trong thôn chỉ thu hoạch lá dừa hai lần/năm vào tháng 3 và tháng 7. Sau khi thu hoạch lá già, lá non mọc tạo không gian sinh thái cho rừng dừa thêm xanh mát. 

phát triển du lịch sinh thái rất phù hợp, phong cảnh thiên nhiên nguyên sơ như du lịch sông nước ở miền Tây Nam Bộ.ây là điểm phát triển du lịch sinh thái rất phù hợp, phong cảnh thiên nhiên nguyên sơ như du lịch sông nước ở miền Tây Nam Bộ.

“Khi nghe thành phố chủ trương phát triển du lịch xanh, du lịch cộng đồng, chúng tôi rất vui tham gia vào Hợp tác xã vừa làm, vừa học hỏi hướng dẫn viên du lịch phục vụ du khách khám phá rừng dùa nước nơi đây”, ông Bé vui vẻ cho hay.

Khám phá rừng dừa nước Tịnh Khê, du khách không chỉ hòa mình giữa thiên nhiên hoang sơ mà còn có thể cùng ngư dân nơi đây giăng lưới đánh cá, soi cua đêm dưới tán rừng…

Sau khi khám phá “lá phổi xanh” độc đáo nơi đây, du khách có thể thưởng thức món cá, tôm, cua nướng chấm với muối ớt dân dã nhưng ngọt bùi và đậm hương vị miền quê. 

Tháng 4/2023, Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch cộng đồng Mỹ Khê được thành lập trở thành địa chỉ tin cậy, nơi gắn kết, chung sức, đồng lòng cùng người dân làm du lịch. Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch cộng đồng Mỹ Khê, cho biết Hợp tác xã trang bị áo phao, mỗi thuyền chở không quá 4 khách/lần, giá cả niêm yết công khai để tránh chèo kéo, tự ý nâng giá du lịch.

Từ vài thành viên ban đầu, đến nay Hợp tác xã có hơn 30 hộ gia đình có rừng dừa nước cùng tham gia du lịch cộng đồng. Toàn xã có khoảng 12ha diện tích dừa nước, tập trung thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng sông Kinh.

Theo anh Dũng, du lịch cộng đồng là người dân làm chủ, do vậy họ cũng là hướng dẫn viên bản địa; khôi phục một số nghề truyền thống từ nguồn nguyên liệu lấy từ cây dừa, cây cói và nguồn lợi thuỷ sản phục vụ du khách.

“Hợp tác xã  đang thiết kế nhiều homestay ngay trên rừng dừa nước làm nơi lưu trú cho du khách; làm một số tuyến đường nội bộ dẫn vào rừng dừa để khách đi bộ. Chúng tôi đặt mục tiêu phát triển du lịch nâng cao giá trị rừng dừa nước để khuyến khích người dân ý thức trong quản lý, bảo tồn và phát triển rừng dừa nước nhằm phát huy giá trị lịch sử , văn hóa độc đáo của địa phương”, ông Dũng nói.

21 Tháng 10, 2023 1824

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành