Khám phá Chùa Thiên Mụ - Chùa Thiêng 400 năm tuổi

Chùa Thiên Mụ có lẽ là ngôi chùa nổi tiếng nhất thành phố Huế với danh xưng “Đệ nhất cổ tự”vùng đất cố đô Hãy nghe Quyên một travel blogger nổi tiếng bật mí .

1. Đôi nét về Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ ở đâu? Chùa Thiên Mụ Huế còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Linh Mụ, tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê, thuộc địa phận phường Kim Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa nằm bên bờ Bắc của sông Hương, cách trung tâm TP Huế khoảng 5km về phía Tây. Nơi đây sở hữu phong cảnh hữu tình, trở thành điểm dừng chân không thể bỏ qua của du khách mỗi khi ghé thăm đất cố đô.

Đến du lịch chùa Thiên Mụ, bất cứ ai cũng phải ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trữ tình nơi đây. Nhìn từ trên cao, cả ngọn đồi tựa như một con rùa khổng lồ đang gánh trên lưng tòa bảo tháp vậy. Xung quanh tòa tháp là những hàng cây cổ thụ xanh mát, ao sen mang đến cho du khách một cảm giác bình yên đến khó tả.

Theo sử sách ghi chép lại, chúa Nguyễn Hoàng - Vị chúa đầu tiên của Đàng Trong là người có công xây dựng ngôi chùa này. Năm 1601, để chuẩn bị cho quá trình mở rộng bờ cõi, xây dựng giang sơn cơ đồ, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng binh lính rong ruổi vó ngựa dọc hai bên bờ sông Hương. Ông bất chợt bắt gặp hình ảnh một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng sông xanh biếc, thế tựa con rồng quay đầu nhìn lại.

Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, nhà vua đã đổi tên chùa “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” để mong có con nối dõi tông đường (chữ “Thiên” nghĩa là trời, vua sợ phạm đến trời sẽ là điều không lành). Mãi đến năm 1896 vua mới cho dùng lại tên “Thiên Mụ” như trước.

Chùa Thiên Mụ đến nay thì đã trải qua rất nhiều đợt tu sửa, một trong những cuộc trùng tu nổi bật nhất đó chính là vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725). Vào thời này, chúa Nguyễn Phúc Chu đã tiến hành đúc lên một chiếc chuông nặng hơn hai tấn, đặc trưng trên chiếc chuông có khắc lên một bài minh. Khoảng năm 1714 ông tiếp tục trùng tu các công trình khác như điện Thiên Vương, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh,…

Đặc biệt hơn thì ông còn cho người sang bên Trung Quốc mua về hơn 1.000 bộ kinh Phật. Tất cả những gì ông làm đều với mục đích ca ngợi triết lý của nhà Phật, toàn bộ kinh pháp đều được cất tại lầu Tàng Kinh. Ngoài ra còn có cả bộ kinh ghi rất chi tiết về Hòa thượng Thạch Liêm – một người có công lớn trong việc giúp nhà Nguyễn chấn hưng được Phật giáo ở Đàng trong.

2. Cách di chuyển đến Chùa Thiên Mụ

Ngôi chùa nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ khoảng 5km vì vậy bạn có thể du lịch chùa Thiên Mụ một cách dễ dàng bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như xích lô, taxi hoặc thuê xe máy. Nếu bạn tự di chuyển bằng xe máy thì có thể đi theo cung đường sau:

Từ trung tâm thành phố Huế, bạn đi theo đường Đặng Thái Tân, rẽ trái vào đường Yết Kiêu, đi thêm một đoạn thì rẽ phải vào đường Lê Duẩn, rẽ phải tại vòng xuyến vào đường Kim Long, sau đó đi khoảng 2km sẽ đến chùa Thiên Mụ.

3. Tham quan chùa Thiên Mụ

Tháp Phước Duyên

Tháp Phước Duyên là điểm check-in không thể bỏ qua khi du lịch chùa Thiên Mụ Huế. Công trình này được xây dựng ngay sau khu vực cổng chào. Tuy nằm phía trước, nhưng tháp Phước Duyên được ví như “linh hồn” của chùa. Kiến trúc này cùng với các công trình khác tạo thành một tổ hợp gắn kết, mang nét độc đáo, khác lạ nhưng vẫn đậm chất Huế.

Tháp Phước Duyên được xây dựng năm 1844 bởi vua Thiệu Trị. Lúc đầu lấy tên là Từ Nhân Tháp. Sau đó đổi thành tên như hiện tại. Lúc bấy giờ, để hoàn thành tháp, các nguyên liệu từ đất sét, đá thanh và gốm bát tràng đều phải chuyển từ đang ngoài vào.

Bên trong tháp có một cầu thang hình xoắn ốc dẫn từ tầng thấp nhất lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.

                                                                                         Hình ảnh sưu tầm

Điện Đại Hùng

Nằm ở ngay chính điện chùa Thiên Mụ Huế, điện Đại Hùng là nơi thờ cúng Phật Di Lặc - Vị thần mang niềm vui vô tư vô lo. Tượng khắc họa Phật Di Lặc với dáng vẻ hiền hòa, đôi tai to tinh thông, chiếc bụng lớn chứa sự bao dung và một nụ cười nhân hậu. Điện được xây dựng hoàn toàn bằng xi măng đặc. Bên cạnh được sơn lại màu gỗ, cho ta cảm giác gần gũi, thân quen.

                                                                     Hình ảnh sưu tầm

Cổng Tam Quan

Đây là lối ra vào chính của chùa, tọa lạc phía sau Tháp Phước Duyên. Cổng có 3 lối đi, tượng trưng cho 3 giới: Nhân - Quỷ - Thần. Cổng được thiết kế với 2 tầng và 8 mái. Ở tầng 2 của cổng giữa có thờ Phật. Trên đỉnh mái được trạm trổ nhiều họa tiết hoa văn vô cùng độc đáo. Phía 2 bên lối đi được trấn giữ bằng tượng Hộ Pháp.

                                                                             Hình ảnh sưu tầm       

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã biết về chùa Thiên Mụ Huế và các điểm tham quan tại chùa. Với vị trí đẹp, nằm cạnh dòng sông Hương thơ mộng, các bạn có thể vừa dạo thuyền sông Hương, vừa có thể ngắm nhìn sự thanh bình của Chùa và có những trải nghiệm đáng nhớ khi đến đây cùng với gia đình và bạn bè.                                                                 

04 Tháng 09, 2024 42

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành