Cầu Long Biên

Thuyết minh tự động

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên nối liền giữa quận Long Biên, Hoàn Kiếm và Ba Đình. Cây cầu chính là biểu tượng của Hà Nội. Đây là cây cầu thép đầu tiên nằm vắt ngang qua dòng sông Hồng. Cây cầu đã từng nằm ở trong top 2 cây dài nhất thế giới, chỉ sau cây cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của Mỹ. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, cầu Long Biên Hà Nội đã cùng dân tộc ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ. Cây cầu đã chứng kiến biết bao sự kiện, dấu mốc lịch sử hào hùng, đáng nhớ. Cầu Long Biên đã trở thành một biểu tượng đẹp và ý nghĩa của Thủ đô Hà Nội. Cây cầu vẫn luôn in đậm trong kí ức và trở thành niềm tự hào dân tộc. Cầu Long Biên có nét kiến trúc vô cùng độc đáo với chiều dài 2.290m qua sông, 896m cầu dẫn với 19 nhịp dầm thép và 20 trụ cao vững chắc. Khi khánh thành, cây cầu được ví von như “Tháp Eiffel nằm ngang” với thiết kế hài hòa, tỉ mỉ. Cây cầu có chiều rộng 4,75m với 3 làn đường. Hai làn hai bên dành cho ô tô, xe máy, xe đạp di chuyển rộng 2,6m, luồng phía ngoài cùng dành cho người đi bộ rộng 0,4m. Làn ở giữa là làn đường sắt, dành cho tàu hỏa rộng 1,75m. Cây cầu được xây dựng theo kiến trúc nổi tiếng của Pháp, do công ty Daydé & Pillé (Paris, Pháp) lên thiết kế và xây dựng. Kỹ thuật thi công cầu hiện đại, đảm bảo về độ an toàn và tính thẩm mỹ cao. Toàn bộ cầu được làm từ thép chất lượng cao, được xếp tầng chặt chẽ với nhau tạo nên tổng thể hài hòa, ấn tượng. Từ xa, cây cầu giống như một con rồng khổng lồ uốn lượn, mềm mại, nằm bắc ngang qua dòng sông chảy xiết. Thời gian qua đi, sự tàn phá của chiến tranh để lại vô cùng nặng nề, nhưng cây cầu vẫn ở đó, vẫn hiên ngang. Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của dân tộc Việt Nam, cùng dân tộc trải qua biết bao sự kiện, cột mốc lịch sử quan trọng. Cây cầu đánh dấu từng bước tiến trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cây cầu vẫn luôn đồng hành với dân tộc ta trong những ngày đấu tranh chống xâm lược gian khổ, khó khăn. Và cho đến khi chứng kiến những giây phút hân hoan, phấn khởi khi miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Hãy cùng nhìn lại các sự kiện lịch sử cầu Long Biên: Ngày 2/9/1945: Tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chủ Tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, cây cầu trở thành nhịp dẫn đưa hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác trong niềm vui sướng, hân hoan. Tháng 10/1954: Trong ngày giải phóng Thủ đô, chiếc cầu vẫn hiên ngang, sừng sững chứng kiến niềm vui, sự tự hào của dân tộc. Năm 1965-1968: Trong chiến dịch Sấm Rền, cầu bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ. Ngày 10/9/1972: Trong chiến dịch LineBacker II, cầu bị ném bom 4 lần, làm hỏng 1500m cầu và 2 trụ lớn bị cắt đứt gây thiệt hại nặng nề. Ngày 30/12/1972: Khi Mỹ buộc ngừng ném bom Hà Nội, công nhân tiến hành sửa chữa đường sắt trên cầu. Năm 1975: Trong ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một lần nữa cầu Long Biên lại cùng nhân dân ta chứng kiến niềm vui hân hoan, tự hào này. Cầu Long Biên đã cùng chứng kiến và đồng hành với người dân Việt Nam trong suốt một chặng đường dài. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, giờ đây cây cầu không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là người bạn đồng hành vô cùng thân thiết với mỗi người dân Việt Nam.

Hà Nội 909 lượt xem Tháng 1 đến tháng 12

Ngày cập nhật : 11/03/2023

Điểm du lịch cùng thành phố

Hà Nội

Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, còn phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi được mở rộng, Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới với 3.324,92 km2. Với vị trí địa lý thuận lợi này, thành phố này dễ dàng trở thành trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước. Hiện tại, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện. Do có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên đến du lịch Hà Nội, bạn có thể thưởng thức đủ 4 mùa trong năm. Mỗi mùa đều có những đặc trưng riêng, cho bạn những cảm nhận khác nhau về cuộc sống, về cảnh vật và con người nơi đây. Hà Nội vào đông lạnh thì cũng lạnh lắm, vào hè nóng thì cũng nóng lắm nhưng không vì thế mà mất đi cái đẹp. Song có lẽ, đặc biệt nhất vẫn là mùa xuân, là mùa thu Hà Nội. Hà Nội từ thuở còn là Kinh thành Thăng Long cho đến nay vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước. Vùng đất này đã sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều câu chuyện truyền thuyết, nhiều câu ca dao, tục ngữ, nhiều lễ hội dân gian và cả những vị anh hùng được ca ngợi, các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận. Một điều khi giới thiệu về Hà Nội – một Hà Nội rất đặc biệt khi mang nhiều nền văn hóa khác nhau, và không đâu nhiều làng văn hiến như nơi này. Cùng với đó là những ngôi làng với kiến trúc Phật giáo, dân gian, kiến trúc Pháp nằm rải rắp khắp nơi, hiến du khách không khỏi thích thú khi lạc bước trên một thành phố sầm uất, phát triển như Hà Nội vẫn tìm thấy những giá trị văn hóa ngàn năm trước đó. Truyền thống Hà Nội hiện hữu từ những điều nhỏ nhặt nhất, từ lời nói “cảm ơn”, “xin lỗi” đến cách chào hỏi, cách mời nhau. Tất cả đã được thống nhất trong chuẩn mực giáo dục sao cho mọi người yêu mến. Truyền thống ấy còn được thể hiện ở những làng nghề truyền thống, các con phố buôn bán các mặt hàng độc đáo như gốm Bát Tràng, phố hàng Mã, hàng Bạc,… Tôn giáo, tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thân của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung. Vùng đất này có nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Đạo Tin Lành, Đạo Hồi, Cao Đài,… để phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân. Mỗi lần giới thiệu về Hà Nội không thể không nhắc đến con người nơi đây, Hà Nội chất chính ở những con người chất phát, trong lời ăn tiếng nói và cách ứng xử văn minh, lễ độ. Nếu có một ngày bạn ghé thăm Thủ đô, bạn sẽ thấy ở đó luôn ấm tình người, mọi người ai nấy cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình về đường xá, xe cộ, nơi ăn chốn ở khi bạn là kẻ lữ khách phương xa. Và bên cạnh nét cổ kính ngàn năm, bên cạnh những góc phố cũ và nếp sống bình lặng. Du khách sẽ vẫn cảm nhận được không khí nhộn nhịp của một thành phố vốn là Thủ đô của đất nước này. Sáng ra, trên những con đường tấp nập người đi kẻ lại, nhất là vào những giờ cao điểm. Tối về, Hà Nội lại trở về với bầu không gian đó, yên bình, cổ kính, rực rỡ trong ánh đèn đêm.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1555 lượt xem

Nhà Thờ Hàm Long

Nhà thờ Hàm Long là một trong những nhà thờ lớn ở Hà Nội, có địa chỉ ở số 21 phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, có quan thầy là thánh Antôn thành Pavoda. Tòa kiến trúc này được thiết kế bởi kiến trúc sư Doctor Thân, người từng có thời gian du học ở Pháp trước khi trở về Việt Nam. Nhà thờ được hoàn thành vào tháng 12 năm 1934, cao 17m cùng lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Điểm đặc biệt nhất của nhà thờ Hàm Long nằm ở cách chọn vật liệu. Nhờ có việc sử dụng các chất liệu đến từ dân gian như nứa, giấy bản kết hợp với rơm hồ vôi và một vài vật liệu đặc biệt khác để tạo nên các chi tiết vòm cuốn mà dù không có sự trợ giúp của các thiết bị âm thanh hiện đại, âm thanh trong những buổi hành lễ vẫn được vọng lại rât vang. Không những vậy, sự độc đáo của nhà thờ Hàm Long còn đến từ các họa tiết, mà nổi tiếng nhất là họa tiết dây thừng, giống như trên dây áo của dòng Phanxicô, được chạm trổ trên các cột trụ nhà thờ cũng như là trên các bệ bàn thờ. Mảnh đất Hà Nội có biết bao công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử cao, nhưng nhà thờ Hàm Long vẫn luôn là điểm đến thu hút không chỉ bà con giáo dân mà còn đối với những ai yêu thích tìm hiểu về văn hóa công giáo. Được mệnh danh là một trong những nhà thờ đẹp nhất Hà Nội, thế nên bạn đừng bỏ lỡ cơ hội một lần đến tham quan nhà thờ Hàm Long nếu có dịp.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

968 lượt xem

Làng Hoa Mê Linh

Tại Hà Nội, có lẽ mọi người đã quá quen thuộc với những cái tên như làng hoa Nhật Tân, làng hoa Ngọc Hà hay Nghi Tàm, Quảng Bá. Đó không chỉ là những làng hoa có cảnh đẹp nổi tiếng qua thời gian mà còn mang trong mình những ý nghĩa lịch sử và văn hóa sâu sắc, góp phần tạo nên sự thơ mộng và vẻ đẹp nức tiếng cho mảnh đất kinh kì. Không lâu đời như làng hoa Nhật Tân, song làng hoa Mê Linh được nhiều người biết đến bởi đây là nơi cung cấp hoa chủ yếu cho Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc vào các dịp lễ. Nghề trồng hoa bén duyên trên đất này đã hơn 20 năm nay. Đất ở đây thích hợp nhất để trồng hồng. Vào những đêm thời tiết sương giá, vườn hoa Mê Linh tuyệt đẹp dưới ánh sáng của hàng trăm ngọn đèn được thắp chạy khắp cánh đồng, tạo nên một khung cảnh đặc biệt. Với cảnh sắc tươi thắm, rực rỡ cùng bầu không khí trong lành, tự nhiên, làng hoa Mê Linh đang trở thành một trong những điểm du lịch thú vị tại Hà Thành. Không chỉ được giới trẻ ưa thích, nó đã trở thành lựa chọn số một cho cuộc dã ngoại cuối tuần của nhiều gia đình. Làng hoa nằm cách trung tâm thành phố 30 km, gần sân bay Nội Bài. Du khách có thể chạy xe máy hoặc đi xe buýt số 7. Từ trung tâm thủ đô du khách đi theo qua cầu Thăng Long đi đến cầu vượt vào khu công nghiệp Thăng Long, rẽ vào đường vào khu công nghiệp nhưng không vào bên trong khu mà đi tiếp chừng 5km sẽ đến làng hoa Mê Linh. Du khách cũng sẽ thấy ngay những ruộng hoa bạt ngàn hai bên đường. Người dân ở Mê Linh trồng nhiều loại hoa như hoa hồng các loại, hoa cúc, mẫu đơn… Nhưng nhiều nhất vẫn là hoa hồng gồm có hồng nhung, hồng đỏ. Những bông hoa ở đây có màu sắc tươi tắn, đa dạng và bắt mắt. Chỉ đứng từ xa cũng đã có thể cảm nhận được mùi hoa đưa trong gió, đem lại cho du khách cảm giác rất thích thú. Du khách đến sẽ càng thích thú hơn nữa với sự mộc mạc, bình dị đậm chất thôn quê của khung cảnh nơi đây. Không khí trong lành và cảm giác thư thái cũng là những nhân tố khiến cho du khách không nỡ rời khỏi. Đó chính là ưu điểm khiến cho làng hoa Mê Linh trở thành sự lựa chọn ưu tiên khi so sánh với những làng hoa khác như Nhật Tân hay Quảng Bá. Bởi trong khi những làng hoa khác, vì quá đề cao tính thương mại nên đã thay thế vẻ đẹp tự nhiên của phong cảnh bằng sự diêm dúa, lòe loẹt của các vật trang trí giả tạo thì sự tự nhiên, mộc mạc của làng hoa Mê Linh đã trở thành điểm thu hút ấn tượng cho khách du lịch. Nếu như năm 1995, xã Mê Linh (huyện Mê Linh) mới có 2ha trồng hoa thì đến nay cả xã đã có 236ha. Ở Mê Linh hầu hết các hộ dân đều trồng và buôn bán hoa. Hoa ở ngoài đồng, hoa trong vườn nhà đều phủ kín khiến làng quê nơi đây lúc nào cũng rực rỡ sắc màu và đem lại đời sống ấm no cho nhân dân. Trong số 236ha trồng hoa thì hoa hồng và hoa cúc chiếm vai trò chủ đạo. Ngoài ra, nông dân Mê Linh còn trồng một số loại hoa khác như: Ly, loa kèn, mẫu đơn, lay ơn...

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

901 lượt xem

Đền Quán Thánh

Đền Quán Thành toạ lạc tại ngã tư đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, đối diện Hồ Tây luôn quanh năm mát mẻ. Được xây dựng vào thời nhà Lý, Đền Quán Thành còn có tên là Trấn Vũ Quán bởi là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – Một vị thần trấn giữ phía Bắc của kinh thành Thăng Long xưa. Ngay từ cổng đến, bạn sẽ bị ấn tượng bởi bốn cột trụ được trang trí với tượng hình phượng hoàng đấu lưng nhau và hai bên là các bức bình phong cổ. Xung quanh các cột trụ là cặp câu đối đỏ nổi bật. Bước vào bên trong, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước không gian cổ kính của cổng tam quan, sân, ba lớp nhà tiền tế – trung tế – hậu cung theo phong cách kiến trúc kiểu Trung Quốc. Với những mảnh chạm khắc trên gỗ vô cùng độc đáo bên trong không gian hài hoà, kiến trúc trong đền có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cực kì cao. Nổi bật nhất trong đền Quán Thánh phải kể tới là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen với chiều cao gần 4m và nặng khoảng 4 tấn trên tảng đá cẩm thạch cao hơn 1m. Trong sự tích xưa, Huyền Thiên Trấn Vũ là vị thần đã nhiều đánh đuổi ngoại xâm, giúp dân Thăng Long trừ tà ma yêu quái và trấn quản phương Bắc. Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền uy nghiêm nhưng hiền hậu, bình thản với đôi mắt nhìn thẳng. Đây là một công trình nghệ thuật độc đáo và phần nào khẳng định sự khéo léo và tài hoa trong kỹ thuật tạc tượng và đúc đồng của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ. Pho tượng được đặt ở khu vực Hậu cung. Mỗi dịp đầu tháng hoặc lễ Tết, người người lại nô nức đến Đền Quán Thánh để cầu sức khỏe, bình an và tài lộc. Tương truyền rằng nếu dùng tay phải xoa vào chân trái của tượng Huyền Thiên Trấn Vũ thì người xoa sẽ nhận được nhiều may mắn và suôn sẻ. Ngoài ra, lễ hội đền Quán Thánh cũng được diễn ra hàng năm vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch thu hút đông đảo người dân đến dâng hương, tế lễ và cầu bình an.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

948 lượt xem

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên nối liền giữa quận Long Biên, Hoàn Kiếm và Ba Đình. Cây cầu chính là biểu tượng của Hà Nội. Đây là cây cầu thép đầu tiên nằm vắt ngang qua dòng sông Hồng. Cây cầu đã từng nằm ở trong top 2 cây dài nhất thế giới, chỉ sau cây cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của Mỹ. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, cầu Long Biên Hà Nội đã cùng dân tộc ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ. Cây cầu đã chứng kiến biết bao sự kiện, dấu mốc lịch sử hào hùng, đáng nhớ. Cầu Long Biên đã trở thành một biểu tượng đẹp và ý nghĩa của Thủ đô Hà Nội. Cây cầu vẫn luôn in đậm trong kí ức và trở thành niềm tự hào dân tộc. Cầu Long Biên có nét kiến trúc vô cùng độc đáo với chiều dài 2.290m qua sông, 896m cầu dẫn với 19 nhịp dầm thép và 20 trụ cao vững chắc. Khi khánh thành, cây cầu được ví von như “Tháp Eiffel nằm ngang” với thiết kế hài hòa, tỉ mỉ. Cây cầu có chiều rộng 4,75m với 3 làn đường. Hai làn hai bên dành cho ô tô, xe máy, xe đạp di chuyển rộng 2,6m, luồng phía ngoài cùng dành cho người đi bộ rộng 0,4m. Làn ở giữa là làn đường sắt, dành cho tàu hỏa rộng 1,75m. Cây cầu được xây dựng theo kiến trúc nổi tiếng của Pháp, do công ty Daydé & Pillé (Paris, Pháp) lên thiết kế và xây dựng. Kỹ thuật thi công cầu hiện đại, đảm bảo về độ an toàn và tính thẩm mỹ cao. Toàn bộ cầu được làm từ thép chất lượng cao, được xếp tầng chặt chẽ với nhau tạo nên tổng thể hài hòa, ấn tượng. Từ xa, cây cầu giống như một con rồng khổng lồ uốn lượn, mềm mại, nằm bắc ngang qua dòng sông chảy xiết. Thời gian qua đi, sự tàn phá của chiến tranh để lại vô cùng nặng nề, nhưng cây cầu vẫn ở đó, vẫn hiên ngang. Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của dân tộc Việt Nam, cùng dân tộc trải qua biết bao sự kiện, cột mốc lịch sử quan trọng. Cây cầu đánh dấu từng bước tiến trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cây cầu vẫn luôn đồng hành với dân tộc ta trong những ngày đấu tranh chống xâm lược gian khổ, khó khăn. Và cho đến khi chứng kiến những giây phút hân hoan, phấn khởi khi miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Hãy cùng nhìn lại các sự kiện lịch sử cầu Long Biên: Ngày 2/9/1945: Tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chủ Tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, cây cầu trở thành nhịp dẫn đưa hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác trong niềm vui sướng, hân hoan. Tháng 10/1954: Trong ngày giải phóng Thủ đô, chiếc cầu vẫn hiên ngang, sừng sững chứng kiến niềm vui, sự tự hào của dân tộc. Năm 1965-1968: Trong chiến dịch Sấm Rền, cầu bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ. Ngày 10/9/1972: Trong chiến dịch LineBacker II, cầu bị ném bom 4 lần, làm hỏng 1500m cầu và 2 trụ lớn bị cắt đứt gây thiệt hại nặng nề. Ngày 30/12/1972: Khi Mỹ buộc ngừng ném bom Hà Nội, công nhân tiến hành sửa chữa đường sắt trên cầu. Năm 1975: Trong ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một lần nữa cầu Long Biên lại cùng nhân dân ta chứng kiến niềm vui hân hoan, tự hào này. Cầu Long Biên đã cùng chứng kiến và đồng hành với người dân Việt Nam trong suốt một chặng đường dài. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, giờ đây cây cầu không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là người bạn đồng hành vô cùng thân thiết với mỗi người dân Việt Nam.

Hà Nội

Tháng 1 đến tháng 12

910 lượt xem

Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội còn được có cái tên khác là Kỳ đài Hà Nội, được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và nay nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm nhưng công trình này vẫn còn nguyên vẹn và giá trị nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long sau cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ. Được xây dựng từ năm 1805 đến 1812 dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn để làm đài quan sát. Cột cờ Hà Nội là địa điểm được nhiều người dân thủ đô cũng như du khách quốc tế ghé thăm khi đi du lịch Hà Nội, chụp ảnh lưu niệm. Điều thú vị đầu tiên khiến hầu hết du khách khi đến thăm Hà Nội đều muốn đặt chân đến đây chính là nét kiến trúc độc đáo, cổ kính. Du khách đến Hà Nội không phải đi quá xa, Cột cờ nằm ở ngay trung tâm của thủ đô Hà Nội. Để ra đây bạn cứ hỏi đường ra Cửa Nam và Lăng Bác là sẽ thấy. Từ bờ Hồ Hoàn Kiếm đi ra tới Cột cờ chỉ chưa đầy 1km. Du khách có thể đi taxi hoặc xe buýt hoặc có thể thuê xa đạp, tản bộ ngắm cảnh phố phường. Toàn bộ Cột cờ Hà Nội cao hơn 33m, tính cả trụ treo cờ thì là 44m. Ở đây được tham quan cả khu ngoài trời và trong nhà. Ở bên trong rất rộng rãi, thoáng mát, trưng bày súng và những tượng của những người anh hùng. Các tầng đế Cột cờ có hình vuông, nhỏ dần lên trên, chồng lên nhau, xung quanh ốp gạch. Bố cục cân đối ấy đã tạo lên những đường nét thẳng, vững vàng cho Cột cờ Hà Nội. Điều đặc biệt là trong những ngày nóng nhất của Hà Nội, nhiệt độ bên trong của Cột cờ luôn mát mẻ. Trên nóc Cột cờ là lá quốc kỳ biểu tương quan trọng cho sự thống nhất đất nước và được thay mới sau 2 đến 3 tuần. Theo cách bậc thang dẫn đến đỉnh cột cờ, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn xe tăng và máy bay trực thăng của Bảo tàng Quân Sự và Công viên Le-nin. Thiết kế lối cầu thang xoắn bằng đá bên trong cột cờ, du khách có thể dừng chân nhìn ra các ổ cửa sổ hình hia điểm xuyết theo theo những bức tường cong. Có tất cả 3 tầng quan sát riêng biệt và một thân cột, nếu muốn ngắm cảnh thì tốt nhất nên di chuyển đến đài quan sát trên cùng. Từ trên đỉnh của kỳ đài có thể quan sát cả một vùng rộng lớn bên trong và bên ngoài khu thành cổ. Trừ cửa hướng Bắc, ba cửa còn lại của Kỳ đài đều được khắc tên riêng. Cửa hướng Đông là “Nghênh húc” (đón ánh nắng ban mai), cửa hướng Tây là “Hồi quang” (ánh sáng phản chiếu), còn cửa Nam là “Hướng minh” (hướng về ánh sáng).

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

986 lượt xem

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội. Di chỉ khảo cổ này là minh chứng sống động cho nền văn minh châu thổ sông Hồng trong suốt 13 thế kỷ: bắt đầu từ thời tiền Thăng Long vào khoảng thế kỷ VII, đi qua thời Đinh và tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, hậu Lê, đến triều Nguyễn và tồn tại mãi đến ngày nay. Dấu son Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng Kinh thành cũng như hàng loạt cung – điện, trong đó có Hoàng thành Thăng Long. Theo sách sử và tài liệu khảo cổ, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách, bao gồm: vòng ngoài cùng là La thành hay Kinh thành – nơi sinh sống của cư dân, vòng ở giữa là Hoàng thành – khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều, và vòng trong cùng là Tử Cấm thành hay Long Phượng thành – nơi dành cho vua, hoàng hậu, và các thành viên hoàng tộc khác. Những gì chúng ta còn thấy ngày nay ở thủ đô Hà Nội là Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long với diện tích khoảng 20ha (trên tổng diện tích 140ha của Hoàng thành), bao gồm hai khu vực: Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Khu di tích Thành cổ Hà Nội. Ngoại trừ Bắc Môn và Kỳ Đài, những công trình còn sót lại chỉ là phục dựng và các di tích khảo cổ được tìm thấy trong suốt nhiều năm. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long có địa chỉ tại 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Thực tế, toàn bộ cụm di tích được bao bọc bởi bốn con đường: phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía Tây là đường Hoàng Diệu, thuộc địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Điểm dừng chân đầu tiên trong cụm di tích Hoàng thành đó là Kỳ Đài, hay thường được gọi là Cột cờ Hà Nội. Đây là di tích có kết cấu dạng tháp, được xây dựng dưới triều Nguyễn từ năm 1805 đến 1812, cùng thời với Hoàng thành Thăng Long. Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế, thân cột, và đài vọng canh, với tổng chiều cao khoảng 33,4m. Bên trong công trình có thiết kế cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên đỉnh - nơi bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Hoàng thành Thăng Long. Công trình Cột cờ Hà Nội vẫn đứng vững chãi, kiên cố đến ngày nay, và trở thành một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Rời Cột cờ Hà Nội, bạn đi thêm một đoạn nữa sẽ đến Đoan Môn, cổng chính dẫn vào Hoàng thành. Đoan Môn đã xuất hiện từ thời Lý, nhưng kiến trúc mà chúng ta thấy ngày nay là do nhà Lê xây dựng vào thế kỷ XV và nhà Nguyễn tu bổ vào thế kỷ XIX. Đoan Môn là tường thành phía Nam, được xây theo lối kiến trúc cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua “trục thần đạo”, với 5 cổng thành: cổng giữa to nhất dành cho vua, 4 cổng còn lại dành cho quan lại, hoàng thân, quốc thích. Đây là địa điểm được check-in nhiều nhất bởi vẻ hoành tráng, uy nghi của công trình. Bắt đầu từ Đoan Môn, bạn băng qua một khoảng sân lớn gọi là Long Trì, rồi đến Điện Kính Thiên – hạt nhân chính trong tổng thể di tích Hoàng thành. Điện Kính Thiên được xây vào năm 1428, là nơi vua Lê Thái Tổ đăng cơ, về sau trở thành nơi cử hành các nghi lễ long trọng của triều đình, các buổi thiết triều và đón tiếp sứ giả nước ngoài. Hiện nay, công trình này chỉ còn giữ lại được phần nền và hai bậc thềm rồng đá. Tuy vậy, những dấu tích tìm thấy nơi đây cùng đôi rồng chầu đã phần nào gợi lại nét nguy nga, tráng lệ của Điện Kính Thiên năm xưa. Hậu Lâu, hay còn được gọi là Tĩnh Bắc Lâu, là tòa lầu được xây phía sau Điện Kính Thiên, khi xưa là chốn hậu cung – nơi sinh hoạt của hoàng hậu, công chúa, và các cung tần, mỹ nữ. Hậu Lâu xuất hiện từ sau đời hậu Lê, được xây theo kiến trúc hình hộp với ba tầng, kết hợp giữa kiến trúc cổ truyền Việt Nam và Pháp. Nét đặc trưng nhất của Hậu Lâu là độ dày của các bức tường, khiến các phòng luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Cuối thế kỉ 19, Hậu Lâu bị hư hỏng nặng, và được người Pháp cho cải tạo, xây dựng lại như hiện nay. Chính Bắc Môn, hay Cửa Bắc, là một trong năm cửa của thành cổ Hà Nội thuộc thời Nguyễn, và cũng là cửa thành duy nhất còn sót lại. Cửa Bắc được xây dựng xong vào năm 1805, theo lối vọng lâu: phía trên là lầu, phía dưới là thành. Trên lầu hiện là nơi thờ hai vị Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu – người đã cùng dân Hà Nội chiến đấu bảo vệ thành đến chết. Cổng hành cung là nơi canh gác của quân lính, nhằm giữ an toàn cho vua và hoàng tộc. Mỗi cổng hành cung là một công trình có thiết kế cầu kỳ, vững chãi, làm tôn vẻ tráng lệ của cung điện. Trong Khu di tích Thành cổ Hà Nội hiện còn tồn tại tám cổng hành cung như thế. Chính nhờ những cổng hành cung này mà công việc xác định tọa độ các cung điện và lớp tường thành được chính xác hơn. Ngoài các công trình khảo cổ, trong Khu di tích Thành cổ Hà Nội còn có hệ thống các công trình kiến trúc Pháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nay được trưng dụng làm trụ sở và cơ quan của Nhà nước Việt Nam.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1010 lượt xem

Nhà tù Hỏa Lò

Nhà tù Hỏa Lò nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khu di tích vẫn còn trường tồn với thời gian cho đến tận ngày nay, là một minh chứng rõ nét cho cả một thời kì lịch sử khổ cực mà gian lao, biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người con Việt Nam yêu nước. Nhà tù Hỏa Lò, hay còn gọi là ngục Hỏa Lò, xưa có tên tiếng Pháp là Maison Centrale, có nghĩa là đề lao trung ương, còn tên tiếng việt là Ngục thất Hà Nội, là một nhà tù cũ nằm trên phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhà tù này được Pháp xây dựng năm 1896 ở khu vực ngày đó còn là ngoại vi thành phố, với mục đích làm ngục thất trung ương cho cả hai xứ Trung cũng như là Bắc Kỳ, giam giữ chủ yếu là các nhà tù chính trị và các nhà ái quốc chống chính quyền thực dân. Dưới thời Pháp thuộc, ngục Hỏa Lò được thiết kế xây dựng với cấu trúc bao gồm những bức tường đá cao 4m, dày 0,5m được gia cố thêm dây thép điện. Cả khu vực ngục tù được chia thành 4 khu: A,B,C,D, trong đó: Khu A, B: dành cho các phạm nhân đang được điều tra, phạm nhân không quan trọng hoặc phạm nhân vi phạm vào kỉ cương của nhà tù. Khu C: dành cho tù nhân Pháp hoặc ngoại quốc. Khu D: dành cho các phạm nhân đang chờ thụ án tử hình. Tổng diện tích của cả khu nhà tù trước kia rộng lên đến hơn 12.000m2. Tuy nhiên, ngày nay chỉ còn 2.434m2 là được giữ lại, bảo tồn để trở thành khu di tích, phục vụ cho mục đích tham quan du lịch của những ai muốn đến và tận mắt chứng kiến khung cảnh của nhà tù thực dân trông như thế nào. Được mệnh danh là chốn “địa ngục trần gian”, là nhà tù đáng sợ nhất Đông Nam Á, trong suốt thời gian hoạt động của mình, nhà tù Hỏa Lò đã trở thành nơi giam giữ của biết bao thế hệ chiến sĩ, nhà hoạt động cách mạng Việt Nam với kiến trúc trại giam được thiết kế với các hình thức tra tấn, ép cung vô cùng dã man, tàn nhẫn mà điển hình nhất là cỗ máy chém, cố máy đã đưa nhà tù ghi danh vào top 10 nhà tù khét tiếng nhất thế giới. Sau khi giải phóng thủ đô năm 1954, nhà tù Hỏa Lò đã từng là nơi được sử dụng để giam giữ tù binh phi công Mỹ cho đến năm 1973. Với vai trò lịch sử của mình, nhà tù Hỏa Lò hiện tại trở thành địa điểm tham quan thú vị ở Hà Nội hấp dẫn rất đông du khách trong và ngoài nước. Nơi đây mở cửa cho tất cả những ai có nhu cầu, mong muốn đến tham quan với mức giá vé vô cùng dễ chịu, 30.000 VND/người, giảm 50% giá cho học sinh, sinh viên, người khuyết tật, người cao tuổi hay những ai thuộc vào diện chính sách xã hội. Ngoài ra, các đối tượng như trẻ em dưới 15 tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng hay người có công với Cách mạng sẽ được miễn hoàn toàn giá vé.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1207 lượt xem

Nhà Hát Lớn Hà Nội

Tọa lạc tại vị trí trung tâm số 1 phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, nhà hát lớn Hà Nội là địa điểm được đông đảo du khách ưa thích ghé thăm mỗi khi có dịp đến với thủ đô. Đây là một công trình kiến trúc được xây dựng bởi người Pháp vào những năm 1901 – 1911 (trong khoảng thời gian đô hộ Việt Nam), lúc bấy giờ nhà hát là nơi chuyên trình diễn các tiết mục nghệ thuật cổ điển xa xỉ như Opera, nhạc thính phòng, kịch nói… cho tầng lớp quan lại hay giới thượng lưu Pháp và một số tư sản Việt. Được lấy cảm hứng từ các công trình kiến trúc Châu Âu nổi tiếng như nhà hát Opera Paris, lâu đài Tuylory… nên “hồn” Châu Âu thấm đượm nơi đây. Một thế kỷ trôi qua với biết bao thăng trầm biến cố, nhà hát lớn Hà Nội đã xuống cấp rất nhiều và gần đây mới được tu sửa lại, thay một diện mạo một sức sống mới. Tạm biệt sắc vàng nhạt nguyên tác, giờ đây nhà hát khoác lên mình lớp áo vàng đậm pha thêm trắng tạo vẻ uy nghi, mỹ lệ. Ngay từ bên ngoài nhà hát chúng ta đã có thể cảm nhận được “hơi thở” Châu Âu với những đường nét họa tiết tinh tế, chạm khắc hoa văn cổ điển. Bước vào sảnh chính, du khách không khỏi cảm thấy choáng ngợp trước sự lộng lẫy hào nhoáng nơi đây. Cả gian phòng được lát đá trắng nhập khẩu từ Italia, trải thảm đỏ ở lối đi giữa tạo cảm giác sang trọng quý phái như cung điện hoàng gia Anh. Phía trần và xung quanh tường được trang hoàng với hệ thống đèn chùm nhỏ mà đồng hay mạ vàng theo hơi hướng cổ điển vintage trông rất quý phái. Tiếp đến là phòng khán giả nơi diễn ra những hoạt động biểu diễn nghệ thuật cho khán giả hiện nay. Không gian nơi đây được thiết kế tinh tế với một sân khấu ở chính giữa và khán đài được thiết kế theo hình vòng cung được lấy cảm hứng từ đấu trường La Mã ôm lấy sân khấu giúp cho tầm nhìn khán giả không bị che lấp và chất lượng âm thanh có thể truyền tải tốt nhất. Với 598 ghế ngồi được phân bố hợp lý cho 3 tầng tạo nên không gian thưởng thức thoải mái nhất. Cuối cùng là phòng gương, nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng hay đón tiếp các nhân vật cấp cao…Không gian nơi đây ngập tràn vẻ cổ điển từ thiết kế kết hợp nhiều ô cửa lớn kết hợp kỹ thuật Mozaic, cho đến những cây đèn treo, đèn trùm được mạ vàng hoặc đồng… tất cả đều toát lên vẻ sang trọng, lộng lẫy. Ngoài ra, bên trong nhà hát lớn Hà Nội còn được bố trí một vài công trình phụ khác như: phòng quản trị, 18 phòng hóa trang, 2 phòng luyện thanh, thư viện và phòng họp. Khi đến với nhà hát, du khách có thể ghé mua vài món đồ lưu niệm nhỏ tại phòng trưng bày và bán đồ lưu niệm. Mới đây, nhà hát lớn Hà Nội chính thức công bố mở cửa cho du khách tham quan với mức phí 400.000đ/người, học sinh được giảm một nửa. Ngoài ra, bạn có thể mua vé chương trình tại nhà hát với mức giá từ 300.000đ – 1.000.00đ/người và tranh thủ đi thăm quan một vài công trình kiến trúc đẹp nơi đây.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

886 lượt xem

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc ban đầu có tên là chùa Khai Quốc, xây dựng vào năm 541 thuộc thời Tiền Lý. Lúc đó, chùa nằm gần bờ sông Hồng bởi vậy khi đê sạt lở vào năm 1615 (đời vua Lê Trung Hưng), chùa được di dời vào phía trong đê Yên Phụ khu gò đất Kim Ngưu. Sau đó, trong khoảng thế kỉ 17, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (nay là đường Thanh Niên) để nối với đảo Kim Ngưu. Chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc vào đời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705) với ý nghĩa mong muốn đây sẽ là nơi giúp dân xua đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho toàn dân. Và cái tên đó được sử dụng cho tới tận ngày nay. Xưa kia, chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Các vua Lý, Trần vẫn thường hay vãn cảnh và ngự giá cúng lễ vào các dịp lễ, Tết tại chùa bởi vậy mà có nhiều cung điện đã được xây dựng phục vụ việc nghỉ ngơi của vua: cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên. Chùa tọa lạc trên một hòn đảo phía Đông của Hồ Tây, nép mình trầm mặc trên con đường Thanh Niên tấp nập. Là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ lâu, chùa Trấn Quốc đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, diện mạo có phần thay đổi, quy mô và kiến trúc của chùa hiện giờ là kết quả của một đợt trùng tu lớn năm 1815. Tổng diện tích chùa khoảng hơn 3000m2, bao gồm vườn tháp, nhà tổ và thượng điện. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông với kết cấu và kiến trúc theo nguyên tắc khắt khe của Phật Giáo gồm 3 ngôi chính: Tiền đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối với nhau thành hình chữ Công (工). Nhà Tiền đường có hướng về phía Tây, phía sau có nhà Tam bảo. Hai dãy hành lang nằm hai bên nhà thiêu hương và Thượng điện. Phía sau Thượng điện là gác chuông nằm trên trục sảnh đường chính với kiến trúc ba gian có mái chồng diêm. Nhà tổ nằm bên trái Thượng điện và bên trái là nhà bia hiện còn lưu giữ 14 tấm bia mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa. Năm 1998, ngôi Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng, đến năm 2003 thì hoàn thành tạo thành khu vườn tháp của chùa. Ngôi Bảo Tháp cao 15m, gồm 11 tầng. Ở mỗi tầng tháp có đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý màu trắng trong mỗi ô cửa hình vòm. Đặc biệt, trên đỉnh có một tháp sen 9 tầng (Cửu phẩm liên hoa) được tạc bằng đá quý, tạo nên vẻ đẹp uy nghi, linh thiêng nhưng lại rất mềm mại. Bảo Tháp được dựng đối xứng với cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ tặng năm 1959 trong chuyến đến thăm thủ đô Hà Nội của ông. Cây bồ đề này được chiết từ cây đại bồ Đạo Tràng – nơi mà Đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ. Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát có giá trị lớn được đặt chủ yếu ở Thượng điện. Trong đó nổi bật nhất là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn được làm từ gỗ, sơn son thiếp vàng, là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam. Qua bao thăng trầm của thời gian, chùa Trấn Quốc vẫn nằm đó uy nghi, mang nét yên bình mà cổ kính giữa lòng Hà Nội tấp nập. Hàng năm, chùa thu hút rất đông phật tử thập phương, du khách trong và ngoài nước đến dâng hương, lễ phật cũng như vãn cảnh chùa.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

908 lượt xem

Khám Phá Hà Nội

Miền Bắc: Vân Hồ - Mộc Châu - Mai Châu - Nơi Lan Tỏa Bản Sắc vùng Tây Bắc ( Trải nghiêm dịch vụ đẳng cấp 5 sao Avana Retreat)

Điểm đến : Hà Nội , Sơn La , Hòa Bình

Lịch trình : 3 ngày 2 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Miền Bắc: Hạ Long - Vịnh Lan Hạ - Cát Bà - Vũ Điệu biển khơi ( Trải nghiệm du thuyền đằng cấp Paradise Grand & M-Gallery Hotel Perle D’Orient )

Điểm đến : Quảng Ninh , Hải Phòng

Lịch trình : 4 ngày 3 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Miền Bắc: Sapa - Ngỡ Lạc Giữa Trời Âu (Trải Nghiệm Đẳng Cấp 5 sao Hôtel de la Coupole - MGallery)| 30 Tết

Điểm đến : Lào Cai

Lịch trình : 3 ngày 2 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Miền Bắc: Tú Lệ - Sơn La - Mộc Châu - Mai Châu - Điểm chạm đa sắc vùng Tây Bắc ( Trải nghiêm dịch vụ đẳng cấp 5 sao)

Điểm đến : Sơn La , Yên Bái

Lịch trình : 5 ngày 4 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Combo Hành Trình Khám Phá Sài Gòn Bằng Xe Bus 2 Tầng Và Thưởng Thức Buổi Tối Trên Du Thuyền Indochina

Điểm đến : TP Hồ Chí Minh

Lịch trình : 1 ngày

Liên hệ đ

Đặt tour

Hà Nội - Vịnh Hạ Long - Chùa Bái Đính - Tràng An - Tuyệt Tịnh Cốc

Điểm đến : Hà Nội , Quảng Ninh , Ninh Bình

Lịch trình : 4 ngày 3 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Hành trình Hoa và Biển: Đà Lạt - Nha Trang

Điểm đến :

Lịch trình : 5 ngày 4 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Miền Tây: Châu Đốc - Rừng Tràm Trà Sư - Hà Tiên - Rạch Giá - Cần Thơ - Trải Nghiệm Tuyến Cao Tốc Mới Nhất Của Miền Tây

Điểm đến : Cần Thơ

Lịch trình : 4 ngày 3 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Phú Quốc: Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc - Bãi Sao (Khách sạn 3 sao) | Kích cầu du lịch

Điểm đến : Kiên Giang

Lịch trình : 3 ngày 2 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Miền Tây: An Giang - Rạch Giá - Cà Mau - Chinh Phục 2 Khu Vườn Quốc Gia - Bạc Liêu’ - Sóc Trăng - Bản Giao Hưởng Biển Rừng Phương Nam

Điểm đến : An Giang , Sóc Trăng , Bạc Liêu , Cà Mau

Lịch trình : 5 ngày 4 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour