Đền Đuổm

Thuyết minh tự động

Đền Đuổm

Là một ngôi đền có lịch sử lâu đời, đền Đuổm được xây dựng từ thế kỷ XII, năm 1180 vài thời vua Lý Cao Tông. Đền nằm dưới chân núi Đuổm, là một dải núi đá uy nghiêm sừng sững, thành núi dựng đứng nhấp nhô gồm 6 ngọn, hội tụ đủ 4 yếu tố: Tiền Chu tước, hậu Huyền Vũ, tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, được coi là ngọn núi lạ nổi lên giữa dải đất bằng phẳng đồng lúa Động Đạt. Với lịch sử cũng như yếu tố tâm linh độc đáo, đền Đuổm là một danh thắng nổi tiếng của vùng đất Thái Nguyên. Nơi đây thu hút nhiều khách tham quan không chỉ trong những dịp lễ hội mà còn có cả ngày thường. Năm 1993, di tích đền Đuổm đã được xếp hạng Di tích Quốc gia, đồng thời vào năm 2017 lễ hội đền Đuổm cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đền Đuổm thờ một thủ lính người Tày tên Dương Tự Minh. Theo sử sách ghi chép, ông Dương Tự Minh làm quan dưới thời nhà Lý, ông cai quản vùng đất Phú Lương (ngày nay là các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn). Ông là một danh tướng với nhiều công lao trong việc giành lại ruộng đất từ giặc Tống và bảo vệ tổ quốc. Tương truyền, ông đã góp công lớn trong việc giữ mối đoàn kết của dân tộc, khai khẩn đất hoang. Nhờ đó, nhà Lý đã phong sắc ông làm “Uy viễn đôn Cao Sơn quảng độ chi thần”. Về sau, ông còn được vua Lý Nhân Tông đích thân gả công chúa Diên Bình. Đến năm 1144, vua Lý Anh Tông lại gả công chúa Thiều Dung cho ông. Theo ước tính, ông sống vào cuối thế kỷ 11 và đầu thế kỷ 12. Với những công lao to lớn mà ông đã đóng góp, nhân dân địa phương lập đền thờ ông ở chân núi Đuổm. Và đó là sự ra đời của đền Đuổm ngày nay. Dù được xây dựng từ thế kỷ XII, trải qua trăm năm tồn tại và nhiều lần trùng tu, nhưng đền Đuỗm vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, cổ kính và uy nghiêm. Đền Đuổm được xây dựng theo kiểu tam cấp truyền thống bao gồm đền Hạ, đền Trung và đền Thượng theo thứ tự từ thấp đến cao dọc sườn núi. Mỗi ngôi đền trong quần thể đền Đuổm sẽ thờ một người. Khu vực đền Hạ thờ 2 vị công chúa Diên Bình và Thiều Dung, đền Trung thờ ông Dương Tự Minh và đền Thượng là nơi thờ thân mẫu của ông. Tổng thể công trình đền Đuổm không quá lớn song lại gây ấn tượng mạnh mẽ với kiến trúc độc đáo, trang nghiêm. Một số lễ hội của đền Đuổm bao gồm: mùng 6 tháng Giêng âm lịch - ngày sinh đản của Thánh; ngày 24 tháng 4 âm lịch - lễ hạ điền; mùng 7 tháng Bảy âm lịch - lễ thượng điền; 14 tháng Chạp - lễ tất niên. Trong đó, lớn nhất là lễ hội được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm, bởi tương truyền đây là ngày sinh của đức thánh Dương Tự Minh. Nếu có dịp du lịch Thái Nguyên, đặc biệt là vào tháng Giêng, bạn có thể tham gia lễ hội đền Đuổm vào ngày mùng 6 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm người dân trong vùng tổ chức lễ hội với nhiều nghi lễ long trọng như: rước đuốc, rước nước, dựng cây Nêu của người Tày,... Ngoài ra còn có một số lễ như Mộc Dục, Gia Quan, Rước lễ vật vào Đền, Đại Tế lễ. Trước một ngày, tức mùng 5 âm lịch, người dân đã tập hợp trước sân đền Đuổm để chuẩn bị cho các nghi thức quan trọng. Mục đích của lễ hội đó là cầu bình an, may mắn và mưa thuận gió hòa, đồng thời cũng bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với danh tiếng Dương Tự Minh. Cẩm nang du lịch mách bạn nên đến đây vào mùng 5 sẽ có nhiều hoạt động thú vị hơn.

Thái Nguyên 1184 lượt xem Từ tháng 1 đến tháng 12

Ngày cập nhật : 09/03/2023

Điểm du lịch cùng thành phố

Đồi chè Tân Cương

Đến với Thái Nguyên, địa danh nổi tiếng đồi chè Tân Cương - chính là nơi tuyệt hảo để tham quan du lịch, bạn sẽ được thưởng thức khung cảnh cây chè tầng tầng lớp lớp dưới bầu trời trong xanh. Đồi chè ở trên cao khó di chuyển bằng phương tiện xe vì vậy khách du lịch hãy đi bộ để có thể nhìn ngắm cảnh vật xung quanh, cảm nhận được không khí trong lành của đồi núi. Dọc đường đi lên đồi chè, hai bên là cây cỏ rừng, những cây rừng tầng lớp. Những tảng núi đá chênh vênh dựng thành vách hay những quả đồi đã lở đất vàng. Bạn sẽ được sải chân bước trên những con đường đất nhỏ, leo dốc vòng quanh và gặp mặt những người dân làm nương, làm ở đồi chè. Khi đến trước đồi chè, một màu xanh bạt ngàn sẽ hiện ra trước mắt. Những luống chè, vồng chè lần lượt thẳng hàng; ở giữa có lối đi để tiện hơn cho việc hái chè. Những búp chè xanh tươi non vươn lên. Khi đứng giữa đồi chè, nhìn xung quanh bạn sẽ cảm nhận mình như đứng giữa một cánh rừng xanh bát ngát. Bạn có thể thưởng thức chè uống có vị chát nhẹ, mát, màu nước vàng xanh bắt mắt mang lại trải nghiệm nhẹ nhàng của chè Tân Cương. Đến đồi chè bạn không chỉ ngắm nhìn đồi chè xanh mát, cảm nhận được thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành mà còn hiểu hơn về những người dân nơi đây. Để có được những chén trà thơm ngon thì người dân trồng chè khá vất vả hàng ngày chăm sóc từng cây, bắt sâu bọ. Người dân có thể kể cho bạn cách trồng chè sao cho xanh, ngon nhất. Ngoài ra, khách du lịch cũng có thể đến với những cơ sở chế biến chè Tân Cương tham quan chiêm ngưỡng công đoạn để tạo ra những ấm trà thơm ngon thưởng thức hàng ngày. Nếu đến đồi chè Tân Cương, bạn không thể không mua một ít chè tươi, vài cân chè khô để về làm quà cho mọi người. Đồi chè Tân Cương Thái Nguyên xanh mát bạt ngàn là một nơi thu hút khách du lịch khi đến với vùng đất này. Hãy đến nơi đây để có những trải nghiệm tuyệt vời, những kỉ niệm đẹp nhất.

Thái Nguyên

Từ tháng 1 đến tháng 12

1194 lượt xem

Đền Đuổm

Là một ngôi đền có lịch sử lâu đời, đền Đuổm được xây dựng từ thế kỷ XII, năm 1180 vài thời vua Lý Cao Tông. Đền nằm dưới chân núi Đuổm, là một dải núi đá uy nghiêm sừng sững, thành núi dựng đứng nhấp nhô gồm 6 ngọn, hội tụ đủ 4 yếu tố: Tiền Chu tước, hậu Huyền Vũ, tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, được coi là ngọn núi lạ nổi lên giữa dải đất bằng phẳng đồng lúa Động Đạt. Với lịch sử cũng như yếu tố tâm linh độc đáo, đền Đuổm là một danh thắng nổi tiếng của vùng đất Thái Nguyên. Nơi đây thu hút nhiều khách tham quan không chỉ trong những dịp lễ hội mà còn có cả ngày thường. Năm 1993, di tích đền Đuổm đã được xếp hạng Di tích Quốc gia, đồng thời vào năm 2017 lễ hội đền Đuổm cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đền Đuổm thờ một thủ lính người Tày tên Dương Tự Minh. Theo sử sách ghi chép, ông Dương Tự Minh làm quan dưới thời nhà Lý, ông cai quản vùng đất Phú Lương (ngày nay là các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn). Ông là một danh tướng với nhiều công lao trong việc giành lại ruộng đất từ giặc Tống và bảo vệ tổ quốc. Tương truyền, ông đã góp công lớn trong việc giữ mối đoàn kết của dân tộc, khai khẩn đất hoang. Nhờ đó, nhà Lý đã phong sắc ông làm “Uy viễn đôn Cao Sơn quảng độ chi thần”. Về sau, ông còn được vua Lý Nhân Tông đích thân gả công chúa Diên Bình. Đến năm 1144, vua Lý Anh Tông lại gả công chúa Thiều Dung cho ông. Theo ước tính, ông sống vào cuối thế kỷ 11 và đầu thế kỷ 12. Với những công lao to lớn mà ông đã đóng góp, nhân dân địa phương lập đền thờ ông ở chân núi Đuổm. Và đó là sự ra đời của đền Đuổm ngày nay. Dù được xây dựng từ thế kỷ XII, trải qua trăm năm tồn tại và nhiều lần trùng tu, nhưng đền Đuỗm vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, cổ kính và uy nghiêm. Đền Đuổm được xây dựng theo kiểu tam cấp truyền thống bao gồm đền Hạ, đền Trung và đền Thượng theo thứ tự từ thấp đến cao dọc sườn núi. Mỗi ngôi đền trong quần thể đền Đuổm sẽ thờ một người. Khu vực đền Hạ thờ 2 vị công chúa Diên Bình và Thiều Dung, đền Trung thờ ông Dương Tự Minh và đền Thượng là nơi thờ thân mẫu của ông. Tổng thể công trình đền Đuổm không quá lớn song lại gây ấn tượng mạnh mẽ với kiến trúc độc đáo, trang nghiêm. Một số lễ hội của đền Đuổm bao gồm: mùng 6 tháng Giêng âm lịch - ngày sinh đản của Thánh; ngày 24 tháng 4 âm lịch - lễ hạ điền; mùng 7 tháng Bảy âm lịch - lễ thượng điền; 14 tháng Chạp - lễ tất niên. Trong đó, lớn nhất là lễ hội được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm, bởi tương truyền đây là ngày sinh của đức thánh Dương Tự Minh. Nếu có dịp du lịch Thái Nguyên, đặc biệt là vào tháng Giêng, bạn có thể tham gia lễ hội đền Đuổm vào ngày mùng 6 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm người dân trong vùng tổ chức lễ hội với nhiều nghi lễ long trọng như: rước đuốc, rước nước, dựng cây Nêu của người Tày,... Ngoài ra còn có một số lễ như Mộc Dục, Gia Quan, Rước lễ vật vào Đền, Đại Tế lễ. Trước một ngày, tức mùng 5 âm lịch, người dân đã tập hợp trước sân đền Đuổm để chuẩn bị cho các nghi thức quan trọng. Mục đích của lễ hội đó là cầu bình an, may mắn và mưa thuận gió hòa, đồng thời cũng bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với danh tiếng Dương Tự Minh. Cẩm nang du lịch mách bạn nên đến đây vào mùng 5 sẽ có nhiều hoạt động thú vị hơn.

Thái Nguyên

Từ tháng 1 đến tháng 12

1185 lượt xem

Hang Phượng Hoàng

Nhắc đến du lịch Thái Nguyên thì hang Phượng Hoàng chắc chắn là điểm đến bạn không thể nào bỏ lỡ. Nơi đây đã được đầu tư xây dựng Khu du lịch Hang Phượng Hoàng với đầy đủ cơ sở vật chất, chỗ để khách tham quan gửi xe, ăn uống, nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, vị trí nằm bên cạnh Quốc lộ 1B cũng rất đắc địa, bạn có thể dễ dàng kết hợp lịch trình tham quan hang Phượng hoàng vài giờ đồng hồ rồi di chuyển đến điểm du lịch tiếp theo. Hang Phượng Hoàng nằm trên đỉnh núi cùng tên, nổi tiếng với những khối thạch nhũ đẹp mắt, hình thù độc đáo. Bên cạnh hang còn có dòng suối Mỏ Gò trong veo, mát lành. Vì vậy mà nơi đây thu hút rất nhiều du khách đến khám phá, trải nghiệm. Hang Phượng Hoàng cách thành phố Hà Nội khoảng hơn 130km. Với các đoàn bạn trẻ chuyên đi phượt thì khoảng cách này rất thích hợp cho chuyến đi cuối tuần. Chạy xe máy bạn sẽ mất khoảng hơn 3 tiếng di chuyển, có thể khởi hành vào chiều thứ 7, vui chơi một ngày rồi về vào chiều chủ nhật. Nếu không, bạn cũng có thể đi xe khách từ Hà Nội lên Thái Nguyên rồi thuê xe máy đi chơi vi vu, khám phá mảnh đất thanh bình này. Là địa phương còn khá mới trên bản đồ du lịch Việt Nam nên những điểm đến tại Thái Nguyên có điểm chung ở sự hoang sơ, dân dã, chi phí cho ăn ở, đi lại cũng sẽ rẻ hơn những nơi khác. Còn với những bạn từ các tỉnh xa của miền Nam và miền Trung thì cách di chuyển nhanh chóng nhất là mua vé máy bay ra Nội Bài, Hà Nội. Sau đó từ Hà Nội đi lên Thái Nguyên. Chuyến đi này bạn có thể kết hợp ghé thăm thêm các điểm đến ở cả Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Ninh, khám phá trọn vẹn vẻ đẹp và thiên nhiên của vùng núi Đông Bắc. Theo một số người dân địa phương, tên gọi hang Phượng Hoàng bắt nguồn từ việc bên trong hang có rất nhiều khối đá và nhũ thạch với các hình thù kỳ ảo. Điều này khiến họ liên tưởng đến hình ảnh chim phượng hoàng tung cánh uy nghi và đầy sức mạnh. Vì thế mà cái tên hang Phượng Hoàng ra đời. Tuy nhiên, còn có một truyền thuyết khác gắn liền với tên gọi của hang động này nữa. Tương truyền rằng ngày xưa có một cặp chim phượng hoàng chọn ngọn núi này để sinh sống. Chúng ở trong hang sinh được hai quả trứng, chim bố đi tìm thức ăn còn chim mẹ thì phụ trách ở nhà ấp trứng. Rồi một ngày tai họa ập đến, đôi chim này bị trời trừng phạt. Chim bố đi kiếm ăn trở về thấy vợ mình đã hóa đá. Chim bố đau buồn nhưng vẫn hi vọng vợ mình sẽ sống lại, cứ như thế chờ đợi cho đến khi kiệt quệ mà ra đi theo. Thế nên trong hang núi này mới xuất hiện những khối thạch nhũ hình chim phượng hoàng, chính là minh chứng cho chuyện tình bất hạnh của đôi chim. Hang Phượng Hoàng được tạo hóa ban tặng cho vẻ đẹp rất độc đáo với ba tầng riêng biệt. Tầng thứ nhất gọi là tầng thượng, mọi người vẫn quen gọi là hang Dơi. Tầng này nằm trên cùng, dễ vào nhất và cũng được nhiều du khách khen ngợi nhất. Ở đây có rất nhiều khối thạch nhũ lạ mắt, ánh đèn chiều vào càng trở nên lung linh, huyền ảo. Tầng thứ hai là tầng giữa, có tên gọi là hang Sáng. Cấu trúc của tầng giữa khá độc đáo với ba cửa từ các phía cùng nhiều lỗ thông ra bên ngoài. Vì vậy là ánh sáng mặt trời có thể lọt qua, rọi xuống lòng hàng lung linh. Đến đây vào khoảng buổi trưa, những tia nắng chiếu xuống cực xinh để bạn tha hồ chụp ảnh. Tầng thứ ba cũng là tầng sâu nhất, được gọi là hang Tối. Có tên gọi này là vì ánh sáng mặt trời không thể nào lọt xuống tới đây. Không gian hang Tối khá âm u, tịch mịch nên cũng ít khách tham quan xuống tới. Hang Phượng Hoàng mát mẻ quanh năm, dù ngoài trời có nắng gắt thế nào thì nhiệt độ bên trong hang cũng chỉ ở mức 15°C mà thôi. Vì thế nên bước vào hang bạn sẽ thấy cực kỳ khoan khoái và thoải mái, giống như bước vào một căn phòng máy lạnh mà lại không bị tù túng, bí bách.

Thái Nguyên

Từ tháng 1 đến tháng 12

1162 lượt xem

Thác Nậm Rứt

Thác Nặm Rứt - nơi được ví như một nàng công chúa ngủ trong rừng đang là một trong số những địa danh du lịch ở Thái Nguyên được giới trẻ "đổ xô" khám phá dịp hè này. Điểm "hút khách" của thác là không gian thiên nhiên xanh, trong lành và vẻ xinh đẹp mơ màng của thác nước tự nhiên ở vùng đất huyền thoại xứ trà. Con thác Nặm Rứt thuộc địa phận xã Thần Sa, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), do đó nếu lựa chọn địa điểm này để tránh nóng thì hành trình khám phá nơi đây sẽ không quá vất vả. Du khách có thể đi bằng xe máy hay ôtô tùy từng nhu cầu, sở thích riêng để thực hiện hành trình khám phá và đi phượt Nặm Rứt theo hướng quốc lộ 3 hoặc theo quốc lộ 1 để dịch chuyển từ Hà Nội về Thái Nguyên. Ngoài ra, nếu xuất phát từ Hà Nội, không muốn di chuyển bằng các phương tiện khác, du khách cũng có thể lựa chọn tàu hỏa - một sự lựa chọn thú vị để khám phá cung đường Hà Nội - Thái Nguyên. Nếu đi theo tuyến đường tỉnh lộ 242, du khách sẽ được nhìn ngắm rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Điển hình là những ngọn đồi thanh vắng hay con sông Rong/Nghinh Tường xinh đẹp uốn lượn. Nổi bật nhất là những đồi chè mướt mắt tạo cho du khách cảm giác được lạc vào thế giới xanh mát mà chỉ có ở vùng đất Thái Nguyên huyền thoại. Trên cung đường tới thác Nặm Rứt, du khách sẽ nhìn thấy dòng sông Rong/ Nghinh Tường nổi tiếng với làn nước trong xanh. Dọc theo con sông này là hình ảnh những chiếc thuyền đánh cá nhỏ đang miệt mài thả lưới. Tất cả tạo nên cảnh sắc thiên nhiên rất cuốn hút mà ai nhìn cũng thấy mê. Xúc cảm được ngắm nhìn bức tranh sơn thủy nơi đây sẽ khiến cho tâm hồn bạn trở nên rộng mở, vui vẻ và yêu đời hơn. Sau khi đi theo cung đường này, du khách sẽ tới thác Nặm Rứt Thái Nguyên - nơi được ví như một nàng công chúa ngủ trong rừng. Ẩn sâu trong vách núi nên thác Nặm Rứt Thái Nguyên sở hữu vẻ đẹp rất đặc biệt, nguyên sơ và cuốn hút. Vào mùa mưa, giữa vùng núi non hùng vĩ, trên đỉnh núi đá vôi có nhiều cây rừng, những dòng nước trắng xóa ào ào đổ xuống dòng sông Nghinh Tường tạo nên thác lớn. Bốn bề xung quanh con thác này là rừng núi bao bọc, tiếng nước đổ nghe thật vui tai. Nếu tới đây vào mùa thu, du khách sẽ được ngắm nhìn hình ảnh dòng nước đổ từ trên cao trắng xóa cả một vùng trời. Tất cả hòa vào nhau tạo nên một bản nhạc hòa tấu vô cùng thú vị của vùng rừng núi Thái Nguyên này. “Hình ảnh những dòng nước trắng xóa đổ xuống cho ta cảm thấy thư giãn, thảnh thơi. Nơi đây không chỉ mang lại cảm xúc bình yên và tĩnh lặng mà còn tạo cho tôi cảm giác chỉ có thiên nhiên và con người bao bọc lấy nhau mà không hề có tiếng ồn ào, xô bồ, tấp nập của cuộc sống mỗi ngày. Vẻ đẹp mơ màng của Nặm Rứt sẽ khiến tôi bị cuốn hút và chỉ muốn ở mãi không rời” - chị Trần Tuyết Nhung (Trần Nhân Tông, Hà Nội) bày tỏ. "Nặm Rứt chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ cuối tuần của những đôi chân ham đi" - anh Nguyễn Thắng, du khách đến từ Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ. Đồng thời anh Thắng cho hay, so với những ai yêu thích được tham gia những chuyến đi du ngoạn và khám phá vẻ xinh đẹp của thiên nhiên kỳ thú thì thác Nặm Rứt sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Chúng ta sẽ được khám phá rất nhiều điều thú vị ở nơi đây, bởi con thác này rất kỳ ảo và có hình thù đặc sắc, đó là sự đan xen của rất nhiều dòng thác khác nhau nước phun xuống bọt tung trắng xóa mờ mờ ảo ảo xinh như tiên cảnh. Tất cả tạo nên những dòng phun nước nhỏ chảy xuống phía dưới trông càng trở nên quyến rũ và thú vị. Dọc theo bờ sông là những tảng đá to nhấp nhô để khách tham quan có thể ngồi câu cá, ngắm cảnh. Tới đây bạn sẽ thấy cuộc sống tách biệt tuyệt đối với thế giới bên ngoài. Cũng theo chị Nhung, nếu vào mùa khô, ở Nặm Rứt nước chỉ đủ để ngấm qua những mảng rêu trên vách đá, rơi xuống dòng sông xanh tạo sự lấp lánh khắp mặt sông dưới ánh nắng vàng tạo cho khung cảnh của Nặm Rứt trở nên đẹp, lạ hiếm thấy. Nếu khám phá thác Nặm Rứt Thái Nguyên vào mùa khô, nước tại thác chỉ có một dòng nước nhỏ duy nhất. Tuy nhiên, vào mùa này, du khách cũng có thể tham gia trải nghiệm câu cá hay ngồi trên những tảng đá có kích thước to tại con thác Nặm Rứt Thái Nguyên này để ngắm cảnh. Được ngồi ngắm cảnh và hít thở bầu không khí xanh trong nơi đây cũng khiến du khách cảm thấy thư thái tâm hồn hơn. Đặc biệt, khung cảnh nơi đây sẽ mang lại cảm giác thoải mái và khoan khoái hơn. Bạn sẽ cảm thấy tới đây là một quyết định đúng đắn cho kỳ nghỉ của mình và những người thân.

Thái Nguyên

Tháng 4 đến tháng 10

1095 lượt xem

Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam

Thái Nguyên được xem là vùng đất “thủ đô gió ngàn” trong thời kỳ kháng chiến. Đến với nơi đây, chúng ta có cơ hội tìm về cội nguồn của loài người với Mái đá Ngườm Thần Sa, với núi Đuổm hoang sơ kỳ vĩ, đắm mình trong câu chuyện tình lãng mạn của nàng Công, chàng Cốc… Và một trong những địa chỉ không thể bỏ qua chính là Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam - nơi lưu giữ bản sắc cộng đồng dân tộc Việt. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km, Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm ở số 1 Đội Cấn, thành phố Thái Nguyên. Bảo tàng được thành lập năm 1960 với tên gọi ban đầu là Bảo tàng Việt Bắc. Năm 1990 đổi tên thành Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam và trở thành 1 trong 7 Bảo tàng quốc gia Việt Nam. Được xây dựng trên một khuôn viên rộng đến 40.000m² cạnh dòng sông Cầu thơ mộng, tại điểm giao nhau của các đường Đội Cấn, Hoàng Văn Thụ, Bắc Kạn và Cách mạng tháng Tám, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là một công trình kiến trúc quy mô, tầm cỡ mang nhiều tính nghệ thuật, đã đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình kiến trúc đợt 1 năm 2006. Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển với hàng trăm cuộc nghiên cứu, sưu tầm, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đang quản lý gần 30.000 tài liệu, hiện vật có giá trị, là cơ sở để hoàn thiện hệ thống trưng bày trong nhà cũng như ngoài trời, phục vụ tốt nhu cầu tham quan của công chúng. Bước vào khuôn viên Bảo tàng, chúng ta sẽ dừng chân tại Gian long trọng. Nơi đây giới thiệu những nét khái quát về văn hoá Việt Nam. Ở tiền sảnh lớn, chúng ta được ngắm nhìn chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu cuả dân tộc Việt Nam. Người ôm ba em bé, đại diện cho ba miền Bắc - Trung - Nam. Bức tượng thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của Bác với các cháu thiếu nhi ba miền, đồng thời thể hiện chính sách thống nhất, đa dạng và đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Sau tượng Bác Hồ là bức phù điêu lớn được tạc bằng gỗ mô phỏng các lễ hội tiêu biểu truyền thống các tộc người từ Bắc vào Nam: Múa khèn trong phiên chợ vùng cao, múa sư tử trong hội xuân vùng thung lũng, lễ hội Ka Tê của đồng bào Chăm, lễ hội đâm trâu của đồng bào Tây Nguyên và hội đua ghe ngo của đồng bào Nam Bộ. Tiếp đó, du khách sẽ lần lượt tham quan hệ thống 5 phòng trưng bày gồm: Trưng bày và giới thiệu về văn hoá các tộc người nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (Kinh, Mường, Thổ, Chứt). Đồng bào sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và đánh cá. Trong đời sống tâm linh có tục thờ cùng ông bà tổ tiên và các nghề thủ công truyền thống phát triển ở trình độ cao; Trưng bày và giới thiệu các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y). Đồng bào sống chủ yếu ở nhà sàn, trồng lúa trên các thung lũng, ven sông suối, với hệ thống dẫn nước bằng mương, phai, lái, lín, cọn nước. Các nghề thủ công rèn, dệt vải khá phát triển với các sản phẩm đẹp và tinh tế. Đặc biệt họ có đời sống tinh thần phong phú với nhiều điệu xoè và bài hát then độc đáo; Trưng bày và giới thiệu văn hoá các tộc người thuộc 3 nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao (Hmông, Dao, Pà Thẻn), Ka Đai (La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo) và Tạng Miến (Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La). Đồng bào giỏi canh tác trên nương rẫy và ruộng bậc thang. Chợ phiên là nơi thể hiện rõ bản sắc văn hoá vùng cao, văn hoá ẩm thực, văn hoá mặc, nghệ thuật thêu thùa, in hoa, biểu diễn âm nhạc, múa khèn... Trưng bày giới thiệu văn hoá 21 tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me (Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Gié Triêng, H'rê, Kháng, Khơ Me, Khơ Mú, Mảng, Xinh Mun, Mnông, Ơ Đu, Mạ, Rơ Măm, Tà Ôi, Xơ Đăng, Xtiêng). Đồng bào cư trú rải rác ở khu vực Tây Bắc, Miền -Tây Nguyên và Nam Bộ. Đời sống kinh tế chủ yếu canh tác nương rẫy, những nương rẫy có độ cao tương đối lớn, đồng canh tác theo phương pháp chọc lỗ tra hạt. Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, chùa của dân tộc Khơ Me; nghề thủ công đan lát và lễ hội văn hoá cộng đồng là những nét văn hoá độc đáo của cư dân Môn - Khơ Me; Trưng bày và giới thiệu văn hoá các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo (Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Raglai, Chu Ru) và ngôn ngữ Hán (Hoa, Ngái, Sán Dìu). Các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo cư trú tập trung trên các cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên và dải đất ven biển Miền Trung; Văn hoá Nam Đảo mang đậm nét mẫu hệ. Các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Hán cư trú trên cả ba vùng Bắc, Trung, Nam; Văn hoá Hán mang đậm nét phụ hệ. Mỗi phòng trưng bày với hệ thống tài liệu và hiện vật phong phú, đa đạng đã tái hiện một cách chân thực cảnh quan cư trú và đời sống văn hoá 54 dân tộc anh em, từ cực bắc Hà Giang đến vùng đất mũi Cà Mau với những hình ảnh gần gũi như: các phiên chợ vùng cao, cảnh săn bắt voi rừng, hình ảnh chọc lỗ bỏ hạt của người dân tộc phía bắc, lễ hội cồng chiêng của người Ê đê, Ba na ở Tây nguyên; sông nước của đồng bào Nam bộ; các nghề thủ công truyền thống, các hình thức sinh hoạt văn hóa trong trang phục, âm nhạc, ẩm thực, lễ hội trong sản xuất lao động…. Điểm nhấn đặc biệt của Bảo tàng là hệ thống trưng bày ngoài trời với không gian 6 vùng văn hoá: Núi cao phía Bắc, Thung lũng, Trung du - Bắc Bộ, Miền Trung - Ven biển, Trường Sơn - Tây Nguyên, và Đồng Bằng Nam Bộ sẽ mang lại những trải nghiệm hết sức thú vị cho du khách. Mỗi vùng văn hoá đều có không gian tổ chức lễ hội, có cấu trúc cảnh quan mang tính đặc trưng vùng miền và một ngôi nhà cụ thể, mang tính nguyên gốc làm điểm nhấn giới thiệu các giá trị văn hoá Việt Nam tới du khách. Tại đây, du khách cũng dễ dàng tận mắt nhìn thấy nhiều dụng cụ vốn rất quen thuộc từ xưa của dân tộc như cái cối xay lúa đan bằng nan tre, cái cày bằng cây thô sơ, những mái nhà lợp tranh, vách đất… Có thể nói Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Thái Nguyên như “mái nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S. Khách đến tham quan sẽ có dịp chiêm ngưỡng một bức tranh toàn cảnh, tìm hiểu về cội nguồn, truyền thống, văn hóa các dân tộc trên khắp mọi miền đất nước. Cùng với Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc, Căn cứ cách mạng an toàn khu ATK, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã, đang và sẽ là điểm đến hấp dẫn cho mọi du khách trong và ngoài nước.

Thái Nguyên

Từ tháng 1 đến tháng 12

1145 lượt xem

Khu an toàn kháng chiến ATK

Định Hóa (Thái Nguyên) - nơi cách đây 76 năm (năm 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo Trung ương Đảng và Chính phủ lựa chọn là nơi lập an toàn khu (ATK), nơi ra đời những quyết sách quan trọng, mang tính bước ngoặt của Đảng ta trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hành trình về những địa danh lịch sử trong quần thể khu di tích vào những ngày mùa Thu lịch sử, mỗi người dân Việt Nam sẽ cảm nhận được những dấu ấn lịch sử và những lời Bác Hồ dạy còn vang vọng đâu đây. Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến ATK Định Hóa, đó là một vùng đất bán sơn địa với địa hình rừng núi xen lẫn cánh đồng, con suối, bản làng của đồng bào dân tộc Tày. Thung lũng Chợ Chu được bao bọc bởi những triền núi đá trập trùng tựa như chiến hào vững chãi, kiên cố. Ở nơi đây, khi dừng chân vào rạng sáng ngày 20/5/1947, Bác Hồ đã nhận thấy những thuận lợi của địa hình để lựa chọn những địa điểm hoạt động bí mật. Bác Hồ khẳng định: “Có nhân dân tốt, có cơ sở chính trị tốt là ở nơi đó “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” (tiến có thể đánh, lui có thể giữ). Đặc biệt, khi chọn đồi Tỉn Keo ở thôn Nà Lọm, xã Phú Đình (Định Hoá) để làm nơi lập căn cứ, Bác khẳng định: “Trên có núi, dưới có sông/Có đất ta trồng, có bãi ta chơi/Tiện đường sang Bộ Tổng/Thuận lối tới Trung ương/Nhà thoáng, ráo, kín mái/Gần dân, không gần đường”. Vì vậy, trong tổng thể hàng trăm di tích thuộc Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, địa điểm nào cũng gắn với hình ảnh Bác Hồ, các đồng chí trong Trung ương Đảng và Chính Phủ cùng những sự kiện lịch sử trong những năm tháng kháng chiến gian khổ. Những địa danh lịch sử đã để lại dấu ấn trong khu di tích ATK Định Hóa như: Chợ Chu, Chùa Hang, đồi Khau Tý, thác Khuôn Tát, đèo De, núi Hồng, Điềm Mặc, suối Đình, Định Biên, Bảo Biên, đồi Pụ Đồn, Tỉn Keo, những ngôi nhà sàn Bác ở và làm việc, nhà trưng bày AKT… Trong những hoạt động cách mạng tại ATK Định Hoá, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng và Chính phủ đã vạch ra đường lối chiến lược cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Đặc biệt, Bác đã soạn thảo “Sửa đổi lối làm việc”, chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị để thông qua kế hoạch chiến dịch Đông - Xuân 1953 - 1954, quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ, gian khổ của dân tộc. Trong những ngày tháng gian khổ của cuộc kháng chiến, bài thơ “Cảnh khuya” của Bác đã ra đời nơi núi rừng Định Hoá: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa/Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ/Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Ngày nay, tại Chùa Hang (Thị trấn Chợ Chu), bàn thờ Bác được đặt ở vị trí trang trọng với niềm kính yêu vô hạn. Chính tại đây, Bác Hồ đã từng ở vào năm 1950 để chỉ đạo chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954.

Thái Nguyên

Từ tháng 1 đến tháng 12

1152 lượt xem

Hồ Núi Cốc

Nằm tại tỉnh Thái Nguyên, khu du lịch Hồ Núi Cốc là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của khu vực phía Bắc. Khu du lịch sinh thái rộng lớn này cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 16 kilomet, và các trung tâm Hà Nội khoảng 70 kilomet. Hồ Núi Cốc là một hồ nhân tạo, có diện tích đến 25 hecta, với 89 đảo lớn nhỏ trong hồ, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên thơ mộng. Cùng với chuyện tình hồ Núi Cốc của chàng Cốc và nàng Công đầy cảm động, khiến nơi đây càng trở nên thu hút hơn bao giờ hết. Không chỉ vậy, khu du lịch còn có nhiều điểm tham quan độc đáo cho bạn khám phá. Thái Nguyên là một tỉnh phía Bắc Việt Nam, vậy nên thời tiết ở đây cũng thay đổi theo 4 mùa trong năm. Theo kinh nghiệm của Klook, du lịch Hồ Núi Cốc đẹp nhất là vào tháng 3 đến tháng 9. Vào khoảng thời gian này, thời tiết Thái Nguyên nhiều nắng, ít mưa, rất thích hợp để tham gia các hoạt động ngoài trời. Bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian khu du lịch Hồ Núi Cốc tổ chức nhiều hoạt động nghệ thuật, giải trí, tạo ra một không khí sôi động cho nơi đây. Các tháng còn lại rơi vào mùa đông, là mùa lạnh ở Thái Nguyên, không thích hợp cho các hoạt động giải trí, khám phá ngoài trời. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn tìm một nơi nghỉ dưỡng có thiên nhiên trong lành thì Hồ Núi Cốc vẫn là một lựa chọn phù hợp. Đến Hồ Núi Cốc, bạn có thể tham gia các trải nghiệm như: Vui Chơi tại Công Viên Nước, thưởng thức biểu diễn nhạc nước, thăm vườn động vật hoang dã, thăm quan các hang động,... và còn nhiều trải nghiệm hấp dẫn khác.

Thái Nguyên

Từ tháng 3 đến tháng 9

1231 lượt xem

Khám Phá Thái Nguyên

GIAO LƯU VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG ĐÀ LẠT

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 18h00 - 21h00

300,000 đ

Đặt tour

TOUR NGOẠI THÀNH ĐÀ LẠT

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

600,000 đ

Đặt tour

CHINH PHỤC LANGBIANG – CRAZY HOUSE – THÁC DATANLA

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

500,000 đ

Đặt tour

Check in những địa điểm HOT tại Đà Lạt

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

600,000 đ

Đặt tour

Tour Khám Phá Địa Điểm Mới 2024 Tại Đà Lạt

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

600,000 đ

Đặt tour

Săn mây đón Bình minh tại Đà Lạt

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 4h00 - 10h00

400,000 đ

Đặt tour

3 ĐẢO DELUXE

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h00 - 15h00

550,000 đ

Đặt tour

MINI BEACH - VỊNH SAN HÔ

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h00 - 15h00

650,000 đ

Đặt tour

Lặn biển SeaWalking

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h30 - 15h00

1,250,000 đ

Đặt tour

Điệp Sơn - Dốc Lết

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h - 16h30

680,000 đ

Đặt tour