Đình Thổ Tang

Đình Thổ Tang

Đình Thổ Tang thuộc thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đình được tạo dựng từ thế kỷ XVII, trải qua thời gian, đến nay còn bảo lưu được tương đối nguyên vẹn kiểu thức kiến trúc thời Hậu Lê. Đình thờ danh tướng Lân Hổ, có công đánh giặc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII. Tương truyền, theo lệnh Vua Trần, Lân Hổ đã dẫn quân lên vùng Gia Ninh (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) lập phòng tuyến, bày binh bố trận, chỉ huy quân sĩ chiến đấu anh dũng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bảo vệ kinh đô Thăng Long. Hiện nay suốt một dải từ Dục Mỹ- Sơn Vi (Phú Thọ) đến Vĩnh Tường - Yên Lạc (Vĩnh Phúc) có hệ thống di tích thờ Lân Hổ. ở xã Thổ Tang có Miếu Trúc, đình Thổ Tang, đình Phương Viên, trong đó đình Thổ Tang là trung tâm để tổ chức lễ hội cùng những trò diễn, hèm tục tưởng niệm về vị tướng tài Lân Hổ và cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta thời Trần. Đình Thổ Tang được xây dựng với quy mô đồ sộ, gồm hai toà kiến trúc bố cục theo hình chữ "đinh". Đại đình 5 gian 2 dĩ 6 hàng chân, hậu cung 2 gian. Toàn đình đếm được 60 cột, làm bằng gỗ tốt đại khoa. Cột cái có đường kính 0,80m, cột con đường kính 0,61m. Nền đình dài 25,80m, rộng 14,20m, bó đá xanh xung quanh. Kết cấu kiến trúc kiểu tứ trụ, chồng rường giá chiêng, gia cố bền chắc. Đình Thổ Tang hiện còn 21 bức chạm khắc gỗ hết sức tinh tế, được thể hiện trên các thành phần kiến trúc: Thân kẻ, thân bẩy, thân rường, nội dung phong phú, khái quát về chu trình: lao động - làm ăn - hưởng thụ của cư dân nông nghiệp, của nhân dân ta thời Lê Trung hưng. Các bức chạm ở đây được sắp xếp thứ tự theo chu trình đó. Bước vào cửa đình thì thấy ngay bức chạm đầu tiên là "ngày hội xuống đồng" (lễ tịch điền) rồi lần lượt đến các bức "bắn thú dữ" để bảo vệ mùa màng, thôn xóm. Cảnh vui chơi giải trí có: "đá cầu", "chơi cờ", "uống rượu", "người múa". Cảnh sinh hoạt gia đình có: "trai gái tình tự", "gia đình hạnh phúc". Phê phán những thói hư tật xấu có: "đánh ghen", "vợ chồng lười". Trang trí thờ phụng gồm các bức: "cửu long tranh châu", "bát tiên quá hải" và nhiều hình rồng, phượng khác. Theo đánh giá của các nhà sử học, Thổ Tang là nơi duy nhất của nước ta thờ ba chữ “Hòa vi quý”. Ba chữ đại tự này đến ngày nay vẫn còn khá nguyên vẹn. Chữ được sơn son thếp vàng trên nền màu gỗ nâu sậm. Hai bên hoành phi là hai dòng chữ nhỏ ghi thời điểm khắc chữ. Chính vì sự linh thiêng như vậy mà từ khi được xây dựng tới thời điểm hiện tại đình Thổ Tang chưa từng bị kẻ xấu xâm hại. Trải qua 400 năm trải qua mọi biến cố thăng trầm mà ngôi đình vẫn nguyên vẹn từ cột lim đến viên ngói vảy hến. Đình Thổ Tang được xếp hạng Di tích cấp quốc gia năm 1964. Đình Thổ Tang là một trong những ngôi đình đạt đến đỉnh cao về mỹ thuật điêu khắc gỗ cổ dân gian thời Hậu Lê, là di tích được xếp hạng quốc gia sớm nhất ở Vĩnh Phúc, mấy thập kỷ qua luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học, sự quan tâm bảo vệ tu bổ của Nhà nước các cấp, chính quyền và nhân dân địa phương. Nguồn: Cổng thông tin điện tử giao tiếp Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc 1263 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Vĩnh Phúc

Đền Bắc Cung

Vĩnh Phúc 2348

Di tích cấp quốc gia

Chùa Báo Ân

Vĩnh Phúc 1978

Di tích cấp tỉnh

Chùa Hoa Dương

Vĩnh Phúc 1636

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Hương Canh

Vĩnh Phúc 1552

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Thờ Trần Nguyên Hãn

Vĩnh Phúc 1527

Di tích cấp quốc gia

Tháp Bình Sơn

Vĩnh Phúc 1479

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Hà Tiên

Vĩnh Phúc 1391

Di tích cấp tỉnh

Chùa Cói

Vĩnh Phúc 1343

Di tích cấp tỉnh

Danh thắng Tây Thiên

Vĩnh Phúc 1338

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Thổ Tang

Vĩnh Phúc 1264

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật