Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Hội Núi Sam An Giang

Hội Núi Sam An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ở thành phố Châu Đốc đã có từ rất lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của cư dân vùng sông nước Nam bộ. Ngày 19/12/2014, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ngoài ra, vào năm 2016 hoạt động này đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam chứa đựng những dấu ấn lịch sử giai đoạn người Việt đến vùng đất An Giang. Đây là lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu văn hóa, chính trị, kinh tế với người Hoa, Khmer, Chăm. Thông qua Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam góp phần gắn kết với đời sống tinh thần của người dân Châu Đốc, đồng thời giúp lưu giữ những giá trị lịch sử của cha ông trong hành trình khai mở vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc. Ngoài ra, Miếu Bà Chúa Xứ còn gần với chùa Huỳnh Đạo nên bạn có thể dễ dàng viếng thăm và hành hương sau khi tham gia lễ.

Từ 29/05/2024 - 03/06/2024

Khám Phá An Giang

Làng nổi Cà Bè Châu Đốc

Nếu như trước đây đa số du khách biết đến Châu Đốc vì có Miếu Bà Chúa Xứ là điểm hành hương linh thiêng, thì ngày nay, Châu Đốc còn được biết đến với nhiều điều tuyệt vời khác. Từ trung tâm thành phố Châu Đốc, ngược dòng sông Hậu, du khách sẽ thấy làng nổi cá bè Châu Đốc – một trong những điểm du lịch Châu Đốc rất đặc biệt. Nằm về phía Tây trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 3km đường sông theo hướng đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long huyện An Phú. Những căn nhà nổi cùng các bè cá nép gần nhau tạo thành “làng”, kéo dài khoảng vài km. Nếu về hướng huyện Châu Phú, làng nổi có vẻ xôm tụ hơn, kéo dài hơn. Đông đúc nhất là những nhà nổi quy tụ ở khúc sông thuộc huyện Tân Châu, làng trải dài đến gần 10km. Làng bè nổi trên sông Châu Đốc là làng bè nuôi cá nước ngọt được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước. Lúc đầu nơi đây chỉ có vài bè nổi nuôi cá theo kiểu tự nhiên, không cần cho ăn vì nguồn nước tốt. Tuy nhiên, từ những năm 70 trở đi, do nguồn lợi kinh tế đem lại cao, số lượng bè cá đã tăng lên đáng kể và dần trở thành điểm kinh tế trọng điểm của An Giang. Điểm nhấn là trong khoảng 1990 đến năm 2005, các vùng Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Vĩnh Ngươn có trên 2.000 bè cá với sản lượng trung bình thu hoạch hàng năm trên 20.000 tấn/ năm. Đa phần cá nuôi tại các bè nổi của các vùng đều là các giống cá da trơn như cá tra, cá ba sa chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ. Vài năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu nên sông Mekong cạn dần. Cộng thêm đó là nguồn nước ngày càng ô nhiễm dẫn đến việc cá nuôi tại các nhà bè bị thất thu, một số hộ trắng tay, phá sản. Chính vì vậy mà số lượng bè cá ngày càng giảm và ít dần. Giờ đây, khi các ba sa, cá tra không còn được thị trường ưa chuộng thì người dân chuyển sang nuôi đủ các loại cá thịt như: cá bông, cá he, cá mè dinh, cá mú,cá chim…Nhờ giá cả các loại cá thịt ngày càng tăng lên nên những người nuôi cá bè ở Châu Đốc ăn nên làm ra, mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp nhiều gia đình có cuộc sống khá giả. Vì là điểm du lịch trên sông nên việc di chuyển hoàn toàn phải sử dụng bằng tàu hoặc thuyền. Do vậy mà muốn đến làng bè nổi trên sông Châu Đốc bắt buộc bạn phải đến ngã ba Châu Đốc (cách khách sạn Victoria khoảng 500m) hoặc tại bến đò Châu Giang nằm bên kia thị xã Châu Đốc để thuê thuyền. Giá thuê thuyền tại mỗi điểm sẽ có nhiều mức khác nhau, tùy theo chuyến đi của bạn đến những điểm nào và đi bao nhiều người. Tuy nhiên một điều mà bạn có thể an tâm là giá tương đối rẻ và hợp lý. Bên cạnh việc thuê thuyền tại bến thuyền, nếu bạn muốn nhanh và không lo bị chặt chém giá cả. Bạn có thể nhờ nhân viên lễ tân tại khách sạn thuê dùm hoặc mua tour du lịch An Giang trọn gói để chuyến đi được thoải mái mà không lo điều gì. Đến đây bạn sẽ được hòa mình vào không gian của những ngôi nhà nổi đang đung đưa theo dòng thượng nguồn Châu thổ của Cửu Long và hai nhánh sông Tiền sông Hậu. Kiến trúc của những “ngôi nhà” ở làng nổi cũng rất độc đáo. Những ngôi nhà gỗ được sơn nhạt, trần lợp simili hoa văn với đầy đủ tiện nghi, có đáy sâu 5m được cấu tạo bằng gỗ sao, chung quanh bọc lưới inox để nuôi cá ba sa và một số loại cá khác. Phương tiện chính đi lại của người dân là bằng ghe, thuyền. Bạn sẽ được người dân giới thiệu về quy trình nuôi cá trên sông, kể những câu chuyện thăng trầm và lí do vì sao họ bám trụ với nghề đến bay giờ. Tự mình trải nghiệm cho cá ăn, mồi được thả xuống bè, cả một đàn cá phóng lên tranh giành thức ăn trông thật hào hứng, hàng ngàn con cá ba sa đồng cỡ hạng, khoẻ mạnh, quẫy nước tranh ăn làm văng lên tung toé ướt sũng cả mặt sàn. Ngoài những trải nghiệm và tìm hiểu thức tế về nghề nuôi cá bằng bè nổi trên sông. Tại đây bạn còn được hòa mình vào cuộc sống văn hóa miền sông nước đã nổi tiếng bao đời nay. Một cuộc sống không chỉ ăn, chở ở, trên sông mà còn là nơi sinh hoạt đa điều liên quan đến cuộc sống cư trú và sinh tồn. Đây chính là điều làm nên tính đặc sắc có một không hai của người dân miền Tây Nam Bộ. Ngồi trên bè, ngắm những khóm lục bình trôi, cảm nhận luồng gió mang hơi nước mát lạnh từ ngoài sông thổi vào xua tan những căng thẳng mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày. Khung cảnh trên dòng sông bình lặng và thơ mộng hơn khi trời vừa sẫm tối. Lúc này các hoạt động buôn bán trên làng bè không còn rộn ràng, những gia đình quây quần bên nhau sau một ngày lao động hăng say. Làng bè nổi trên sông Bassac bắt đầu lên đèn. Ánh sáng từ các nhà bè phản chiếu xuống nước trông giống như thành phố về đêm nổi trên sông, khung cảnh thật lung linh huyền ảo. Nếu đến với Châu Đốc mà không một lần đến với làng nổi thì quả là một điều thiếu sót. Bạn có thể kết hợp tham quan Chợ nổi, làng Chăm Châu Phong và làng Chăm Châu Giang gần đó. Hai làng Chăm hồi giáo nổi tiếng tại An Giang khi sở hữu cho mình nhiều nét văn hóa giao hòa đặc biệt. Tại đây, bạn sẽ được tìm hiểu cuộc sống trong phong tục, tập quán của người Chăm theo đạo hồi. Cùng với đó là tham quan, tìm hiểu thánh đường hồi giáo … và nghề dệt thổ truyền thống đã lưu truyền bao đời nay.

Tháng 11 đến tháng 4

Núi Cô Tô

Huyện Tri Tôn, An Giang với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hoang sơ cùng những di tích văn hóa, lịch sử cách mạng hào hùng đã thu hút rất nhiều du khách đến đây khám phá, tìm cho mình phút giây thư giãn và lưu lại những bức ảnh ấn tượng. Du lịch An Giang, nếu bạn muốn tìm một nơi để cắm trại qua đêm trên núi ở Tri Tôn thì Cô Tô là một lựa chọn tuyệt vời. Núi Cô Tô là một nơi ngắm hoàng hôn lý tưởng, từ đây bạn có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh huyện Tri Tôn hay một vùng đất giáp biên giới Campuchia của An Giang, với nhiều núi đồi, đồng lúa cũng như những mảnh ruộng của người Khmer sinh sống tại đây. Núi Cô Tô gọi tắt là núi Tô, còn có tên gọi khác là Phụng Hoàng sơn, tên Khmer là Phnom-Ktô, nằm trong dãy Thất Sơn, thuộc xã Cô Tô, Huyện Tri Tôn (An Giang). Núi Cô Tô có chiều cao 614m, dài 5.800m và rộng 3.700m, nơi đây được tạo hóa ban tặng hàng trăm hệ thống hang động ngầm rộng lớn và vững chắc, đây cũng chính là điểm thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan mỗi năm. Đến với Cô Tô, du khách sẽ được lắng nghe câu truyện truyền thuyết lý thú được người dân lưu truyền hàng trăm năm qua, rằng các nàng tiên nữ thường hạ phàm xuống vùng núi Thất Sơn những đêm trăng sáng để dạo chơi và vui đùa. Một hôm các nàng chơi trò ném đá và sáng hôm sau nơi ấy xuất hiện một ngọn núi nhỏ, đá chồng chất lên nhau với muôn hình thù hấp dẫn, đó chính là Cô Tô ngày nay. Một giả định khác không gắn với truyền thuyết là do núi có hình dáng giống như cái tô lật úp, nên gọi là núi Tô. Nằm giữa những cánh đồng bao la, bát ngát, ngọn núi Cô Tô khoác trên mình vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ say đắm lòng người. Những ngôi nhà được xây dựng trên các vách đá dựng đứng, từng rặng cây đung đưa theo gió như cơn sóng biển đang gợn từng cơn, đem lại khí hậu mát mẻ quanh năm. Khi đặt chân đến nơi bạn còn không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh bao la rộng lớn và núi non hùng vĩ trước mặt. Núi Cô Tô không có một địa chỉ chính xác trên bản đồ như những chung cư hay hàng quán. Tuy nhiên, bạn đừng lo rằng không tìm được, xét về kích cỡ khổng lồ của chúng thì nhìn từ xa thôi cũng đủ để thấy rồi. Để dễ dàng hơn, bắt đầu từ hướng Long Xuyên khách có thể đi theo đường tỉnh lộ 943 xuôi về thị trấn Núi Sập. Từ đây hỏi đường đến núi Cô Tô sẽ rất dễ dàng. Hoặc bạn cũng có thể đi con đường khác. Rất nhiều hướng đều dẫn tới núi, tuy nhiên với tỉnh lộ 943 thì khách sẽ được tận hưởng nhiều trải nghiệm thú vị hơn. Có nhiều cách để bạn leo tới đỉnh núi, bằng cách đi bộ leo núi, xe ôm, hay xe máy tự túc. Đội xe ôm tự quản của núi Cô Tô có bảng giá niêm yết rõ ràng trong đó mức tiền được tính theo điểm đến cao dần theo độ cao của núi. Nếu bạn chọn phương thức là xe máy thì chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ bạn sẽ đi hết tất cả các điểm lễ bái và ngắm cảnh. Đối với những ai yêu thích khám phá và thử thách có thể đi bộ men theo những bậc thang, ngôi chùa, các bụi cây và những hàng cây cổ thụ, vừa đi vừa cảm thụ khí trời thiên nhiên. Leo núi Cô Tô đơn giản không phải đi qua nhiều địa hình với lối mòn hóc hiểm. Đi bộ, bạn phải mất trọn vẹn 1 ngày mới có thể thăm được núi Cô Tô, chiều lên đi nhanh cũng phải gần hai tiếng, còn đi chậm phải mất đến 3 tiếng. Bạn cần chuẩn bị đôi giày leo núi chuyên dụng. Ở khu vực “Sân Tiên” gần điện Năm Căn có biểu tượng chữ “TRI TÔN” tuyệt đẹp, trở thành điểm check-in gây sốt trong suốt thời gian qua. Được các bạn trẻ ví là “cánh cửa thiên đường”. Mỗi chữ cái cao 7m, nằm trên bệ đỡ cao từ 1,5 – 2m, có lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời, hàng rào xung quanh để bảo vệ du khách. Nhìn từ chân núi Cô Tô, có thể thấy và chụp hình rõ chữ “TRI TÔN”, xem như lời chào mời của huyện đối với du khách. Còn từ vị trí chữ “TRI TÔN” trên núi, có thể quan sát được toàn cảnh đẹp bên dưới, những cánh đồng lúa vàng, làng xóm và cảnh sông nước hữu tình, bạn sẽ có cảm giác như đang ôm trọn cả thế giới vào lòng mình. Sân Tiên là nơi còn lưu giữ dấu chân khổng lồ in hằn trên đá. Núi Cô Tô có một dấu chân của bàn chân phải, còn núi Cấm còn lưu giữ dấu chân của bàn chân trái. Để nhìn thấy được dấu chân này bạn đi qua ban thờ trên Sân Tiên ra phía mép đá ngoài cùng. Ở sát mép đá có những bậc xuống nhỏ được tạc sẵn. Cô Tô được nhiều du khách chọn là nơi hành hương bởi trên núi có rất nhiều ngôi chùa và miếu thờ, du khách sẽ được phục vụ ăn uống, ngủ nghỉ và tìm hiểu về đời sống chay tịnh nơi đây. Từ điện Năm Căn đi lên khoảng trên trăm bậc đá sẽ gặp miếu Bà Cố rồi tiếp đến Vồ Hội người dân gọi là Dồ Hội. Dồ Hội Lớn và Dồ Hội Nhỏ là hai tảng đá cực lớn của núi Cô Tô mà từ dưới chân núi trên đường đi vào hồ Soài So bạn đã nhìn thấy nó. Để ra sân đá đó, bạn sẽ phải đi qua một ngôi nhà được làm ở phía trước. Dồ Hội là nơi thờ Phật và những vong linh đã mất. Vì vậy trên những bệ đá có hình kim tự tháp nổi bật giữa trời đất bạn sẽ nhìn thấy những câu thư pháp ngắn gọn để tưởng nhớ những người đã đi qua thế giới này về với thế giới khác. Dồ Hội có tầm nhìn cực rộng và thoáng, toàn bộ cánh đồng Tà Pạ sẽ trải ra trước mắt bạn với những tán cây rất đặc trưng khắp mọi nơi tạo thành một nét riêng biệt khác hoàn toàn với những vùng lúa khác của Việt Nam. Từ đây, bạn cũng nhìn thấy núi Cấm và cả núi Tà Pạ đối diện kế bên. Nếu ngắm hoàng hôn thì đến Vồ Hội lớn, ngắm bình minh thì đến Vồ Hội nhỏ, hai nơi cách nhau tầm 50 mét thôi. Vồ Hội lớn là nơi hành hương, cúng bái nên ít góc chụp ảnh hơn. Còn Vồ Hội nhỏ vắng vẻ hơn, bạn tha hồ chụp ảnh. Nếu muốn tìm một nơi để cắm trại qua đêm trên núi ở Tri Tôn thì Cô Tô là một lựa chọn tuyệt vời. Buổi sáng, bạn có thể dậy sớm ngắm bình minh và cảnh vật xung quanh. Buổi tối, từ đỉnh núi Tô, bạn sẽ quan sát được toàn bộ Tri Tôn nhỏ bé ở dưới, với những ánh sáng lập lòe hòa vào những làn sương nhẹ rất tuyệt. Ghé thăm núi Cô Tô bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên và thanh thản trong tâm hồn. Xuống đến chân núi, bạn hãy ngồi thư giãn bên hồ Soài So thơ mộng, đây là một hồ nước ngọt nhân tạo do người ta đắp đập chận dòng chảy của suối Vàng, suối Bạc, phục vụ tưới tiêu cho hàng ngàn héc ta đất quanh khu vực núi Cô Tô trong mùa khô hạn. Hồ Soài So cũng là một thắng cảnh nổi tiếng của vùng Bảy Núi bởi yếu tố “sơn” và “thủy” tạo nên “non nước Cô Tô” hữu tình làm say lòng bao lữ khách.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Chợ Tịnh Biên

Chợ Tịnh Biên là khu chợ nằm tiếp giáp giữa Việt Nam và Campuchia. Chợ không chỉ là nơi mua sắm quen thuộc của người dân địa phương mà còn là điểm dừng chân lý tưởng của rất nhiều khách du lịch An Giang. Do, hàng hóa dồi dào, vừa có sản phẩm nội địa, vừa có hàng tiêu dùng đến từ Campuchia, Thái Lan… giá cả lại rất bình dân. Đặc biệt, tiểu thương ở đây niềm nở, vui vẻ nên việc mua sắm rất thoải mái luôn tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách. Muốn đi chợ Tinh Biên, nếu xuất phát từ thành phố Long Xuyên, du khách có thể đi theo Quốc lộ 91, chạy khoảng 60km sẽ đến thành phố Châu Đốc. Tiếp tục xuất phát từ Châu Đốc, du khách chạy thêm 30 phút nữa thì đến thị trấn Nhà Bàng. Sau đó, du khách rẽ về đường Xuân Tô khoảng 10km sẽ đến chợ Tịnh Biên. Toàn khu chợ bao gồm các sạp bán liền kề nhau bày bán đa dạng các mặt hàng nội địa và ngoại nhập với mức giá tương đối rẻ như khăn, chăn mền, áo quần, mỹ phẩm,… Các loại đồng hồ cao cấp ngoại nhập, đa dạng kiểu dáng cũng được bày bán rất nhiều. Nổi bật ở khu thực phẩm là các loại khô mắm thơm ngon, đẹp mắt được rất nhiều các du khách mê mẩn như mắm cá linh, khô cá tra phồng, khô cá sửu, mắm thái, mắm sặc, mắm trê, mắm lóc,…tất cả đều có hương vị đặc trưng hấp dẫn với giá chỉ vài chục ngàn đồng. Chợ Tịnh Biên luôn tấp nập người mua kẻ bán vì nơi đây được xem là chợ đầu mối lớn cho toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với nguồn hàng dồi dào, đa dạng và giá rẻ. Nhưng đông nhất là vào dịp lễ hội Bà Chúa Xứ, cảnh tượng khu chợ trở nên kín người, mọi người phải chen lấn mới vào được bên trong mua hàng. Một đặc điểm cũng không kém phần thu hút tại Tịnh Biên là khu chợ duy nhất tại miền Tây chuyên bán các loại côn trùng, bao gồm cả các loài cực độc, rất nhiều các khách hàng săn mồi đã tìm đến đây để mua hàng. Các loại côn trùng được bày bán rất phổ biến và bắt khách như mối chúa, tắc kè, bọ cạp, rết, rắn mối, bìm bịp, nhện,… Đặc biệt thỉnh thoảng có nhiều loại rắn độc khá hiếm như rắn hổ, rắn đuôi chuông,… Côn trùng ở đây được bán dưới nhiều hình thức: tươi sống, ngâm rượu, chế biến thành món ăn như chiên giòn hay nướng muối ớt…khiến chợ biên giới Tịnh Biên trở thành khu chợ côn trùng nổi tiếng nhất cả nước. Sau khi mua sắm thả ga, ngay trong khu chợ du khách có thể ghé chân vào các hàng đồ ăn vặt, hàng nước, hàng chè để thưởng thức các món ăn đặc sắc và đậm đà như bún mắm, bún khô, bún riêu, bánh bò thốt nốt, bánh da lợn, bánh bao,…chè, đặc biệt là đừng quên uống 1 ly nước thốt nốt tươi ngon mát lạnh. Đừng quên mua các đặc sản An Giang về làm quà như mắm, đường thốt nốt, quả mây gai, me thái… Đến với Tịnh Biên, ngoài việc sở hữu những món hàng phong phú, chất lượng và những thực phẩm độc đáo, bạn còn có cơ hôi hiểu thêm về cuộc sống và sinh hoạt của người dân vùng biên giới. Chợ Tịnh Biên không những là địa chỉ mua sắm của du khách khi đến với An Giang, mà còn là nơi để trao đổi hàng hóa của người dân giữa 2 nước, góp phần thắt chặt tình hữu nghị, thúc đẩy phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Campuchia.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Búng Bình Thiên

Du khách có thể tới với Búng vào bất cứ thời điểm trong năm, tuy nhiên theo kinh nghiệm của những người đi rồi cho biết du lịch vào mùa nước nổi là đẹp nhất(từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch). Vào mùa nước nổi, Búng Bình Thiên như khoác lên mình một chiếc áo mới đầy sức sống. Lý do là diện tích mặt nước của hồ sẽ tăng gấp nhiều lần so với các tháng khác trong năm. Bạn sẽ có giác mặt hồ như rộng hơn và có thể thoải mái khám phá hệ động thực vật dưới nước. Do đây là hồ nước cho nên phương tiện chủ yếu để tham quan đó là đi bằng thuyền. Thông thường, mỗi thuyền sẽ chở khoảng 4-10 du khách đi tham quan với mức giá giao động từ 150.000 – 300.000 VND một người. Theo như những người chèo thuyền cho biết, do búng có độ dài khoảng 500m cho nên đi một vòng sẽ mất một khoảng thời gian là 40 phút. Đến với Búng Bình Thiên, du khách sẽ được trải nghiệm những cảm giác mới lạ khi đên trên lòng búng bình yên, khám phá nhà bè, lồng nuôi cá và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên xanh mát. Đặc biệt, tại một góc khuất của búng thì du khách sẽ được ngắm nhìn những bông hoa sen hồng tươi đang đua nhau khoe sắc. Các đó không xa, xuôi theo dòng nước sẽ đưa du khách tới với khoảng trời vàng rực của loài hoa nhút. Màu vàng của hoa hòa quyện cùng với màu đỏ của phù sa, xanh của hàng cây ven bờ khiến bạn nghĩ tới câu “Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Bên cạnh hoạt động ngắm cảnh và chụp ảnh ra thì du khách còn được giăng lưới bắt cá linh, hái bông điên điển,… Trong đó, hoạt động tìm hiểu về cuộc sống của người Chăm sinh sống quanh búng lại được rất nhiều người tham gia. Với những nét sinh hoạt văn hóa rất riêng và đặc sắc của người Chăm sẽ mang đến cho chuyến đi nhiều trải nghiệm về mảnh đất An Giang. Vào dịp lễ 2 tháng 9 hàng năm, du khách tới Búng Bình Thiên sẽ được tham dự vào lễ hội Liên hoan Văn hóa mùa nước nổi. Ban ngày thì diễn ra rất nhiều trò chơi như đua thuyền, bơi lội, chống xuồng đua, nơm cá,… Về đêm, ở trên mặt hồ sẽ diễn ra hoạt động văn nghệ tại một sân khấu nổi mang đậm chất dân gian. Không chỉ thu hút du khách bằng nét vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của một vùng quê yên tĩnh, Búng Bình Thiên còn níu giữ thực khách ở lại bằng những món ăn dân dã. Một trong những đặc sản tại Búng Bình Thiên mà bạn nên thưởng thức khi tới đây đó là món cá đồng. Còn nếu như bạn đang chỗ người Chăm thì cà ri và lạp xưởng bò là ngon nhất. Ngoài ra vào mùa nước nổi, du khách còn được thưởng thức các món ăn khác như bông súng bóp gỏi, chuột đồng chiên sả ớt, cá linh non kho tiêu, lẩu cá linh bông điên điển, lẩu mắm bông điên điển, gỏi hoa súng, chả cá linh,…

Từ tháng 1 đến tháng 12

Rừng Tràm Trà Sư

Mùa nước nổi, từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, được coi là thời điểm đẹp nhất để trải nghiệm vẻ đẹp rừng tràm. Nước đổ về khiến rừng cây xanh tốt, kết hợp cùng những lớp bèo phủ xanh mặt nước, tạo nên khung cảnh đẹp. Mùa nước nổi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài cá tôm và là điểm đến hấp dẫn cho nhiều loài chim. Hãy dành một ngày ở rừng tràm Trà Sư để tận hưởng hết các không gian trong rừng, ăn bữa trưa với các món đặc sản miền Tây. Để thuận tiện di chuyển, du khách nên nghỉ đêm ở thành phố Châu Đốc, khởi hành đi rừng tràm vào buổi sáng, ở lại đến chiều. Rừng tràm Trà Sư nằm cách thành phố Châu Đốc khoảng 30 km, thời gian di chuyển 30 đến 40 phút bằng ôtô hoặc xe máy, đường đi thuận tiện. Thời điểm tốt nhất trong ngày để khám phá rừng tràm là vào sáng sớm hoặc hoàng hôn. Khoảng 15-17h, các loại chim, cò tụ tập về rừng nhiều, tạo nên cảnh thiên nhiên đẹp. Vé tham quan bao gồm toàn bộ khu rừng tràm và thưởng ngoạn cầu tre dài nhất Việt Nam: 100.000 đồng một người. Đây là vé bắt buộc vào rừng, miễn phí với trẻ em dưới 1m3 và người trên 70 tuổi. Vé dịch vụ tàu (xuồng máy): 50.000 đồng một người Vé dịch vụ xuồng chèo (3-4 người một xuồng): 50.000 đồng một người Các tour và nhóm đối tác sẽ có mức giá ưu đãi riêng, liên hệ trước với khu du lịch. Cầu tre xuyên rừng tràm Trà Sư được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận dài nhất Việt Nam, với tổng chiều dài 10 km và kinh phí xây dựng trên 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, cầu mới hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào hoạt động đầu năm 2020 với chiều dài gần 4 km. Đoạn cầu đã khánh thành sử dụng trên 500.000 cây tre các loại và kinh phí xây dựng hơn 5 tỷ đồng. Giai đoạn 2 với chiều dài khoảng 6 km đang được triển khai xây dựng. Dọc tuyến cầu tre được chia thành 5 nhánh có thiết kế chòi nghỉ tại mỗi nhánh. Càng đi vào sâu, khung cảnh hai bên cầu càng đẹp, không gian yên tĩnh và mát mẻ. Cầu dẫn vào bến xuồng máy, nơi du khách có thể lên xuống để thay đổi lộ trình. Ngoài ra, bạn có thể Tham quan rừng bằng thuyền máy hoặc xuồng. Từ bến, du khách có thể lựa chọn xuồng máy (tắc ráng) hay thuyền ba lá. Thuyền máy sẽ đi tốc độ cao, xa hơn. Du khách sẽ trải qua một cuộc hành trình vượt qua những con rạch, chạy thẳng vào lòng rừng tràm. Dọc đường đi, có thể quan sát người dân địa phương thu hoạch mật ong hoa tràm từ các thùng nuôi được đặt trong rừng. Đây là một cơ hội để thư giãn, tận hưởng cảnh đẹp, và cuộc sống của người dân nơi đây. Tham quan rừng tràm bằng thuyền máy hay xuồng ba lá cũng đều là cơ hội cho du khách chụp được những bức ảnh đẹp giữa không gian xanh, bèo phủ kín mặt nước. Nếu may mắn đi vào ngày có nắng, những tia nắng xuyên qua tán cây chiếu xuống sẽ khiến không gian huyền ảo. Nếu muốn quan sát bao quát hơn về rừng tràm, du khách nên ghé lầu vọng cảnh và sử dụng kính viễn vọng. Với tầm nhìn 25 km, du khách có thể ngắm toàn bộ rừng tràm, những chú chim đang bay lượn, hay làm tổ trên các tán cây. Từ đây, cũng có thể nhìn được ngôi làng của người Khmer sinh sống cách đó vài km. Ngay gần lối vào, từ bên khu vực phòng vé chính, cách một con kênh Trà Sư, du khách có thể nhìn thấy những ngôi nhà của chim bồ câu. Nơi đây có khoảng 400 con chim được nuôi thả trong rừng nên được gọi là "Thành phố Bồ Câu". Khung cảnh sân chim khá lãng mạn, du khách có thể chụp ảnh check in, chụp ảnh cưới, cho chim ăn và nhiều hoạt động khác. Lưu ý khi đến Rừng Tràm Trà Sư, đầu tiên Mùa nước nổi cũng là mùa mưa, nên du khách lưu ý mang theo áo mưa hay ô đề phòng những cơn mưa bất chợt. Thứ hai, Sử dụng kem chống nắng, các sản phẩm chống côn trùng, nước uống, đồ ăn nhẹ khi đi vào rừng. Cuối cùng, Tuân thủ theo quy định để đảm bảo an toàn khi đi xuồng tham quan.

Từ tháng 9 đến tháng 11

Cù Lao Giêng

1. Đôi nét về Cù Lao Giêng. Cù lao Giêng có chiều dài khoảng 12km và chiều rộng khoảng 7km. Địa danh này còn có nhiều tên gọi khác nhau như Cù lao Đầu Nước, Dinh Châu hay Diên, Riêng, Den, Ven… Người Khmer thường gọi là Koh Teng. Tên gọi “Cù lao Giêng” mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Có nhiều tài liệu giải thích, dọc sông Cửu Long có nhiều cồn bãi, nhiều cù lao, trong đó cù lao Giêng là nơi được hình thành đầu tiên nên gọi là “giêng” (ý nói đến tháng giêng là tháng đầu tiên của năm). Tuy nhiên, cách lý giải trên chưa được thuyết phục. Theo người dân thì tên gọi “cù lao Giêng” xuất phát từ chữ “Giêng” do chữ “Doanh” (hay “Dinh”, nghĩa là nơi đóng quân) đọc trại (lái) ra. 2. Đường đi Cù Lao Giêng. Cù Lao Giêng cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 25 km, cách TP Châu Đốc khoảng 60km. Muốn đến đây, từ Long Xuyên đi phà An Hoà để qua Chợ Mới. Đi thẳng đến cuối đường quẹo trái, đi thẳng tới hướng cầu Mỹ Luông – Tấn Mỹ. 3. Các điểm thăm quan ở Cù Lao Giêng. Nằm biệt lập giữa bốn bề sông nước, du khách không khỏi ngạc nhiên và đầy thú vị bởi vùng đất nhỏ bé này ẩn chứa cả một quần thể di tích nhiều tôn giáo khác nhau. Du lịch Cù Lao Giêng, bạn còn được hòa mình vào không khí trong lành, tươi mát của “vương quốc xoài”, thưởng thức các món ăn vùng sông nước Miền Tây…Xin giới thiệu đến du khách các điểm tham quan không thể bỏ qua tại Cù Lao Giêng: - Nhà thời Cù Lao Giêng; - Tu viện Chúa Quan Phòng; - Tu viện Phanxico; - Nhà thờ Rạch Sâu; - Chùa Bà Lê (Phước Hội Tự); - Thành Hoa Tự (còn gọi là chùa Ông Đạo Nằm); - Chùa Bà Vú; - Chùa Phước Thành; - Di tích Cột Dây Thép; - Lăng Ba Quan Thượng Đẳng; - Phủ thờ Nguyễn Tộc; 4. Khách sạn, homestay Cù Lao Giêng Chợ Mới. Đến Cù Lao Giêng bạn nên ở lại để cảm nhận cuộc sống bình dị thường ngày của người dân xứ cù lao. Bạn có thể nghỉ lại tại các nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn…trên địa bàn. Đặc biệt có các cơ sở dịch vụ có đủ điều kiện tiếp khách quốc tế như: Happy homestay An Giang ở xã Bình Phước Xuân, khách sạn 1 sao Thanh Bình (thị trấn Mỹ Luông) và khách sạn Lê Ngọc (xã Tấn Mỹ), Út Hùm Homestay… Với loại hình homestay du khách sẽ được cùng gia chủ trải nghiệm câu cá, gói bánh tét, làm đậu hủ, làm nhang… thực sự thú vị. 5. Đặc sản Cù Lao Giêng Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn dân dã miệt vườn, trong đó có món cá bông lau, xôi phồng, dưa xoài, dưa cóc, rượu chanh chuối… Món ngon nổi tiếng nhất phải kể đến đó là dưa xoài. Xoài non chừng bằng ngón chân cái, gọt vỏ, xẻ đôi, hoặc xẻ tư, bỏ hột rồi cho vô nước ngâm. Sau đó, người ta rửa sạch, ngâm muối rồi đem xả một lần nữa khi ướp nước đường thắng cùng ớt đâm. Sau đó cho xoài đã ướp gia vị vào bọc ni lông, cột chặt miệng, đặt trong thùng xốp, dằn nước đá. Để có những miếng dưa xoài ngon là bí quyết ướp gia vị đúng liều lượng nhưng không sử dụng phèn chua hoặc hàn the để tạo độ giòn. Bốc miếng dưa có màu vàng nghệ đưa lên miệng cắn, dưa giòn trong răng nghe thấy “đã”, nhai nhẹ: vị mặn ngọt chua cay của nó thấm nhanh trong miệng. Muốn mặn, ngọt và cay “nặng” hơn thì chấm dưa vào dĩa muối ớt. Ngoài ra bạn đừng quên mua dưa xoài hay xoài tươi về làm quà cho người thân và bạn bè. Hiện trên địa bàn có 500 ha xoài sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Bạn có thể mua sắm tại các cửa hàng trái cây ở chợ Tấn Mỹ, các vườn xoài, cơ sở sản xuất dưa xoài Hương Giang, dưa xoài Trường Giang… Đứng trên cầu Mỹ Luông – Tấn Mỹ nhìn bao quát dãy đất cù lao xanh mượt trong làn gió sông Tiền đang ầm ập tràn về quả là điều thú vị và nghe lòng thư thái, lãng mạn vô ngần. Xa xa tiếng chuông ngân trong trẻo với bao thanh âm huyền bí từ các nhà thờ làm du khách phải xao lòng. Cù lao Giêng xứng đáng là một đồng bằng sông Cửu Long thu nhỏ, đại diện cho nền văn minh sông nước miệt vườn. Nguồn: thamhiemmekong.com

Từ tháng 9 đến tháng 11

Khu Du Lịch Núi Cấm

Núi Cấm nằm trong vùng Thất Sơn An Giang và là ngọn núi cao nhất miền Tây Nam Bộ với độ cao 716m. Ngoài ra, núi Cấm còn được mệnh danh là nóc nhà của Đồng bằng sông Cửu Long. Đến đây, các bạn sẽ được tham quan và chiêm bái những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Chùa Vạn Linh, Hồ Thủy Liêm… Ngoài ra, bạn sẽ có được những cung bậc cảm xúc khác nhau khi khám phá những địa điểm thú vị có có trong Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm này.Thời gian đẹp nhất để đến Khu du lịch Núi Cấm An Giang là mùa xuân. Khi mà cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa nở khắp nơi làm cho khung cảnh núi Cấm An Giang tràn ngập màu sắc tươi mới. Tiết trời mùa xuân cũng là lúc mà khí hậu tại Thiên Cấm Sơn dễ chịu nhất. Buổi sáng, sương sẽ giăng đầy mọi nẻo đường trên núi và sẽ tan khi nắng lên, thời tiết cũng nhờ vậy mà ấm lên. Đến chiều tối, khi ngước lên bầu trời bạn sẽ thấy mây trôi bềnh bồng và thời tiết se lạnh mang đến cảm giác như đang lạc vào tiên cảnh.Chùa Vạn Linh còn có tên gọi khác là chùa Lá bởi ban đầu chùa được dựng lên chỉ là một ngôi tự bằng tranh đơn sơ do hòa thượng khai sơn Thích Thiện Quang xây dựng năm 1927. Đến năm 1995, chùa được thiết kế lại và xây mới theo lối kiến trúc cổ truyền phương Đông với 3 ngọn tháp sừng sững uy nghi được đặt tại 3 vị trí khác nhau trước tiền đường. Tháp chuông 9 tầng là nơi đặt Đại Hồng Chung khổng lồ nặng 1,2 tấn vô cùng nổi bật, tháp Quan Âm 9 tầng cao hơn 35 mét và tháp tưởng nhớ Hòa thượng khai sơn Thích Thiện Quang có 3 tầng. Cả ba ngọn tháp đều là những điểm thu hút mọi người đến thăm viếng, bái lạy, cầu khấn. Đây cũng là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng bậc nhất tại Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm An Giang.Tiếp đến, chúng ta sẽ lại đến với một kiến trúc Phật giáo khác tại Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm An Giang đó là chùa Phật Lớn. Chùa Phật Lớn hay còn gọi là Thiền viện chùa Phật Lớn được khởi công xây dựng năm 1912. Nếu Khu du lịch Cáp treo Núi Sam nổi tiếng với tượng Phật ngọc thì tại đây có bức tượng Phật Di Lặc khổng lồ có thể được nhìn thấy từ tít phía xa. Tượng cao 33,6 mét và được sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là tượng Phật Di Lặc lớn nhất.Sau khi chiêm bái hai địa điểm trên, các bạn có thể đến nghỉ chân tại hồ Thủy Liêm. Hồ Thủy Liêm sở hữu vị trí đắc địa ngay tại trung tâm núi Cấm An Giang. Chỉ cần phóng tầm mắt ra xa, bạn có thể nhìn thấy cảnh quan hữu tình của núi non và sự thơ mộng, lãng mạn của hồ nước trong vắt, xanh như ngọc. Với diện tích hơn 60.000 mét vuông và sức chứa lên đến 300.000 mét khối nước, quả không ngoa khi nói rằng đây là một hồ nước kỳ vĩ. Bao quanh hồ Thủy Liêm là hoa cỏ đầy màu sắc và những cây cầu kiểu cách được sắp xếp đầy nghệ thuật tạo nên một phong cảnh mỹ lệ khó mà miêu tả được bằng lời. Cùng với hệ thống quán cà phê xung quanh, nơi đây quả là vị trí thư giãn lý tưởng sau khi tham quan nhiều cảnh quan hùng vĩ khác. Đến với hồ Thủy Liêm, bạn sẽ có cơ hội trò chuyện, tiếp xúc với người dân bản địa. Họ sẽ kể bạn nghe về các đạo sĩ ẩn cư nơi núi Cấm An Giang ngày nào và những giai thoại ly kỳ của vùng đất đã góp phần tạo nên Thất Sơn huyền bí.Lên cao hơn nữa, chúng ta sẽ đến với Vồ Bồ Hong. Vồ Bồ Hong ngày nay thường được nhắc đến bằng cái tên Điện Bồ Hong là nơi cao nhất trên đỉnh núi Cấm nói riêng và cả dãy Thất Sơn nói chung. Lên đến đỉnh Bồ Hong, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác như bắt được mây, chiêm ngưỡng toàn cảnh vùng núi Cấm Tịnh biên An Giang với những cánh đồng lúa trải dài như vô tận đến tận vùng biển Hà Tiên và biên giới Tây Nam. Điện Bồ Hong có thờ tượng Ngọc Hoàng cũng vì thế mà hàng năm có vô số tín đồ đến đây để tham quan, chiêm bái. Về tên gọi Vồ Bồ Hong, tương truyền ngày xưa đây là nơi cư trú của một loại côn trùng tên bồ hong nên mới được gọi như vậy.Sau những vị trí mang tính tôn giáo trang nghiêm, núi Cấm Tịnh biên An Giang còn có một khu vui chơi dành cho những bạn thích vận động vui đùa - Công viên nước Thanh Long. Nằm tựa mình vào núi Cấm Tịnh biên An Giang hùng vĩ, công viên nước Thanh Long hội tụ nhiều yếu tố chủ chốt để tạo nên một trải nghiệm tuyệt vời: khí hậu mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, hệ thống thác nước nhân tạo hoành tráng và cuối cùng là vô số những trò chơi mạo hiểm đang chờ bạn khám phá.

Từ tháng 11 đến tháng 04

Thánh Đường Masjid Al-Ehsan

Thánh Đường Masjid Al Ehsan là một trong những địa điểm du lịch văn hóa và tâm linh nổi tiếng ở tỉnh An Giang. Khám phá thánh đường, du khách sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời với lối kiến trúc tuyệt đẹp và nét văn hóa người Chăm độc đáo.Khi đến An Giang, du khách có thể bắt gặp dễ dàng những tòa nhà có lối kiến trúc độc đáo, tương tự như trong xứ “Nghìn lẻ một đêm". Những tòa nhà này đều toát lên vẻ đẹp huyền bí và uy nghiêm. Thánh đường Masjid Al Ehsan được xem là một trong những tòa nhà có quy mô và kiến trúc đẹp nhất ở đây.Năm 1937, thánh đường hồi giáo Masjid Al Ehsan được bắt đầu khởi công xây dựng. Sau khi tồn tại mấy chục năm, đến năm 1992, thánh đường được trùng tu lại và có hiện trạng như ngày nay. Thánh đường thường được cộng đồng người chăm ở tỉnh An Giang thường xuyên lui tới để cầu nguyện, mong cuộc sống luôn bình an và hạnh phúc. Nơi đây cũng là địa điểm thường xuyên tổ chức các bữa tiệc ăn uống vào những ngày lễ lớn của đạo Hồi. Ngoài ra, thánh đường còn được coi như là một trung tâm giáo dục đặc biệt và là địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang, thu hút du khách gần xa đến tham quan.Hiện tại, thánh đường hồi giáo Masjid Al Ehsan có 1 tầng trệt và 1 tầng lửng. Nhìn từ xa, thánh đường cực kỳ nổi bật với tông màu trắng tinh khôi chủ đạo. Xen kẽ là những hoa văn và đường viên được phủ một màu xanh lục. Thánh đường Masjid Al Ehsan sở hữu lối kiến trúc rất giống với những thánh đường hồi giáo ở khu vực Trung Đông và ở Dubai. Thành đường có hình dáng như một củ hành với phần dưới rộng và phần mái được bo tròn, có phần chóp đỉnh. Phía phần chóp đỉnh của thành đường có biểu tượng vầng trang khuyết và biểu tượng ngôi sao – những biểu tượng đặc trưng của những thánh đường Hồi giáo.Khi vừa mới đến thánh đường, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những người Chăm rất đặc biệt. Những người Chăm ở đây mặc trang phục truyền thống của họ với quần rộng, đội mũ và phụ nữ thì thường bịt khăn quanh mặt. Những hình ảnh này khiến cho bạn cảm tưởng như đang bước vào một thế giới khác, vô cùng mới lạ và thú vị. Thánh đường Masjid Al Ehsan có một hành lang rộng rãi. Phía bên ngoài có một khu nghĩa trang, là nơi an táng của những người theo đạo Hồi ở đây. Phía bên trong thánh đường được trang trí bởi những chùm đèn lộng lẫy, những hoa văn và các cột đá tinh xảo. Các chi tiết trang trí được sắp xếp, tạo nên một không gian nghệ thuật vô cùng đẹp mắt và huyền bí.Sau khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, cổ kính của thánh đường, bạn có thể đến làng Chăm ở gần đó để tiếp tục tham quan. Đây là một trong những ngôi làng người chăm tiêu biểu nhất ở tỉnh An Giang. Người chăm ở đây vẫn giữ được các nét truyền thống như ở nhà sàn, dệt thổ cẩm và theo tín ngưỡng Hồi giáo.Thánh đường Masjid Al Ehsan là địa điểm dừng chân lý tưởng khi đi du lịch An Giang. Không chỉ được tham quan, khám phá nét văn hóa, kiến trúc của đạo Hồi mà bạn còn có thể bỏ túi những bức hình sống ảo cực chất.

Từ tháng 11 đến tháng 04

Hồ Ô Thum

Hồ Ô Thum là khu du lịch sinh thái nổi tiếng tại An Giang với phong cảnh núi non hùng vĩ, hoang sơ và cảnh quan sơn thủy hữu tình như bức tranh thủy mặc được thiên nhiên khắc họa. Đây là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích đắm mình vào không gian thiên nhiên bình yên, tĩnh lặng và khám phá vẻ đẹp của núi rừng.Hồ Ô Thum nằm trên đoạn đường tỉnh D15 đi vào, gần đồi Tức Dụp, Thốt Nốt Trái Tim. Nhắc đến Hồ Ô Thum, người ta thường nhớ đến phong cảnh thiên nhiên nên thơ, hữu tình và món gà đốt rất nổi tiếng ở nơi đây. Không chỉ vậy, nơi đây còn là điểm du lịch tâm linh của đông đảo mọi người. Bất kỳ ai có tín ngưỡng Phật pháp đều biết đến vùng đất linh thiêng Bảy Núi của tỉnh An Giang. Vùng đất này cũng sở hữu nhiều ngôi chùa độc đáo và đẹp nhất Việt Nam. Hồ Ô Thum được người dân nơi đây phát hiện từ rất lâu và xem đây như một không gian thiên nhiên yên bình, chưa khai phá nhiều. Mặc dù diện tích Hồ Ô Thum không quá rộng lớn nhưng nó lại nằm tựa lưng vào triền núi nên tạo cảm giác rất thơ mộng và yên bình.Quang cảnh xung quanh của Hồ Ô Thum rất yên bình, từng làn sóng nước gợn lăn tăn, gió thổi nhẹ nhàng đưa chút hương cỏ cây quanh quẩn quanh chóp mũi. Mặt nước phẳng lặng hòa cùng với với sắc xanh tươi của núi rừng hùng vĩ đã làm cho Hồ Ô Thum trở nên như một bức tranh thủy mặc vô cùng sinh động và hết sức nên thơ. Do đó, nơi đây đã trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng thu hút rất đông đảo khách du lịch đến tham quan và chiêm ngưỡng không gian. Đặc biệt, bất kỳ du khách nào khi đến với vùng đất này cũng đều có kỉ niệm khó phai với món gà đốt trứ danh của vùng đất An Giang. Ngoài gà đốt lá chúc đặc trưng, nhiều người cũng thích các món ăn được chế từ đường thốt nốt đặc sản ở đây. Dù là món gà đốt đậm đà hương sắc hay vị đường thốt nốt ngọt ngào thì khi kết hợp với non nước thiên nhiên hữu tình ở Hồ Ô Thum cũng đều khiến bao trái tim du khách mê mẩn quên lối về.Theo những kinh nghiệm du lịch Hồ Ô Thum của khách du lịch trong và ngoài tỉnh thì thời gian lý tưởng nhất để đến đây tham quan là vào mùa mưa. Trong khoảng thời gian này, nước ở Hồ Ô Thum An Giang dâng cao lên đến bờ, hai bên vô cùng mênh mông nước và tiết trời An giang lúc này cũng rất trong lành, cực kỳ phù hợp với những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên và chìm đắm trong cảnh sắc nên thơ hữu tình này để xua tan đi mọi căng thẳng mệt nhọc của công việc, cuộc sống.Khi đến tham quan Hồ Ô Thum, bạn có thể dạo chơi theo con đường ven hồ, ngắm nhìn những hàng cây thốt nốt mọc xanh tươi quanh hồ, cảm nhận sự bình yên, tĩnh lặng của không gian núi rừng An Giang. Khi đưa mắt nhìn xung quanh khu vực Hồ Ô Thum, bạn sẽ thấy có rất nhiều cây thốt nốt mọc rải rác quanh hồ. Cây thốt nốt là một biểu tượng gắn liền bao đời của vùng đất An Giang này. Giữa mặt Hồ Ô Thum có một gò đất nhô lên khá cao, nằm tách biệt so với mặt nước như một hòn đảo nho nhỏ nằm giữa mặt hồ bao la. Người dân xung quanh nơi đây đã cùng chung tay góp sức để xây dựng thêm một cây cầu bằng gỗ nối liền giữa hai bên bờ và gò đất, vừa thuận tiện cho việc đi lại vừa tạo nên một dấu ấn đặc biệt tô điểm thêm cảnh sắc của Hồ Ô Thum khiến không gian càng thêm lãng mạn, nên thơ. Đặc biệt, cây cầu gỗ bắc ra giữa sông cũng là điểm nhấn giúp khách du lịch có được những bức hình check-in đầy thơ mộng. Sau một vòng dạo chơi quanh hồ và chiêm ngưỡng cảnh sắc nơi đây thì bạn có thể mua vé trải nghiệm tự chèo thuyền quanh hồ. Ngồi trên con thuyền thôi lản tản giữa biển hồ rộng lớn ấy, lướt nhẹ qua những làn nước xanh, chạm tay vào làn nước mát rượi và chìm đắm trong không gian đầy lãng mạn cùng bầu không khí thoảng hương thơm nhè nhẹ của cỏ cây, tất cả những muộn phiền trong cuộc sống dường như trôi hết đi, chỉ còn lưu giữ ở đây những bình yên và thư thái trong tâm hồn. Còn gì tuyệt hơn nếu bạn đến đây cùng những người mình yêu thương, cùng nhau chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên lắng đọng và tỉ tê cho nhau nghe những điều muộn phiền trong cuộc sống, để gió cuốn đi.

Từ tháng 05 đến tháng 11

Thánh Đường Cù Lao Giêng

Cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang tuy nhỏ nhưng con người thì hiền hòa, chất phác, phóng khoáng. Không chỉ là vùng đất màu mỡ, khí hậu trong lành, cây trái xum xuê và dồi dào sản vật, mà quần thể kiến trúc tôn giáo đồ sộ nơi đây còn là điểm đặc biệt, tạo nên sự khác biệt trên đất cù lao, nhất là thánh đường Cù Lao Giêng.Thánh đường cù lao Giêng hay còn gọi là Thánh đường họ Đầu Nước, là nhà thờ thuộc Giáo phận Long Xuyên, tọa lạc tại ấp Tấn Bình, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới. Theo tư liệu cũ, đây là ngôi thánh đường đầu tiên của xứ Nam kỳ xây dựng trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đến 13 năm.Theo sử cũ, đầu thế kỷ 18, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Thoát, do ban nhiều chỉ dụ gắt gao cấm việc truyền bá đạo Thiên Chúa, nên một số người theo đạo (có cả các Cha cố người Pháp) đã đến cù lao Giêng trốn tránh, rồi lập ra các cơ sở tôn giáo ở đây. Năm 1778, một đoàn lưu dân Thiên Chúa kéo đến ngụ ở cù lao Giêng, mở đất, lập giáo đường. Nếu tính theo dòng chảy của sông Tiền, thì đây là nhà thờ đầu tiên và lớn nhất được xây dựng ở Tây Nam bộ tính từ hạ lưu sông Mê Kông. Cho nên, Họ đạo nơi đây có tên là “Họ đạo Đầu Nước”, cù lao Giêng có thêm tên là “cù lao Đầu Nước”. Nhà thờ Cù lao Giêng là công trình kiến trúc cổ được linh mục Gafignol (thường gọi là cha Nho) cho khởi công xây dựng từ năm Ất Hợi 1875, đời Tự Đức. Việc xây dựng nhà thờ lớn ở một vùng đất cù lao hầu như cách biệt với thế giới bên ngoài lúc bấy giờ vô cùng khó khăn. Phần lớn các nguyên vật liệu phải mang từ bên Pháp qua. Năm Đinh Hợi 1887 đời Đồng Khánh, công trình hoàn thành.Năm 1924, thời cha sở M. Hion, nhà thờ được xây phía sau thêm 1 căn làm phòng thánh. Từ khi xây dựng đến nay, nhà thờ qua nhiều đợt trùng tu vào các năm: 1924, 1960, 1994, 2003 nên ngày càng khang trang.Nhà thờ cù lao Giêng được thiết kế theo mô-típ Romane, xây dựng trên diện tích 7.367m2. Tòa tháp chuông cao 35m, trên hình bầu tròn, dưới hình vuông với nhiều đường nét hoa văn chạm trổ công phu, tinh xảo. Tường vách của nhà thờ được xây dựng từ gạch đặc ruột, bản to và chắc chắn cùng với các chất kết dính như hồ ô dướt và phụ liệu. Tường nhà thờ khá dày nên bên trong nhà thờ luôn thoáng mát. Nơi đây, du khách đến tham quan còn thấy gạch lót nền suốt hơn trăm năm qua vẫn còn giữ nguyên màu sắc, hoa văn. Khi bước qua khỏi cánh cửa lớn làm bằng gỗ thấy ngay mái vòm ngôi nhà thờ cao vút. Hai bên là những hàng cột uy nghi và sang trọng, tạo cho người ta có cảm giác như đang bước vào không gian cổ xưa của châu Âu.Trần nhà thờ là mái vòm hình bán nguyệt cao vút với những đường viền hoa văn rất đẹp. Chánh điện thờ tượng Đức mẹ Vô nhiễm Nguyên tội được mang từ Pháp sang, đến nay vẫn còn nguyên vẹn chất liệu và màu sắc.Phía trước mặt nhà thờ là tháp chuông cao, trong tháp chuông có hai quả chuông đồng đúc tại Pháp do gia đình ông Phaolô Lê Văn Sang kính dâng, đặt ở lầu một và lầu thượng. Lòng nhà thờ có ba căn, căn chính rộng 8m, hai căn phụ mỗi căn rộng 4m. Hiện nay hầm mộ Cha Augustinus- Baptista Gazignol và hai cha phó vẫn ở giữa phía dưới lối đi bên trong nhà thờ.Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhà thờ Cù Lao Giêng vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn. Có thể nói đây cũng là một di tích cổ xưa của lịch sử Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam và là niềm tự hào của kiến trúc tôn giáo trên đất Cù Lao Giêng.Du lịch An Giang, đến thăm Thánh Đường Cù Lao Giêng khách tham quan còn thấy gạch lót nền suốt hơn trăm năm qua vẫn còn giữ nguyên màu sắc, hoa văn. Khi bước qua khỏi cánh cửa lớn làm bằng gỗ thấy ngay mái vòm ngôi nhà thờ cao vút. Hai bên là những hàng cột uy nghi và sang trọng, tạo cho người ta có cảm giác như đang bước vào không gian cổ xưa của châu Âu bề thế, đẹp mắt và hoành tráng.Cách nhà thờ cù lao Giêng không xa là tu viện Phan-xi-cô và tu viện Chúa Quan Phòng. Những công trình kiến trúc độc đáo gần kề nhau nằm dọc theo bờ cù lao, mặt hướng ra sông Tiền, góp phần tạo cho cù lao Giêng thêm hấp dẫn bởi nét cổ kính của miệt vườn sông nước Cửu Long mà ít nơi nào có được.

Từ tháng 11 đến tháng 04

Cánh đồng thốt nốt

Về An Giang, bạn sẽ có dịp rong ruổi trên con đường với những hàng cây thốt nốt xanh rờn, vươn cao giữa những cánh đồng lúa bát ngát tạo nên một khung cảnh thơ mộng và bình yên, làm nao lòng du khách. Len lỏi trên những cánh đồng của hai huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang), du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những cánh đồng thốt nốt bạt ngàn. Được mệnh danh là "Đà Lạt của miền Tây", đến với huyện Tịnh Biên (An Giang) du khách không chỉ được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ, mà còn được khám phá nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, nên thơ. Cánh đồng thốt nốt ở Tịnh Biên là một trong những điểm đến nổi bật của miền Tây Nam Bộ, nổi tiếng với vẻ đẹp bình dị, nên thơ và không kém phần hấp dẫn. Những cây thốt nốt cao vút vươn lên giữa cánh đồng xanh mát tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.Cây thốt nốt không chỉ để lấy nguyên liệu làm đường thốt nốt mà còn có giá trị văn hóa và sinh thái. Những sản phẩm từ thốt nốt như đường, rượu và các món ăn đặc sản trở thành đặc trưng riêng của vùng đất này. Với cảnh sắc núi non và những hàng cây thốt nốt tuyệt đẹp khiến khung cảnh nơi đây trở nên bình dị và thân thương, đậm chất miền Tây. Bên cạnh đó, cây thốt nốt thường là hình ảnh biểu trưng, gợi nhớ về những giá trị văn hóa truyền thống tạo nên sức hấp dẫn riêng cho du khách khi đến với miền Tây sông nước. Những ngày đầu tháng 10, cánh đồng thốt nốt được bao phủ bởi màu xanh mướt của đồng lúa. Những cây thốt nốt đứng sừng sững giữa đồng, ngoài ra, hoạt động của người dân, từ các cánh đồng lúa đến những gian hàng thốt nốt bên đường, tạo nên bức tranh sinh động và gần gũi. Từ lâu, vùng Bảy Núi thuộc thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn được biết đến là nơi trồng nhiều thốt nốt. Loại cây đặc hữu này chịu hạn rất khỏe, nhưng cho nước mật nhiều nhất vào những tháng hạn, mang lại nguồn lợi kinh tế cho bà con. Từ bông thốt nốt, bà con tạo nên hương vị đường thơm ngon. Ngày nay, đường thốt nốt không chỉ được bán trong nước, mà còn xuất sang thị trường khó tính, như: Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Cánh đồng thốt nốt An Giang được coi là biểu tượng, linh hồn của vùng đất này. Nếu bạn đam mê chụp ảnh thì nhất định phải ghé đến đây. Ngoài những rặng thốt nốt trải dài, ở đây còn có cây thốt nốt hình trái tim đầy nổi bật giữa cánh đồng lúa xanh rì. Hình ảnh cây thốt nốt rất quen thuộc với người dân An Giang. Nước thốt nốt được lấy ra từ trái quả thốt nốt. Nước thốt nốt màu trắng đục, thơm dẻo, có vị béo, không cần cho thêm đường, đá vẫn tạo cảm giác mát lành và bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất. Uống thứ nước ngọt từ cây thốt nốt rất tốt. Bạn có thể bắt gặp những quán nước vỉa hè có bán nước thốt nốt ở bất kì nơi đâu An Giang. Nhớ đừng bỏ qua món giải khát hấp dẫn này khi ghé đây bạn nha. Tại An Giang, cây thốt nốt được người dân lựa chọn để làm rất nhiều món ăn. Đặc biệt, du khách không nên bỏ qua bánh bò thốt nốt béo ngậy, thơm ngon đặc trưng của nơi đây. Bánh bò thốt nốt nổi tiếng nhất là của người Chăm vùng Tân Châu, Châu Giang. Để làm được món bánh bò thốt nốt thì rất cầu kỳ, người dân lấy cùi của trái thốt nốt già giã nhuyễn chắt lấy nước trộn cùng bột gạo và đường thốt nốt, hấp chín có màu vàng nâu và xốp nhẹ ăn rất ngon, hấp dẫn. Ngoài ra, với ba nguyên liệu là nước, đường, cơm trái thốt nốt, người địa phương còn chế biến thêm các món ăn vặt thanh mát như chè, bánh ngọt, bánh bông lan hay bột làm rau câu. Đường thốt nốt là đặc sản nổi tiếng nhất tại An Giang. Du lịch tại An Giang du khách không nên bỏ qua món đường thốt nốt này nhé. Với vị ngọt dịu được đóng thành bánh tròn nhỏ hoặc chứa trong hũ. Đường thốt nốt có nhiều loại sau khi chế biến như đường cục, đường nước. Đường thốt nốt thích hợp để làm bánh, nấu chè hoặc làm gia vị nêm nếm trong bữa ăn.

Từ tháng 08 đến tháng 11

Cánh đồng Hoa Dừa Cạn Tím

Trong những năm gần đây, người dân huyện Phú Tân, An Giang lại bắt đầu trồng cây dừa cạn để cung cấp nguyên liệu cho các nhà thuốc Đông Y nhưng tình cờ lại tạo nên các cánh đồng hoa đẹp rực rỡ. Dừa cạn tím được biết đến là loài cây mọc dại nhưng tùy vào điều kiện tự nhiên mà cây sẽ có tính dược liệu khác nhau. Hằng ngày, các Cánh đồng Hoa Dừa Cạn Tím thu hút hàng ngàn lượt người ghé tham quan, chụp ảnh. Đa số những vườn hoa này đều không thu phí lại còn được chỉ dẫn tận tình như chính tính cách của người dân miền Tây. Cánh đồng Hoa Dừa Cạn Tím thường nở rộ vào các tháng giáp Tết kéo dài đến cuối tháng 3. Đây là thời điểm lý tưởng để bạn tham quan địa điểm này. Bên cạnh đó, khoảng thời gian từ 7 giờ đến 10 giờ sáng cũng là lúc mà loài hoa này nở đẹp nhất. Dưới ánh nắng dịu nhẹ sáng sớm, những bông hoa dừa cạn trở nên tươi mơn mởn, rực sắc thắm. Đến xã Phú Hưng, hỏi thăm về cánh đồng dừa cạn, từ người già cho đến trẻ nhỏ ai ai cũng biết và cảm thấy tự hào. Bởi quả thực, cánh đồng hoa dừa cạn ở nơi đây đẹp chẳng thua kém những cánh đồng hoa nơi Đà Lạt xa xôi kia là mấy.Cánh đồng dừa cạn của bà con xã Phú Hưng cũng thật đa dạng sắc màu. Đứng xa xa trên con đường làng, bạn không khó để bắt gặp đầy đủ những sắc trắng, đỏ, hồng, hồng sen của cánh đồng hoa dừa cạn. Tất cả màu sắc ấy, hòa quyện lại với nhau càng khiến cho cánh đồng hoa dừa cạn của xã Phú Hưng trở nên đẹp hơn, bắt mắt hơn và quyến rũ hơn.Đối với giới trẻ thì hoa dừa cạn sắc tím, sắc hồng, sắc đỏ và cả trắng là một bối cảnh tuyệt vời cho những thước ảnh lung linh, thơ mộng.Thời điểm chụp hình đẹp nhất trong ngày là sáng sớm. Khi đó, mặt trời mọc trên cánh đồng hoa, ánh lên những tia nắng dịu đầu ngày tạo nên khung cảnh ấn tượng. Lưu ý là bạn phải giữ gìn những luống hoa, không dẫm nát hay bẻ cành tạo kiểu đấy nhé!Với mô hình “một công đôi việc” của cánh đồng hoa dừa cạn, nên cứ người này truyền người kia, các xã lân cận trồng theo hình thức xen canh, chuyên canh, dần dần mở rộng diện tích. Cánh đồng hoa không thu phí tham quan, chụp ảnh.Bạn có thể kết hợp chuyến khám phá các điểm tham quan tại Phú Tân như: khu Du lịch sinh thái Lòng Hồ Tân Trung, An Hoà Tự, Dinh Chánh Quản Cơ Trần Văn Thành, Vườn dâu tằm Ngọc Thái và đừng quên thưởng thức món ngon đặc trưng của địa phương: Bánh xèo, bánh khọt, cá lóc nướng muối ớt, gà nướng muối… Hiện nay, cánh đồng hoa dừa cạn ở huyện Phú Tân chưa nở rộ lắm, nhưng cũng đủ check in sống ảo tết này rồi nhé! Nếu Tết nay, bạn vẫn chưa có chỗ nào để du xuân thì thử ghé thăm cánh đồng hoa dừa cạn này nhé! Chắc chắn đó cũng là một gợi ý thú vị dành cho bạn, gia đình và bạn bè đấy nhé!

Từ tháng 12 đến tháng 03

Cánh đồng Tà Pạ

Cánh đồng Tà Pạ nằm dưới chân núi Tà Pạ và Cô Tô cách thị trấn Tri Tôn khoảng 1km, thuộc địa phận xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Cánh đồng Tà Pạ được xem là cánh đồng độc đáo nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhờ có tập quán “làm ruộng vần công” của những người Khmer. Người nông dân Khmer mỗi khi cày cấy thường tập hợp cùng nhau làm hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác. Gần đến mùa thu hoạch, cánh đồng sẽ chuyển thành nhiều mảng màu rực rỡ: màu xanh mượt màu của lúa đang ngậm đồng, màu vàng nhạt của lúa vừa trổ hạt, màu vàng tươi rạng rỡ của lúa sắp vào vụ gặt, màu vàng đậm trĩu hạt của những khoảnh ruộng đang mùa thu hoạch, và cả màu nâu sạm loang lổ của gốc rạ lởm chởm, chơ vơ…Sự trong lành, mát mẻ của không khí nơi đây, cùng với những hàng cây thốt nốt cao vút bao quanh cánh đồng, tất cả hòa quyện lại tạo nên một bức tranh đồng quê thật sinh động, mơ màng. Với vẻ đẹp say đắm lòng người của cánh đồng lúa Tà Pạ, chắc hẳn đây sẽ là điểm đến tuyệt vời trong hành trình du lịch An Giang của bạn. Cánh đồng Tà Pạ là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở An Giang. Điểm đến này thu hút du khách quanh năm, cả mùa trồng lúa và khi thu hoạch. Ngắm những ô màu trên cánh đồng Tà Pạ vào bất cứ mùa nào, du khách cũng có thể cảm nhận vẻ đẹp như một bức tranh thủy mặc giữa khung cảnh núi non hữu tình và cảnh mộc mạc của những người nông dân trên ruộng đồng. Theo kinh nghiệm du lịch An Giang thì cánh đồng Tà Pạ đẹp nhất là khoảng tháng 9 đến đầu tháng 11, bởi lúc này lúa đang vào mùa thu hoạch nên bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh rực rỡ những sắc vàng, sắc xanh của cánh đồng từ khi bắt đầu trổ bông đến khi thu hoạch.Qua tháng 11, cánh đồng lúa Tà Pạ bắt đầu vào vụ mùa mới nên toàn bộ khung cảnh nơi đây nhuộm một màu xanh bạt ngàn, càng làm cho cảnh đẹp nơi đây càng thú vị hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, đây là thời điểm nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về tràn qua gò bãi, phủ lên những cánh đồng lúa xanh mướt, phản chiếu trời xanh tạo nên một khung cảnh đẹp đến xao lòng. Cùng với đó, nếu đến với thời điểm bình mình hoặc chiều là lúc có thể ngắm không gian nơi đây ngập tràn màu sắc giữa cánh đồng lúa, cùng ánh nắng dịu dàng của mặt trời, hứa hẹn sẽ giúp bạn có được những bức ảnh tuyệt đẹp tại đây. Và có lẽ Tà Pạ quyến rũ nhất là khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời đỏ rực sau núi, bóng những cây thốt nốt đổ dài trên ruộng lúa. Thấp thoáng trên đồng, có những người nông dân đi làm về. Con người hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng, những người nông dân cần mẫn làm nên những hạt gạo trắng ngần, ngày ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời nhưng họ luôn lạc quan yêu đời, lúc nào cũng tràn đầy sức sống. Nét mộc mạc của những người nông dân chân lấm tay bùn đó điểm tô cho bức tranh quê thêm đẹp, thêm sinh động. Hồ Tà Pạ là điểm đến không nên bỏ qua trong hành trình khám phá vùng đất Tri Tôn. Nơi đây nổi tiếng với hồ nước trong xanh ngắt có thể nhìn xuống được đáy. Vào những ngày nắng đẹp dưới làn nước trong xanh của hồ bạn có thể thấy được cả những lớp rong rêu và cả cỏ nước ở dưới đáy hồ. Trên núi còn có chùa Tà Pạ, một trong những điểm tham quan phổ biến của khách du lịch khi tới vùng đất này. Ngôi chùa Phật giáo Khmer nằm gần đỉnh núi, mang bầu không khí thanh bình cùng tầm nhìn toàn cảnh đồng lúa bên dưới. Trên đường tham quan Tà Pạ, du khách có thể dừng chân tại làng dệt thổ cẩm Văn Giáo Tịnh Biên để xem cách người Khmer tạo nên trang phục của họ. Du khách có thể mua các sản phẩm dệt như khăn tay, váy ngay tại nhà của các thợ thủ công với giá từ 50.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng. Tất cả các công đoạn đều được làm thủ công, chất liệu hoàn toàn tự nhiên.

Từ tháng 09 đến tháng 11

Làng hoa An Thạnh

Có tuổi đời hơn 20 năm, An Thạnh không chỉ là vườn cung cấp hoa kiểng cho nội tỉnh mỗi dịp xuân về mà còn được biết đến như một điểm tham quan, chụp ảnh lý tưởng mùa Tết. Với nhiều năm trồng và cung cấp hoa phục vụ cho thị trường trong tỉnh, người dân tại đây đã biến nơi này trở thành một làng nghề truyền thống đặc trưng của huyện Chợ Mới - An Giang. Đến với làng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của muôn hoa đua nở, thuyền bè qua lại tấp nập trên dòng sông Hậu hiền hòa và nghe người dân nơi đây kể về nghề trồng hoa tại đây. Cũng như ở hồ Soài So, bạn có thể đến làng hoa An Thạnh vào bất kỳ thời điểm nào vì hoa kiểng ở đây được trồng quanh năm. Nhờ vào lợi thế nằm ngay cạnh bờ sông Hậu cùng khí hậu dễ chịu mà làng trồng được rất nhiều loại hoa mà loại nào cũng tươi tốt và khoe sắc sặc sỡ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ngắm nhìn và chụp lại mùa hoa đẹp nhất thì hãy đến với làng hoa vào độ xuân về. Đó cũng là lúc mà những hộ dân tại đây tất bật chuẩn bị, chăm sóc cho những khóm hoa chất lượng nhất để đưa đến các chợ xuân trong tỉnh. Vì thế, nếu đến đây vào mùa xuân, bạn sẽ không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp kiều diễm nhất của các loài hoa mà còn có thể hòa mình vào không khí nhộn nhịp của người dân tại làng. Với lịch sử hình thành tính đến nay đã hơn 20 năm, làng hoa An Thạnh là một trong những làng nghề truyền thống đặc trưng của huyện Chợ Mới. Nơi đây cung cấp nhiều loại hoa cho thị trường trong tỉnh, đặc biệt là vào dịp Tết. Nhờ vào diện tích trồng hoa lên đến 2 hecta của hơn 30 hộ gia đình mà hoa luôn đủ để cung cấp cho các địa phương trong tỉnh. Làng hoa An Thạnh là nơi cho ra đời nhiều loại hoa nở rộ đầy màu sắc và tràn ngập sức sống. Làng chủ yếu trồng các giống hoa phổ biến được ưa chuộng để trưng vào dịp Tết như cúc, vạn thọ, hoa hồng, cát tường, hoa dừa cạn... Hoa ở đây được lấy giống từ làng hoa Sa Đéc và thành phố hoa nổi tiếng nhất Việt Nam - Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhờ vị trí ở cặp bờ sông Hậu, người dân ở làng hoa An Thạnh có được lợi thế về mặt tưới tiêu, chăm sóc và vận chuyển hoa đi tiêu thụ. Các hộ gia đình hoàn toàn tự trồng hoa bán không qua trung gian nên giá cả hầu hết đều rất mềm, hợp lý và vừa túi tiền của những người đến tham quan. Làng hoa An Thạnh đa phần cung cấp cho chợ hoa Tết ở thành phố Long Xuyên. Đồng thời, các hộ trồng hoa ở đây đều có lô bán dịp Tết tại chợ xuân Long Xuyên.Không chỉ nổi tiếng với tính chất làng nghề truyền thống đặc trưng, An Thạnh còn thu hút giới trẻ gần xa bởi vẻ đẹp tràn đầy màu sắc tươi mới của những khóm hoa đua nhau khoe sắc. Vì nơi đây chủ yếu trồng hoa chưng dịp tết nên màu hoa nào cũng sặc sỡ và tràn đầy sức sống. Có những luống hoa xinh tươi làm nền, đảm bảo những shoot hình của bạn sẽ bừng sáng và cực kỳ hút mắt. Ngoài ra, điểm tô cho nền hoa đủ màu sắc chính là khung cảnh trữ tình, nên thơ đặc trưng của miền sông nước An Giang. Dòng nước xanh trong cùng với thuyền bè qua lại tấp nập làm tăng sinh khí cho nơi này và cả những bức ảnh của bạn nữa.

Từ tháng 11 đến tháng 03

Hồ Tà Pạ

Tọa lạc tại vùng đất An Giang nổi tiếng, hồ Tà Pạ là một trong những địa điểm du lịch miền Tây đặc sắc khiến du khách mê mẩn. Sở hữu vẻ đẹp thơ mộng, với làn nước trong xanh có thể nhìn được đến tận đáy, hồ Tà Pạ là một trong những địa điểm tham quan thú vị trong tour du lịch miền Tây nói chung và tour An Giang nói riêng.Hồ Tà Pạ nằm ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, là một điểm đến hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và không khí trong lành. Được ví như "Tuyệt tình cốc" của miền Tây Nam Bộ, hồ Tà Pạ nổi bật với làn nước xanh biếc và khung cảnh hùng vĩ của núi non xung quanh. Hồ Tà Pạ được hình thành từ một mỏ đá cũ, tạo nên những dãy đá nhấp nhô và mặt nước phẳng lặng, phản chiếu bầu trời xanh. Đến tham quan tại đây, khách du lich mien Tay sẽ có thể thư giãn, tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, chụp ảnh lưu niệm và khám phá những câu chuyện huyền bí về vùng đất này. Không chỉ là điểm đến du lịch lý tưởng, hồ Tà Pạ còn mang lại sự bình yên, giúp du khách có thể tạm rời xa những ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống đô thị.Thời điểm lý tưởng để bạn có thể đến du lịch hồ Tà Pạ đó là giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 4, khi thời tiết khô ráo và mát mẻ. Trong giai đoạn này, nhiệt độ dao động từ 25°C đến 30°C, rất thuận lợi cho các hoạt động ngoài trời như tham quan, chụp ảnh và khám phá cảnh quan. Mùa khô đến sẽ giúp mặt hồ Tà Pạ trong xanh và tĩnh lặng, phản chiếu bầu trời xanh biếc và các dãy núi hùng vĩ xung quanh, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp và thơ mộng. Đường đi vào mùa khô cũng khô ráo, không bị lầy lội hay ngập nước, thuận tiện cho việc di chuyển. Đặc biệt, nếu đến du lịch hồ Tà Pạ vào khoảng tháng 4, du khách còn có cơ hội tham gia các lễ hội truyền thống của người Khmer, như lễ hội Chol Chnam Thmay, khám phá văn hóa đặc sắc của vùng đất An Giang.Hồ Tà Pạ từ lâu đã được ví như "Tuyệt tình cốc" của miền Tây Nam Bộ, là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình của thiên nhiên. Hồ Tà Pạ không chỉ gây ấn tượng bởi làn nước xanh biếc, trong vắt mà còn bởi cảnh quan độc đáo, kết hợp giữa núi non và hồ nước, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Hồ Tà Pạ hình thành từ một mỏ đá cũ, với những dãy đá nhấp nhô và mặt nước phẳng lặng, mang đến vẻ đẹp kỳ bí và cuốn hút. Mặt nước hồ trong xanh, phản chiếu bầu trời và những dãy núi xung quanh, tạo nên cảnh quan thơ mộng và thanh tịnh. Đặc biệt, vào những ngày nắng đẹp, hồ Tà Pạ trông giống hệt như một tấm gương khổng lồ, phản chiếu mây trời và núi non, khiến du khách đi tour du lịch miền Tây sẽ cảm thấy hệt như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.Khung cảnh xung quanh hồ cũng không kém phần ấn tượng với những thảm cỏ xanh mướt, những rặng cây xanh tươi, và tiếng chim hót líu lo. Đến check in tại đây, du khách có thể thả mình vào thiên nhiên, thư giãn, tận hưởng không khí trong lành và yên bình. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội khám phá chùa Tà Pạ, một ngôi chùa Khmer nằm gần hồ, với kiến trúc độc đáo và cảnh quan đẹp mắt. Hồ Tà Pạ - An Giang thực sự là một "Tuyệt tình cốc" của miền Tây, nơi mang lại những trải nghiệm đáng nhớ và những khoảnh khắc bình yên, hòa mình cùng thiên nhiên tươi đẹp.

Từ tháng 12 đến tháng 04