Chùa Một Cột - Biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội

Hà Nội là trung tâm đạo giáo và phật giáo của Việt Nam vì thế tại đây có rất nhiều đền chùa với hàng trăm năm tuổi như chùa Một Cột, chùa Trần Quốc, chùa Hương,...Nhưng nổi tiếng nhất là ngôi chùa Một Cột, một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Được tạo dáng như một bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên...

Thông tin cần biết 

  • Địa chỉ: Phố chùa Một Cột, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội 
  • Giá vé: Miễn phí 

1. THÔNG TIN VỀ CHÙA MỘT CỘT 

Chùa Một Cột hay Chùa Mật, còn có tên khác là Diên Hựu Tự, là một ngồi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội với lối kiến trúc độc đáo có tòa sen ở giữa. Được xây dựng từ đời lý Thái Tông. Từ khi xây dựng cho đến nay, ngôi chùa đã được gìn giữ và trải qua nhiều đợt trùng tu lớn nhất là đợt trùng tu năm 1954 khi bị Pháp cho nổ. 

chua mot cot

Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp, gồm các điêu khắc, hội họa, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hóa, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. 

Không những được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc nhất ở Việt Nam, chùa Một Cột còn là một điểm đến tâm linh, biểu tượng văn hóa ngàn năm của thủ đô Hà Nội.Vào năm 2012, Chùa Một Cột được Tổ Chức Kỷ lục Châu Á xác lập kỷ lục là "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất". 

mat nuoc tao nen net doc dao va tinh te cho ngoi chua

Chùa có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m, có đường kính là 1,2m. Trụ đá gồm 2 khối, gắn rất khéo. 

Kết cấu nguyên bản của chùa Một Cột được đỡ bởi các dầm gỗ bám chắc cột đá. Cấu trúc của chùa Một Cột hiện nay gồm: Cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa. 

kien truc mai chua doc dao

Điều đặc biệt là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Phần trên thân trụ mang 8 cánh gỗ trông tựa như bông sen nở. Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng chầu về mặt nguyệt. 

chua duoc dat tren mot cot da

Chùa có 4 mái, 4 đầu đao cong được đắp hình đầu rồng. 

chua duoc trang tri vao nhung ngay le

Bạn muốn tới sân chùa để tụng kinh lễ bái, phải bước lên 13 bậc, hai bên có thành tường xây gạch. Những cảnh quan, cây cối tạo nên sự gần gũi, thanh lịch, làm cho du khách rũ sạch mọi ưu phiền. Du khách có thể cầu mong sức khỏe cũng như may mắn cho bản thân và gia đình. 

2. CHÙA MỘT CỘT NẰM Ở ĐÂU Ở HÀ NỘI

Chùa Một Cột là một trong những địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội, luôn thu hút lượng lớn khách du lịch ghé thăm mỗi ngày. Chùa khi xưa được vua Lý xây dựng trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thăng Long xưa. Hiện chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, ngay cạnh quần thể di tích Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ Tịch ở trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội. 

3. CÁCH ĐI ĐẾN CHÙA MỘT CỘT 

Để đến chùa Một Cột, bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, xe máy hoặc xe bus. Một số tuyến bus có thể tới được chùa Một Cột ví dụ như tuyến 22, 16, 32, 09, 34… Ngoài ra, có thể dễ dàng để tìm địa điểm này trên bản đồ bằng các ứng dụng gọi xe như Grab, Goviet… 

4. CHÙA MỘT CỘT GIỜ MỞ CỬA LÀ KHI NÀO? 

Bạn có thể ghé thăm chùa Một Cột vào khung giờ từ 7:00 sáng đến 18:00 tối. Trong đó, thời lượng tham quan là từ 1-3 giờ đồng hồ. Vào những ngày mùng 1 hoặc ngày rằm, nơi đây còn tổ chức các lễ cúng của Phật tử và mọi người sẽ đến dâng hương. 

5. GIÁ VÉ THAM QUAN CHÙA MỘT CỘT 

Khi tới tham quan và hành hương, Chùa Một Cột miễn phí 100% vé tham quan cho du khách trong nước - là công dân Việt Nam . Đối với du khách nước ngoài mức phí áp dụng sẽ là 25,000 đồng/người. 

6. CHÙA MỘT CỘT CÓ GÌ ĐẶC BIỆT? 

Chùa Một Cột thực chất một quần thể kiến trúc bao gồm các công trình nhỏ khác nhau xen lẫn trong khuôn viên của chùa. 

Liên hoa đài: Đây chính là điểm nhấn chính vô cùng độc đáo đại diện cho toàn bộ quần thể chính là Liên Hoa Đài. Ngôi chùa có diện tích 3x3m, được xây dựng trên một cột đá đặt tại trung tâm một ao sen như hình tượng bông hoa sen chớm nở trên mặt hồ. 

Cổng Tam Quan: Khi đến chùa Một Cột, nơi đầu tiên bạn sẽ đặt chân tới là Cổng Tam Quan. Thực chất, đây là công trình mở rộng được xây dựng những năm gần đây để phục vụ việc thờ cúng trong những ngày rằm, lễ Tết. 

Cây bồ đề có ý nghĩa đặc biệt: Cây bồ đề trong khuôn viên của chùa là món quà đặc biệt do đích thân Tổng thống Ấn Độ tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một lần ghé thăm đất nước. 

Bậc thang lên chính điện: Để lên được ngôi chính điện Liên Hoa Đài, bạn sẽ bước qua 13 bậc thang với chiều rộng 1,4m. Những bậc thang được xây dựng từ rất lâu và vẫn giữ nguyên được vẻ cổ kính của phong cách kiến trúc thời nhà Lý. 

Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát: Bàn thờ được đặt ở vị trí chính giữa của Liên Hoa Đài. Tượng Phật Quan Âm được sơn son thếp vàng, đặt trên một bông sen bằng gỗ, xung quanh là những đồ thờ cúng đặt chính giữa của gian thờ. 

Khi thăm chùa, bạn nên chú ý ăn mặc lịch sự và tôn trọng những quy định chuẩn mực nơi tôn nghiêm nhé. 

Ảnh: Internet 

Tư liệu: tổng hợp 

Hà Nội 2603 lượt xem

Gody

Nguồn : Gody

Link liên kết

Khám Phá Hà Nội

Chùa Một Cột

Từ tháng 1 đến tháng 12

1722 lượt xem

Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác

tháng 9 đến tháng 3

1835 lượt xem

Hồ Gươm

Từ tháng 1 đến tháng 12

1470 lượt xem

Phố cổ Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1448 lượt xem

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Từ tháng 1 đến tháng 12

1587 lượt xem

Nhà Thờ Lớn Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1762 lượt xem

Chùa Trấn Quốc

Từ tháng 1 đến tháng 12

1395 lượt xem

Nhà Hát Lớn Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1480 lượt xem

Nhà tù Hỏa Lò

Từ tháng 1 đến tháng 12

1799 lượt xem

Hoàng thành Thăng Long

Từ tháng 1 đến tháng 12

1584 lượt xem

Cột cờ Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1492 lượt xem

Cầu Long Biên

Tháng 1 đến tháng 12

1473 lượt xem

Đền Quán Thánh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1488 lượt xem

Làng Hoa Mê Linh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1393 lượt xem

Nhà Thờ Hàm Long

Từ tháng 1 đến tháng 12

1441 lượt xem

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

2245 lượt xem

Hồ Tây

Tháng 1 - Tháng 12

480 lượt xem

Ga Hà Nội.

Tháng 1 - Tháng 12

535 lượt xem

Tin tức nổi bật