Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel
Tải ứng dụng 63Stravel
Hậu Giang 63 lượt xem
Với lối kiến trúc của các triều đại Việt Nam truyền thống, Thiền viện Trúc Lâm mang lại cho người dân cảm giác rất thanh tịnh yên bình của chốn Thiền Tu.
Đi dạo trong khuôn viên của Thiền viện, du khách sẽ cảm nhận được không gian rộng rãi, thoáng mát, tôn nghiêm với màu gạch ngói sáng rực cả một không gian.
Chợ nổi là một nét văn hóa đặc trưng của miền Tây sông nước, nhắc đến chợ nổi miền Tây thì không thể không nhắc đến chợ nổi Ngã Bảy – Phùng Hiệp. Hình ảnh quen thuộc với du khách là những chiếc ghe chở đầy hàng hóa, cây bẹo cao cao để giới thiệu sản phẩm được bán để người mua dễ chọn lựa. Không chỉ là nét văn hóa độc đáo, là “hồn sông nước”, chợ nổi Ngã Bảy còn lưu dấu bước chân tiền nhân, thể hiện tập quán văn hóa thương hồ của ông cha đã gần một thế kỷ trên vùng đất phù sa màu mỡ. Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp nức tiếng một thời, bởi bề dày lịch sử hơn trăm năm và không khí mua bán nhộn nhịp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi Ngã Bảy hình thành vào khoảng năm 1915, sau 10 năm đào kênh xáng ở đây. Chợ nằm ngay nơi giao nhau của 7 tuyến sông: Cái Côn, Mang Cá, Búng Tàu, Sóc Trăng, Xẻo Môn, Lái Hiếu, Xẻo Vong. Nhiều làng nghề đã hình thành dọc tuyến sông như đóng ghe, đan cần xé, trồng rẫy… Với chợ nổi Ngã Bảy, việc tụ họp tại 7 nhánh sông đã trở thành một nét riêng khó hòa lẫn và sẽ là điều bí ẩn thu hút những ai thích du lịch Miền Tây khám phá, bởi mỗi nhánh sông có một làng nghề đặc trưng không giống nhau… Nơi đây cũng đã đi vào thơ, nhạc càng làm say đắm lòng người. Ở Nam bộ có nhiều chợ nổi nhưng không chợ nào “nổi” bằng chợ Ngã Bảy về quy mô, sự sung túc cũng như cái danh, cái thế của nó. Ngày trước, vùng tâm chợ Ngã Bảy có trên 1.000 ghe tàu lớn nhỏ; dịp cao điểm tết có khi đến hơn 3.000 chiếc; đò ngang cũng hàng trăm chiếc. Đêm xuống đèn dầu, đèn bình giăng giăng bập bềnh theo sóng nước suốt canh thâu như hội hoa đăng, thật kỳ thú.. Chợ nổi Ngã Bảy thường nhóm vào tờ mờ sáng hằng ngày. Từ 5 đến 8 giờ sáng là cao điểm cho việc mua bán nông sản tươi. Từ đó đến chiều và tối, chợ vẫn tiếp tục hoạt động. Hàng hóa ở chợ nổi vô cùng đa dạng, nhất là trái cây. Theo từng mùa, nhìn vào cảnh xuồng ghe tấp nập, đầy ắp trái cây, du khách sẽ biết được đang là vụ chính của loại trái cây nào. Một điểm tạo nên dấu ấn khó quên là khi mặt trời lên, cũng là lúc những ghe chở hàng tỏa đi nhiều hướng. Du khách sẽ cảm nhận được hương vị đậm đà của những món ăn dân dã, được bày bán trên những chiếc xuồng nhỏ: Cháo lòng, bún, hủ tiếu… nóng hổi hay nhâm nhi ly cà phê sóng sánh, nghe kể chuyện ”Tình Anh Bán Chiếu” vô cùng thú vị. Từ buổi sớm tinh mơ, khi bầu trời còn giăng một màn sương mỏng, hàng trăm chiếc thuyền của bà con rộn ràng kéo về đây như trẩy hội. Ta có thể bắt gặp rất nhiều màu sắc, âm thanh khác nhau tạo nên một không khí nhộn nhịp, tươi vui… Màu đỏ tươi của chôm chôm, màu vàng ươm của những trái xoài cùng vị thơm ngọt của sầu riêng… những loại trái cây tươi ngon được hái trong ngày cho kịp buổi chợ sớm. Nhìn trên cao, cả khúc sông giống như một dải lụa lung linh đầy màu sắc. Tất cả đều là những đặc sản trái cây miền Tây Nam Bộ thơm ngon với giá rất phải chăng. Đặc biệt, ở đây không cần quảng cáo hay rao bán, mỗi thuyền đều có một cây dài treo những món hàng mà mình bán lên, như một “bản hiệu sống”, người mua không phải mất công tìm kiếm. Ngoài ra, chợ còn có những ghe nhỏ bán thức ăn len lỏi qua các thuyền lớn một cách điêu luyện. Năm 2002, chợ nổi Ngã Bảy (thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) được di dời đến vị trí trên kênh Ba Ngàn thuộc xã Đại Thành, cách vị trí cũ khoảng 3 km do chợ quá sầm uất, nhiều phương tiện neo đậu gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm… Từ khi được dời về kênh Ba Ngàn chợ không còn nhộn nhịp và dần chìm vào quên lãng vì sự thưa thớt ghe xuồng, không đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách. Hình ảnh tấp nập mua bán “trên bến dưới thuyền” ngày nào, giờ chỉ còn lưu lại trong ký ức của người dân nơi đây. Để cứu chợ nổi Ngã Bảy, phát triển du lịch Hậu Giang sông nước miệt vườn, năm 2015 tỉnh Hậu Giang đã đầu tư hệ thống đường giao thông, bến tàu khách du lịch, hệ thống cấp điện, chiếu sáng, cấp thoát nước. Dự kiến sau khi hoàn thành sẽ di dời chợ nổi Ngã Bảy về vị trí cũ trở thành một điểm nhấn du lịch, không phải của riêng Ngã Bảy, mà cả của tỉnh Hậu Giang.
Hậu Giang 1702 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Từ trung tâm thị trấn Long Mỹ theo đường liên xã qua Thuận Hưng, Xà Phiên sẽ đến xã Lương Tâm là nơi di tích đền thờ Bác Hồ. Di tích được xây dựng trên vùng đất phía Bắc nơi ngã tư của hai con kinh Long Mỹ II và Năm Căn giao nhau; cách thị trấn Long Mỹ 21 km; nằm cách thị xã Vị Thanh khoảng 28km, cách TP Cần Thơ 78 km về phía Tây Nam. Long Mỹ là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Hậu Giang và khu Tây Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đến với Long Mỹ, du khách sẽ được ghé thăm khu đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm do Đảng bộ và quân dân Long Mỹ lập nên từ năm 1969 khi Bác mất. Đền thờ nay đã được trùng tu khang trang hơn với nhiều hàng rào, đền chính, trên một khu đất rộng 1 ha. Hàng năm vào ngày 19/5 và 2/9 đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến đây tham quan, tưởng niệm. Ngoài ra Long Mỹ còn có khu “di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn ngụy”, tại xã Vĩnh Viễn, đây là công trình giúp khách tham quan tìm về quá khứ oanh liệt của cha ông ngày trước. Trong khu di tích còn có rất nhiều khu chơi, giải trí đang ngày càng hoàn thiện để thu hút nhiều du khách đến đây hơn nữa. Đến với Long Mỹ, ngoài việc tham quan các khu di tích, khách du lịch còn được ngắm nhìn những chú cò cùng những loài chim độc đáo đặc trưng của miền sông nước miền Nam. Đây là khu vườn cò độc đáo nhất của tỉnh Hậu Giang với hàng chục ngàn con cò các loại cùng hàng chục loài chim…một nơi còn nguyên nét nguyên sơ vốn có. Bạn sẽ cảm thấy tâm hồn mình thanh thản lạ thường khi nhắm mắt lại, lắng nghe bản hòa tấu của những loại chim hoang dã……Tại đây, khách tham quan còn được thưởng thức trái cây mới hái tại vườn, ngắm nhìn ánh nắng chiều le lói qua những tán cây cùng từng đàn chim sải cánh bay về tổ….Thật đúng là một nơi yên bình cách xa những ồn ào, náo nhiệt nơi thành phố đầy những lo toan, bộn bề.
Hậu Giang 1802 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng tọa lạc tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cách thành phố Vị Thanh khoảng 40km. Với tổng diện tích trên 2.800ha trải dài từ phía Tây sông Hậu đến tận vùng U Minh, không chỉ được mệnh danh là “lá phổi xanh” của đồng bằng Sông Cửu Long, Lung Ngọc Hoàng còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học độc đáo nhất cả nước hiện nay. Theo tiếng địa phương, “lung” là vùng đất trũng lầy hoang dã. Lung Ngọc Hoàng diễn giải nôm na là “Vùng đất trũng ngập nước của ông Trời”. Dân gian tương truyền, ngày xưa nơi đây có nhiều đàn voi (tượng) di chuyển, kiếm ăn từ nơi này sang nơi khác, những bầy voi đi làm lún đất, sụt lở, tạo thành những lung, vũng, mương, bàu, lạch. Lâu lâu Ngọc Hoàng hạ giới xuống trần du ngoạn tại đây nên dần dần lung này có tên Lung Ngọc Hoàng! Lung Ngọc Hoàng là vùng đất ngập nước mang đầy vẻ hoang sơ, huyền bí, tồn tại từ rất lâu đời. Ngày xưa, nơi đây được mệnh danh là “vùng đất chết”, nước ngập quanh năm, cỏ dại mọc cao ngút ngàn. Đi lạc vào vùng này, khó có thể tìm được lối ra, do địa hình mênh mông và dây leo chằng chịt, hoang sơ, vắng vẻ. Theo sách “Địa chí Cần Thơ” (2003), khoảng trên 120 năm về trước, đã có người đến khai khẩn Lung Ngọc Hoàng. Trước năm 1945, có nhiều địa chủ đã thuê người vỡ đất làm ruộng và khai thác cá. Về sau, do chiến tranh, Lung Ngọc Hoàng hoang hóa, rồi trở thành căn cứ cách mạng trong suốt hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Trước kia khu vực này được giao cho Lâm trường Phương Ninh đầu tư trồng cây tràm, khai thác nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường. Đến năm 2002, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được chính thức thành lập trở thành điểm đến nổi bật nhất của du lịch Hậu Giang. Nơi đây được biết đến là vùng ngập nước và là nơi trú ngụ, sinh sống của hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm, với hàng trăm ngàn cây tràm nối tiếp nhau vươn cao gần chục mét. Các nhà nghiên cứu cho biết khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng đang tồn tại trên 330 loài thực vật với 224 chi, 92 họ. Trong số này có 56 loài mới phát hiện. Lung Ngọc Hoàng là khu sinh học đa dạng với nhiều hệ thực vật thuộc hệ sinh thái đất ngập nước khác nhau. Đó là các loài dây choại mọc dưới gốc hoặc trên thân tràm, lau, sậy, bòng bong… Những loài trên cạn cũng khá nhiều như trâm sắn, ngái lông, mua, gừa…vv. Lung Ngọc Hoàng cũng quy tụ nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó có loài đang nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như rái cá lông mũi, rùa nắp, rắn hổ mang…Với hệ thống lung trũng phong phú và hoang sơ kết hợp với rừng tràm được bảo vệ nghiêm ngặt, Lung Ngọc Hoàng là nơi thích hợp cho các loài lưỡng cư, cá tôm về sinh sống nhiều vô kể. Nơi đây từng được ví như cái rốn cá của khu vực phía tây sông Hậu. Để tham quan khám phá rừng tràm, bạn phải mua vé thuê những chiếc tắc ráng (còn gọi là vỏ lãi). Bước vào Lung Ngọc Hoàng du khách có cảm giác như lạc vào một vùng trời cổ tích, thanh bình và đượm chất hoang vu như Lung Sen, Lung Trăn, Lung Chuối Nước. Về Lung Ngọc Hoàng, bạn sẽ có dịp đi xuồng len lỏi trong rừng tràm rợp mát, xem tận mắt những gốc tràm to lớn, xòe bộ rễ như chiếc đầm độc đáo…. Du khách sẽ gặp những cánh đồng hoang vu xa tít tận phía chân trời với những bầy le le, cò trắng chập chờn tung cánh. Càng vô sâu khung cảnh càng trở nên hoang dã và thơ mộng.Thú vị hơn, bạn có thể đi câu và được hướng dẫn kéo vó, đặt lờ, lộp bắt cá… đúng chất nông dân. Từ tháp quan sát cao 21m đặt giữa trung tâm lung Ngọc Hoàng, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng tràm chạy ngút ngàn, những dòng kênh lượn quanh… mang đến cảm giác sảng khoái khi được đắm mình giữa bốn bề thiên nhiên xanh mát, trong lành. Bạn có thể tới khu vực nhà hàng với các chòi lá nhỏ để thưởng thức những món ăn ngon hấp dẫn như: cá lóc nướng trui, lươn um, vịt trời gác bếp, cá thác lác rút xương đặc sản nổi tiếng của Hậu Giang.. Một bữa ăn mang đậm hương vị miền Tây và rất dân dã giữa khung cảnh thơ mộng của khu rừng này, chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm khó quên đối với du khách.
Hậu Giang 1732 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Công viên Ánh sáng Kỳ quan thế giới tọa lạc trong khuôn viên khu đô thị Cát Tường Western Pearl 2 trên đường Võ Văn Kiệt, còn được biết đến với tên gọi công viên Ánh sáng Kỳ quan cổ đại - The Miracle. Ngay từ khi ra mắt, nơi đây đã trở thành điểm đến thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ với quy mô và ý tưởng về những công trình nổi tiếng thời cổ đại. Dạo quanh công viên, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng di sản kỳ quan kiến trúc được mô phỏng, thu nhỏ nhưng vẫn thể hiện từng chi tiết sống động của phiên bản gốc. Mỗi công trình đều biểu trưng cho sự phát triển của nền văn hóa cổ đại phồn thịnh, và tất cả được đặt trong một không gian xanh rộng lớn giữa lòng Vị Thanh. Sự khác biệt hoàn toàn với mô hình vi vu khám phá miệt vườn sông nước tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long có thể nói là yếu tố mang đến sức hút cho điểm du lịch Hậu Giang này. Công viên Ánh sáng Kỳ quan thế giới The Miracle có diện tích 7.180m2, với kết cấu ở vị trí trung tâm đặt một đài phun nước lớn. Bao quanh là 7 công trình mô phỏng các kỳ quan nổi tiếng gắn liền với nền văn minh cổ đại và sự phát triển của văn hóa thế giới. Không dừng lại ở đó, tại The Miracle còn đầu tư hệ thống công trình nhạc nước hiện đại, đèn chiếu sáng lung linh nhằm mang đến những buổi trình diễn nghệ thuật đa sắc màu. Khi kết hợp cùng với những công trình kỷ quan, nơi đây trở thành tổ hợp vui chơi, giải trí thú vị cho cả cư dân và khách du lịch thập phương.Công viên Ánh sáng Kỳ quan thế giới The Miracle có diện tích 7.180m2, với kết cấu ở vị trí trung tâm đặt một đài phun nước lớn. Bao quanh là 7 công trình mô phỏng các kỳ quan nổi tiếng gắn liền với nền văn minh cổ đại và sự phát triển của văn hóa thế giới. Không dừng lại ở đó, tại The Miracle còn đầu tư hệ thống công trình nhạc nước hiện đại, đèn chiếu sáng lung linh nhằm mang đến những buổi trình diễn nghệ thuật đa sắc màu. Khi kết hợp cùng với những công trình kỷ quan, nơi đây trở thành tổ hợp vui chơi, giải trí thú vị cho cả cư dân và khách du lịch thập phương. Lăng mộ Mausolus được xây dựng ở Halicarnassus (nay thuộc Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ) trong giai đoạn từ năm 353 - 350 TCN, dành cho vị vương hầu của một tỉnh thời đế chế Ba Tư là Mausolus, cùng với vợ là Artemisia và chị của ông. Công trình kiến trúc ở phiên bản gốc cao gần 45m, mỗi mặt được trang trí theo phong cách độc đáo của 1 trong 4 nhà điêu khắc nổi tiếng của Hy Lạp: Bryaxis, Leochares, Scopas và Timotheus. Thay vì đến tận bảo tàng Bodrum để nhìn ngắm mô hình của lăng mộ này, ngay trong công viên The Miracle, bạn sẽ được tham quan tận mắt. Ngọn đèn biển khổng lồ này ở phiên bản gốc đã tồn tại từ thế kỷ thứ III TCN trên hòn đảo Pharos tại Alexandria, Ai Cập. Công trình được xây dựng với mục đích ban đầu là làm tín hiệu thông báo của cảng, sau này cải tiến thành một ngọn hải đăng. Đội ngũ nhà thiết kế của công viên Ánh sáng Kỳ quan thế giới không chỉ mô phỏng hải đăng này về kiến trúc mà còn trang bị hệ thống đèn với màu sắc giống với nguyên bản. Tượng Thần Zeus trên đỉnh Olympia là 1 trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại được mô phỏng lại tại công viên Ánh sáng Kỳ quan thế giới. Phiên bản gốc của bức tượng này do nhà điêu khắc cổ đại nổi tiếng Phidias tạo dựng vào thế kỷ thứ 5 TCN tại Olympia, Hy Lạp. Với kỹ thuật độc đáo sử dụng ngà voi, các tấm vàng, gỗ tuyết tùng, đá quý cùng thần thái toát lên từ dáng ngồi, khuôn mặt… tượng Thần Zeus cho thấy nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Hy Lạp cổ cùng niềm tin bền chặt vào thần linh. Tượng Thần Mặt trời Rhodes là bức tượng vĩ đại khắc họa vẻ ngoài và phong thái của Thần Mặt trời trên đảo Rhodes (Hy Lạp), do nhà điêu khắc Chares xứ Lindos tạo nên trong khoảng năm 292 - 280 TCN. Khi mô phỏng lại tại công viên The Miracle, bức tượng không có kích thước đồ sộ có thể tương đương tượng Nữ thần tự do của New York ở dạng nguyên bản. Tuy nhiên từng chi tiết nhỏ đều được thể hiện một cách có đầu tư như vóc dáng, tạo hình… của vị thần hay kết cấu bệ đỡ. Đền Artemis được xây dựng trong khuôn viên The Miracle lấy cảm hứng bởi kỳ quan đền thờ nữ thần săn bắn Artemis, còn biết đến với tên gọi là đền thờ Diana. Ở dạng nguyên bản, công trình này được xây từ đá cẩm thạch với chiều dài 115m và rộng 55m, gồm 127 cột đá vững chắc. Ngôi đền là kiệt tác của kiến trúc sư Chersiphron và con Metagenes tại thành phố Ephesus, bên bờ biển Aegea. Văn hóa Hy Lạp cổ đại nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc độc đáo, mà một trong những biểu tượng là vườn treo Babylon. Đây là 1 trong 7 kỳ quan thế giới được biết đến như thành tựu nổi bật về kỹ thuật xây dựng, khi vừa nổi bật với chuỗi vườn bậc thang có đủ các loại cây bụi, cây leo… vừa có kết cấu như một ngọn núi xanh lớn đắp bởi gạch bùn. Ngày nay, nếu muốn khám phá vườn treo Babylon phiên bản tạo dựng lại, bạn có thể đến khu vực thành phố cổ đại Babylon, gần thành phố Hillah của tỉnh Babil, Iraq. Và đơn giản hơn là đến với công viên Ánh sáng Kỳ quan thế giới tại Vị Thanh để tham quan công trình mô phỏng đỉnh cao.Tại thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang, bạn sẽ có cơ hội khám phá những công trình di sản cổ đại hội tụ tại công viên Ánh sáng Kỳ quan thế giới. Đây là nơi những kiệt tác kiến trúc và tượng điêu khắc nổi tiếng được mô phỏng ở tỉ lệ nhỏ hơn rất nhiều so với phiên bản gốc, nhưng vẫn khắc họa rõ nét vẻ đẹp văn hóa có giá trị bền vững với thời gian.
Hậu Giang 857 lượt xem
Từ tháng 11 đến tháng 04
Hậu Giang là 1 trong 13 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng đất còn lưu giữ nhiều nét đặc trưng của sông nước miệt vườn Tây Nam Bộ với vẻ đẹp hoang sơ, bình dị của những cánh đồng, ruộng lúa bát ngát, kênh rạch đan xen chằng chịt, những nhánh sông chở nặng phù sa xây đắp nên cuộc sống yên bình và lòng hiếu khách của người dân quê. Đến đây, bạn tha hồ check in các điểm du lịch nổi tiếng, ngắm nhìn vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, được thưởng thức những món ngon Hậu Giang nức tiếng gần xa. Chợ Vị Thanh có vị trí không xa trung tâm, cụ thể là nằm gần cầu Cái Nhúc, số 27 đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 3, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Thời gian họp chợ từ 2 giờ sáng cho đến khoảng 10 giờ, có hôm kéo dài đến xế trưa là giải tán. Toàn bộ khuôn viên chợ rộng khoảng chừng 700 mét vuông. Khu vực chợ được bao quanh, tiếp giáp với mặt lộ và mặt sông. Cảnh mua bán diễn ra ở ngoài trời nên nhìn từ xa, du khách sẽ cảm nhận được nét đẹp bình dị và đơn sơ của ngôi chợ miền quê này.Ngôi chợ đồng thời là địa điểm góp phần giúp du lịch Hậu Giang nổi tiếng này còn được gọi bằng cách tên gần gũi và tượng hình hơn là chợ chồm hổm, dựa trên cách buôn bán, thói quen họp chợ của bà con. Đó là những người bán hàng tại đây thường ngồi xổm hoặc kê ghế nhỏ rồi bày biện hàng hóa gói gọn trong khoảng hai đến bốn mét vuông xung quanh mình. Không cần phải có kiot cố định, bày biện các sạp dựng như những ngôi chợ khác, mỗi ô vuông bày hàng như vậy được cho thuê với giá chỉ 20.000 đồng/buổi và được ban quản lý chợ sử dụng để chi trả cho công tác quản lý cũng như vệ sinh sau khi tan chợ. Và bởi vì người bán ngồi chồm hổm để bán nên người mua hàng cũng ngồi như thế. Và cách ngồi này cũng rất tiện lợi, tha hồ cho khách lựa chọn những loại hàng hóa, thực phẩm mà mình yêu thích.Chợ Vị Thanh Hậu Giang cũng được biết đến với tên chợ nông thôn hay chợ quê vì những người bán hàng trong chợ hầu hết là nông dân chính hiệu. Bà con ở đây sẽ tự trồng rau củ, tự đánh bắt hay nuôi những sản vật sông nước rồi thu hoạch, mang ra chợ bày bán mà không qua trung gian. Có lẽ vì vậy mà giá cả các mặt hàng ở đây cũng rẻ hơn nhiều so với những nơi khác. Còn chất lượng đồ ăn, thức uống và các món được bày bán thì không cần phải bàn cãi vì toàn là của nhà trồng được, tự trồng rau củ, tự phơi tôm cá nên vô cùng tươi ngon, lại không gây hại cho sức khỏe.Ngắm nhìn ngôi chợ Vị Thanh từ trên cao, nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị vì các gian hàng sắp xếp ngay hàng thẳng lối, khá gọn gàng và sạch sẽ, rất ít rác và không lộn xộn gì. Có lẽ đây chính là một trong những lý do khiến nhiều du khách bình chọn và xếp ngôi chợ vào danh sách chợ chồm hổm đẹp nhất Việt Nam.Một điều thú vị nữa là ngôi chợ còn có cùng tuổi với thành phố Vị Thanh. Bởi vì vào năm 2010, khi thị xã Vị Thanh được nâng cấp thành thành phố, người dân vùng kênh Xa No (tiếng Khmer gọi là là bông điên điển) đã lập chợ quê Vị Thanh và xem đây như là một nơi để níu giữ những gì là hương đồng gió nội giữa phố thị quê nhà Hậu Giang.Nếu chợ nổi Ngã Bảy Hậu Giang và Ngã Năm gây ấn tượng bởi cách họp chợ trên sông nước, ghe thuyền tấp nập thì chợ Vị Thanh lại biết đến là ngôi chợ chồm hỗm và hơn thế nữa, chuyên bán sản vật đặc trưng miền sông nước, món ngon Hậu Giang nói riêng và đặc sản miền Tây Nam Bộ nói chung. Chợ bày bán toàn mặt hàng đặc trưng của vùng miệt vườn, sông nước Hậu Giang. Nơi đây có đủ từ bông súng, bẹn súng, đọt choại, tập tàng, rau dừa hay hẹ nước cho đến bồn bồn, cây lạc tiên.,... Thủy hải sản cũng vô cùng đa dạng đủ các loại từ cá rô, cá sặc, cá lóc, cá trê, cá lòng tong cho đến lươn rồi rắn, chuột,... Tất cả tạo nên một khu chợ chồm hổm với hàng trăm sản vật, đặc sản và thức ăn ngon, tươi, mới. Làm được điều này là vì bà con nông dân ở đây chỉ mang đủ hàng để bán cho một buổi chợ. Khi tan chợ, phần dư sẽ cân lại cho các sạp sỉ trong nhà lồng chợ chứ không có việc để hàng lại đến hôm sau, cho nên mọi thứ đều đảm bảo tươi ngon, mới trong ngày. Ngoài đồ ăn tươi sống, rau cá thịt trái cây thì chợ Vị Thanh còn bày bán nhiều món ngon Hậu Giang như xôi, chè, bánh bò, bánh chuối. Chợ quê ngoài là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa thì còn là nơi gắn liền với những sinh hoạt văn hóa cộng đồng giản dị, mộc mạc cũng người dân địa phương. Bởi vì bất cứ khách du lịch miền Tây nào khi đi chợ Vị Thanh Hậu Giang sẽ thấy thân thuộc và ấm áp tình người đến lạ. Khi ra về ai cũng cười nói vui vẻ với tay xách, tay cầm đủ các thứ. Ngôi chợ quê gồm bà con, cô bác miền Tây chính hiệu ngồi bán hàng với tính tình mộc mạc, chân chất, thể hiện rõ nhất từ cách ăn mặc tới lời ăn tiếng nói và cả sự thân thiện, nhiệt tình. Chợ Vị Thanh Hậu Giang không chỉ là nơi mua bán, họp chợ thông thường của bà con tiểu thương, nông dân để mưu sinh mà nơi này còn là địa danh cùng với những khu du lịch khác như chợ nổi Ngã Bảy, khu du lịch sinh thái Tây Đô, rừng tràm chim Vị Thủy, khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng,... góp phần làm nên vẻ đẹp và hương sắc của bản đồ du lịch Hậu Giang. Hơn thế nữa, đây cũng là nơi phản ánh sinh hoạt thường ngày mà không tách rời văn hóa cộng đồng mộc mạc, giản dị của miền sông nước Tây Nam Bộ. Nếu đang có ý định du lịch miền Tây, bạn nhớ lên kế hoạch trải nghiệm ngôi chợ "chồm hổm" độc đáo này nhé.
Hậu Giang 941 lượt xem
Từ tháng 11 đến tháng 04
Bên cạnh những địa điểm tham quan quen thuộc và nổi tiếng, tỉnh Hậu Giang còn có một cánh đồng khóm Cầu Đúc vô cùng mới lạ và độc đáo. Đến đây, không chỉ có những bức ảnh đẹp mang về mà bạn còn được trải nghiệm rất nhiều điều mới mẻ.Cánh đồng khóm Cầu Đúc nằm ở trong làng du lịch Cộng đồng, thuộc ấp Thạnh Thắng, Xã Hoả Tiến, Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Địa điểm tham quan, vui chơi này cách sân bay Cần Thơ khoảng chừng 80km và trung tâm thành phố Vị Thanh, Hậu Giang 16 km.Từ trung tâm thành phố Vị Thanh, bạn có thể dễ dàng thuê taxi để đến cánh đồng khóm Cầu Đúc. Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng nên là bạn cứ nói tên địa điểm, tài xế sẽ đưa bạn đến tận nơi.Tại xã Hỏa Tiến có một cây cầu đúc bắc ngang sông Cái Lớn, làm bằng xi măng, được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Đây là địa điểm mua bán khóm quen thuộc giữa người dân xã Hỏa Tiến và các thương lái đổ về từ khắp nơi. Cái tên Khóm Cầu Đúc được bắt nguồn từ đây.Theo lời kể của người dân thì cây khóm xuất hiện ở tỉnh Hậu Giang từ những năm 1930. Người dân Hỏa Tiến thấy giống tốt nên đã về nhân giống bên dòng sông Cái Lớn. Kết quả là khóm được trồng tại đất Hỏa Tiến có vị ngọt thanh đặc trưng và trở thành đặc sản nức tiếng khắp vùng. Cây khóm từ đó bám rễ và trở thành niềm tự hào của người dân Hỏa Tiến nói riêng và người Hậu Giang nói chung. Đến với cánh đồng khóm Cầu Đúc, bạn sẽ được theo xuồng len lỏi vào từng ruộng khóm xanh mát, vàng ươm. Dạo chơi và cảm nhận vẻ đẹp bình dị, hoang sơ được tạo nên từ cánh đồng khóm bao la, rộng lớn. Bạn cũng có thể tranh thủ để lưu giữ kỷ niệm đẹp và tạo nên những bức hình check-in lung linh, độc đáo.Nếu may mắn đến đúng thời gian khóm vào mùa, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến cảnh người dân Hỏa Tiến hối hả thu hoạch và vận chuyển khóm. Thương lái đến mua bán, trao đổi tấp nập một vùng trời. Khung cảnh vùng quê vừa yên bình vừa nhộn nhịp, hương thơm khóm lại ngào ngạt một khoảng trời, tạo nên khoảnh khắc đẹp và hiếm có vô cùng. Không chỉ được ngắm nhìn cánh đồng khóm, đến đây bạn còn được thưởng thức những miếng khóm ngọt thanh được lấy trực tiếp từ cánh đồng. Khóm Cầu Đúc là đặc sản nổi tiếng của vùng Hỏa Tiến nói riêng và tỉnh Hậu Giang nói chung. Không giống như khóm ở những vùng miền khác, khóm Cầu Đúc ăn có vị cực kỳ ngọt thanh, giòn ngon, đặc biệt rất ít xơ và rát lưỡi. Khóm Cầu Đúc có thể để 10 – 15 ngày không hư. Do đó, ngoài việc thưởng thức đặc sản xứ Hỏa Tiến, bạn có thể cân nhắc mua về làm quà cho gia đình và bạn bè. Khóm Cầu Đúc nấu canh chua, hầm thịt, xào tôm, làm dưa chua,… cực kỳ ngon miệng.Trong làng du lịch Cộng đồng cánh đồng khóm Cầu Đúc, người dân Hỏa Tiến cũng chế biến rất nhiều món ngon từ khóm để phục vụ khách du khách ghé chơi và tham quan. Bạn có thể thử thưởng thức những chiếc kẹo, mức được làm từ khóm hay một ly nước rượu khóm, ép khóm thơm ngon.Ngoài cánh đồng khóm rộng lớn, đến với làng du lịch, bạn còn được trải nghiệm, tham gia rất nhiều hoạt động khác. Bạn có thể cùng chủ vườn thả câu, giăng lưới bắt cá. Sau đó, với tài nấu nướng điệu nghệ, chủ nhà vườn sẽ chế biến, chiêu đãi bạn những món ăn với nguyên liệu tươi ngon từ vườn. Thưởng thức những món ăn miền Tây ngon miệng, trong sân vườn rộng lớn và xanh mát, nhâm nhi vài ly rượu và nghe đờn ca tài tử Nam Bộ,… Thật là một ngày vui chơi tuyệt vời với những trải nghiệm đáng quý. Nếu vui chơi ở làng du lịch cộng cồng cánh đồng khóm Cầu Đúc còn dư dả thời gian, bạn có thể thử rảo bước trên những con đường của xã Hỏa Tiến. Không khí làng quê trong lành, yên ả, những lối nhỏ ngập cây xanh, hoa dại mọc đầy ven đường,… sẽ đem đến cho bạn những phút giây lắng động, thư giãn, xóa tan những mệt mỏi, bộn bề.Từ vùng đất phèn, người dân Hỏa Tiến đã biến cánh đồng khóm trở thành địa điểm tham quan lý tưởng để vui chơi, nghỉ ngơi. Du lịch Hậu Giang, đến cánh đồng khóm Cầu Đúc bạn sẽ có một chuyến trở về miền quê thanh bình, thưởng thức những món ngon dân dã và tận hưởng không khí trong lành hiếm có.
Hậu Giang 805 lượt xem
Từ tháng 11 đến tháng 04
Vườn tre Tư Sang Hậu Giang là một địa điểm du lịch sinh thái mới nổi thuộc khu vực ấp Phú Xuân, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp. Đây là một địa điểm tham quan với không gian rộng lớn, diện tích lên đến 3 hecta mang đến bạn nhiều trải nghiệm giải trí độc đáo và đáng khám phá. Vườn tre Tư Sang Hậu Giang còn được biết đến với tên gọi Bamboo Garden. Đây vốn dĩ là một con đường tre xanh mát tuyệt đẹp của lão nông Đặng Văn Sang. Sở hữu vẻ đẹp bình dị cùng không gian trong lành đáng thưởng ngoạn, vườn tre Tư Sang thu hút đông đảo tín đồ du lịch tìm đến trải nghiệm và thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Phong cảnh làng quê của Vườn Tư Sang gắn liền với hình ảnh cây tre quen thuộc trong văn hóa làng xã của người Việt Nam. Hình ảnh cây tre vươn mình xõa bóng mềm mại nhưng lại vô cùng chắc chắn gợi nên hình ảnh người dân Việt Nam hiền hòa, đôn hậu nhưng lại mạnh mẽ, quật cường khi cần thiết. Ông Đặng Văn Sang cho biết, khi những vụ mía và bạch đàn không mang lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng, ông đã quyết định trồng nên vườn tre này để cải thiện kinh tế gia đình. Vườn tre này đến này đã có tuổi đời lên đến hơn 20 năm và được tận tay ông Đặng Văn Sang chăm sóc và vun trồng. Vào mỗi thời điểm rãnh rỗi, ông thường ra vườn tre tỉa nhánh, dọn lá rụng rồi ủ làm phân bón cho gốc tre. Nhờ sự chăm sóc tỉ mẩn, cẩn thận của ông, vườn tre Tư Sang luôn giữ được vẻ ngoài xanh tốt, tạo nên cảnh quan xinh đẹp để những tín đồ du lịch gần xa đến thưởng ngoạn.Vườn tre Tư Sang là một địa điểm mà bạn có thể tham quan vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Không gian nơi đây luôn được chủ vườn chăm sóc cẩn thận nên quanh năm luôn giữ được sự tươi tốt, trong lành. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc thật kỹ nếu đến Vườn tre Tư Sang Hậu giang vào mùa mưa. Những cơn mưa bất chợt thường sẽ gây cản trở cho những hoạt động tham quan ngoài trời của bạn. Thông thường, mùa mưa ở Hậu Giang sẽ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và cao điểm sẽ rơi vào tháng 9. Vì thế, bạn nên xem trước dự báo thời tiết để lựa chọn thời điểm thích hợp tham quan Vườn tre Tư Sang nhé! Vườn tre Tư Sang Hậu Giang sở hữu không gian rộng lớn cùng những hàng tre vút cong tạo nên vẻ đẹp ấn tượng đáng khám phá. Vẻ đẹp dân dã, bình dị của khu vườn được điểm tô bằng những hàng tre sừng sững soi bóng mát. Con đường lộ quen thuộc mang đậm sắc màu nông thôn miền Tây cũng gợi nên vẻ đẹp ấn tượng, quen thuộc cho vườn tre này. Đây cũng là con đường lộ dân sinh được ông Sang hiến tặng cho địa phương. Việc tham quan vườn tre và đi dạo dưới không gian tĩnh mịch của những mái vòm ấn tượng tạo nên sự thư thái, nhẹ nhàng và dễ chịu cho những ai tìm đến đây tham quan. Sự yên bình của vườn tre vào những ngày trong tuần sẽ là không gian để bạn tìm thấy sự nhẹ nhàng, an yên, dễ chịu trong tâm hồn.Ngoài việc bảo tồn và gìn giữ loài tre, không gian du lịch sinh thái của Vườn tre Tư Sang còn được chủ đầu tư đến thuê và tổ chức các hoạt động vui chơi ấn tượng. Khi đến tham quan Vườn tre Tư Sang, bạn có thể tham gia những trò chơi mang đậm dấu ấn miệt vườn như đu dây, bắt cá, thi cầu lắc, bơi thuyền. Đây đều là những trò chơi hấp dẫn và mang đậm sắc màu du lịch miền Tây Nam Bộ.Bắt đầu từ năm 2023, vườn tre Tư Sang đã được trang hoàng với không gian cảnh quan rạng rỡ. Ngoài con đường tre với khung cảnh thơ mộng, bạn có thể tìm thấy những không gian trang trí ấn tượng khác như đường hoa, mương cá, cuồng cừu. Ngoài ra, dọc khu vực con đường hoa vào vườn ông Tư Sang còn có nhiều tiểu cảnh ấn tượng, thu hút các tín đồ du lịch tìm đến chụp ảnh như nếp nhà Nam Bộ xưa, nhà ông đồ hay những ngôi nhà tre trên cao ấn tượng đáng khám phá.Một điểm mới tại Vườn tre Tư Sang Hậu Giang chính là tham quan không gian nơi đây bằng chẹt. Bạn sẽ được bồng bềnh trên sông và hòa cùng không khí đậm chất miền quê đặc trưng của khu vực Nam Bộ. Bạn có thể vừa bồng bềnh trên chẹt và thưởng ngoạn cảnh quan, vừa tận hưởng những bữa ăn ngon lành mang đậm không khí Tây Nam Bộ. Trong không gian dịu mát của vườn tre bên sông, bạn sẽ được tận hưởng trọn vẹn cảm giác thư giãn, dễ chịu và thoải mái nhất.Vườn tre Tư Sang Hậu Giang là một địa điểm tham quan mang đậm sắc màu sinh thái miền Tây Nam Bộ. Địa điểm yên bình này hứa hẹn sẽ mang đến bạn sự thư giãn, nhẹ nhàng cùng không gian trầm lắng đáng khám phá. Nếu có dịp đến với Hậu Giang, còn ngần ngại gì mà không lên lịch trình tham quan Vườn tre Tư Sang để tận hưởng những cảnh quan tuyệt vời nhất.
Hậu Giang 1050 lượt xem
Từ tháng 11 đến tháng 04
Làng trầu Vị Thủy được xem là làng nghề trồng trầu lá còn lại độc nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Làng trầu Vị Thủy thuộc xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, nghề này đã gắn bó lâu đời với người dân và trở thành nét đặc trưng mỗi khi nhắc đến xã Vị Thủy. Hiện huyện Vị Thủy có gần 40ha trầu, trong đó xã Vị Thủy được xem là “Vương quốc trầu lá” tập trung gần 200 vườn trầu với diện tích khoảng 32ha. Chỉ có vùng Vị Thủy nước ngọt ven sông Hậu này trồng trầu mới đậm đà, ăn mới ngon, thắm môi, đỏ miệng. Có dịp đi du lịch Hậu Giang, đến đây ai cũng ấn tượng trước những vườn trầu với hàng trăm, hàng ngàn nọc trầu thẳng băng, lá xanh mơn mởn phảng phất chút vàng óng ả trông thật đẹp mắt. Trầu Vị Thủy là trầu vàng, hương vị cay nồng được nhiều người ưa thích. Sau 3 – 4 tháng xuống giống, dây trầu sẽ bắt đầu cho lá, cứ nửa tháng lại hái một lần. Thông thường, thương lái đến tận nhà thu mua trầu chở đi các nơi giao lại cho bạn hàng ở các tỉnh miền Tây. Muốn có được một ốp trầu (40 lá), người trồng phải trải qua nhiều công đoạn: mua hom giống, chọn cây làm nọc, khai mương, đơm gốc, tưới nước, hái trầu rồi xếp lại thành ốp gọi là liễn trầu tức xếp những lá trầu thành chục (chục có khi 10, có khi 16 hoặc 20…tùy nơi), sau đó xếp thành trăm rồi thành thiên trước khi giao cho thương lái. Những người trồng trầu cho biết nọc trầu phải bằng cây tràm, vì vỏ tràm bám rất chắc vào thân cây tạo điều kiện cho rễ dây trầu bám và phát triển tốt. Người dân thường thu hoạch trầu vào lúc sáng sớm. Khi đến lứa hái, thợ hái trầu sẽ lựa những lá trầu bóng mượt, vừa chín tới vàng óng, số lá còn lại sẽ hái đợt tiếp theo cách đợt trước khoảng 10 ngày. Người trồng còn phải làm giàn để hái lá trên cao. Khi ngọn vượt khỏi giàn thì cắt bỏ…. Trầu Vị Thủy vừa là nét văn hóa truyền thống, vừa phục vụ nhu cầu của nhiều người trong đời sống thường nhật và trong dịp lễ tết, cưới hỏi…Ngoài để ăn, dùng cúng kiến trong các dịp lễ, trầu cũng là một loại dược liệu được nghiên cứu chiết xuất tinh dầu ứng dụng trong sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm. Gần đây, trầu Vị Thủy còn được xuất khẩu sang một số nước châu Á, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người trồng trầu. Ngày nay, còn rất ít người ăn trầu, nên hình ảnh cây cau, dây trầu đã dần dần mờ phai. Nhưng tại làng trầu Vị Thủy, vẫn còn đó những vườn trầu vàng ươm, mướt mát làm say mê vãng khách.
Hậu Giang 180 lượt xem
Từ tháng 12 đến tháng 04
Nếu đi từ Thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) về Cần Thơ theo Quốc lộ 61 cũ qua Cái Tắc, đến ngã ba Vĩnh Tường, khu vực Bình Tân, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, bạn sẽ nhìn thấy một cụm công trình kiến trúc tôn giáo rất quy mô đó chính là Thiền Viện Trúc Lâm Hậu Giang. Với vị trí đắc địa rất thuận lợi cho việc thăm viếng sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong tỉnh và khách thập phương du lịch Hậu Giang đến tham quan chiêm bái. Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang là nơi tu theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam do vua Trần Nhân Tông khai mở và phát triển. Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, sau khi lãnh đạo tinh thần dân tộc chống quân Nguyên Mông, đất nước yên bình, Ngài nhường ngôn lại cho con, lên non Yên Tử xuất gia tu hành. Sau khi đắc đạo, Ngài dung hợp 3 Thiền phái trước đó và sáng lập thành Thiền phái Trúc lâm. Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang hoàn thành có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa Phật giáo, kết nối các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương, và là điểm nhấn du lịch văn hóa tâm linh của mảnh đất Hậu Giang hiền hòa. Dáng vóc ngôi thiền viện xây dựng theo kiến trúc mỹ thuật Phật giáo thời Lý, Trần trên diện tích 40.000 m2. Bao gồm các hạng mục: Chánh điện, nhà Tổ, lầu chuông, lầu trống, Cổng tam quan, nhà nghỉ chân, tôn tượng Quan Âm lộ thiên, miếu thờ Mẹ Âu Cơ, giảng đường, trai đường, nhà trụ trì, nhà khách, thư viện, Tăng xá, Ni xá…Đi dạo trong khuôn viên của Thiền viện, du khách sẽ cảm nhận được không gian rộng rãi, thoáng mát, tôn nghiêm với màu gạch ngói sáng rực cả một không gian. Từ cổng chính, bước vào bên trong bắt gặp hình ảnh đầu tiên đó chính là một khoảng ao rộng, bên trong có trồng sen với những bông sen đang đua nhau khoe sắc rực rỡ, làm tôn lên vẻ đẹp thanh tịnh của Thiền viện. Đồng thời giúp bạn có những bức ảnh đẹp và độc đáo nhất. Khi vào bên trong chánh điện du khách sẽ rất ấn tượng với vẻ tĩnh lặng mà đầy uy nghiêm ở đây. Sàn lót gạch màu đỏ, tất cả cột gỗ đều được đặt trang trọng trên những tấm tán bằng đá xám vân mây, chạm trổ hình hoa sen cách điệu. Với lối kiến trúc của các triều đại Việt Nam truyền thống, Thiền viện Trúc Lâm mang lại cho người dân cảm giác rất thanh tịnh yên bình của chốn Thiền Tu. Điều này đã khiến không ít bước chân của lữ khách thập phương phải trầm trồ khen ngợi mỗi khi đến đây.
Hậu Giang 180 lượt xem
Từ tháng 11 đến tháng 04
Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện phân bố tại 2 địa điểm: khu vực 3, phường 5, thành phố Vị Thanh và ấp 1, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Chương Thiện từng là một tỉnh, được chế độ Ngụy quyền Sài Gòn thành lập ngày 24/12/1960, gồm huyện Long Mỹ, Vị Thanh; Nơi đây là đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng để đi các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, U Minh, Rạch Giá. Địch coi Chương Thiện là tuyến phòng thủ từ xa để bảo vệ đầu não vùng 4 chiến thuật (đóng tại thành phố Cần Thơ), là lá chắn ngăn chặn quân chủ lực của ta tấn công, làm bàn đạp để đánh phá căn cứ địa cách mạng U Minh. Do đó, Chương Thiện trở thành một địa bàn chiến lược quan trọng đối với cả ta và địch. Với ta, Chương Thiện là vành đai vững chắc để bảo vệ căn cứ U Minh, là bàn đạp để tấn công vào Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá. Nơi đây còn là hậu phương lớn, dự trữ người và của phục vụ cho công cuộc kháng chiến. Sau khi Hiệp định Paris (năm 1973) có hiệu lực, Ngụy quyền Sài Gòn và đế quốc Mỹ vẫn có ý đồ tiêu diệt cách mạng miền Nam, xóa bỏ vùng giải phóng với những kế hoạch bình định, lấn chiếm… Nhận biết được tình hình và âm mưu của địch, quân ta đã có sự chuẩn bị để đối phó. Trong suốt 11 tháng (từ tháng 1 đến tháng 11 năm 1973), quân và dân ta đã kiên cường bám trụ, chiến đấu dũng cảm, giữ vững được địa bàn. Kế hoạch bình định Chương Thiện của địch bị thất bại hoàn toàn. Chiến thắng Chương Thiện năm 1973 là minh chứng sống động cho một chủ trương đúng đắn, táo bạo, kịp thời của quân và dân đồng bằng sông Cửu Long. Chiến thắng này cũng góp phần tạo ra một trong những cơ sở quan trọng để Nghị quyết 21 ra đời, tạo tiền đề cho sự chuyển hướng của cách mạng miền Nam, tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy toàn thắng năm 1975. Nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử và giáo dục truyền thống cách mạng, điểm di tích khu vực 3, phường 5, thành phố Vị Thanh và điểm di tích ấp 1 xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ đã được chọn làm địa điểm lưu niệm sự kiện chiến thắng Chương Thiện của quân và dân khu 9. Tại địa điểm khu vực 3, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang: Theo quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, điểm di tích này có diện tích 44.303.7m2, với các hạng mục: khu nhà trưng bày hiện vật (1024m2), khu trưng bày ngoài trời, tượng đài, sân lễ và một số hạng mục phụ trợ khác. Hiện nay, nhiều hiện vật liên quan đến khu di tích, như hơn 100 ảnh tư liệu về một số trận đánh tiêu diệt phân chi khu Cái Nai, yếu khu Quang Phong, diệt đồn Rọc Dứa, Cái Sơn, Cái Cao...; 117 hiện vật, gồm vũ khí, quân trang, xe tăng, máy bay…, đã được tiếp nhận, lưu giữ tại kho hiện vật của Bảo tàng tỉnh Hậu Giang. Tại địa điểm ấp 1, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang: Năm 1998, tỉnh Cần Thơ (cũ) đã quy hoạch tổng diện tích 58.000m2 đất để xây dựng các hạng mục sau: nhà trưng bày (900m2), nhà hội, sân đường nội bộ và một số hạng mục phụ trợ khác. Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch bình định lấn chiếm Chương Thiện sau hiệp định Paris 1973, không những đã đánh bại chiến thuật, mà còn làm sụp đổ ý đồ chiến lược của Mỹ - Ngụy muốn giành thế mạnh trong giải pháp chính trị, góp phần tạo ra bước ngoặt, đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của địch. Với những giá trị đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện là di tích quốc gia đặc biệt ngày 09/12/2013. Nguồn: Cục Di sản văn hóa
Hậu Giang 1995 lượt xem
Khu di tích Chiến thắng Tầm Vu thuộc địa phận ấp Xẻo Cao, xã Thạnh Xuân , huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Những chiến công hiển hách của 4 trận Tầm Vu năm xưa diễn ra trên đoạn lộ Cái Tắc - Rạch Gòi không đầy 5km là một điểm son chói lọi trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta. Sau ngày 23/9/1945 quân Sài Gòn - Gia Định nổ súng chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu cho cuộc kháng chiến Nam Bộ, thì ngày 30/10/1945 quân dân Cần Thơ anh hùng kháng chiến chống thực dân Pháp tái chiếm Cần Thơ. Sau 90 ngày bao vây tiêu hao, tiêu diệt quân Pháp trong thị xã Cần Thơ, kế tiếp đội cảm tử quân Lê Bình hóa trang kỳ tập vào ban chỉ huy Pháp ở Cái Răng vào sáng ngày 12/11/1945 đã giết chết và làm bị thương nhiều tên địch, trong đó có quan ba Rouen bị thương đã làm cho binh lính Pháp kinh hoàng. Với lòng quả cảm, đơn vị cộng hòa vệ binh do đồng chí Nguyễn Đăng chỉ huy ngày 20/01/1946 đã đánh đoàn xe quân sự của địch trên lộ Tầm Vu, diệt 2 xe quân sự, giết chết một số tên địch, trong đó có Dessert, tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại miền Tây, là một trong 5 tên sĩ quan cao cấp của Pháp trên chiến trường Đông Dương. Ta thu 10 súng, trong đó có 2 trung liên. Trận Tầm Vu 1 có một ý nghĩa rất quan trọng, đây là trận thắng đầu tiên của đơn vị vũ trang ta đánh xe cơ giới địch, mở màn cho những trận chiến tiếp theo trên chiến trường Cần Thơ. Chỉ thời gian chưa đầy 1 năm sau, quân dân Cần Thơ tiếp tục đánh thắng trận Tầm Vu 2, vào: 12/11/1946 do đồng chí Ngô Hồng Giỏi chỉ huy, phục kích đoàn xe quân sự của địch trên lộ Tầm Vu, thiêu hủy 3 xe, diệt 60 tên lính Pháp, Lê Dương, thu 60 súng các loại và nhiều quân trang, quân dụng khác. Sau ngày “Toàn quốc kháng chiến”, thực hiện chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (19/12/1946) và lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu (20/12/1946). Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện đã phát triển mạnh mẽ, quân dân Cần Thơ đã lập được nhiều chiến công, nhất là hoạt động của các đội “Sát gian Đảng”, Biệt động, Công an vũ trang diệt địch, bọn ác ôn ở nội thành Cần Thơ làm cho chúng hoang mang lo sợ. Thời điểm này, đã diễn ra trận đánh Tầm Vu 3 vào 3/5/1947, do Khu Bộ trưởng Huỳnh Phan Hộ chỉ huy cũng trên lộ Tầm Vu năm xưa. Quân dân ta đã diệt 6 xe quân sự, làm chết và bị thương gần 200 lính Pháp, thu được 8 đại liên, nhiều súng đạn các loại và quân trang, quân dụng. Trận Tầm Vu 3 là thắng lợi thiên thời, địa lợi, nhân hòa, khi ta về đóng quân ở Láng Hầm chuẩn bị trận Tầm Vu 3, có 1 tiểu đội lính khmer vào đốn cây, buộc phải diệt chúng. Quân ta nghi binh rút đi, chỉ trong 10 ngày sau trở lại ém quân, tiếp tục đánh trận Tầm Vu 3 vẫn không bị lộ, do nhân dân che chở bảo vệ cho bộ đội để chiến thắng địch. Chiến công nối tiếp chiến công, chỉ một năm sau, sự phối hợp tuyệt đẹp của ba thứ quân (chủ lực quân, địa phương quân và dân quân du kích) đã tạo nên kỳ tích oai hùng, tiếp tục chiến thắng trận Tầm Vu 4, diễn ra chiều ngày 19/4/1948, dưới sự chỉ huy của Khu Bộ trưởng Trần Văn Giàu và Tham mưu Trưởng Võ Quang Anh, quân ta bằng chiến thuật vận động chiếm đánh tiêu diệt 14 xe quân sự địch, giết chết gần 200 tên lính Pháp, trong đó có một tên quang ba, thu nhiều súng đạn, đặc biệt là thu khẩu đại bác 105 ly lần đầu tiên trong cả nước, làm vang dội khắp chiến trường Đông Dương. Với ý nghĩa sâu sắc và tầm vóc chiến thắng của 4 trận Tầm Vu, đã điểm tô vào trang sổ vàng truyền thống cách mạng chống quân xâm lược của dân tộc ta càng thêm sáng chói. Do đó, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận địa điểm chiến thắng Tầm Vu, là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 25/01/1991. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang 1963 lượt xem
Di tích Căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ tọa lạc ấp Phương Quới B, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược, thành phố Cần Thơ là trung tâm đầu não của vùng 4 chiến thuật của Mỹ ngụy, tòa lãnh sự Hoa Kỳ, cơ quan tình báo C-I-A, đủ các loại binh chủng, hậu cứ kho tàng, sân bay, cảng quân sự v.v… là nơi xuất phát quân đánh phá các tỉnh miền Tây Nam bộ. Địch chọn Cần Thơ là trọng điểm bình định đánh phá ác liệt, nhất là sau tổng tấn công 1968, vào những năm 1969 - 1970 - 1971 chúng huy động một lực lượng lớn quân chủ lực, bảo an, dân vệ và các loại máy bay, xe tăng, đại bác … dội bom, pháo bầy, B52 rải thảm, chất độc hóa học, phát quang vùng nông thôn giải phóng của ta, đi đôi chiêu dụ hàng, hòng tách dân ra khỏi Đảng “tát nước bắt cá”, nhằm tiêu diệt Đảng và cách mạng. Để đối phó âm mưu mới của địch, vào tháng 4/1971 Ban chấp hành Tỉnh ủy Cần Thơ họp tại khu rừng lá xã Xà Phiên huyện Long Mỹ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy sau khi bàn bạc trao đổi kỹ lưỡng đã chọn địa điểm ở ấp Phương Quới B, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, làm căn cứ để Tỉnh ủy đứng chân chỉ đạo phong trào cách mạng trong tỉnh tấn công làm thất bại âm mưu bình định của địch. Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ được khởi công xây dựng vào đầu tháng 2/1972, tại nền nhà của Bà Bái - một địa chủ ngày xưa, nên mọi người quen gọi là “Căn cứ Bà Bái”. Bước đầu căn cứ chỉ xây dựng vài căn nhà nhỏ, nơi làm việc của Ban Thường vụ, Văn phòng và đội phòng thủ (đội bảo vệ). Sau đó, cất thêm một số căn nhà khác cho các bộ phận: cơ yếu, điện đài, thông tin, nhà ở cho cán bộ nữ, nhà thường trực, nhà khách, nhà ăn, giao liên. Từ căn cứ này, Tỉnh ủy Cần Thơ đứng chân vững chắc lãnh đạo chỉ đạo quân dân tỉnh nhà đánh địch bằng 3 mũi giáp công, gỡ đồn bót địch, phát động quần chúng phá “ấp chiến lược”, giành quyền làm chủ mở rộng vùng giải phóng, tạo thế tạo lực mới cho tỉnh nhà. Hiệp định Paris được ký kết và có hiệu lực ngày 28/01/1973, nhưng địch với bản chất ngoan cố lật lộng phá hoại Hiệp định thực hiện âm mưu “bình định”, “tràn ngập lãnh thổ”, chiếm đất giành dân. Nhưng Tỉnh ủy Cần Thơ vẫn vững vàng đứng vững nơi căn cứ, lãnh đạo quân dân trong tỉnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ hy sinh, phát huy sức mạnh 3 mũi tấn công địch, bẻ gãy nhiều đợt càn quét, lấn chiếm, gỡ đồn bót của địch, giành lại vùng giải phóng của ta. Phát huy thắng lợi, đồng thời nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, mở cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, linh hoạt, táo bạo của Tỉnh ủy, quân dân Cần Thơ xông lên tổng tấn công và nổi dậy như bão táp “Một ngày bằng hai mươi năm”. Chỉ trong 2 ngày 30/4 và 1/5/1975, đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Cần Thơ, góp phần giải phóng miền Nam, viết nên những trang sử chói lọi nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20. Với những sự kiện lịch sử và thành tích quan trọng đó, ngày 27/4/1990, Bộ Văn hóa - thông tin ra Quyết định công nhận căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang 1960 lượt xem
Di tích Đền thờ Bác Hồ tọa lạc ở ấp 3, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân Hậu Giang - Cần Thơ, Long Mỹ nói riêng, hình ảnh của Bác Hồ kính yêu ở trong trái tim, khối óc của mỗi người dân, tuy xa thủ đô Hà Nội hàng nghìn cây số nhưng luôn hướng về Bác Hồ và thủ đô kính yêu với niềm tin vững chắc để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Khi nghe tin Bác qua đời ngày 02/9/1969 là nỗi đau chung, sự tổn thất lớn lao đối với cả dân tộc Việt Nam; nhất là nhân dân miền Nam chưa kịp rước Bác vào thăm. Để đền đáp công ơn trời biển của Bác và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân xã Lương Tâm; Đảng bộ xã, do đồng chí Lữ Minh Chánh (Hai Chánh), Bí thư Đảng ủy xã đã quyết định lập bàn thờ Bác ngay tại Văn phòng Đảng ủy xã. Đồng chí Lê Văn Thống, ủy viên thư ký được giao nhiệm vụ phóng ảnh Bác lập bàn thờ và may băng tang để tổ chức lễ truy điệu. Ngày hôm sau lễ truy điệu được tổ chức trọng thể với sự có mặt đông đủ của các đồng chí lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể xã, ấp, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương đóng quân gần cơ quan xã, cùng đông đảo bà con trong xã đến dự lễ với nỗi đau buồn vô hạn, tưởng niệm, ghi lòng tạc dạ về công ơn trời biển của Bác và hứa với Bác quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng - biến đau thương thành hành động cách mạng, quân dân Cần Thơ đã liên tục tấn công địch trên khắp các địa bàn trong tỉnh. Trong tuần lễ để tang Bác, quân dân tỉnh Cần Thơ mở đợt tấn công vào 34 mục tiêu quân sự, tiêu diệt gần 400 tên địch. Chỉ tính riêng xã Lương Tâm, quân dân ta đã tiêu diệt đồn: Vàm Cấm, đồn Tô Ma, đồn Đường Đào (bị đánh thiệt hại nặng). Trên 40 tên địch đền tội và nhiều tên khác bị thương. Ngay sau ngày Quốc tang, các đồng chí lãnh đạo và một số đồng chí lão thành cách mạng, các vị bô lão trong xã đã bàn bạc đi đến quyết định: xây dựng đền thờ Bác tại ấp 3, ngã tư lộ xe. Đây là nơi thuận lợi nhất để mọi người dân trong xã và các khu vực dễ dàng đến viếng Bác bằng cả đường thủy và đường bộ. Mùa hè năm 1972, Mỹ ngụy mở nhiều đợt càn quét quy mô, tập trung bom pháo đánh phá ác liệt địa bàn Long Mỹ. Cơ quan Đảng ủy xã bị bom pháo Mỹ đánh sập phải dời đi nơi khác, bàn thờ của Bác được lập lại và tổ chức các ngày lễ kỷ niệm Bác giữ đúng hằng năm (ngày sinh nhật, lễ giỗ và Tết Nguyên đán). Ngoài ra, nhân dân trong vùng thờ Bác và tổ chức lễ giỗ tại nhà. Sau ngày hòa bình, từ nguyện vọng tha thiết của Đảng bộ và nhân dân xã Lương Tâm, mong muốn xây dựng lại Đền thờ Bác Hồ ở vị trí đã dự kiến trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tại ngã tư lộ xe, ấp 3, xã Lương Tâm và được lãnh đạo chấp thuận, các ngành, các cấp và nhân dân trong và ngoài địa phương tích cực đóng góp sức người sức của, với tấm lòng kính yêu Bác và đây là công trình tưởng niệm thiết thực chào mừng kỷ niệm 100 năm, ngày sinh của Bác. (19/5/1890 - 19/5/1990). Đền thờ Bác được xây dựng năm 1990, với quy mô gần 2 ha. Đền thờ Bác được xây dựng với kiểu kiến trúc mang tính dân tộc, trang trọng, tôn kính. Nhân kỷ niệm lần thứ 107 năm ngày sinh của Bác (19/5/1890 - 19/5/1997), lãnh đạo tỉnh tiếp tục chỉ đạo xây dựng nhà trưng bày giới thiệu thời niên thiếu và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, đây là hạng mục thứ hai sau Đền thờ. Với ý nghĩa đó, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Đền thờ Bác Hồ là di tích lịch sử Quốc gia. Nguồn: Trang Thông Tin Điện Tử Huyện Long Mỹ
Hậu Giang 1908 lượt xem
Di tích lịch sử - văn hóa Khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu tọa lạc tại khu vực 4 (khu văn hóa Hồ Sen), phường 1, thành phố Vị Thanh trung tâm tỉnh Hậu Giang. Hiệp định Geneve được ký kết ngày 20-7-1954 chưa ráo mực, Mỹ Diệm đã ngang nhiên phá hoại. Chúng thực hiện âm mưu gom dân lập khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu, chiếm Long Mỹ - Vị Thanh làm chỗ dựa để đánh phá, bình định vùng căn cứ U Minh, mà địch gọi là: “Đại bản doanh của Cộng sản”. Để thực hiện âm mưu trên, Mỹ Diệm đã tập trung những tên tay sai ác ôn, đầu hàng phản bội hận thù cách mạng và huy động hàng ngàn quân mở nhiều cuộc càn quét, đánh phá, đuổi nhà, gom dân, bên cạnh đó Diệm đã ban hành Luật 10-59, với phương châm “thà giết lầm còn hơn bỏ sót”, lê máy chém về Long Mỹ để chém giết đồng bào ta. Chính Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu) đích thân về đây động viên, khích lệ bọn tay sai thẳng tay chém giết những người bị tình nghi là “việt cộng” và ra giá mua một mật người từ 500 đến 700 đồng,.. oán hận ngất trời, máu chảy thành sông. Theo đồ án thiết kế, khu trù mật có chiều dài 7km, chiều ngang lấy kinh Xà No làm trung tâm, mỗi bên rộng 2km, có diện tích chung 28km vuông, chia làm 4 khu chính: 1 Khu Vị Thanh, 2 Khu Hỏa Lựu, 3 Khu Giữa, 4 Khu Bắc Xà No. Mỗi khu chia thành 4 tiểu khu, mỗi tiểu khu chia ra nhiều lô, mỗi lô chia ra nhiều ô, mỗi ô chia ra nhiều khoảnh đất nhỏ, mỗi khoảnh dài 90 mét, rộng 45 mét (diện tích bằng 4 công đất) cho mỗi gia đình, ngăn cách nhau bằng một con mương. Các lô cách nhau bằng một con kênh rộng từ 3 đến 4 mét, sâu 2 mét, ngoài ra còn có hàng rào, dây thép gai bao bọc. Người dân sống trong khu trù mật bị theo dõi, kiểm soát 5 khâu: ra vào, đi lại, ăn ở, thu nhập, giao tiếp. Để bảo vệ an toàn Khu Trù mật chúng bố trí lực lượng như sau: một đại đội biệt kích thuộc khu U-Minh đóng ở đầu cầu chợ Cái Nhum, một đại đội dân vệ canh gác vòng ngoài, bên trong chúng trang bị cho các cụm thanh niên Cộng hòa, phối hợp với cơ quan mật vụ lùng sục suốt ngày đêm; ngoài ra chúng còn tổ chức Đảng Cần Lao nhân vị, Thanh niên Cộng hòa, Phụ nữ Liên đới, cuộc sống của người dân bị kìm kẹp gắt gao, vì vậy bà con thường mỉa mai gọi là khu “trào mật”. Sống trong cảnh “cá chậu , chim lồng” nhân dân rất bất bình ngày càng uất hận, cùng dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng cách mạng đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống Mỹ Diệm gom dân lập Khu Trù mật. Trước tình hình khó khăn phức tạp đó, chỉ sau sáu tháng ráo riết thi công, tuy mới xây dựng được một phần ba công trình, nhưng ngày 12-3-1960 chúng vội vã tổ chức khánh thành Khu Trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu. Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng ra đời như “nắng hạn gặp mưa” là động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào đấu tranh trong huyện càng trở nên quyết liệt. Đêm 14-9-1960 lệnh Đồng Khởi được phát ra, lực lượng vũ trang của ta tập kích đánh chiếm nhiều nơi. Phối hợp với nhân dân và binh sĩ yêu nước trong khu trù mật và 12 điểm tập trung đã nhất tề nổi dậy lùng sục bắt bọn tay sai ác ôn giao cho cách mạng, đốt cờ, xé ảnh Diệm, lột bảng khẩu hiệu, phá rào, phá cổng trở về xóm ấp cũ. Tiếng reo hò, tiếng mõ, tiếng súng vang động, tạo nên một khí thế cách mạng, sức mạnh “tức nước vỡ bờ”. Ngoài đánh vào, trong nổi dậy làm cho kẻ thù ở khu trù mật bị tê liệt hoàn toàn. Để khắc sâu tội ác và giáo dục nhân dân ta nhất là thế hệ trẻ về lòng căm thù đối với Mỹ - Ngụy lập Khu Trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu, ngày 2 tháng 8 năm 1997 Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận “Khu Trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu di tích tội ác Mỹ Diệm tàn sát đồng bào” là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang 1879 lượt xem
Di tích Chiến thắng Vàm Cái Sình tọa lạc tại phường 7, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Từ 1949 vùng giải phóng huyện Long Mỹ rộng lớn nơi dự trữ người của trong kháng chiến chống thực dân Pháp, là nơi căn cứ của cơ quan cấp tỉnh, khu. Vào những năm 1951, 1952 địch bị thất bại nặng nề và bị động ở chiến trường chính, thực dân Pháp thực hiện chính sách 3 sạch “Đốt sạch, phá sạch, giết sạch”, phá hoại kinh tế, mở nhiều cuộc hành quân quy mô càn quét vào vùng giải phóng của ta ở huyện Long Mỹ, và mở rộng đánh phá vùng căn cứ địa cách mạng U Minh. Thực hiện âm mưu trên, thực dân Pháp mở chiến dịch càn quét quy mô vào vùng giải phóng căn cứ cách mạng Long Mỹ, Vị Thanh hòng tiêu diệt lực lượng của ta, phá hoại hậu phương cách mạng. Nắm chắc ý đồ của địch, đồng chí Huỳnh Thủ, Tỉnh đội trưởng Cần Thơ đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho đơn vị 4053, thuộc tiểu đoàn 410 của tỉnh Cần Thơ, là đơn vị có nhiều kinh nghiệm đánh thủy lôi đã lập chiến công đánh nhiều tàu địch trên sông Phụng Hiệp, Châu Thành. Sau khi điều nghiên chiến trường, địch muốn đánh vào ruột vùng giải phóng Long Mỹ, hành quân bằng đường bộ, chỉ có con lộ từ Cầu Đúc vào Hỏa Lựu - Vị Thanh. Để chóng địch càn quét đánh phá vào vùng giải phóng, ta đã đánh phá các con lộ và đánh sập các cầu trên đường giao thông bộ, trên đoạn đường này có cầu sắt Cái Sình. Vào sáng ngày 22/12/1952, sau khi địch cho bắn pháo để dọn đường cho tiểu đoàn cơ động số 14 gồm: lính Pháp, Việt, Miên, do sĩ quan Pháp chỉ huy, thận trọng lần dò tiến vào xã Hỏa Lựu trên con đường bị phá hoại, cỏ, cây sầm uất. Đến 15 giờ địch mới đến Vàm rạch Cái Sình chúng dồn quân tại đây để chờ tàu đưa qua rạch Cái Sình, vì cầu bị ta đánh sập. Đúng như dự đoán của ta, đêm 21/12/1952 ta đã đặt hai trái thủy lôi, hằng ngàn ký thuốc nổ tại Vàm rạch Cái Sình và đưa một tổ công binh (3 đồng chí) của Tiểu đoàn 410, sẵn sàng chiến đấu. Đến gần 15 giờ, tiếng tàu sắt nổ máy vang rền, từ ngã ba Cầu Đúc chạy vào. Các chiến sĩ ta rất bình tĩnh chờ cho quân địch xuống đầy tàu sắt mặt dựng LCT (loại tàu chở quân), khi tàu lui ra giữa Vàm rạch để đưa quân về phía bờ Hỏa Lựu, chiến sĩ ta châm điện, phát ra tiếng nổ long trời, một cột nước trắng xóa dựng cao hằng trăm mét và đổ ập xuống nhấn chìm chiếc tàu mặt dựng xuống dòng sông, gần 400 tên địch, trong đó có một quan Ba (đại úy), hai quan Nhất (thiếu úy) bị tan xác, ta thu một súng ngắn 12 ly, một bản đồ hành quân, hai khẩu trọng pháo: 20 ly và 13,2 ly, 5 súng tiểu liên, 12 súng trường, làm thất bại hoàn toàn kế hoạch càn quét đánh phá vào vùng căn cứ giải phóng Long Mỹ - Vị Thanh. Trong kháng chiến chống Pháp trên chiến trường Hậu Giang - Cần Thơ, quân dân Hậu Giang - Cần Thơ đã lập hai chiến công hiển hách diệt nhiều địch nhất, đó là trận đánh xe cơ giới ở 4 trận Tầm Vu, lấy khẩu đại bác 105 ly ở trận Tầm Vu 4 và trận đánh tàu tại Vàm rạch Cái Sình, làm vang dội chiến công khắp miền Tây và cả nước. Chiến thắng Cái Sình có một ý nghĩa quan trọng đã góp phần tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch để phối hợp với chiến trường chính ở chiến dịch biên giới Việt Bắc 1951 - 1952 và cùng các chiến trường khác trong cả nước đẩy địch vào thế bị động, thất bại, tạo ra thế và lực mới thúc đẩy cuộc kháng chiến phát triển mạnh mẽ dẫn đến chiến thắng “Điện Biên Phủ” (7/5/1954) chấn động địa cầu, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam kết thúc chế độ thực dân cũ ở Việt Nam, nửa nước độc lập, ở miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹ. Từ ý nghĩa và giá trị lịch sử quan trọng của chiến thắng “ Vàm Cái Sình”. Ngày 3/8/2007, Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Chiến thắng Vàm Cái Sình là di tích cấp Quốc gia. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang 1695 lượt xem
Di tích Khởi nghĩa Nam kỳ 1940 trước đây tọa lạc tại làng Phú Hữu, tổng Định An, quận Phụng Hiệp, nay thuộc ấp Phú Thạnh, xã Phú Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Vào những năm 1930 - 1935, nông dân làng Phú Hữu sống trong cảnh bị áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân Pháp, phong kiến địa chủ. Trong thời gian này, bên kia bờ tả ngạn sông Hậu chi bộ Đảng Trà Ôn, Vĩnh Xuân ra đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống địa chủ tăng tô, phong kiến, thực dân. Chi bộ Đảng ở Phú Hữu ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của nông dân rất sôi nổi và xây dựng cơ sở cách mạng rất tốt. Từ cơ sở có chi bộ và nhà bà Ngô Thị Lụa (mẹ của đồng chí Nguyễn Phước Ngoạn và Nguyễn Văn Phúc) ở rạch Ngã Lá, ấp Phú Lễ, làng Phú Hữu nên Liên Tỉnh ủy Cần Thơ chọn làm nơi đặt cơ quan. Nơi đây Liên Tỉnh ủy Cần Thơ đã mở nhiều lớp huấn luyện, nhiều cuộc hội nghị của Liên Tỉnh ủy và in nhiều tài liệu cung cấp cho các tỉnh miền Hậu Giang. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ phong trào đấu tranh đòi giảm tô, giảm tức, đòi dân sinh, dân chủ diễn ra mạnh mẽ, sôi nỗi; tổ chức cơ sở Đảng và quần chúng: Thanh niên, phụ nữ phản đế, Nông hội đỏ phát triển mạnh, nhất là từ khi nhận được “Đề cương khởi nghĩa” của Xứ ủy Nam Kỳ do Tỉnh ủy Cần Thơ triển khai vào tháng 4/1940. Chi bộ đã ráo riết chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, tổ chức nhiều cuộc họp quần chúng tốt để phát động phong trào và chọn một địa điểm trong rừng sâu cất chòi dưới bóng những cây kè (nên có tên gọi chòi “Cây Kè”) để làm nơi học tập huấn luyện cho những thanh niên, nông dân có tâm huyết cách mạng trong làng. Các cuộc họp này thường có cán bộ cấp trên như: đồng chí Lưu Nhân Sâm, Ngô Hữu Hạnh (trong Tỉnh ủy Cần Thơ) thường đến nói chuyện về tình hình, tập những bài hát cách mạng và dạy võ nghệ. Những hoạt động của quần chúng dưới sự lãnh đạo của chi bộ, chuẩn bị cuộc khởi nghĩa tuy bí mật nhưng rất sôi nổi, ai cũng mong ngày khởi nghĩa giành chính quyền. Lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ đến Cần Thơ vào lúc 12 giờ trưa ngày 22/11/1940, nhưng đến khuya ngày 23/11/1940 Quận ủy Phụng Hiệp mới nhận được lệnh khởi nghĩa. Tuy có muộn nhưng Quận ủy vẫn tiến hành khởi nghĩa. Nhiệm vụ của Quận ủy Phụng Hiệp là tổ chức lực lượng khởi nghĩa đánh vào quận lỵ, đánh cầu Phụng Hiệp và bao vây, kìm chân địch không cho đi tiếp viện nơi khác. Bọn địch ở Trà Ôn được tin báo, tên Chỉ quận trưởng đưa quân đến đàn áp cuộc khởi nghĩa. Những cán bộ lãnh đạo nòng cốt của cuộc khởi nghĩa và quần chúng yêu nước bị bắt, bị kết án từ tù chung thân đến 5 năm tù giam đày đi Côn Đảo. Do không chịu nổi cảnh lao tù nơi rừng thiên, nước độc nên đã hy sinh tại đây. Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ở Phú Hữu và một số nơi trong tỉnh tuy chưa giành thắng lợi, do tình thế cách mạng chưa chín muồi, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ nên bị địch đàn áp dã man, nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng trung kiên của Đảng bị địch tàn sát, bắt bớ tù đày. Nhưng đó là cuộc nổi dậy có tổ chức của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, tấn công vào dinh lũy của kẻ thù, báo hiệu sự cố chung của chế độ thống trị. Đó là cuộc diễn tập quan trọng, Đảng bộ Cần Thơ rút ra bài học kinh nghiệm quý giá tổ chức cuộc khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành thắng lợi vẻ vang. Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940 ở Phú Hữu được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích lịch sử văn hóa, cấp quốc gia. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang 1605 lượt xem
Thị trấn Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ là nơi được chọn đóng trụ sở của Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ, có vị trí chiến lược quan trọng, đây là trung tâm của hai điểm tập kết Cần Thơ và Cà Mau. Trụ sở Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ nguyên là ngôi nhà của ông Hà Văn Phú (chủ tiệm chụp hình Việt Nam, ở chợ Phụng Hiệp), xây dựng vào năm 1928. Toàn khu di tích được xây dựng trên diện tích 1.635 m2. Từ ngoài nhìn vào trước cửa trụ sở có một bảng lớn, viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt - Trụ Sở Ủy Ban Liên Hợp Đình Chiến Nam Bộ. Trước trụ sở chính có 2 cột cờ. Một cột cờ treo lá cờ đỏ sao vàng - Quốc kỳ Việt Nam. Cột thứ hai treo cờ Tam tài - Quốc kỳ của Pháp, dưới đuôi lá cờ Tam tài còn đeo thêm lá cờ Ba que của ngụy quyền, đã chứng tỏ sự lệ thuộc bám víu nhục nhã của ngụy quyền Sài Gòn. Phía trái của trụ sở là khu nhà sàn bán kiên cố được xây dựng theo kiểu chữ U, nhà của lực lượng bảo vệ phái đoàn Việt Nam ở. Dưới mé sông trước ngôi nhà sàn là một cầu tàu bằng gỗ để chiếc tàu Hòa Bình của phái đoàn ta cập bến. Mỗi lần chiếc tàu Hòa Bình có biểu tượng chim bồ câu trắng ở hai bên mạn tàu, trên nóc tàu có lá cờ đỏ sao vàng phất phới tung bay, chở phái đoàn ta từ căn cứ ở Hàng Điệp ra trụ sở họp, nhân dân hai bên bờ sông và chợ Phụng Hiệp vui mừng đón chào, vỗ tay vang dội … cổ vũ phái đoàn ta hằng ngày. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ đình chiến ở Đông Dương. Hiệp định Giơ-ne-vơ ký ngày 20/7/1954, gồm 6 chương, 47 điều. Nội dung quan trọng là Pháp công nhận nền độc lập của nước Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân đội nhân dân Việt Nam ở miền Nam tập kết ra Bắc. Quân đội của thực dân Pháp phải chuyển vào miền Nam. Miền Bắc nước ta đã hoàn toàn giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau hai năm, hai miền sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Để giám sát và điểu hành việc thực hiện Hiệp định đình chiến giữa hai bên, theo chương 6 của Hiệp định (từ điều 28 đến điều 47) quy định cách tổ chức và hoạt động của ủy ban Liên hợp và Ủy ban giám sát quốc tế ở Việt Nam. Từ tinh thần trên, sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương được thành lập do thiếu tướng Văn Tiến Dũng làm trưởng đoàn. Hội nghị quân sự Trung Giã, Trung ương quyết định thành lập Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ký ngày 22/7/1954, để Ủy ban Liên hợp Đình chiến chỉ đạo, theo dõi việc thi hành Hiệp định và bố trí lực lượng chuyển quân tập kết đúng thời hạn quy định. Phái đoàn của Pháp do đại tá Duque làm trưởng đoàn (sau đổi đại tá Colelen bazien), Phó đoàn là Trung tá magron. Ngoài ra còn có một số trung tá ngụy làm phiên dịch và một nữ thư ký người Pháp. Phái đoàn mỗi bên có khoảng 5 người thường trực gồm: Trưởng, phó đoàn, thư ký, phiên dịch… trong suốt thời gian làm việc của Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ có sự bảo vệ, canh gác của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội Liên hiệp Pháp. Di tích lịch sử Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ ở Phụng Hiệp - Cần Thơ có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng và xây dựng niềm tin vào thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ ý nghĩa trên Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận trụ sở Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ tại Phụng Hiệp, là di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 28/6/1996 . Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang 1539 lượt xem
Di tích Địa điểm thành lập Tiểu đoàn Tây Đô, nằm bên bờ kinh xáng Lái Hiếu thuộc ấp Phương An, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Vị Thanh trung tâm tỉnh là 25 km, cách thị xã Ngã Bảy 16 km, đi bằng đường bộ và đường thủy đến di tích đều thuận tiện. Cuối năm 1959, Nghị quyết 15 của Trung ương và Nghị quyết của Liên tỉnh ủy Miền Tây đã được triển khai thực hiện, các lực lượng vũ trang của toàn Miền lần lượt ra đời, trong đó có Tiểu đoàn Tây Đô. Được thành lập vào ngày 24 tháng 6 năm 1964 tại xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Hậu Giang). Do Ban quân sự tỉnh tổ chức lễ ra mắt Tiểu đoàn rất long trọng, có 1000 dân, cán bộ, chiến sĩ đến dự, Ban quân sự tỉnh có đồng chí Lê Hoàng Lâu, Tỉnh đội trưởng đến dự và công bố Quyết định thành lập Tiểu đoàn Tây Đô, đồng thời giao nhiệm vụ cho Đảng ủy, Ban chỉ huy Tiểu đoàn, đồng chí Bùi Quang Đơ thay mặt Ban chấp hành Đảng bộ Tiểu đoàn đọc lời đáp và hứa hẹn, nguyện trung thành với Đảng, với nhân dân. Đồng chí hô to khẩu hiệu “Tiểu đoàn Tây Đô ra đi là chiến thắng, đánh là tiêu diệt”. Tất cả cán bộ và chiến sĩ Tiểu đoàn đồng thanh hô “Quyết thắng”. Ra đời giữa thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt, Tiểu đoàn Tây Đô đã nhanh chóng trưởng thành, anh dũng chiến đấu, lập nên nhiều chiến công vang dội, góp phần cùng quân dân cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, làm tròn nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia... được Đảng và Nhà nước hai lần tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Với các thành tích của Tiểu đoàn Tây Đô, ngày 26 tháng 7 năm 2006 Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã ra Quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa “Địa điểm thành lập Tiểu đoàn Tây Đô” là di tích cấp tỉnh. Di tích được quy hoạch và đầu tư xây dựng các hạng mục công trình như: tượng đài hoành tráng, nhà trưng bày hình ảnh hiện vật của Tiểu đoàn Tây Đô, sân, đường nội bộ, cây xanh,…trên diện tích 01 ha đất cũng tại ấp Phương An, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2012, có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, nơi đây đã trở thành một trong những điểm di tích quan trọng của tỉnh thường xuyên mở cửa phục vụ khách tham quan, học tập, họp mặt, sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Nguồn: Phòng Quản lý Di sản văn hóa
Hậu Giang 1529 lượt xem
Ngày 5 tháng 10 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã ban hành Quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đối với Chùa Phổ Minh (toạ lạc tại số 135/2 đường Nguyễn Thị Minh Khai, khu vực 1, Phường 4, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang). Chùa Phổ Minh được xây dựng trước năm 1908 (trước thế kỷ 20) là một trong những ngôi chùa khá lâu đời tại thành phố Vị Thanh.. Ngôi chùa vừa mang dấu ấn lịch sử tôn giáo, vừa là địa chỉ đỏ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, từng là nơi để cán bộ cách mạng thời chống Pháp, Mỹ trú ngụ. Ban đầu, chùa chỉ được cất bằng lá kiểu nhà sàn, vì thời ấy nơi đây rắn rết, cọp beo nhiều vô kể. Trải qua nhiều đời trụ trì, đến năm 1967 chùa được xây lại nhưng cũng bằng lá. Lúc này, tình hình kháng chiến chống Mỹ và bè lũ tay sai hết sức ác liệt. Trong khi đó, địch tăng cường bắt quân dịch nên nhiều thanh niên địa phương tự nguyện “xuống tóc” để vào chùa nhằm tránh sự ép buộc của chúng. Từ năm 1908, nhà chùa thường xuyên góp lúa, gạo, tiền bạc ủng hộ cách mạng, làm hầm bí mật che giấu cán bộ, đùm bọc cho hàng trăm thanh niên địa phương trốn quân dịch. Trong khuôn viên chùa được xây dựng khang trang với nhiều tượng khá đẹp và hoành tráng, trong khuôn viên hơn 1 ha có vườn cây xanh, cảnh quan tôn nghiêm, tĩnh lặng, đặc biệt là ao sen khá rộng và đẹp. Phần chánh điện rất khang trang to rộng với nhiều thiết chế như bàn thờ Phật, tiên thánh; trống, chuông, mõ quý hiếm cùng nhiều hiện vật rất cổ kính và có giá trị văn hóa. Từ năm 1968 đến 1975, chùa đã che chở, đùm bọc gần 130 người. “Trong số này có nhiều trường hợp hoạt động cách mạng bí mật. Hàng ngày, họ ở trong chùa, nhưng đến mùa vụ thì ban ngày về tiếp gia đình, ban đêm trở lại chùa. Để chở che, đùm bọc những cán bộ cấp trên xuống nắm tình hình địch và bàn về những trận đánh, cố hòa thượng Thích Huệ Giác bí mật cho đào hầm trú ẩn ở sau chùa. Chưa kể, nhằm qua mắt Mỹ ngụy, cố hòa thượng Thích Huệ Giác còn dùng be bồ bằng tre bao xung quanh miệng hầm, rồi lấy vỏ dừa lấp xung quanh. Nhờ vậy mà không ít lần cán bộ hoạt động cách mạng lánh vào đây khi bị Mỹ ngụy càn quét đều được bảo vệ an toàn. Đến ngày 30-4-1975, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Hồ Ngọc Cẩn tuyên bố tử thủ, nhiều “chư tăng” lột áo nhà sư đi nắm tình hình địch và tiếp đào công sự vì đề phòng phản công của chúng. Lúc này, nhiều vợ con của lính ngụy chạy về các đồn để tìm chồng, cha. Thấy vậy, cố hòa thượng Thích Huệ Giác vận động, tuyên truyền họ khuyên người thân buông súng đầu hàng. Nhờ đó, khoảng hơn giờ sau, dinh tỉnh trưởng kéo cờ 3 sọc xuống để treo cờ trắng lên đầu hàng. Sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, tăng, ni chùa Phổ Minh tiếp tục sứ mệnh của mình là xây dựng và bảo vệ đạo pháp – dân tộc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chùa Phổ Minh là cơ sở hoạt động bí mật, thường quyên góp lúa gạo, tiền bạc ủng hộ cách mạng. Đặc biệt, chùa là địa điểm hoạt động bí mật của gia đình phu nhân nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; thiếu tướng Trần Quốc Liêm, Phó Tổng cục trưởng An ninh (Bộ Công an); ông Lê Việt Hùng, nguyên Phó Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ; Đội an ninh, Đội biệt động thị xã Vị Thanh… Nguồn: Giáo hội phật giáo Việt Nam
Hậu Giang 1439 lượt xem