Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Chùa Tứ Giáp

Chùa Tứ Giáp

Huyện Tân Yên (còn gọi là vùng Yên Thế hạ xưa) là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, địa linh sinh nhân kiệt. Những truyền thống đó đến nay còn được lưu giữ trong những phong tục tập quán, trong những mái đình, mái chùa cổ kính nơi gắn liền với tên tuổi những người con kiệt xuất của quê hương cầu vồng lịch sử như: Khu mộ nàng Dương Thị Giã một vị nữ tướng giỏi dưới thời Hai Bà Trưng; Đình vồng thờ 18 vị quận công dòng họ Dương tại Vân Cầu đã giúp nhà Mạc đánh đuổi quân xâm lược; Cụm di tích đình, chùa Hả nơi thờ Lương Văn Văn Nắm vị thủ lĩnh đầu tiên của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế; Đền Trũng nơi thờ Hoàng Hoa Thám vị thủ lĩnh thứ 2 trong cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế; đặc biệt trong đó phải kể đến chùa Tứ Giáp nơi đóng quân, hội họp của nhiều đơn vị trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Chùa Tứ Giáp thuộc địa phận thị trấn Nhã Nam, vị trí được coi như cửa ngõ phía Bắc của huyện Tân Yên kết nối ba huyện với nhau đó là huyện Tân Yên, Yên Thế(tỉnh Bắc Giang), Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Trước năm 1945 nơi đây thuộc tổng Nhã Nam, huyện Yên Thế, nay thuộc thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên. Chùa Tứ Giáp được xây dựng từ thời Lê theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc bề thế gồm 7 gian tiền đường, 5 gian trung đường, 3 gian tam bảo, 1 nhà tổ, nhà khách, nhà ni sư. Hệ thống tượng trong chùa phong phú, đầy đủ được bài trí thuần Việt, chùa còn có quả chuông nặng đến mấy trăm cân. Tuy nhiên, năm 1885 để trả thù nghĩa quân Yên Thế, thực dân Pháp đã điên cuồng tàn phá làng mạc, đình chùa lấy gỗ về xây dựng căn cứ đồn bốt của chúng. Năm 1886 nhân dân bốn giáp gồm giáp Nguộn, giáp Thượng, giáp Hạ, giáp Chuông hưng công xây dựng lại ngôi chùa với tên gọi Tứ Giáp bởi bốn giáp cùng chung tay làm lại chùa. Chùa mới gồm tòa tiền đường, nhà chung, phật điện, nhà tổ, nhà tăng ni, cổng tam quan có gác chuông, tường bao quy củ khang trang. Đến năm 1947 một lần nữa chùa Tứ Giáp lại bị thực dân Pháp tàn phá khi càn quét qua Nhã Nam tấn công lên Yên Thế. Tại chùa Tứ Giáp đã xảy ra trận đụng độ giữa ta và địch. Chùa bị hư hỏng nặng chỉ còn lại toà tiền đường 7 gian, trên cột trụ còn in hằn vết đạn. Cùng với dòng chảy lịch sử, chùa Tứ Giáp và thôn Nguộn của xã Nhã Nam, đã trải qua và “chứng kiến” nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Nơi đây hội tụ các tuyến giao thông thiết yếu, có thể tiến về vùng đồng bằng của Bắc Giang, Bắc Ninh và rút lên khu vực rừng núi Thái Nguyên, Bắc Kạn. Vì thế, chùa Tứ Giáp đã được chọn là một trong những địa điểm làm cơ sở cách mạng quan trọng của Đảng bộ Bắc Giang trọng thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây cũng là nơi đóng quân và làm việc của Báo cứu quốc (3/1945), Ty bưu chính Bắc Giang (cuối năm 1945), Bưu điện tỉnh và Ty Công an Hà Bắc (nay là Công an tỉnh Bắc Giang). Đặc biệt, chùa Tứ Giáp là nơi ở và làm việc của Công an Khu 12 trong thời gian tư cuối năm 1946 đến khoảng tháng 4 năm 1948. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp tuy bị thực dân pháp đánh phá nhiều lần nhưng chùa Tứ Giáp vẫn là nơi an toàn để các cơ quan huyện, tỉnh, trung ương chọn làm nơi mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, bàn kế hoạch thực hiện nghị quyết chia ruộng cho dân tăng gia sản xuất... Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa Tứ Giáp đã chứng kiến nhiều cuộc tiễn đưa con em lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu ở mặt trận phía Nam góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trải qua thăng trầm của lịch sử, chùa Tứ Giáp ngày nay không còn như cũ mà chỉ còn tiền đường cùng toà chùa trung, toà tam bảo làm theo lối cổ. Trong chùa còn khá nhiều các pho tượng phật bằng gỗ sơn son thếp vàng. Chùa Tứ Giáp không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của người dân trong vùng mà còn là một địa điểm mang dấu lịch sử cách mạng. Đặc biệt, là nơi phát tích 6 điều Bác Hồ dạy lực lượng Công an Nhân dân. Tại nơi đây, đồng chí Hoàng Mai- Giám đốc Công an Khu VII đã vinh dự được đón nhận bức thư của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 11/3/1948, trong thư Người đặc biệt ân cần dặn dò Công an ta là Công an của dân, vì dân mà phục vụ, biết dựa vào dân để làm thì việc gì cũng xong. Trong đó, Bác nhấn mạnh sáu tư cách của người “công an cách mệnh”, vì vậy, nơi đây được coi là nơi khởi nguồn của Sáu điều Bác Hồ dạy CAND. NGUỒN DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 327 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Giang

Đình Phúc Long

Bắc Giang 1498

Di tích cấp quốc gia

Đình Vân Cốc Xã Vân Trung

Bắc Giang 1391

Di tích cấp quốc gia

Đình Đền Châu Lỗ

Bắc Giang 1377

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1352

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đình Đông

Bắc Giang 1352

Di tích cấp quốc gia

Chùa Bổ Đà

Bắc Giang 1308

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Hoàng Mai - xã Hoàng Ninh

Bắc Giang 1288

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang 1274

Di tích quốc gia đặc biệt

Núi Đồn - xã Vân Trung

Bắc Giang 1242

Di tích cấp quốc gia

Đình Thổ Hà

Bắc Giang 1203

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật