Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Cụm Di tích Tiên Lục

Cụm Di tích Tiên Lục

Đến Bắc Giang du khách sẽ được tham quan, tìm hiểu về những giá trị lịch sử nghệ thuật của những ngôi chùa cổ kính, được khám phá trải nghiệm với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà tự nhiên ưu đãi cho Bắc Giang và Cụm di tích Tiên Lục là một trong những điểm dừng chân lý tưởng cho du khách gần xa. Nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 20km về phía Đông Bắc thuộc xã Tiên Lục huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Cụm di tích Tiên Lục gồm một quần thể di tích nằm trong không gian thoáng đãng, thơ mộng của một vùng trung du tràn đầy sức sống. Cụm di tích Tiên Lục gồm: Cây Dã Hương ngàn năm tuổi, đình Viễn Sơn, Chùa Phúc Quang, đình Thuận Hòa... Cụm di tích Tiên Lục đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia và đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Điểm đến thứ nhất đó là Cây Dã Hương nghìn năm tuổi. Theo các nhà khoa học, cây này được vua Lê Cảnh Hưng phong cho là “ Quốc chúa đô mộc Dã Đại Vương” Năm 1989, Bộ Văn hóa - Thông tin đã xếp cây dã hương ở Bắc Giang nằm trong quần thể cụm di tích quốc gia (gồm cây dã hương, đình Viễn Sơn, chùa Phúc Quang, đình Thuận Hòa...). Theo ước lượng, gốc cây dã hương to đến 8 người ôm, còn theo những người làm công tác nghiên cứu vòng đo điểm to nhất của thân cây là 11m, chỗ nhỏ nhất là 8,3m, cây cao khoảng 36m, có đường kính trên 2,5m. Lớp vỏ cây trung bình dày 15cm. Tán cây dã hương xòe phủ kín mái đình Tiên Lục, tạo ra một cảnh quan đặc sắc cho một vùng quê giàu di tích văn hóa. Hoa dã hương thường nở vào cuối xuân đầu hè, màu vàng nhạt, cánh nhỏ li ti và có mùi thơm tựa hoa dạ lan Cây không chỉ là nét đẹp của cảnh quan môi trường, cảnh quan thiên nhiên mà còn là nét đẹp văn hóa, biểu tượng rất đỗi mộc mạc, thân thiết, linh thiêng trong không gian văn hóa Việt. Theo người dân ở đây thì mỗi một cành cây gãy là thể hiện một sự kiện báo hiệu một sự chuyển biến lớn của đất nước như: Năm 1945 cành dã hương lớn phía đông bắc gãy là lúc Cách mạng Tháng Tám thành công; Năm 1954, cành phía tây gãy là năm chiến thắng Điện Biên Phủ; Năm 1964 cành phía nam gãy gắn với sự kiện Vịnh Bắc Bộ chiến tranh mở rộng ra miền Bắc; Năm 1975 cành phía tây gãy gắn với sự kiện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; Năm 2006 một cảnh ở đỉnh ngọn phía Nam gãy thì năm đó nước ta gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Điểm đến tiếp theo đó là chùa Phúc Quang hay nhân dân vẫn gọi là Phúc Quang Tự - một ngôi chùa cổ đã gần 300 năm tuổi, nằm ngay cạnh đình Thuận Hòa và trụ sở ủy ban nhân dân xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, ở ven đường tỉnh lộ ĐT295 được coi là nơi thờ tự linh thiêng, có kiến trúc độc đáo và gắn với những câu chuyện kỳ bí nhất. Văn bia tại đây cho biết chùa được thành lập từ mùa xuân năm Long Đức thứ ba (20-3-1734) dưới thời vua Lê Thuần Tông, bên cạnh một ngôi chùa cổ hơn do sư cụ Chiếu Chiêm kêu gọi nhân dân hợp sức xây dựng. Trải qua gần 300 năm tuổi, hiện nay chùa vẫn lưu giữ được chiếc chuông lớn có từ ngày đầu và khoảng 90 pho tượng Phật giáo quý giá. Tuy nhiên những mảng điêu khắc gỗ đá hầu như đã không còn nữa.Trong suốt những năm tháng chiến tranh, mặc dù các xã xung quanh bị bom đạn oanh tạc đến xơ xác, riêng chùa Phúc Quang và xã Tiên Lục vẫn được bảo vệ an toàn. Nhân dân địa phương do đó càng tin chắc rằng chính ngôi chùa cổ đã trấn giữ vùng đất này, giúp họ an cư lạc nghiệp. Theo truyền thuyết xưa kia có một vị vua mặc thường phục vi hành, vô tình đi qua ngôi chùa Phúc Quang. Vì trước đó có hiềm khích với đạo Phật nên vị vua này đã để lại lời nguyền: bất kỳ nhà sư nào cũng không được ở trong chùa này. Người dân nghĩ đó chỉ là câu nói buột miệng của vua nên không để tâm.Cho đến sau này, có một thiền sư được giao đến trông nom chùa, nhưng vừa bước tới Tam Bảo đã bị rắn cắn nên sợ quá bỏ chùa. Những vị sư tiếp đó đến chùa chỉ ở được một thời gian rồi cũng phải ra đi. Dân chúng khi ấy mới nhớ đến vị vua lạ và bắt đầu lan truyền câu chuyện rắn thần ứng nguyện lời nguyền cản bước các vị sư.Gần đây nhất có sư Huệ Cửu về trụ trì từ năm 2010. Tuy nhiên, chưa đầy 3 năm sau, sư gọi xe giữa đêm, thu dọn hành lý bỏ đi không lời từ biệt, đến sáng người dân trong làng mới biết. Sau đó không ai nghe tin gì về sư Huệ Cửu nữa. Tiếp theo có vài vị sư khác đến thăm chùa cũng muốn ở lại, nhưng sau khi thắp hương khấn vái và nhìn cây hương có dòng chữ Nho họ đều lẳng lặng ra đi, không bao giờ trở lại... Chùa Phúc Quang gần đây phần lớn đã được trùng tu, nhìn chung vẫn mang dáng vẻ của nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn. Chùa tọa lạc trên một gò đất thấp, mặt quay hướng nam nhìn ra một sân gạch rộng có những cây nhãn lâu năm, xa hơn là vườn cổ thụ. Bên tiền đường hữu là dãy nhà giải vũ 3 gian 2 dĩ, bên tả là mặt sau của ngôi đình làng cũng mới tu sửa. Chùa được xây dựng với mặt bằng theo hình "nội Công ngoại Quốc". Tiền đường rộng 7 gian cửa bức bàn, hai bên thiêu hương có cặp tượng Hộ Pháp khá to. Thượng điện gồm đầy đủ những pho tượng Bắc Tông, ánh sáng chủ yếu lấy từ hai cửa ngách thông sang hai dãy hành lang nơi đặt các pho tượng La Hán và Bát bộ Kim Cương. Tất cả các tượng đều mới tô lại. Phía cuối hai hành lang nối liền tòa hậu đường làm theo kiểu hai tầng chồng diêm, có cầu thang dốc để lên gác chuông. Cuối cùng nằm trong cụm di tích Tiên Lục là Đình Thuận Hoà: Đình Thuận Hoà hay còn được nhân dân trong vùng quen gọi là đình Cây Bàng. Đình tọa lạc trên một khu đất rộng và bằng phẳng kề sát ngay đình là cây bàng cổ thụ um tùm quanh năm tỏa bóng mát, phía trước đình là đường 295 từ Vôi đi Tiên Lục, đình cách đồi thông chừng hơn 100m. Đình Thuận Hoà được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XVIII, đình thờ 2 vị thành hoàng làng là Cao Sơn và quý Minh. Đình có lối kiến trúc hình chữ đinh gồm 5 gian đại đình và 3 gian hậu cung. NGUỒN: SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BẮC GIANG TRUNG TÂM THÔNG TIN - XÚC TIẾN DU LỊCH

Bắc Giang 377 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Giang

Đình Phúc Long

Bắc Giang 1723

Di tích cấp quốc gia

Đình Vân Cốc Xã Vân Trung

Bắc Giang 1594

Di tích cấp quốc gia

Đình Đền Châu Lỗ

Bắc Giang 1584

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đình Đông

Bắc Giang 1562

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1538

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang 1456

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bổ Đà

Bắc Giang 1450

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Hoàng Mai - xã Hoàng Ninh

Bắc Giang 1444

Di tích cấp quốc gia

Núi Đồn - xã Vân Trung

Bắc Giang 1392

Di tích cấp quốc gia

Đình Thổ Hà

Bắc Giang 1363

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật