Chùa Cỏ Thum (Kusthum)

Chùa Cỏ Thum (Kusthum)

Chùa Cỏ Thum (KosThum) là chùa Khmer Nam tông có truyền thống đấu tranh cách mạng qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Tên đầy đủ của chùa là Cơro-pum-meanchey KosThum, được xây dựng vào năm 1832, nhằm năm Phật lịch 2376, tại xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và tay sai giai đoạn (1945-1975),Chùa Cỏ Thum là cơ sở hoạt động của các đồng chí cán bộ cách mạng, các sư sãi cùng với nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chính trị chống bắt người, di dời Chùa…Đặc biệt năm 1949, được sự chấp thuận của Trung ương và địa phương, chính phủ lâm thời Campuchia được thành lập tại Chùa. Để đảm bảo an toàn cho cán bộ cách mạng, thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, nhà chùa tổ chức đào 2 hầm bí mật để cho cán bộ cách mạng trú ẩn. Hầm thứ nhất được làm dưới nền nhà tăng xá, hầm được thiết kế theo chữ “L” có một cửa lên xuống được làm ở nơi kính đáo, có lỗ thông hơi. Nóc hầm làm bằng cây, ở trên có ngụy trang đắp đất khít với đất làm nền nhà. Hầm thứ hai được làm cách hầm thứ nhất 30m về phía sau nhà ở của đại đức Trần Duyên, hầm cũng được làm theo hình chữ “L” chìm dưới đất, có một cửa lên xuống, có lỗ hơi, nóc hầm thả đà ngang bằng cây, trên phủ đất và được ngụy trang rất kỹ để tránh địch phát hiện. Chùa Cỏ Thum có một “hạng mục”: nhà bia ghi tên tuổi các liệt sỹ đã hy sinh ở đây, trong đó có các nhà sư Khmer. Di tích lịch sử Chùa Cỏ Thum không chỉ có ý nghĩa lịch sử cách mạng mà nó còn gắn với địa điểm, quần thể kiến trúc chùa Cỏ Thum. Ngôi chính diện có nền cao hơn mặt đất gần 1m. Chùa có hành lang bao quanh, cửa chính quay về hướng Đông, do quan niệm Phật ở phương Tây, nên quay sang hướng Đông để ban phước, phù hợp với hướng tượng Phật. Chùa có 3 cấp mái, mỗi cấp chia thành 3 nếp, nếp giữa được nâng cao hơn hai nếp bên. Đầu và các gấp mái đều có đắp một khúc đuôi rồng dài, cong vút. Trang trí bên ngoài có nhiều hình chạm, đắp như: Tượng Reahu, tiên, chằn, Garuda, keyno,…Ngoài ra, bên trong chùa các bức tường vẽ hình ảnh về cuộc đời Đức Phật (Jataka) bằng những nét vẽ vô cùng sinh động. Không gian rộng lớn cạnh dòng kênh, bao chắn kín đáo sau các bức tường, lấp lánh các khối công trình phủ màu sơn vàng và đỏ đặc trưng của hệ phái, cũng khó hình dung về hai cuộc chiến tranh khốc liệt đã trải qua, chùa đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính vị thế hẻo lánh, bao bọc bởi địa hình thuận lợi hình thành căn cứ bí mật đã duy trì ở đây một cơ sở nuôi chứa, đào tạo cán bộ cách mạng, của khu Tây Nam Bộ và cả cách mạng Campuchia. Với những giá trị về văn hóa cũng như về lịch sử cách mạng quan trọng đó, Bộ Văn hóa, Thể thao đã xếp hạng Chùa Cỏ Thum là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 2006. Hàng năm tại chùa tổ chức rất nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer như: Lễ hội năm mới(Chool chnăm thmây) vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch; lễ cúng ông bà vào các ngày 8, 9, 10 tháng 10 dương lịch; lễ cúng trăng; lễ cầu an; lễ Phật đản…thu hút rất nhiều khách thập phương đến tham quan, chiêm bái. Nguồn: Ban quản lý Di tích Bạc Liêu

Bạc Liêu 876 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bạc Liêu

Di tích Lịch sử Nọc Nạng

Bạc Liêu 1044

Di tích cấp quốc gia

Di tích Quốc gia Đặc biệt Căn cứ Cái Chanh

Bạc Liêu 994

Di tích quốc gia đặc biệt

ĐỀN THỜ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Bạc Liêu 989

Di tích cấp quốc gia

Thành Hoàng Cổ Miếu

Bạc Liêu 984

Di tích cấp quốc gia

Chùa Xiêm Cán

Bạc Liêu 927

Di tích cấp tỉnh

Tháp cổ Vĩnh Hưng

Bạc Liêu 925

Di tích cấp quốc gia

Phước Đức Cổ Miếu

Bạc Liêu 901

Di tích cấp quốc gia

Chùa Giác Hoa

Bạc Liêu 893

Di tích cấp tỉnh

Đình An Trạch

Bạc Liêu 890

Di tích cấp quốc gia

Chùa Cỏ Thum (Kusthum)

Bạc Liêu 877

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật