Di tích Quốc gia Đặc biệt Căn cứ Cái Chanh

Di tích Quốc gia Đặc biệt Căn cứ Cái Chanh

Căn cứ Cái Chanh (tên gọi khác là Khu Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu), nằm trên địa bàn xóm Cái Chanh nhỏ, ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Căn cứ Cái Chanh là địa điểm trú đóng và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, giai đoạn từ năm 1949 - 1954, Căn cứ Cái Chanh là nơi trú đóng và hoạt động cách mạng của lãnh đạo Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ. Căn cứ là nơi hoạt động của nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Trong suốt cuộc kháng chiến, tại khu Căn cứ Đồng Tháp Mười cũng như Căn cứ Cái Chanh, U Minh và nhiều địa điểm khác ở miền Tây Nam Bộ, các cơ quan và cán bộ của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ nói chung đều được bảo vệ an toàn, nhân dân thật sự là “trăm tay nghìn mắt” của Đảng, bảo vệ vững chắc cho Đảng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cái Chanh là nơi đặt Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu trong kháng chiến chống Mỹ, giai đoạn từ 1973 - 1975: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, địa bàn Cái Chanh, xã Ninh Thạnh một lần nữa trở thành căn cứ địa cách mạng vững chắc. Đây là căn cứ hoạt động cách mạng của Tỉnh ủy Bạc Liêu giai đoạn 1973 - 1975. Cũng tại khu căn cứ này, ngày 13 tháng 1 năm 1975, Tỉnh ủy đã họp và thông qua quyết tâm giải phóng tỉnh Bạc Liêu; đồng thời quyết định dời Căn cứ Tỉnh ủy từ Cái Chanh (xã Ninh Thạnh Lợi) về Lái Viết (xã Ninh Quới), huyện Hồng Dân để thuận lợi trong chỉ đạo điểm tấn công giải phóng thị xã Bạc Liêu. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, tỉnh Bạc Liêu được giải phóng. Căn cứ Cái Chanh từ khi được Tỉnh ủy đặt Căn cứ (tháng 11 năm 1973) cho đến khi Tỉnh ủy chuyển về Lái Viết (tháng 1 năm 1975) đã làm tốt sứ mệnh lịch sử của mình, nơi nuôi giấu, chở che an toàn cho Tỉnh ủy lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi. Căn cứ Cái Chanh là nơi tái hiện hoạt động cách mạng của các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan và nhân dân ở cả hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong kháng chiến chống Pháp, Căn cứ Cái Chanh là địa điểm trú đóng và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, giai đoạn 1949 - 1952. Tại đây, nhân dân đã chở che, đùm bọc, nuôi dưỡng nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Trong suốt cuộc kháng chiến, tại khu Căn cứ Đồng Tháp Mười cũng như Căn cứ Cái Chanh, U Minh và nhiều địa điểm khác ở miền Tây Nam Bộ, các cơ quan và cán bộ của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ đều được bảo vệ an toàn, nhân dân thật sự là “trăm tay nghìn mắt” của Đảng, bảo vệ vững chắc cho Đảng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Căn cứ Cái Chanh gồm các hạng mục kiến trúc chủ yếu: Cổng, nhà trưng bày, nhà bia, nhà ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn, nhà hội trường, nhà đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, nhà bếp của cơ quan Tỉnh ủy, nhà văn thư - y tế, nhà cơ yếu, nhà điện đài, nhà Trung đội phòng thủ, nhà Chánh văn phòng Tỉnh ủy, nhà Ban xây dựng căn cứ, nhà chờ, các hầm hố… Với những giá trị tiêu biểu trên, Căn cứ Cái Chanh đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ngày 31/12/2020. Nguồn: Cục Di sản văn hóa

Bạc Liêu 101 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán

Bạc Liêu 154

Di tích cấp tỉnh

ĐỀN THỜ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Bạc Liêu 146

Di tích cấp quốc gia

Thành Hoàng Cổ Miếu

Bạc Liêu 133

Di tích cấp quốc gia

Chùa Cỏ Thum (Kusthum)

Bạc Liêu 124

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lịch sử Nọc Nạng

Bạc Liêu 117

Di tích cấp quốc gia

Chùa Giác Hoa

Bạc Liêu 116

Di tích cấp tỉnh

Tháp cổ Vĩnh Hưng

Bạc Liêu 110

Di tích cấp quốc gia

Đình An Trạch

Bạc Liêu 109

Di tích cấp quốc gia

Phước Đức Cổ Miếu

Bạc Liêu 102

Di tích cấp quốc gia

Di tích Quốc gia Đặc biệt Căn cứ Cái Chanh

Bạc Liêu 102

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật