CHÙA KEO

CHÙA KEO

Nằm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 20km về phía đông, chùa Keo có lịch sử gần 1.000 năm tọa lạc trên diện tích gần 10.000m2, thuộc xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm. Ngôi chùa còn có tên khác là “Báo Ân Trùng Nghiêm tự”, là nơi thờ bà Keo - một trong Tứ đại Phật pháp thời xưa. Giới thiệu về chùa Keo, ông Hoàng Đình Phong-người trông nom và nhang khói tại chùa-lý giải: Tên Keo theo truyền thuyết có ý nghĩa là hai thôn Giao Tự và Giao Tất kết dính với nhau chặt chẽ như keo sơn. Nơi đây vốn có hai nghề truyền thống là nấu keo dán bằng da trâu và làm vàng điệp để sơn son thếp vàng. Tương truyền xưa kia, nhân dân nơi đây cho tạc 4 pho tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện xong thì còn thừa một khúc gỗ đem tạc tượng Pháp Vân nhỏ hơn. Các pho tượng được đưa về các chùa vùng Luy Lâu và đặt tên nôm theo tên làng là: Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Tướng, Bà Dàn. Pho tượng Pháp Vân nhỏ nhất được làng Keo rước về thờ ở chùa Keo, sau đó được gọi là tượng Bà Keo.Trải qua gần 1.000 năm lịch sử, chùa Keo hiện lưu giữ được tổng cộng 47 pho tượng Phật, trong đó tượng Bà Keo là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Chùa còn giữ 6 tấm bia đá, 1 chuông cổ được đúc thời Cảnh Thịnh (1794), 1 khánh đồng, 8 đạo sắc phong cùng nhiều đồ thờ tự và một số cổ vật mang phong cách thời nhà Lê. Chùa được trùng tu nhiều lần nên mang nhiều phong cách pha trộn. Tam quan được xây bằng gạch theo kiểu nghi môn thời Nguyễn, tòa thượng điện là kiểu nhà 4 mái. Hậu cung và tháp tam bảo mang phong cách thời Nguyễn. Đáng lưu ý, tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn là sản phẩm của thế kỷ XVII. Một trong những nét văn hóa đặc trưng gắn liền với chùa Keo bao đời nay là Lễ hội truyền thống làng Keo. Nói về lễ hội của quê nhà, ông Hoàng Đình Phong nhắc lại câu ca dao: “Mồng 6 hội Keo, mồng 7 hội Khám, mồng 8 hội Dâu, mồng 9 đâu đâu trở về hội Gióng”. Theo ông Hoàng Đình Phong, Lễ hội truyền thống làng Keo diễn ra vào ngày 6-4 âm lịch hằng năm. Đặc biệt, tại Lễ hội làng Keo, ngoài hoạt động tế lễ theo nghi thức tín ngưỡng còn có Lễ rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lễ rước Phật với nhiều nghi thức, phong tục, tập quán cổ xưa mang đậm màu sắc tâm linh, thu hút đông đảo nhân dân địa phương cùng du khách thập phương tham gia. Với những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, chùa Keo đã được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia từ năm 1993. Ông Bùi Trọng Thể, Trưởng ban quản lý Di tích chùa Keo cho biết: "Nhân dân làng Keo nói riêng và xã Kim Sơn nói chung rất tự hào về lịch sử, văn hóa của chùa Keo. Trong kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa bị hư hỏng nặng và sau đó được trùng tu lớn vào năm 1995. Qua thời gian, ngôi chùa hiện có nhiều hạng mục bị xuống cấp. Chúng tôi đã gửi đề nghị đến các cấp lãnh đạo mong muốn được xây dựng lại tiền tế, tháp chuông và sửa chữa lại thượng điện, hành lang tượng Phật. Mong rằng những đề nghị trên sẽ sớm được thông qua để góp phần bảo tồn, phát huy di tích lịch sử gần nghìn năm tuổi này". NGUỒN: QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Bắc Ninh 201 lượt xem

Xếp hạng : Di tích Quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Ninh

Văn Miếu Bắc Ninh

Bắc Ninh 1245

Di tích cấp quốc gia

Đền Đô và khu Lăng mộ các vị vua triều Lý

Bắc Ninh 1172

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên

Bắc Ninh 1140

Di tích cấp quốc gia

Đền Vua bà Thuỷ tổ

Bắc Ninh 1121

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đình đền chùa Điều Sơn

Bắc Ninh 1120

Di tích cấp quốc gia

Đình chùa Đọ Xá

Bắc Ninh 1113

Di tích cấp quốc gia

Chùa Hàm Long

Bắc Ninh 1110

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích: Đền Vân Mẫu - Nghè Chu Mẫu - Nhà Cố Trạch

Bắc Ninh 1100

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đình, đền, chùa làng Quả Cảm

Bắc Ninh 1068

Di tích cấp quốc gia

Nhà thờ 18 Tiến sĩ họ Nguyễn

Bắc Ninh 1044

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật