Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Cụm di tích: Đền Vân Mẫu - Nghè Chu Mẫu - Nhà Cố Trạch

Cụm di tích: Đền Vân Mẫu - Nghè Chu Mẫu - Nhà Cố Trạch

Đã từ lâu trong dân gian xứ Kinh Bắc, dọc đôi bờ sông Cầu có khoảng 372 làng thờ Thánh Tam Giang, tương truyền là những danh tướng của Triệu Quang Phục có công đánh giặc Lương vào khoảng thế kỷ VI. Đặc biệt, tại xã Vân Dương còn cụm di tích phản ánh về quê hương của các Thánh như: Nghè Chu Mẫu là nơi thờ tứ vị Thánh Tam Giang, Nhà Cố Trạch là nhà của Thánh Mẫu và ngôi đền thờ cùng lăng mộ Thánh Mẫu mà dân gian vẫn thường gọi là “Đền Vân Mẫu”. 1. Đền Vân Mẫu tương truyền được xây dựng ngay sau khi bà Phùng Thị Nhan (tức thân mẫu của các Thánh Tam Giang) qua đời. Ngôi đền tọa lạc trên khu “cát địa” tại phía Tây Bắc làng Vân Mẫu, chính đền là “hàm rồng”, hai bên có giếng ngọc chính là đôi mắt rồng. Theo nhân dân địa phương, xưa ngôi đền có quy mô khá lớn: Phía trước là 5 gian Tiền tế, sau đến mộ Thánh Mẫu, hai bên là dải vũ, phía sau cùng là 3 gian Hậu cung. Sang thời Nguyễn, ngôi đền được tu bổ tôn tạo lại. Năm 1952, công trình đã bị phá hủy hoàn toàn bởi giặc Pháp, duy chỉ có phần mộ là còn nguyên vẹn. Năm 1975, nhân dân địa phương đã quyên góp tiền của để tu dựng lại ngôi đền nhỏ trên nền xưa đất cũ để thờ Thánh Mẫu. Tòa đền chính nằm trên nền đất khá cao so với mặt bằng tổng thể của di tích, kết cấu kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm: 3 gian, 2 chái 4 mái đao cong, bộ khung gỗ lim chắc chắn, gồm 4 hàng cột ngang, 6 hàng cột dọc, được liên kết bởi chồng rường giá chiêng, trang trí chạm khắc tinh xảo. Năm 2012, nhân dân địa phương xây mới toà Tiền tế phía trước mộ đức Thánh Mẫu, quy hoạch xây tường bao xung quanh mộ bằng đá kiểu lục giác. Toà Tiền tế có kiến trúc chồng diêm 2 tầng 8 mái đao cong, liên kết với nhau bởi 4 cột gỗ lim to khỏe được chạm nổi với đề tài tứ linh, tứ quý và hoa lá cách điệu. Hiện nay, đền thờ Thánh Mẫu còn lưu giữ được bản thần tích Thánh Tam Giang, 13 đạo sắc phong với các niên đại: Duy Tân 3, Cảnh Thịnh 4, Tự Đức 3, Gia Long 9, Thiệu Trị 4, Khải Định 6, Khải Định 7, Minh Mệnh 2, Đồng Khánh 2... 2. Nhà Cố Trạch. Nằm cách đền Thánh Mẫu chưa đầy 300m về phía Tây Nam là nhà Cố Trạch, tương truyền là nhà ở của Thánh Mẫu. Căn cứ tư liệu lịch sử, Nhà Cố Trạch xây dựng từ lâu đời, trước chỉ là một lều cỏ, hàng ngày bà đi làm, tối về đây trú chân. Sau khi bà mất, để tưởng nhớ công ơn đã sinh ra đức thánh Tam Giang, nhân dân địa phương đã lấy ngôi nhà bà ở khi xưa làm nơi thờ tự. Trải qua thời gian, Nhà Cố Trạch được nhân dân địa phương tôn tạo mở rộng ngày càng khang trang với kết cấu kiến trúc kiểu chữ nhị gồm: Hậu cung và Tiền bái. Hậu cung là một căn nhà gạch 3 gian, lợp ngói móc, phía trước trổ 3 cửa hình vòm, bên trong là các bệ thờ xây gạch, xây thoáng gồm 7 hàng chồng lên nhau. Cấu trúc khung nhà đơn giản, theo kiểu con chồng kẻ chuyền trốn cột ở lòng nhà. Tiền bái được trùng tu năm 1994, bộ khung gỗ tứ thiết được liên kết bởi 4 hàng cột ngang, 6 hàng cột dọc, kiến trúc thượng chồng giường, hạ kẻ ngồi. Năm 2002, chính quyền và nhân dân địa phương xây dựng Nhà khách 5 gian trong khuôn viên nhà Cố Trạch. Năm 2016, xây dựng thêm 1 toà nhà 3 gian để thờ bà Đạm Nương (người con gái út của Thánh Mẫu). 3. Nghè Chu Mẫu cách đền Thánh Mẫu khoảng 500m, nằm ở phía Đông Bắc của làng, mặt quay về hướng Đông, vốn được khởi dựng từ lâu đời. Đến thời Nguyễn, nghè được trùng tu khá quy mô, tọa lạc trên diện tích đất 803m2, bao gồm: Đại Đình, Hậu cung, cổng Nghi môn. Toà chính có kiến trúc kiểu chữ Nhị gồm Đại đình 3 gian 2 chái, vì nóc giá chiêng, vì nách cốn mê có chạm rồng cuộn mây, trên bờ nóc trang trí hình “lưỡng long chầu nguyệt”, con kìm, con sô. Hậu cung 3 gian, bộ khung gỗ táu to khoẻ được chạm khắc hoa lá cách điệu. Nghè Chu Mẫu hiện còn bảo lưu được 4 pho tượng Thánh Tam Giang bằng chất liệu đá xanh, chính vì vậy dân gian còn gọi Nghè tứ vị. Cả bốn pho tượng đều tạc trong tư thế ngồi trên ngai, đầu đội mũ quan, mặc áo thêu rồng, phượng. Điều quý giá là làng xã nơi đây còn gìn giữ được nhiều tài liệu, cổ vật quý phản ánh rõ nét, sâu sắc về quê hương Thánh Tam Giang như: tượng thờ, thần phả, sắc phong, bia đá cùng nhiều đồ thờ tự khác. Như vậy, cụm di tích thờ Thánh Tam Giang nói chung, cụm di tích xã Vân Dương nói riêng là một hiện tượng tín ngưỡng dân gian lớn với bề dày lịch sử hơn ngàn năm và không gian văn hóa rộng lớn trên 372 làng thờ phụng tưởng niệm, phản ánh sâu sắc về hình mẫu anh hùng dân tộc, những người có nhiều công lao lớn với dân, với nước. Với những giá trị to lớn đó, năm 1989, cụm di tích đền thờ Thánh Mẫu, nhà Cố Trạch và nghè Chu Mẫu thuộc xã Vân Dương đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh 1438 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Ninh

Văn Miếu Bắc Ninh

Bắc Ninh 1598

Di tích cấp quốc gia

Chùa Hàm Long

Bắc Ninh 1580

Di tích cấp quốc gia

Đền Vua bà Thuỷ tổ

Bắc Ninh 1575

Di tích cấp quốc gia

Đình chùa Đọ Xá

Bắc Ninh 1512

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên

Bắc Ninh 1507

Di tích cấp quốc gia

Đền Đô và khu Lăng mộ các vị vua triều Lý

Bắc Ninh 1494

Di tích quốc gia đặc biệt

Cụm di tích đình, đền, chùa làng Quả Cảm

Bắc Ninh 1488

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích: Đền Vân Mẫu - Nghè Chu Mẫu - Nhà Cố Trạch

Bắc Ninh 1439

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đình đền chùa Điều Sơn

Bắc Ninh 1410

Di tích cấp quốc gia

Nhà thờ 18 Tiến sĩ họ Nguyễn

Bắc Ninh 1324

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật