Đình Tân An

Đình Tân An

Đình Tân An - Bến Thế nằm ở khu phố 1, phường Tân An, TP Thủ Dầu Một. Đây là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh được xếp hạng ngày 2/6/2004. Đến ngày 26/4/2014 Đình Tân An được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Đình được xây dựng vào năm 1820 bởi lớp cư dân đầu tiên đến vùng đất này sinh cơ lập nghiệp. Ban đầu đình chỉ là mấy gian nhà lá đơn sơ nên đặt tên chữ là “Tương An miếu”, do nhân dân của 4 xã: Tương Bình (nay là Tương Bình Hiệp), Tương An (nay là Tân An), Tương Hòa (nay là Định Hòa) và Cầu Định (nay là Tân Định) lập để thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, vị trí đình được đặt tại làng Tương An. Khoảng 30 năm sau đó, tổ tiên dòng họ Nguyễn (làm chức Ban biện) đứng ra chủ trì xây dựng lại ngôi đình với quy mô lớn, có hình dáng như ngày nay. Mặt khác, dòng họ Nguyễn là một trong những lớp cư dân đầu tiên đến vùng đất Tân An khai hoang lập nghiệp và có công trùng tu ngôi đình làng nên được dân làng tôn làm “Tiền hiền - Hậu hiền” và được thờ trong ngôi chánh điện để tỏ lòng thành kính. Vào ngày 19-11 năm Tự Đức thứ 21 (1869), vua Tự Đức ban sắc phong cho đình Tân An nhằm công nhận ngôi đình và phong tước hiệu cho thần Thành Hoàng để nhân dân biết mà thờ tự. Sắc phong luôn được cất giữ tại Nhà thờ dòng họ Nguyễn (hiện là nhà ông Nguyễn Tri Quan). Theo sắc phong vua Tự Đức ban thì vị thần được thờ chính trong đình là Tiền quân cơ Nguyễn Văn Thành, một vị quan triều đình nhà Nguyễn, đại thần của vua Gia Long. Nguyễn Văn Thành là một bậc khai quốc công thần triều Nguyễn, nhưng đã vướng vào trọng án “văn chương” của con trai Nguyễn Văn Thuyên, bị Gia Long nghi ngờ phản nghịch bị bức tử và chỉ được giải oan hơn nửa thế kỷ sau đó (vào năm 1868). Về tổng quan kiến trúc, ngôi đình được làm toàn bằng gỗ Sao, có lối kiến trúc hình chữ Tam, còn gọi là lối sắp đọi, dân gian gọi là đình ba nóc, theo kiểu xuyên trính, hai mái, hai chái, gồm 40 cây cột vuông bằng gỗ, hành lang rộng gồm 30 cột gỗ (do thời gian mưa nắng đã làm cho một số cột ở hai bên hành lang bị hư hại nên được thay bằng cột xây bằng gạch, vôi). Mái đình được lợp toàn bộ bằng ngói vây cá qua nhiều năm mưa nắng mái ngói phủ rêu phong trông rất cổ kính. Trên đình được trang trí hình lưỡng long tranh châu, ở các góc mái trang trí hình cá hóa rồng. Nền lát gạch đỏ (gạch tàu) hình lục giác. Toàn bộ ngôi đình có chiều rộng 50m, dài 70m, được xây trên diện tích hơn 10.000m2 (số liệu theo bảng đồ địa chính của di tích). Đặc biệt, toàn nội thất trong đình như hiện vật bàn thờ, tủ thờ, tấm hoành, bao lam, cột gỗ, câu đối… đều bằng gỗ quý được các bàn tay nghệ nhân chạm khắc rất tinh xảo với nhiều chủ đề khác nhau làm tôn lên kiến trúc nghệ thuật độc đáo của đình. Ngoài ra, đình còn lưu trữ một công trình chữ Hán rất phong phú còn lại cho đến ngày nay qua các cặp liễn đối, hoành phi, sắc thần… Hàng năm theo đúng lệ xưa , lễ hội diễn ra trong 3 ngày 3 đêm từ 14 đến 16- 11 (âm lịch) là dịp trăng sáng để bà con thuận tiện vui chơi và đi lại. Đây cũng là dịp thủy triều dâng cao và theo quan niệm của nhân dân đó là điềm của mùa màng bội thu, của vạn vật tốt tươi, tiền của dồi dào… Đình Tân An là một di tích lịch sử - văn hóa mang đậm nét kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, đình còn lưu giữ Sắc phong của vua Tự Đức. Trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đình Tân An là nơi hoạt động cách mạng của địa phương. Nguồn: Báo Bình Dương điện tử

Bình Dương 82 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Bình Dương

Khu di tích lịch sử Địa đạo Tam Giác Sắt

Bình Dương 105

Di tích cấp quốc gia

Di tích Nhà tù Phú Lợi

Bình Dương 96

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử Chiến Khu D

Bình Dương 96

Di tích cấp quốc gia

Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh

Bình Dương 90

Di tích cấp quốc gia

Chùa Hội Khánh

Bình Dương 84

Di tích cấp quốc gia

Đình Tân An

Bình Dương 83

Di tích cấp tỉnh

Nhà cổ Trần Văn Hổ

Bình Dương 79

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích núi và chùa Châu Thới

Bình Dương 78

Di tích cấp quốc gia

Đình Thần Dĩ An

Bình Dương 70

Di tích cấp quốc gia

Đình thần Phú Long

Bình Dương 69

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật