Địa điểm Chiến thắng Đồng Xoài

Địa điểm Chiến thắng Đồng Xoài

Di tích Địa điểm Chiến thắng Đồng Xoài tọa lạc tại phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Đầu năm 1965, sau chiến thắng Bình Giã và sự sụp đổ của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, phong trào đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đã có bước phát triển mới. Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở Chiến dịch Phước Long – Đồng Xoài, Đồng Xoài được chọn là chiến trường trọng điểm của chiến dịch. Để chuẩn bị cho chiến dịch, công tác hậu cần được chuẩn bị chu đáo. Nhân dân tích cực đóng góp sức người, sức của, tập trung đảm bảo dân công, lương thực, thực phẩm…Có thể nói, những ngày chuẩn bị cho Chiến dịch Đồng Xoài, cả rừng núi Phước Long ngày đêm không ngủ. Tiếng chày giã gạo, ánh đuốc lồ ô, tiếng bước chân, tiếng nói, tiếng cười dân công…tất cả đã tạo nên bức tranh hoàn thiện về toàn dân làm hậu cần, toàn dân kháng chiến của đồng bào các dân tộc vùng rừng núi miền Đông Nam Bộ. Trực tiếp tham gia trận đánh tại hướng chiến lược Đồng Xoài là các Trung đoàn 1 (Q761), Trung đoàn 2 (Q762), Trung đoàn 3 (Q763) thuộc Sư đoàn 9 chủ lực… Nhiều chiến sĩ viết khẩu hiệu lên nón, lên báng súng nội dung: “Quyết tử giải phóng Đồng Xoài”, “Bị thương nặng không kêu la, bị thương nhẹ không rời trận địa” hoặc “Quyết tâm dứt điểm Đồng Xoài, không dứt điểm Đồng Xoài không về”. Trận đánh chi khu Đồng Xoài diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 09/6/1965 đến ngày 12/6/1965, ta hoàn thành nhiệm vụ đánh, tiêu diệt chi khu Đồng Xoài. Chiến thắng Đồng Xoài cùng với chiến thắng Bình Giã, Ba Gia đã góp phần làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và đã “thêm một trang vẻ vang vào lịch sử đấu tranh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chống cuộc chiến tranh của Đế quốc Mỹ xâm lược”. Di tích Địa điểm Chiến thắng Đồng Xoài được xây dựng năm 2005 với tổng diện tích 16.932,88m2, gồm các hạng mục công trình: Tượng đài chiến thắng, tranh phù điêu, nhà trưng bày lưu niệm, hệ thống cây xanh, đài phun nước…Một phần lịch sử hào hùng của Chiến dịch Phước Long – Đồng Xoài đã được tái hiện ở tượng đài với hình tượng 3 chiến sĩ trong tư thế hiệp đồng tác chiến, xông lên chiến đấu đã lột tả được tinh thần đấu tranh quả cảm. Phía sau tượng đài, 2 bức phù điêu minh họa khí thế của trận đánh Đồng Xoài rực lửa năm xưa bằng việc tái hiện sinh động toàn cảnh quá trình công tác chuẩn bị mọi mặt và diễn biến tấn công, thời khắc chiến thắng của quân và dân ta. Với những giá trị lịch sử to lớn, di tích Địa điểm Chiến thắng Đồng Xoài được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 12/12/2014. Nguồn: Trang Thông Tin Điện Tử Bảo Tàng Tỉnh Bình Phước

Bình Phước 274 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bình Phước

Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam

Bình Phước 752

Di tích quốc gia đặc biệt

Cuộc nổi dậy của đồng bào S’tiêng – xã Phú Riềng chống thực dân Pháp

Bình Phước 611

Di tích cấp quốc gia

Địa điểm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng

Bình Phước 583

Di tích cấp quốc gia

Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Bình Phước 529

Di tích cấp quốc gia

Điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu VK96

Bình Phước 500

Di tích quốc gia đặc biệt

Địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô

Bình Phước 488

Di tích cấp quốc gia

Mộ 3000 đồng bào An Lộc bị đế quốc Mỹ tàn sát ngày 03/10/1972

Bình Phước 483

Di tích cấp quốc gia

Sân bay quân sự Lộc Ninh

Bình Phước 471

Di tích cấp quốc gia

Núi Bà Rá – Thác Mơ

Bình Phước 470

Di tích cấp quốc gia

Bồn xăng kho nhiên liệu VK98

Bình Phước 458

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật