Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đền thờ Pô Klong Mơ H'Nai

Đền thờ Pô Klong Mơ H'Nai

Đền thờ Pô Klong Mơ HNai được xây dựng trên một ngọn đồi cao thuộc thôn Lương Bình, thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Đền là nơi thờ vua Pô Klong Mơ HNai một trong những vị vua cuối cùng của Vương quốc Chăm Pa. Dưới tiền triều Pô Ehklang, Pô Klong Mơ HNai được ban tước hiệu Maha Taha. Ông đăng cơ vào năm 1622 và tại vị đến năm 1627 thì băng hà, ông nhường ngôi cho con rể của mình. Tương truyền, Pô Klong Mơ HNai không có con trai nên đã truyền ngôi cho một mục phu người Churu được ông yêu quý, lại gả con gái cho, đấy là Pô Rome. Theo huyền tích và sử ký Panduranga, Pô Klong Mơ HNai có hai người vợ: Một là hoàng hậu Pô Bia Sơm (người Chăm) và người còn lại là thứ phi Nguyễn Thị Ngọc Thương (người Việt). Bà Ngọc Thương là ái nữ của chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên. Mặc dù tại vị trong khoảng thời gian rất ngắn, nhưng Pô Klong Mơ HNai để lại cho hậu thế cụm lăng vào hạng đẹp nhất Chăm Pa (nay là Đền thờ Pô Klong Mơ HNai) tại thôn Lương Bình, thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nhưng trải qua chiến tranh bị xuống cấp trầm trọng nên đã được hậu duệ trùng tu lại. Ngoài ra, còn khá nhiều bảo vật bằng vàng của hoàng tộc Pô Klong Mơ HNai được chính các hậu duệ của ông gìn giữ nghiêm cẩn ở Bình Thuận. Họ cũng giữ được khá nguyên vẹn công thư giao thiệp giữa hai triều đình Panduranga và chúa Nguyễn. Ngôi đền thờ Pô Klong Mơ HNai gồm 4 gian, cửa các phòng đều quay về phía Đông và hướng Bắc. Gian chính của đền gồm 3 tầng, thu nhỏ lại ở phần đỉnh. Trên đỉnh gắn 4 con Makara (con thú trong thần thoại người Chăm) tượng trưng cho uy quyền của nhà vua. Trung tâm đền thờ đặt tượng vua Pô Klong Mơ HNai, tạc bằng một khối đá xanh lớn có trang trí hoa văn cầu kỳ đặc sắc, đây là một trong những bức tượng lớn nhất của người Chăm còn lại nguyên vẹn cho đến ngày nay. Nối tiếp với đền chính có hai ngôi đền thờ phụ thông cửa qua đền thờ chính, thờ bà hoàng hậu người Chăm, những quan lại có công trong triều đình và bà thứ phi người Việt. Đền thờ phía Bắc, thờ tượng bà hoàng hậu Chăm Pô Bia Sơm, vợ cả của vua Pô Klong Mơ HNai. Trong đền còn thờ 2 tượng kút trang trí đẹp mắt tượng trưng cho việc thờ con trai và con gái nhà vua. Gian phòng phía Nam thờ tượng bà thứ phi Nguyễn Thị Ngọc Thương người Việt. Hằng năm vào dịp Tết Katê, người Chăm xã Phan Thanh (Bắc Bình) đều tổ chức cúng tế đền thờ Pô Klong Mơ HNai với nhiều nghi thức trang trọng. Tuy là ngôi đền thờ vua Klong Mơ HNai nhưng trong đền chỉ thờ tượng vua, còn những di vật hoàng tộc thời vua Klong Mơ HNai thì được lưu giữ tại nhà bà Nguyễn Thị Đào (thôn Tịnh Mỹ – xã Phan Thanh – Bắc Bình) cách đền 15km về phía Bắc. Trước đây, bộ sưu tập này được người Raglai ở Phan Sơn (Bắc Bình) gìn giữ, khi có lễ cúng tế, người Chăm ở Phan Thanh cử một đoàn người lên tận Phan Sơn để nhận vật phẩm rồi mới làm lễ rước về đền (trong lịch sử người Chăm và người Raglai có mối quan hệ mật thiết gắn bó). Với những kiến trúc độc đáo và di vật còn gìn giữ được cho đến ngày nay, đền thờ Pô Klong Mơ HNai đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 13/7/1993. Nguồn: Du lịch Bình Thuận

Bình Thuận 1290 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bình Thuận

Trường Dục Thanh

Bình Thuận 1790

Di tích cấp quốc gia

Tháp Chăm Po Sah Inư

Bình Thuận 1492

Di tích cấp quốc gia

Chùa Cổ Thạch

Bình Thuận 1491

Di tích cấp quốc gia

Dinh Thầy Thím

Bình Thuận 1445

Di tích cấp quốc gia

Tháp Nước Phan Thiết

Bình Thuận 1299

Di tích cấp tỉnh

Đền thờ Pô Klong Mơ H'Nai

Bình Thuận 1291

Di tích cấp quốc gia

Tháp Po Dam

Bình Thuận 1290

Di tích cấp quốc gia

Dinh Vạn Thủy Tú

Bình Thuận 1280

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Đức Thắng

Bình Thuận 1266

Di tích cấp quốc gia

Khu Di tích Căn cứ Tỉnh Ủy Bình Thuận

Bình Thuận 1244

Di tích cấp tỉnh

Điểm di tích nổi bật