Dinh Thầy Thím

Dinh Thầy Thím

Dinh Thầy Thím Tọa lạc tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi. Được xây dựng vào năm 1879, dinh có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng bao gồm nhiều công trình. Như Tam quan, Võ ca, chính điện, nhà thờ Tiền hiền. Nhà thờ Hậu hiền, miếu ông Hổ, miếu Thành hoàng… Dinh Thầy Thím Bình Thuận được bao quanh bởi một bức tường thang vuông có chu vi gần 600m. Vòng thành được trổ 3 lối vào Dinh. Cổng chính xây ngay ở phía trước, hai bên là hai cổng phụ. Dinh được xây từ những vật liệu sẵn có ở địa phương với gỗ là nguyên liệu chủ đạo. Chất kết dính trộn từ nhựa cây, cát, vôi và mật đường. Nền lát bằng gạch Bát Tràng, mái lợp ngói âm dương. Các công trình kiến trúc chính của Dinh đều quay về hướng Tây. Bao gồm cổng chính, võ ca, chánh điện, nhà tiền hiền, bình phong, khu mộ Thầy Thím. Và một số công trình phụ cận khác. Trong đó chính điện, võ ca, nhà tiền hiền đều sử dụng lối kiến trúc “tứ trụ”. Một mô hình kiến trúc tôn giáo rất phổ biến ở Bình Thuận trong các thế kỷ 18 – 19. Đặc biệt là 4 cột chính ở khu vực trung tâm Dinh được các nghệ nhân thời bấy giờ trau chuốt và tạo dáng rất tinh tế. Đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật điêu khắc gỗ. Toàn bộ chân đế của các cột được gờ chỉ, cách điệu dạng một bình hoa mềm mại, phần thân cột vát thành hình trụ vuông vức, phần đỉnh cột thu nhỏ dạng hình trụ tròn. Đây là nét kiến trúc hiếm hoi và độc đáo trong gần 300 di tích ở Bình Thuận. Dinh Thầy Thím đã tồn tại hơn 130 năm. Di tích dinh Thầy Thím được Bộ Văn Hóa – Thể thao và du lịch công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 27/9/1997. Truyền thuyết về Thầy Thím kể rằng. Ở vùng đất mới, cuộc sống của Thầy Thím cũng như bao người dân bần hàn, kham khổ khác. Vợ chồng Thầy ở trọ trong nhà ông Hộ Hai. Ngày ngày, vợ chồng Thầy làm các nghề đốn củi, đóng ghe, bốc thuốc chữa bệnh cho người. Có điều lạ là lúc nào bên Thầy cũng có một quả bầu khô. Một hôm, nhân lúc thầy vào rừng đốn củi mà quên đem theo quả bầu, chủ nhà tò mò lấy ra xem bỗng lửa phụt ra thiêu rụi cả căn nhà. Sau khi làm lại căn nhà mới cho ông Hộ Hai, vợ chồng Thầy chuyển vào ở hẳn trong rừng để tránh điều tiếng. Tuy nhiên, ở xa nhưng danh tiếng của Thầy vẫn lan rộng, người dân trong vùng tìm đến nhờ Thầy chữa bệnh, bày cho cách làm ăn. Đặc điểm nổi bật của việc thờ cúng ở Dinh Thầy Thím là sự kết hợp hài hòa giữa nét tín ngưỡng miền Trung với niềm tin cháy bỏng của dân miền biển Tam Tân này. Huyền thoại về Thầy Thím còn lưu truyền mãi trong dân gian, ý nghĩa và giá trị của đạo lý, lẽ phải. Mộ Thầy Thím tọa lạc giữa rừng Bàu Thông, cách Dinh Thầy Thím khoảng 3km về phía Tây. Khu mộ có 4 nấm mồ được đắp bằng cát trắng thành hai hàng, trong đó hai mộ Thầy – Thím, hai mộ sau là của Bạch Hổ – Hắc Hổ được xem là vệ sĩ của Thầy Thím. Bao bọc khu mộ là bức tường thành bằng đá được xây dựng từ năm 1988 bởi ban quản lý Dinh. Hàng năm ở Dinh Thầy Thím Bình Thuận có hai dịp lễ đó là Lễ Tế Thu (diễn ra từ 14/9 – 16/9 Âm lịch). Và Lễ Tảo Mộ (diễn ra mùng 5/1 Âm lịch). Lễ hội diễn ra có nhiều tiết mục hấp dẫn như: biểu diễn võ thuật, chèo bã trạo, múa lân thi tài, diễn xướng sự tích Thầy Thím,… Nguồn: Du lịch Phan Thiết Bình Thuận

Bình Thuận 194 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bình Thuận

Trường Dục Thanh

Bình Thuận 203

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Đức Nghĩa

Bình Thuận 195

Di tích cấp quốc gia

Dinh Thầy Thím

Bình Thuận 195

Di tích cấp quốc gia

Chùa Cổ Thạch

Bình Thuận 195

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Đức Thắng

Bình Thuận 193

Di tích cấp quốc gia

Khu Di tích Căn cứ Tỉnh Ủy Bình Thuận

Bình Thuận 173

Di tích cấp tỉnh

Đền thờ Pô Klong Mơ H'Nai

Bình Thuận 172

Di tích cấp quốc gia

Tháp Chăm Po Sah Inư

Bình Thuận 172

Di tích cấp quốc gia

Tháp Po Dam

Bình Thuận 171

Di tích cấp quốc gia

Dinh Vạn Thủy Tú

Bình Thuận 166

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật